1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghệ thuật lãnh đạo phân tích kỹ năng lãnh đạo của võ tắc thiên

21 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN QUYỀN LỰC, SỰ LẠM DỤNG QUYỀN HẠN QUYỀN LỰC 3 1.1. Các khái niệm 3 1.1.1. Sự ảnh hưởng 3 1.1.2. Quyền hạn 3 1.1.3. Quyền lực 3 1.1.4. Sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực 4 1.2. Cơ sở của quyền lực 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA VÕ TẮC THIÊN 6 2.1. Giới thiệu sơ nét về cuộc đời Võ Tắc Thiên 6 2.2. Những biểu hiện của sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên 8 2.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới sự lạm dụng quyền lực, quyền hạn của Võ Tắc Thiên 10 2.3.1. Hoàn cảnh xã hội 10 2.3.2. Hoàn cảnh xuất thân 11 2.3.3. Bản chất cá nhân 11 2.4. Phân tích 12 2.4.1. Ưu điểm 12 2.4.2. Nhược điểm 13 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 15 3.1. Mục tiêu 15 3.2. Giải pháp 15 3.2.1. Phát huy 15 3.2.2. Khắc phục 16 3.3. Bài học kinh nghiệm 16 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN QUYỀN LỰC, SỰ LẠM DỤNG QUYỀN HẠN QUYỀN LỰC 3

1.1 Các khái niệm 3

1.1.1 Sự ảnh hưởng 3

1.1.2 Quyền hạn 3

1.1.3 Quyền lực 3

1.1.4 Sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực 4

1.2 Cơ sở của quyền lực 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA VÕ TẮC THIÊN 6

2.1 Giới thiệu sơ nét về cuộc đời Võ Tắc Thiên 6

2.2 Những biểu hiện của sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên 8

2.3 Những điều kiện ảnh hưởng tới sự lạm dụng quyền lực, quyền hạn của Võ Tắc Thiên 10

2.3.1 Hoàn cảnh xã hội 10

2.3.2 Hoàn cảnh xuất thân 11

2.3.3 Bản chất cá nhân 11

2.4 Phân tích 12

2.4.1 Ưu điểm 12

2.4.2 Nhược điểm 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 15

3.1 Mục tiêu 15

3.2 Giải pháp 15

3.2.1 Phát huy 15

Trang 2

3.2.2 Khắc phục 16 3.3 Bài học kinh nghiệm 16 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nói đến quyền lực, có lẽ mọi người chúng ta đều hiểu rằng nó là một trongnhững công cụ của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra Chúng tôi nghĩrằng: không ai có thể chịu nổi cảm giác mình chẳng có tí quyền lực gì đối với conngười và những sự kiện xung quanh Hơn nữa, theo học thuyết nhu cầu của Maslow thìquyền lực là nhu cầu nằm ở mức bậc thang cao nhất, đó chính là nhu cầu “tự thể hiện”.Mặt khác, khi để cho mọi người nhận thấy rằng mình quá khát khao, hoặc quá lộ liễutrong việc mưu cầu quyền lực sẽ dễ dẫn đến những phản ứng nghịch Do đó, sự linhhoạt, sáng suốt và khôn khéo trong việc mưu cầu cũng như sử dụng quyền lực hiện cócủa bản than là một đòi hỏi tất yếu Bởi vì không làm như vậy thì rất khó để tiến thântrên con đường chinh phục vị trí nắm quyền của mình Đó là một trong những phần cốtlõi của quyền lực Lịch sử mấy nghìn năm cuả Trung Hoa đã chứng minh rất rõ điều đó.Nhiều nhà lãnh đạo tài ba như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ-Lưu Bang, Đường TháiTông-Lý Thế Dân… cho đến nay vẫn khiến nhiều người trong chúng ta phải nể phục

Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử ấy đã xuất hiện một nhân vật với tài trí tuyệt vờicủa mình đã làm nên một bước ngoặc vĩ đại và chưa từng có trong sử sách Trung Hoa.Người mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không ai khác chính là Võ Tắc Thiên – vị nữhoàng đế đầu tiên và duy nhất đã làm khuynh đảo cả một triều đại phong kiến đứngvững từ hàng ngàn năm Vào thời bấy giờ, khi Nho giáo giữ vai trò thống trị trong tưtưởng con người và là thước đo cho mọi chuẩn mực đạo đức thì việc một người phụ nữlên ngôi Đế vương, nắm trong tay quyền hành tuyệt đối, có lẽ là một điều rất khó tin

Chính Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo đã chủ trương rằng “ Chỉ hạng đàn bà và

tiểu nhân là khó dạy Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán” Ông còn cho rằng “nam tôn, nữti” Những tư tưởng như thế này đã ăn sâu vào gốc rễ cuả mọi thế hệ, mọi tầng lớptrong xã hội mang nặng lễ giáo phong kiến ấy Thế mà Võ Tắc Thiên đã từ một vị tríkhông có chút quyền lực gì về chính trị dần dần đi lên nắm quyền thống trị toàn bộ đất

Trang 4

Hay đó chỉ là sự khôn ngoan cuả bà trong sử dụng quyền lực cuả mình Bà đã biết sửdụng một cách triệt để quyền lực cá nhân để lạm dụng quyền lực vị trí và cuối cùng làdọn đường cho quyền lực chính trị Có thể nói Võ Tắc Thiên là một hoàng đế đặc biệttrong lịch sử của Trung Quốc Vị trí tối cao của bà là điều mà ai cũng hằng mơ ước đến.Song những cách lạm dụng quyền lực khôn ngoan của bà đã làm cho chúng ta kinhngạc nhưng cũng không kém phần thán phục Đó là lý do tại sao nhóm chúng tôi lạichọn đề tài về lạm dụng quyền hạn - quyền lực của bà trên con đường vươn lên ngôi vịhoàng đế

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN VÀ

Kết quả của nổ lực ảnh hưởng thể hiện ở: Sự tích cực nhiệt tình tham gia, sự tuânthủ phục tùng, sự kháng cự chống đối

1.1.2 Quyền hạn

Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủquyết định Quyền hạn gắn liền với một vị trí (hay chức vụ ) quản trị nhất định trong cơcấu tổ chức Quyền hạn của một vị trí quản trị sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ

vị trí đó và như vậy nó không liên quan đến những phẩm chất cá nhân của người cán bộ

Bản chất của quyền hạn trong các quyết định về quản trị là ai, được (hay có) quyền

gì đối với ai, ở đâu, cũng như vào lúc nào và nó cũng có nghĩa là ai phải phục tùng quản

lý và điều hành của ai Quyền hạn thể hiện khả năng trong việc ra quyết định và điềukhiển hoạt động của người khác

Trong tổ chức quyền hạn được chia làm 3 loại: quyền hạn trực tuyến, quyền hạnchức năng và quyền hạn tham mưu, được phân biệt chủ yếu bằng mối quan hệ với quátrình ra quyết định

1.1.3 Quyền lực

Trong hoạt động quản trị, quyền lực có vị trí đặc biệt quan trọng Bởi lẽ, “quản trịtức là quản trị các mối hệ, quản trị con người” , nếu như không có quyền lực thì sẽ không

Trang 6

có khả năng chi phối hoạt động của những người dưới quyền để thực hiện những ý địnhcủa mình

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản thông tin thì khái niệm quyền lực

được định nghĩa như sau: “Quyền lực là quyền dùng để bắt người khác phải làm theo mệnh lệnh nào đó”.

Còn theo một số tác giả quản trị thì quyền lực được định nghĩa như sau:

Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dùng cho nhà quản trị để tạo ra khả năng sử dụng những quyết định của họ thông qua việc trao cho họ quyền ra quyết định hay đưa ra các chỉ thị.

Tất cả mọi người trong tổ chức đều có quyền lực Ở vị trí càng cao thì quyền lực của

họ càng lớn Quyền hạn sẽ tạo ra quyền lực

1.1.4 Lạm dụng quyền hạn, quyền lực

Trong quá trình lãnh đạo của mình, nếu nhà quản trị không có sự hiểu biết nhất định

về quyền lực cũng như việc áp dụng những nguyên tắc nào để việc lãnh đạo có hiệu quảthì nhà quản trị dễ dàng rơi vào điều tối kỵ trong lãnh đạo, đó là sự lạm dụng quyền hạn,quyền lực

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng – NXB Giáo Dục:

Lạm dụng là “ sử dụng vượt quá phạm vi quy định hoặc quá lẽ thường”

Như vậy, lạm dụng quyền hạn, quyền lựccó thể được hiểu chính là việc sử dụngquyền hạn, quyền lực vượt quá phạm vi cho phép nhằm đạt được mục đích

1.2 Cơ sở của quyền lực

Trong thực tế, quyền lực của một người không phải tự nhiên mà có được, nó cầnphải có thời gian phấn đấu lâu dài cùng với nỗ lực của nhà quản trị mà có được Quyềnlực được xác lập dựa trên những tiêu chí sau:

Thứ nhất, quyền lực vị trí , quyền lực do vị trí mang lại Bao gồm:

– Quyền hạn do hệ thống tổ chức quy định chính thức

– Quyền kiểm soát tất cả các lĩnh vực của lĩnh vực của tổ chức

– Quyền được khen thưởng và trừng phạt

Trang 7

– Quyền kiểm soát thông tin và phân phối thông tin.

– Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức

Thứ hai, quyền lực cá nhân Quyền lực này có được do năng lực kinh nghiệm, do

quan hệ giao tiếp, quen biết và do uy tín của bản thân, phẩm chất cá nhân mang lại

Thứ ba, quyền lực chính trị Bao gồm các quyền như:

– Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định

– Quyền liên kết giữa cá nhân và các tổ chức khác

– Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định

– Quyền hợp tác và liên minh

Trang 8

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA VÕ TẮC THIÊN

2.1 Giới thiệu sơ nét về Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên (624 - 705)

Triều đại: Chu

Họ: Võ

Thời gian cai trị: 19 tháng 10, 690–22 tháng 2, 705

Thụy hiệu: Võ Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Hậu ( Tắc Thiên Hoàng Hậu )

Võ Tắc Thiên, tên thật là Võ Chiếu sinh năm 624 tại Sơn Tây Năm 638, bà đượcđưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường lúc này bà khoảng 14 tuổi và được phong làmột Tài Nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm Bà xinh đẹp và rất thôngminh nên được vua Thái Tông ưu ái đặt tên là Mị, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp" Năm 649, lúc này bà được 25 tuổi Đường Thái Tông băng hà Theo thói thường đốivới những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo, nơi

bà sẽ phải xuống tóc Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông,con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bàkhi đi cúng tế cho cha Bà được phong là Chiêu Nghi, mức cao nhất trong chín cấp bậccủa những phi tần thuộc hàng thứ hai

Khi trở về hoàng cung, Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trongviệc vận động và lập mưu mẹo Mị đã tống Tiêu phi cho khỏi bị ngáng đường và nhằmthỏa lòng Vương hoàng hậu Bà đặt ra mục tiêu tiếp sau chính là truất ngôi hoàng hậu.Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết Lúc đó, Vương hoàng hậu ở gần phòng củađứa trẻ Vì vậy, bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông

Ngay sau đó, Võ Tắc Thiên được hoàng đế phong làm Thần Phi, ở thứ bậc cao hơnbốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu Tháng 11 năm 655, Vương hoàng hậu bị

Trang 9

giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu, nhiều người gọi bà là Võhậu

Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ ( có truyền thuyết chorằng là do mắt vua Cao Tông có vấn đề ), từ tháng 11 năm 660, bà bắt đầu cai trị TrungHoa từ phía sau Thậm chí sau này bà còn có được quyền lực tuyệt đối khi hành quyếtThượng Quan Nghi và Lý Trung vào tháng 1 năm 665, và từ đó bà ngồi sau vị hoàng đếlúc ấy đã câm lặng để coi chầu và đưa ra các quyết định Bà cai trị dưới tên chồng và saukhi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo ( con bà Hoàng đế Trung Tông

và sau đó là đứa con khác Hoàng đế Duệ Tông )

Tháng 10 năm 690, lúc này bà đã 66 tuổi, bà tuyên bố lập ra nhà Chu, lấy tên theotên thái ấp của cha bà và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó ( thời cổTrung Quốc ) mà bà coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó Khi lên ngôi, bà tuyên bốmình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "Hoàng đế" vốn đã đượcphát minh ra từ 900 năm trước bởi hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng Thêm nữa, bà

là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 năm của triều đình Trung Quốc được ngồilên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng Lýthuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Võhậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều

Tháng 10 năm 695, bà chính thức lấy hiệu là Thánh Thần Hoàng Đế Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngănchặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương Quyền lực của bà cũng kết thúcngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lạitiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705

Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo.Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổilên Bà được hai người sủng thần là anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông

Trang 10

ủng hộ Bà lấy lòng dân bằng cách tán thành Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc cácđối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc

Ngày 16 tháng 12 năm 705, Võ hậu qua đời

2.2 Những biểu hiện của sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên

Việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên được thể hiện rõ nhất khi bàtrở thành hoàng hâu Và sự lạm dụng đó biểu hiện ở nhiều khía cạnh Cụ thể là:

Thứ nhất, với cương vị là một hoàng hậu nhưng bà không chịu an phận chốn hậucung mà can dự cả vào việc triều chính, công việc mà lý ra chỉ thuộc về nhà vua Có thểchia thời kỳ Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu thành ba giai đoạn: Mười năm đầu, việc lâmtriều thường xuyên do Cao Tông, thỉnh thoảng do Võ Hậu; mười năm thứ nhì, giai đoạnNhị Thánh, hai người cùng lâm triều nghị sự; và mười năm cuối cùng , giai đoạn ThánhHậu, Võ Hậu thường xuyên, còn Cao Tông chỉ thỉnh thoảng Trong giai đoạn thứ ba, từnăm 674 trở đi, Võ Hậu toàn quyền hành động

Ở đây, chúng tôi không nói ở cương vị là hoàng hậu thì không được quan tâm đếnvệc chính sự của nhà vua Vấn đề là Võ Tắc Thiên đã can thiệp quá sâu, quá giới hạn chophép Bà lợi dụng vào sự nhu nhược, bệnh tật của vua Cao Tông để tự cho mình cáiquyền tham gia vào việc triều chính Bởi lẽ, lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thốngkhông cho phép một phụ nữ tham gia vào việc quốc gia đại sự Trên thực tế, bà không chỉcan dự mà nắm hết chính quyền, gây phân chia phe đảng, tỉa dần những kẻ chống đối bà,nhất là những người trong hoàng tộc, trước tiên là bốn vị: Toại Lương, Vô Kỵ, Thị Trung

họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại, tiếp sau là các vị công thần thời nhà Đường nhưThượng Quan Nghi và thái tử Lý Trung vào tháng 1 năm 665 Dường như bà là Hoàng đếchứ không phải Cao Tông nữa Đó là lý do vì sao nhân gian lại gọi giai đoạn mười nămthứ nhì sau khi Võ Tắc Thiên lên làm hoàng hậu là giai đoạn Nhị Thánh Thực sự, bà đã

Trang 11

vượt quá quyền hạn vốn có của một hoàng hậu Dần dần, bà thâu tóm hết quyền lực chínhtrị vào tay mình.

Thứ hai, ngay khi vua Cao Tông còn sống bà đã đã ngang nhiên ra thánh chỉ, gọiCao Tông là Thiên hoàng, còn mình là Thiên hậu, để cùng nhà vua lâm triều một cách

“Danh chánh ngôn thuận” thay vì trước kia bà phải ngồi sau bức màn phía sau ngai vàng

để đưa ra quyết định Việc hoàng hậu cùng vua lâm triều đủ thấy bà đã lạm dụng quyềnhạn, quyền lực của mình một cách cao độ Đối với các quan lại trong triều thật sự là điềukhó chấp nhận Vì xưa nay, chưa bao giờ nữ giới có được quyền ngang hàng đấng màyrâu bàn bạc việc đại sự như thế Điều này đồng nghĩa với việc từ lâu bà đã cai trị đất nước

từ phía sau, dưới danh nghĩa thay vua quản lý việc nước Vì vị hoàng đế Cao Tông nhunhược lúc ấy chỉ biết câm lặng để coi chầu Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chếtthì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo

Không dừng lại ở đó, việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên còn thểhiện khi bà tự quyết định phế truất và lập thái tử mặc dù lúc này bà còn là hoàng hậu màkhông thông qua bất cứ sự đồng thuận hay phản đối nào của các quan đại thần Cụ thể:hai tháng sau lễ tấn phong hoàng hậu của bà năm 655, thái tử Lý Trung con Vương hậu

đã bị phế thay vào đó là Lý Hoằng con trai bà nhưng cũng không lâu sau vào năm 672 thì

vị thái tử này đã chết mờ ám Tiếp sau, Lý Hiền lên ngôi thái tử nhưng rồi cũng bị bàghép cho tội phản nghịch lúc đang giữ vị trí Phụ Chánh-giúp vua quản việc nước- vàocuối năm 680 và sau đó bị đày đi xa-Tứ Xuyên Một vị hoàng tử mới được bà đưa lên đó

là Lý Triết Việc phế truất và lập thái tử chuyển biến liên tiếp mang những lý do khôngchính đáng đều do một tay bà tạo ra với sự lạm dụng vô độ quyền lực cá nhân Khi CaoTông băng hà năm 683, vua Trung Tông lên ngôi nhưng thực chất chỉ là bù nhìn, VõTắc Thiên vẫn thâu tóm mọi quyền lực Chỉ sau năm mươi bốn ngày, bà quyết định phếtruất và giam Trung Tông trong cung cấm Một tháng sau Trung Tông bị đày ra PhòngChâu Tháng hai năm 684 bà đưa Duệ Tông tức hoàng tử Lý Đán lên ngôi Sau cùngnăm 690, bà lại phế vị vua này

Trang 12

Sự lạm dụng đó đạt đến đỉnh cao khi ép buộc các quan thần trong triều tôn vinh bànhư một Hoàng đế khi bà chính thức lên ngôi vua lập ra nhà Chu vào tháng 10 năm 690.Lần đầu tiên trong 2100 năm lịch sử Trung Quốc được cai trị bởi một nữ Hoàng đế màquyền lực tối cao đó không phải do những người trong xã hội đó đem đến cho bà mà do

sự lạm dụng quyền hạn quyền lực bấy lâu nay mà có được Và thời cai trị của bà để lạidấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo

2.3 Những điều kiện ảnh hưởng tới sự lạm dụng quyền lực, quyền hạn của Võ Tắc Thiên

2.3.1 Hoàn cảnh xã hội

Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao Kinh tếthời Đường khá phát triển, ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền Văn hoá TrungQuốc rất phát triển lấy đạo Nho làm gốc theo thuyết của Khổng Tử, với những lý lẽ sốngkhuyên răn mọi người, trong một xã hội phong kiến Nho giáo như vậy thì “Tam tòng, tứđức”, “Công, dung, ngôn, hạnh” là phẩm chất cần thiết và hướng tới ở người phụ nữ.Ngoài ra, họ còn phải “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tự” Thuyết củaKhổng Tử dưới triều đại phong kiến nhà Đường cho thấy rõ sự “ trọng nam khinh nữ” ,

“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Tư tưởng này được áp dụng đối với tất cả các chế

độ phong kiến trong nhiều thời đại tồn tại ở Trung Hoa Võ Tắc Thiên đã phải sống dướimột chế độ có quá nhiều những thủ tục hà khắc như vậy nên bà đã khát khao muốn chứng

tỏ rằng phụ nữ cũng có vai trò quan trọng và có thể làm những gì mà nam giới làm được.Thêm vào đó, do sống trong cảnh đấu tranh không ngừng chốn hậu cung, hoàn cảnhkhắc nghiệt đua tranh ngôi vị, bà đã dần dần thay đổi mình trở thành một con người đầy

dã tâm, độc ác Đây là một điều tất yếu phù hợp với quy luật cuộc sống bởi vì nếu tronghoàn cảnh như vậy không đấu tranh sẽ đồng nghĩa với con đường tự hủy diệt Bà đã dầndần học cách để đấu tranh sinh tồn trong môi trường đó Bà đã biết được thế nào là dùngngười, thế nào là lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu tiến thân trên con đườngvươn tới địa vị thống trị mà bà hằng mong muốn

Ngày đăng: 27/07/2015, 23:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w