Câu 2 12.0 điểm Có ý kiến cho rằng: cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ... Giải thích 2.0 điểm - Khá
Trang 1TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG
TỔ: NGỮ VĂN
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HSG CỤM NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 1 trang)
Câu 1 (8.0 điểm)
Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao
(Xuân Quỳnh)
Suy nghĩ của anh/chị về khát vọng được nói tới trong hai câu thơ trên?
Câu 2 (12.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.
Anh/chị có cho là như vậy hay không? Chọn và phân tích một tác phẩm trong giai ®o¹n 1930 – 1945 để làm sáng rõ ý kiến của mình
* * *
HẾT
Chữ kí giám thị Chữ kí thí sinh
Người ra đề: Trần Thị Minh Thanh
SĐT: 0943171666
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 (8.0 ĐIỂM)
I Giải thích (2.0 điểm)
- Khát vọng: những mong muốn mãnh liệt, đẹp đẽ của con người hướng về
và chiếm lĩnh những giá trị chưa có trong đời sống
- Biết bay, bay cao: cách nói hình ảnh về những giá trị đã chiếm lĩnh được
và mong muốn vươn tới những giá trị cao hơn
- Chẳng bao giờ: cách nói khẳng định mạnh mẽ về sự vô biên trong khát
vọng con người Nói cách khác, con người không bao giờ tự bằng lòng với những gía trị đã có, luôn hướng tới những giá trị mới mẻ, cao hơn Đó phải chăng là một trong những biểu hiện nhân tính của nhân loại nói chung?
II Bàn luận (5.0 điểm)
1 Vì sao con người không bao giờ nguôi khát vọng?
- Vì cuộc sống luôn vận động và phát triển, luôn tạo ra những giá trị mới hoặc đòi hỏi những giá trị mới
- Vì con người là một sinh thể có nhận thức, có khát vọng sống cho ra sống
2 Con người không bao giờ nguôi khát vọng như thế nào?
- Với cá nhân, đặc biệt với tuổi trẻ (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với dân tộc (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với nhân loại (lấy dẫn chứng chứng minh)
3 Con người không bao giờ nguôi khát vọng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp con người có niềm vui, niềm tin, có động lực và nỗ lực, sống có
ý nghĩa
- Giúp cuộc sống mỗi ngày một phát triển tốt đẹp
III Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm)
- Cần nhận thức rõ khát vọng không phải là dục vọng
- Để luôn luôn có khát vọng cần phải chăm sóc tâm hồn và trí tuệ
Trang 3CÂU 2 (12 ĐIỂM)
*Yêu cầu về kĩ năng: HS có kĩ năng làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn
học, có kiến thức lí luận, có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học theo định hướng; bố cục bài viết hợp lí, diễn đạt trong sáng
*Yêu cầu về kiến thức
Bài viết cần nêu được một số ý sau
I Giải thích (2 điểm)
1 Cái đẹp là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng
bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người
2 Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp
trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống
3 Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng,
tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật
4 Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân
người sáng tạo
5 Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao
cả của nhà văn
II Bình luận (3 điểm)
Ý kiến trên đúng đắn bởi
1 Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời
2 Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao
độ Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghÖ sÜ dï hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo
Trang 4Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật
là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ
3 Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mỹ Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật
để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm
III Chứng minh (6 điểm)
HS có thể chọn bất kì tác phẩm nào, miễn là hiểu và phân tích đúng hướng, có ý thức làm nổi bật những ý sau
1 Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ đời sống (ý phụ)
2 Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ chính người nghệ sĩ (ý chính)
a Đẹp ở tâm (tấm lòng với cuộc sống, con người; ý thức trách nhiệm )
b Đẹp ở tài n¨ng
IV Đánh giá (1 điểm)
1 Ý kiến đã khẳng định đúng đắn một trong những vấn đề thuộc bản chất của nghệ thuật nói chung, vh nói riêng
2 Ý kiến có ý nghĩa
a Với nhà văn
b Với lịch sử văn học
c Với độc giả
Người ra đề: Trần Thị Minh Thanh
SĐT: 0943171666