MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TH 2014 MÔN: NGỮ VĂN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cơ bản Vận dụng nâng cao, sáng tạo Tổng số điểm Đọc hiểu văn bản 2 1 1 4 Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu : 2 Số điểm : 2 Tỉ lệ : 20% Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ : 10% Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ : 10% Số câu : 4 Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Viết nghị luận xã hội 2 2 Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ : 20% Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ : 20% Viết nghị luận Văn học 4 4 Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu : 1 Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Số câu : 1 Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Tổng số điểm Số câu : 2 Số điểm : 2 Tỉ lệ : 20% Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ : 10% Số câu : 1 Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Số câu : 2 Số điểm : 3 Tỉ lệ : 30% Số câu :6 Số điểm : 10 Tỉ lệ : 100% SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU QUANG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2014 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Phần Đọc - hiểu (4 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi sau Chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng tiến bộ thì tức là thoái bộ và lạc hậu. Mà thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải (Hồ Chí Minh) a. Đoạn văn này nói về vấn đề gì? Đặt nhan đề cho đoạn văn? b. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn? c. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng? d. Xác định nhiệm vụ của thế hệ trẻ hiện nay? II. Phần viết văn bản (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Một số bạn học sinh lớp 12 cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai”. Em hãy cho biết ý kiến của mình về vấn đề đó. Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXBGD năm 2008, trang 111) SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2014 ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Phần Đọc - hiểu (4 điểm) HS có nhiều cách trình bày, tuy nhiên cần đảm bảo các ý sau: Câu a: - Vấn đề được đề cập: Phải ra sức học tập, tu dưỡng để không bị xã hội tiến bộ sa thải - Nhan đề: học tập-tu dưỡng-tiến bộ Câu b: Thao tác lập luận chính: móc xích Câu c: Biện pháp nghệ thuật: phép điệp. Tác dụng: nhằm nhấn mạnh quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân để không trở thành người thoái bộ, lạc hậu và bị xã hội sa thải. Câu d: Nhiệm vụ của thế hệ trẻ: ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội. 1 điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 1 điểm II. Phần viết văn bản (6 điểm) Câu 1: Học sinh có nhiều cách triển khai khác nhau, tuy nhiên phải cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài a. Câu nói thể hiện một tư tưởng không đúng về việc học và việc lập thân của con người: - Quá coi trọng việc học ở bậc cao đến mức tuyệt đối hóa việc học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. - Tương lai của mỗi con người hoàn toàn phụ thuộc vào việc có được vào đại học hay không. Tư tưởng này, xét cho cùng là tư duy theo kiểu cũ của một thời đã qua “học để làm quan”, không còn phù hợp với việc học và việc lập thân trong thời đại ngày nay. b. Bác bỏ: - Học đại học là cần, nhưng đó không phải là con đường duy 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm ĐỀ 1 nhất cho việc học của mỗi người. - Để lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất quyết định hơn như ý chí, nghị lực, cách nhìn, cách nghĩ, sự sáng tạo, dám làm,… + Học đại học mà không có các yếu tố khác thì cuộc đời chắc gì đã có tương lai? (dẫn chứng) + Ngược lại, có những nghười vốn không được học nhiều nhưng lại rất thành đạt, có phát minh sáng chế, có đóng góp cho phát triển nước và dân tộc. Thực tiễn của công cuộc đổi mới của đất nước hai chục năm qua đã nói rõ điều đó (dẫn chứng) c. Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về việc học và việc lập thân để có thể tự học suốt đời và đi lên bằng đôi chân của chính mình. 3. Kết luận: khẳng định, đánh giá lại vấn đề. 0,5 điểm 0,25 điểm Câu 2: Học sinh có nhiều cách triển khai khác nhau, tuy nhiên phải cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài: a. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc - Về nội dung: cần đảm bảo các ý sau: - Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau. - Con người Việt Bắc gắn bó, hài hòa với thiên nhiên thơ mộng. - Nghệ thuật: - Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp - Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha b. Cảm nhận của bản thân: trình bày những suy nghĩ, tình cảm của riêng cá nhân về thiên nhiên và con người Việt Bắc. 3. Kết bài: khẳng định, đánh giá lại vấn đề 0,5 điểm 2 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm . Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 , tập một, NXBGD năm 2008, trang 11 1) SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2 014 ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian. : 1 Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Số câu : 2 Số điểm : 3 Tỉ lệ : 30% Số câu :6 Số điểm : 10 Tỉ lệ : 10 0% SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU QUANG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2 014 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ. MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TH 2 014 MÔN: NGỮ VĂN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cơ bản Vận dụng nâng cao, sáng tạo Tổng số điểm Đọc hiểu văn bản 2 1 1 4 Số câu Số điểm Tỉ