Trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
*********
TIỂU LUẬN Môn: XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Trang 2Phần 3 Báo chí với hiệu quả của chức năng giám sát và phản
biện xã hội những năm gần đây
13
3.1 Báo chí tiếp tục phát huy sức mạnh của “Mắt sáng, bút sắc,
lòng trong” trong sự nghiệp Đổi mới
13
3.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám sát và
phản biện của báo chí và giải pháp khắc phục
Trang 3MỞ ĐẦU
Sự sống không bao giờ đứng yên một chỗ, trái lại, luôn luôn vận
động và phát triển “Trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia
là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong”; “đối với triết học biện chứng thì không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả” (C.Mác và PH Ăng-
ghen Toàn tập Tập 21.Hà Nội 1995, tr 393, tr.395, tr.421) Cái tiến bộ,khoa học phản biện lại cái lỗi thời để tiến tới sự đúng đắn và phát triển.Thực tế cho thấy xã hội nào càng mang tính chất phản biện cao thì xã hội
đó càng có khả năng phát triển nhanh và vững chắc Ngược lại, chỉ trongmột xã hội phát triển thì tính phản biện xã hội mới được phát huy mạnh mẽ
và hiệu quả
Giám sát và Phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mậtthiết Chỉ trên cơ sở giám sát một cách nghiêm túc thì mới có thông tin đầy
đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện Trong khoa học, phản biện cũng
là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tớicác chân lý khoa học Còn trong đời sống xã hội, phản biện là một công cụkhông thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ Ở đây, theo quan niệmcủa người làm tiểu luận, các đối tượng gồm hệ thống bộ máy nhà nước, các
cơ quan chức năng; đông dảo quần chúng nhân dân, các tổ chức phi chính
phủ, dư luận xã hội…đều vừa là đối tượng giám sát - phản biện, vừa là đối
tượng chịu sự giám sát - phản biện nhằm vào những chủ trương, quyết
sách, những hiện tượng, trào lưu, những quan điểm nảy sinh trong thực tếđời sống chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội DIỄN ĐÀN của các hoạt độngnày chính là BÁO CHÍ Giám sát - Phản biện xã hội là một vấn đề hoàn
Trang 4toàn không mới, loài người đã làm quen với khái niệm này từ rất sớm vàbiến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo sự phát triển
về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến Trong thời đại ngày nay, giám sát
- phản biện xã hội vẫn là một trong những vấn đề hệ trọng, là đối tượng cầnnghiên cứu, nhất là đối với các quốc gia đi sau, các quốc gia đang phấn đấucho nền dân chủ
Tiểu luận “ Vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí”
ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, gồm 3 phần nội dung chính:
Phần 1 Những khái niệm chung
1.1 Giám sát xã hội
1.2 Phản biện xã hội
1.3 Mối quan hệ giữa báo chí, dư luận xã hội, giám sát và phản biện xã hộiPhần 2 Vai trò của báo chí trong Giám sát và Phản biện xã hội
2.1 Báo chí - diễn đàn thể hiện giám sát và phản biện xã hội
2.2 Báo chí giám sát và phản biện xã hội thông qua những tính chất đặc thùPhần 3 Báo chí với hiệu quả của chức năng Giám sát và Phản biện xã hộitrong những năm gần đây
3.1 Báo chí tiếp tục phát huy sức mạnh của “ Mắt sáng, bút sắc, lòngtrong” trong sự nghiệp Đổi mới
3.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện
xã hội của báo chí và giải pháp khắc phục
Trang 5PHẦN 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 Giám sát xã hội
Giám sát xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả và đạtđược mục đích đề ra Đây là hoạt động có ý thức của con người Mỗi hệthống xã hội chịu sự tác động của nhiều mặt (tiêu cực lẫn tích cực) của đờisống Vì vậy, thông tin phục vụ cho công tác giám sát phải là thông tin haichiều: thuận và nghịch Chiều thuận từ phía đối tượng chịu giám sát, nguồntin thể hiện rõ cách thức, quan điểm hoạt động để đối tượng giám sát hiểu
và kiểm soát Chiều ngược lại từ phía đối tượng giám sát, phải là nguồnthông tin có tính chất đánh giá, phê bình, xây dựng, làm tiền đề cho việcđiều chỉnh, sửa chữa, thay đổi tư duy và hành động mới Giám sát xã hộibao gồm:
- Giám sát hành chính các cơ quan chức năng thuộc hệ thống nhànước
- Giám sát thành viên của các tổ chức chính trị
- Giám sát các phương tiện thông tin đại chúng
- -Giám sát các thiết chế công dân
- Giám sát mỗi người dân
Có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội: bộ máy nhà nước và côngdân Trên thực tế thì các thiết chế nhà nước vốn đã được hình thành và hoạtđộng theo cơ chế tự giám sát và giám sát công dân Tuy nhiên, một xã hộidân chủ là xã hội cần phải coi trọng sự giám sát của công dân đối với nhà
Trang 6nước Đồng thời điều này cũng thể hiện trình độ phát triển, ý thức tự giác
và thái độ trách nhiệm cao của người dân
V.I Lênin đã nói : “Chính phủ cũng phải được dư luận công chúng
kiểm soát” ( V.I Lênin toàn tập, tập 35, 1976.tr20) Ở Việt Nam, Hiến pháp
năm 1992 đã quy định: “ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Các cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân” Đây là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự khẳng định quyền giám
sát của nhân dân đối với mọi hoạt động của xã hội
Giám sát xã hội là giám sát lẫn nhau, giám sát từ nhiều góc độ mộtcách công bằng và có ý nghĩa xã hội Giám sát không chỉ để kiểm tra, đánhgiá phân tích hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn đề xuấtgiải pháp nhằm điều chỉnh kế hoạch, khắc phục thiếu sót, những cái lỗithời, không còn phù hợp với định hướng và bản chất xã hội
Trên tinh thần đó, giám sát không chỉ mang tính chất phê phán màcòn là sự biểu dương những cái mới, cái tiến bộ, tích cực Cái Đúng, cáiSai, cái Lạc hậu, cái Tiến bộ…đều được phát hiện và soi chiếu rõ ràng.Như vậy cần phải đặt ra một yêu cầu là cần tạo ra một cơ chế hợp lý đểđảm bảo cho giám sát xã hội trở thành hoạt động thực chất và hiệu quả
1.2 Phản biện xã hội
Phản biện là một hành vi xác định tính khoa học của hành động củacon người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động Phản biện làm chomỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chấtlượng khoa học đối với nó Phản biện xã hội là một khái niệm chính trị, làbiểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của cái gọi là đời sống dân chủ
Phản biện trong một xã hội dân chủ là một loại "phản hành động" ("phản
Trang 7hành động" chứ không phải là "phản động") Nó xuất hiện song song cùng
với các hành động, nó xuất hiện đối lập với tất cả các hành động Trongmỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau Các nhómlợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành động vì một mục tiêu nào
đó Nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống con ngườibao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau và do đó có những cáchhành động khác nhau để đạt được mục tiêu như vậy Phản biện tạo ra mộtgiai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó làgiai đoạn thảo luận và thỏa thuận Trong tác phẩm Triết học Pháp quyền,Hêghen đã chỉ ra rằng: Bằng con đường tranh luận và trao đổi, cho phéptách ra những cái chung có tỷ trọng hợp lý các ý kiến đã được thảo luận
Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh thông qua thảo luận và thoả thuận Nói cách khác, phản biện làm
cho những cuộc xung đột trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảoluận, tức là biến sự xung đột lợi ích trong hành động thành các xung đột lợiích trong thảo luận
Nếu một xã hội không có phản biện và mỗi hành động đều đượcđương nhiên tiến hành thì đấy là cách thể hiện rõ rệt nhất tính chất phi dânchủ của xã hội Bởi vì mỗi một hành động chính trị bao giờ cũng là kết quảthỏa thuận của các khuynh hướng chính trị, một hành động chính trị chỉ cóthể được tiến hành khi nó là sự thúc bách của nhu cầu đời sống và để cânđối các nguyện vọng khác nhau của đời sống Phản biện là một đòi hỏi
khách quan của đời sống Nói một cách khái quát, phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một
xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn
Trang 8hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn
Giám sát và phản biện xã hội khác với việc hỏi ý kiến nhân dân Hỏi
ý kiến nhân dân là việc trưng cầu dân ý một cách không chuyên nghiệp vàhoàn toàn không phải là phản biện Phản biện là một hoạt động khoa học,phản biện là tranh luận một cách khoa học chứ không phải là tìm câu trả lời
có đồng ý hay không So với trưng cầu dân ý, phản biện hoàn toàn khác về
chất Trưng cầu dân ý là hỏi dân Phản biện không phải là hỏi dân Phản
biện không phải là nhân dân trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói của mình Năm 1984, Ban Bí thư TW Đảng ra chỉ thị về công tác dân vận,
trong đó có đề ra phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” Đấy là một hoạt động của xã hội dân sự, nhưng không phải là hoạt
động nhân dân đơn giản mà là hoạt động thông qua một hệ thống tranhluận chuyên nghiệp Cơ sở để người dân nói lên ý kiến của mình là lợi ích
xã hội Dư luận xã hội được hình thành thông qua con đường thảo luận,bàn bạc về những ý kiến mà người dân tiếp thu được Báo chíchính là diễnđàn của cuộc thảo luận, bàn bạc xã hội đó Bằng hoạt động truyền thôngcủa mình, báo chí vừa là nơi nhân dân thể hiện vai trò giám sát, phản biện
xã hội, mà bản thân báo chí cũng đang thực hiện chức năng giám sát vàphản biện xã hội của mình
1.3 Mối quan hệ giữa Báo chí – Dư luận xã hội – Giám sát, phản biện
xã hội
Báo chí là trung tâm của phương tiện truyền thông đại chúng Báochí thể hiện rõ nhất tính chất của quá trình truyền thông: tính đại chúng,tính công khai, phương tiện cung cấp thông tin phong phú, về cơ bản là cótính định kì Báo chí hoạt động theo nguyên tắc mô hình truyền thông của
Trang 9Laswell gồm: Nguồn (nhà báo, cơ quan báo chí), thông điệp (từ bài báo,chương trình), kênh truyền (các phương tiện kĩ thuật chuyên biệt ), đích(công chúng báo chí), phản hồi (thông tin đi ngược từ công chúng trở lạinguồn) và nhiễu (những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông vàthông điệp).
Dư luận xã hội là sự phản ánh tâm trạng xã hội của nhân dân nóichung về những vấn đề liên quan đến lợi ích xã hội, những lợi ích thường
có tính cấp bách, nó là sự quan tâm của nhân dân nói chung, được phản ánhtrong sự đánh giá của họ, dư luận xã hội dựa trên các quan hệ xã hội đangtồn tại Con đường hình thành dư luận xã hội bao gồm:
- Báo chí / các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp thôngtin cho công chúng
- Các nhóm xã hội thảo luận về thông tin, tạo nên sự tương tác ýkiến
- Tạo nên sự đánh giá chung
- Dẫn đến hành động chung
Mối quan hệ giữa báo chí với việc hình thành và thể hiện dư luận xãhội có tính chất biện chứng Một mặt báo chí thoả mãn những nhu cầungày càng tăng của công chúng, mặt khác, bản thân công chúng lại đặt racác yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống báo chí Sự trưởng thànhtrong mối quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của bản thân
hệ thống báo chí và của công chúng báo chí Báo chí vừa thể hiện dư luận
xã hội, định hướng dư luận xã hội, vừa chịu sự tác động mạnh của dư luận
xã hội
Trang 10Kết cấu lợi ích là hạt nhân của dư luận xã hội Đó cũng là nguyênnhân sâu xa của chức năng giám sát-phản biện xã hội Không phải mọi sựkiện, vấn đề xã hội đều được dư luận xã hội phản ánh Chủ đề của dư luận
xã hội chỉ có thể là những vấn đề lợi ích có tính cấp bách Khi lợi ích bịảnh hưởng thì dư luận xã hội sẽ lên tiếng phản biện
Như vậy, có thể kết luận rằng giữa báo chí – dư luận xã hội - chứcnăng Giám sát, Phản biện có quan hệ biện chứng với nhau Tuy nhiên, trênthực tế, trong tập hợp các vấn đề báo chí theo dõi và phản ánh, có nhữngvấn đề tạo nên dư luận xã hội, có những vấn đề thì không Trong số cácvấn đề tạo dư luận đó, không phải trường hợp nào cũng đưa ra tiếng nóiphản biện Suy ra, không phải mọi vấn đề báo chí nêu cũng có tính chấtphản biện Điều cần phải rút kinh nghiệm là báo chí cần làm sao để phầnmang chức năng Giám sát - Phản biện ấy ngày càng mở rộng
PHẦN 2 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
2.1 Báo chí - diễn đàn thể hiện tính Giám sát và Phản biện xã hội
Tính đến tháng 6/2007, cả nước có khoảng 630 cơ quan báo chí với
830 ấn phẩm các loại, in ấn khoảng 800 triệu bản /năm; phát hành 75% ởthành phố, đô thị; bình quân 8tờ/người/năm Bên cạnh đó là hệ thống cácĐài Phát thanh - Truyền hình từ TW đến địa phương, mạng lưới báo điệntử… Điều này vừa thể hiện sự tăng nhanh quy mô của hệ thống báo chínước ta, vừa khẳng định chủ trương phát triển diễn đàn của xã hội cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu
Báo chí truyền thông tin đến công chúng một cách đều đặn và giántiếp Nó vừa phải hướng đến các đối tượng công chúng nói chung, vừa phải
Trang 11quan tâm tới nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng cụ thể Hoạt độngcủa báo chí luôn chịu sự tác động từ hai phía: phía các thiết chế xã hội mà
nó làm công cụ (báo chí là công cụ tuyên truyền của bộ máy chính quyền),phía thứ hai là từ công chúng báo chí
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trước hết
ở việc cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều Tính
chân thực khách quan chính là điểm mấu chốt trong việc đưa ra nhữngđánh giá đúng đắn dư luận xã hội Một mặt, với khả năng thông tin nhanhnhạy, chính xác, báo chí là phương tiện tối ưu để truyền tải đến công chúngđường lối, chính sách, hướng dẫn về phương thức, tính chất hoạt động củaNhà nước và các tổ chức xã hội Mặt khác, báo chí phản ánh đời sống hiệnthực với những “phản ứng” của xã hội một cách kịp thời và chân thực Sựđịnh hướng dư luận của báo chí thể hiện qua việc đăng tải các bài bìnhluận, phân tích và giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước để quần chúng hiểu, động viên và tổ chức họ áp dụng các chính sách
đó vào thực tế đời sống Báo chí tham gia vào việc kiểm tra các cơ quan
TW, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc thực hiện cácquy định của luật pháp và các quy ước văn hoá xã hội của đời sống nhândân Hoạt động này đòi hỏi báo chí phải phát hiện kịp thời những sai lầm,khuyết điểm, những khó khăn, cản trở trong việc tổ chức và thực hiện cácquy tắc xã hội Kết qủa hoạt động kiểm tra, giám sát của báo chí là nguồnthông tin quan trọng để giúp các cơ quan có thẩm quyền kịp thời uốn nắn
và có những biện pháp điều chỉnh thích hợp Vấn đề quan trọng đặt ra chobáo chí cách mạng trong kiểm tra, giám sát là chỉ ra các sai lầm, khuyếtđiểm trên cơ sở xây dựng theo chiều hướng tốt đẹp, tích cực, chứ khôngphải là phủ nhận hoặc đánh đổ Đó cũng là ý nghĩa của tinh thần Phản biện
trên báo chí “Phải phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng (trị bệnh
Trang 12cứu người) Chớ phê bình lung tung, không chịu trách nhiệm ( Hồ Chí
Minh, toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội 1989)
Báo chí là diễn đàn của nhân dân và sự giám sát, phản biện của dưluận xã hội được thể hiện ngày càng sâu sắc trên báo chí Nhân dân có thểphát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xãhội Sự dân chủ trong hoạt động báo chí một phần là do sự dân chủ trong
trình bày ý kiến của công chúng Thông qua báo chí, quần chúng thể hiện
sự giám sát và phản biện xã hội của mình Trên cơ sở ý kiến nhân dân, lập
trường chính trị và sự am hiểu các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xãhội của nhà báo, tờ báo, tính giám sát và phản biện của báo chí cao hơn,sâu sắc, hiệu quả và có tác động mạnh mẽ hơn Vì vậy, điều quan trọng làbáo chí phải tạo được niềm tin đối với công chúng, niềm tin đối với sựtrung thực, khách quan, dũng cảm và tiến bộ Để làm được điều này, báochí cần phải góp phần tăng cường dân chủ hoá các mặt đời sống xã hội, tổchức và động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý xã hội, màtrước hết là tham gia vào các diễn đàn, đóng góp ý kiến trên báo chí
Báo chí cần thông tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xã hộitrên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất
là những vấn đề có tính cấp bách Hình thành dư luận xã hội về một vấn đề
nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó Góp phần điều
chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị của quần chúng Tích cực chính trị thể hiện ở việc quần chúng
quan tâm, thảo luận, góp ý kiến xây dựng và phản biện cho các vấn đề xãhội
Báo chí trước đây còn coi trọng chức năng thông tin tuyên truyền,phổ biến các chính sách từ phía các cấp lãnh đạo Gần đây, quan điểm về