1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi thử tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014

9 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 137 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 1 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Trường THPT Nguyễn Trường Tộ GV: Huỳnh Thị Thu Hiền A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. (3đ) Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau: “…Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố!”… (1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? (2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ? (3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào? (4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ. (5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì? (6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó? B. PHẦN VIẾT I. Nghị luận xã hội ( 3.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và hành động của chúng ta. II. Nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề 1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm) Cảm nhận của ( anh, chị ) về đoạn thơ sau : Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về. Vui từ Đồng Tháp, An Khê, Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng (Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1) 2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm) Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm. MA TRẬN, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 12 A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. Mục tiêu đề kiểm tra Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Phần đọc – hiểu: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa của văn bản. biết đặt tên văn bản. Những hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản. Một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Phần viết: vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn học và xã hội. II. Hình thức đề kiểm tra: tự luận. III. Thiết lập ma trận. - Liệt kê các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Ngữ văn 12. - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận. Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần A: Đọc – hiểu văn bản Nhận biết được thể thơ, các biện pháp tu từ được sử dụng Nêu được chủ đề, ý nghĩa của đoạn thơ. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Đặt được tên nhan đề cho đoạn thơ. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 30% Phần B: I. Nghị luận xã hội Biết cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Rút ra bài học nhận thức từ vấn đề đã nêu. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 30% II: Nghị luận văn học Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi, đoạn trích thơ. Những hiểu biết về tác phẩm, đoạn thơ. Câu 1: - Vẻ đẹp hung tráng của Việt Bắc. - Nghệ thuật thể hiện - Tâm trạng của chủ thể trữ tình Câu 2: - Phân tích được sự độc đáo của tình huống truyện - Phân tích được vai trò, ý nghĩa của tình huống truyện đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Tổng số câu, Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 10 100% ĐÁP ÁN A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 (3đ) (1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ 5 chữ. (2) Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc. (3) Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính. (4) Đặt tên nhan đề đoạn thơ. Thuyền và biển, nỗi nhớ, … (5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa: đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, cồn cào, khắc khoải của con người trong tình yêu. (6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp: biện pháp lặp cú pháp “ Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió - Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian. B. PHẦN VIẾT I. Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cach làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ các ý sau: - Nêu được vấn đề nghị luận (0.5 điểm) - Vấn đề biến đổi khí hậu trên qui mô toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. (0.5 điểm) - Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam: bão lũ, hạn hán, nước biển dần cao, đất nhiễm mặn,… -> mất đất đai, mất an ninh lương thực,… (1.0 điểm) - Bài học nhận thức và hành động: nhận thức được hậu quả nặng nề, nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Đề ra các biện pháp để đối phó với biến đổi khí hậu: tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống nạn phá rừng, tăng cường trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, xây dựng đê biển,… (1.0 điểm) II. Nghị luận văn học 1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Mở bài (0.5đ) - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc kháng chiến. - Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường đèo De, núi Hồng” Thân bài (3đ) - Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua: (1.5đ) + Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường … của ta” + Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm… đất rung” + Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đi…mũ nan” + Sức mạnh đoàn kết, ý chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dân công… lửa bay” + Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Nghìn đêm… ngày mai lên” + Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràng của triệu triệu trái tim hướng về Tổ quốc: “Tin vui…núi Hồng” - Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật 0,75đ): giọng thơ rắn rỏi, gân guốc; nhịp thơ hối hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạt các phép tu từ: so sánh, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, cường điệu… tạo lên âm hưởng hùng tráng xuyên suốt cả đoạn. - Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả) (0,75đ): phơi phới niềm vui, sung sướng tự hào, say sưa hào sảng, căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão…. Kết bài (0.5đ) - Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến. - HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân 2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau - Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm) - Tình huống kì quặc, éo le, oái oăm; vừa bất ngờ lại vừa hợp lí (1.0 điểm) - Tình huống truyện làm nối bật sự thật thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng: đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và số phận của nhân vật trong tác phẩm. Khắc họa rõ khung cảnh ảm đạm, xơ xác, thê lương của xóm ngụ cư -> giá trị hiện thực. (1.5 điểm) - Tình huống truyện ấy cũng làm nổi bật giá trị nhân văn của truyện ngắn: lời kết tội đanh thép tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Khát khao hạnh phúc, mái ấm gia đình, cưu mang, đùm bọc và không bao giờ cạn kiệt niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai của con người dù cận kền cái chết -> giá trị nhân văn. (1.5 điểm) - Đánh giá chung về tình huống truyện(0.5 điểm) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 2 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Trường THPT Nguyễn Trường Tộ GV: Huỳnh Thị Thu Hiền A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 (3.0 đ) Cho ngữ liệu sau: Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả nào? (0.5đ) 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề? (1.0đ) 3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”? (0.75đ) 4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? (0.75đ) B. PHẦN VIẾT I. Nghị luận xã hội ( 3.0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Lep Tôn-xtôi: Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn. II. Nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề 1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong đoạn thơ sau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương. (Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1) 2. Theo chương trình nângcao (4.0 điểm) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. MA TRẬN, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 12 A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. Mục tiêu đề kiểm tra Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Phần đọc – hiểu: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa của văn bản. biết đặt tên văn bản. Những hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản. Một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Phần viết: vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn học và xã hội. II. Hình thức đề kiểm tra: tự luận. III. Thiết lập ma trận. - Liệt kê các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Ngữ văn 12. - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận. Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần A: Đọc – hiểu văn bản Nhận biết được tên tác phẩm, tác giả và các biện pháp tu từ được sử dụng. Nêu được nội dung chính của đoạn văn. Hiểu được ý nghĩa các chi tiết. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Đặt được tên nhan đề cho đoạn trích. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 30% Phần B: I. Nghị luận xã hội Biết cách làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Rút ra bài học nhận thức từ vấn đề đã nêu. Số câu, số điểm, Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 30% II: Nghị luận văn học Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi, đoạn trích thơ. Những hiểu biết về tác phẩm, đoạn thơ. Câu 1: - Phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện cụ thể qua nỗi nhớ và lòng chung thủy. - Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích. Câu 2: - Phân tích được những phẩm chất đặc trưng của hình tượng cây xà nu - Phân tích được ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu đối với dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên trong chiến tranh. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Tổng số câu, Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 10 100% ĐÁP ÁN A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 (3đ) 1. “Thuốc” của Lỗ Tấn 2. Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Đặt nhan đề: Con đường mòn, hình ảnh nghĩa địa 3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn: “Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính trị và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân. Hình ảnh “con đường mòn” còn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh). Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội. 4. Nghệ thuật: - Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn - So sánh: Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ → rất nhiều mộ, hệ quả tất yếu của tình trạng ngu muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. B. PHẦN VIẾT I. Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học; có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ các ý sau Giới thiệu vấn đề nghị luận (0.5đ) - Nhận định, đánh giá của Lep Tôn-xtôi về ý nghĩa của tâm lí biết hổ thẹn trước người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân, đặc biệt ý nghĩa hơn là tâm lí biết hổ thẹn trước bản thân mình. - Đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quý của nhân cách. Giải thích ý kiến (0.5đ) - Xấu hổ trước mọi người: là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người thấy hổ thẹn khi mình có lỗi hay thua kém người khác - Xấu hổ trước bản thân mình là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm. Bàn luận (1.5đ) - Biết xấu hổ là ý thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách.(0.25đ) - Người biết xấu hổ trước bản thân mình là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có.(0.25đ) - Phân biệt xấu hổ và tự ti (0.5đ) - Phê phán những người không biết xấu hổ. (0.5đ) Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm) Bản thân cần nhận thức sâu sắc xấu hổ không phải chỉ là một trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người. II. Nghị luận văn học 1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau - Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5đ) - Nội dung: + Nỗi nhớ của người phụ nữ trong tình yêu: cồn cào, dạt dào, tha thiết, cháy bỏng, mãnh liệt, thường trực. Nỗi nhớ kéo dài theo thời gian, bao trùm khắp không gian, nhớ cả trong ý thức và tiềm thức. Nỗi nhớ được bộc lộ một cách chyaan thành, mạnh mẽ, táo bạo. (2.0đ) + Lòng chung thủy vô hạn của người phụ nữ trong tình yêu -> vẻ đẹp và sự lâu bền của tình yêu (1.0đ) - Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, kết cấu song hành, chiếu ứng hai hình tượng sóng và em. Phép nhân hóa, phép điệp (điệp từ, điệp cấu trúc), cách nói khẳng định. Khổ thơ bọc lộ nỗi nhớ dài với 6 câu. Giọng thơ dào dạt, nức nở, tha thiết. (1.0đ) - Đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật. (0.5đ) 2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau - Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm) - Ý nghĩa tả thực: + Cây xà nu là vẻ đẹp tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên (0.5 điểm) + Cây xà nu bị giặc tàn phá, hủy diệt (0.75 điểm) + Cây xà nu có sức sống mãnh liệt (0.75 điểm) + Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man (0.5 điểm) - Ý nghĩa biểu tượng + Gợi những mất mát, đau thương, gợi những phẩm chất kiên cường, bất khuất, gợi sức sống bất diệt (1.0 điểm) - Nghệ thuật: sử thi, nhân hóa, ẩn dụ, phép điệp,… (0.5 điểm) - Đánh giá chung về hình tượng cây xà nu (0.5 điểm) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. BÀI TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP THI TÔT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN Trường THPT Nguyễn Trường Tộ GV: Huỳnh Thị Thu Hiền 1. Để nắm được những nội dung chính cũng như cảm nhận được các tác phẩm, bắt buộc HS phải: - Về văn xuôi: nắm được cốt truyện, diễn biến câu chuyện, cách kể, giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm, những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm. - Về thơ: phải thuộc lòng, nắm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc. - Về kịch: nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trọng, từ các chi tiết nghệ thuật ấy tìm rat ư tưởng, tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả. 2. Ôn tâp theo vần đề và nhóm tác phẩm Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm cần phát hiện được: - Những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác. - Nét chung của các tác phẩm trong nhóm. 3. Học văn theo ý, kết hợp tư duy và tái hiện. Khi làm bài HS cần vận dụng 3 bước: hiểu – nhớ - vận dụng. 4. Xây dựng đoạn văn chặt chẽ và chuyển ý khéo léo 5. Dẫn chứng hợp lí, tinh tế 6. Phân bố thời gian làm bài hợp lí: cần xây dựng dàn ý trước khi viết bài 7. Tự rèn luyện để tăng tốc độ viết. . ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 1 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Trường THPT Nguyễn Trường Tộ GV: Huỳnh Thị Thu. nhân văn. (1.5 điểm) - Đánh giá chung về tình huống truyện(0.5 điểm) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 2 Thời. tưởng của tác phẩm. MA TRẬN, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 12 A. THI T LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. Mục tiêu đề kiểm tra Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo

Ngày đăng: 25/07/2015, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w