SỞ GD - ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Ngô Mây Môn: NGỮ VĂN; Năm học: 2013 - 2014. Thời gian làm bài: 120 phút. Phần I: Đọc hiểu văn bản (3 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) 1. Từ đoạn trích trên, em hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến? 2. Diện mạo đoàn quân Tây Tiến khắc họa rõ nét qua những câu thơ nào? Nêu nhận xét của em về dáng vẻ ấy. 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Giá trị của những biện pháp tu từ đó. 4. Sức gợi cảm của câu thơ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh ? 5. Ý nghĩa hình ảnh nhân hóa trong câu thơ cuối đoạn Sông Mã gầm lên khúc độc hành? 6. Thử so sánh chân dung người lính Tây Tiến của Quang Dũng với chân dung người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Phần II: Làm Văn (7 điểm). Câu 1: (3 điểm) Câu chuyện “Ba hạt đậu xanh của mẹ” của Nguyễn Thị Việt Hà từng đoạt giải Nhất cuộc thi Nét bút tri ân do Tuổi trẻ online phát động. Chuyện kể rằng: Hà có ba chị em (Việt Hà, Việt Hằng và Bảo Trung). Giữa một đêm mưa tầm tã, ba của Hà đã bỏ mẹ và ba đứa con thơ giữa vùng đất mũi Cà Mau để theo một người đàn bà khác. Không trụ được giữa vùng đất khách xa xăm, bốn mẹ con dắt nhau về quê Bắc Giang rồi lại lên vùng kinh tế mới Lâm Đồng làm nương rẫy. Cuộc sống vô cùng khốn khó nhưng mẹ vẫn quyết tâm làm lụng nuôi con ăn học. Năm 1992, vào một chiều giông gió, ngồi trong căn lều rách nát, mẹ lấy ra sáu hạt đậu xanh và hai ống bơ (vỏ hộp sữa bò) đưa cho ba con và dặn cho đất vào hai ống bơ, trồng mỗi ống ba hạt đậu. Một ống để trong nhà, một ống đặt ngoài góc sân. Hàng ngày, chăm sóc, tưới nước. Ba cây đậu xanh đặt trong nhà lúc đầu chóng lớn, ngọn hướng ra phía cửa. Ba cây ngoài sân bình thường. Tuy nhiên, sau một thời gian, những cây đậu trong nhà vàng vọt và chết dần, còn những cây ngoài sân vườn thì vẫn phát triển và đơm bông, kết trái. Mẹ thường bảo, các con giống như những cây đậu ngoài sân vườn. Giờ mẹ đã đi xa sau một cơn bạo bệnh. Chúng tôi cũng đã trưởng thành. Mỗi đứa có một công việc làm ổn định sau khi học hành đỗ đạt. Nghĩ về mẹ, chúng tôi càng thấm thía về câu chuyện “Ba hạt đậu xanh của mẹ”. (Dẫn theo Tuổi trẻ online - 31.3.2011) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên. Câu 2: (4 điểm) Từ câu chuyện ở tòa án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, hãy phát biểu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tiềm ẩn của người đàn bà hàng chài. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: NỘI DUNG MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Phần I: Đọc - Hiểu. (1 câu) 1,0 1,0 1,0 3,0 Phần II: Làm văn. Nghị luận xã hội (1 câu) 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận văn học (1 câu) 1,0 2,0 1,0 4,0 Tổng số (3 câu) 3,0 4,0 3,0 10,0 SỞ GD - ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Ngô Mây Môn: NGỮ VĂN; Năm học: 2013 - 2014. Thời gian làm bài: 120 phút. Phần I: Đọc - hiểu văn bản (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. (Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) 1. Xác định nội dung tư tưởng của đoạn văn? 2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Phân tích giá trị tu từ của những biện pháp tu từ đó? 3. Trong đoạn văn trên, câu nào có tầm khái quát hiện thực sâu sắc nhất? Suy nghĩ của em về câu văn đó. 4. Ý nghĩa của câu văn Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. 5. Đoạn văn được thể hiện chủ yếu bằng phương thức nào? (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh). 6. Cảnh rừng xà nu trong đoạn trích với cuộc sống dân làng Xôman trong cả tác phẩm có những nét tương đồng, em hãy chỉ rõ nét tương đồng ấy ? Phần II: Làm Văn (7 điểm). Câu 1: (3 điểm) Ngày 04 tháng 12 năm 2013, xe chở bia do anh Hồ Kim Hậu (quê ở Bình Định) điều khiển không may bị đổ ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhiều người dân đã tràn vào hôi bia trước sự van xin của anh tài xế. Sự việc đã gây xôn xao dư luận trong công chúng thời gian qua. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên. Câu 3: (4 điểm) Cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời (Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: NỘI DUNG MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Phần I: Đọc - Hiểu. (1 câu) 1,0 1,0 1,0 3,0 Phần II: Làm văn. Nghị luận xã hội (1 câu) 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận văn học (1 câu) 1,0 2,0 1,0 4,0 Tổng số (3 câu) 3,0 4,0 3,0 10,0 . - ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Ngô Mây Môn: NGỮ VĂN; Năm học: 2013 - 2014. Thời gian làm bài: 120 phút. Phần I: Đọc - hiểu văn bản (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời. SỞ GD - ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Ngô Mây Môn: NGỮ VĂN; Năm học: 2013 - 2014. Thời gian làm bài: 120 phút. Phần I: Đọc hiểu văn bản (3 điểm). Đọc đoạn thơ. hiện thực sâu sắc nhất? Suy nghĩ của em về câu văn đó. 4. Ý nghĩa của câu văn Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. 5. Đoạn văn được thể hiện chủ yếu bằng phương thức nào?