1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện quy trình cổ phần hoá tại tổng công ty sông Đà

49 384 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 428,5 KB

Nội dung

Trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở rộng và phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến vào hội nhập khu vực và thế giới.

Trang 1

-oOo -Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước taluôn đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

mở rộng và phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến vào hội nhập khu vực vàthế giới Khi đất nước còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp nhà nước vẫn đứng trước tình trạng hiệu quả sản xuấtkinh doanh chưa cao, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu và khả năng quản

lý yếu thì Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhànước, do đó, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một chínhsách quốc gia với nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh củanền kinh tế

Ngày 8/6/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chínhphủ) ban hành quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số doanhnghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với 7 doanh nghiệp nhà nước đượclựa chọn thí điểm cổ phần hoá song kế hoạch chưa thực hiện được Sangnăm 1993, cổ phần hoá chính thức được tiến hành ở 5 doanh nghiệp nhànước, và đó là mở đầu cho quá trình thực hiện cổ phần hoá ở các doanhnghiệp thuộc các bộ ngành Tuy nhiên, cho đến năm 2005, cổ phần hoá vẫnđang diễn tiến chậm, còn nhiều vấn đề mặc dù quá trình cổ phần hoá đã trảiqua hơn 10 năm thực hiện

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chính sách đúng đắn củaĐảng và Nhà nước để cải tổ và phát triển một thành phần kinh tế quantrọng, do vậy Việt Nam cần có những mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời cóchính sách cụ thể giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác cổphần hoá

Cùng với cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển doanh nghiệp,Tổng công ty Sông Đà cũng tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp thành

Trang 3

viên của mình Cổ phần hoá ở Tổng công ty Sông Đà bắt đầu thực hiện từnăm 2001 và được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Từ những bước đi đầu tiêncho đến nay, Tổng công ty Sông Đà đã đạt được những thành công trongcông cuộc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, minh chứng cho sự chỉ đạođúng đắn của Đảng, Nhà nước, các vị lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà cùng

sự nỗ lực làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.Tuy vậy, thực hiện cổ phần hoá tại Tổng công ty Sông Đà vẫn có nhữnghạn chế cần tháo gỡ Ở Tổng công ty Sông Đà, quá trình cổ phần hoá đang

đi đến giai đoạn cuối Sang 2006, Tổng công ty Sông Đà dự định sẽ hoànthành cổ phần hoá trong toàn Tổng Với kinh nghiệm 4 năm tổ chức côngtác cổ phần hoá, Tổng công ty đã có được nhiều bài học thực tiễn quý báu

về đổi mới phát triển doanh nghiệp

Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quy trình cổ phần hoá tại Tổng công

ty Sông Đà” phần nào phản ánh thực trạng thực hiện quy trình cổ phần hoá

ở Tổng công ty Sông Đà, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện quy trình cổ phần hoá tại Tổng công ty Sông Đà

2 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề chung về công ty cổ phần và cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước

Chương II: Thực trạng cổ phần hoá ở Tổng công ty Sông Đà

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình cổ phần hoá ở Tổngcông ty Sông Đà

Trang 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN HOÁ

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1 Công ty cổ phần và ưu thế của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể hiểu là doanh nghiệp mà trong đó các cổ đôngcùng góp vốn kinh doanh để cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm thu lợi nhuận Các cổ đông được nhận cổ tức theo tỷ lệ vốn góp vàocông ty và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời cũng chịutrách nhiệm hữu hạn về tài sản và công nợ trong phần vốn đã góp

Theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 của Việt Nam thì:

“Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

a, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b, Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

c, Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình chongười khác, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật hay điều lệcông ty;

d, Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba,không hạn chế số lượng tối đa.”

Như vậy, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, trong đó các cổ đôngchỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình, do đó cho phépcông ty cổ phần có đủ tư cách pháp lý để huy động những lượng vốn thuộcnhiều cá nhân trong xã hội

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằngnhau, mỗi phần gọi là một cổ phần Các cổ đông của công ty cổ phần sẽ

Trang 5

nắm giữ các cổ phần này Hình thức biểu hiện của cổ phần là cổ phiếu, đó

là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhậnquyền sở hữu cổ phần của công ty

Công ty cổ phần phát hành cổ phần lần đầu khi mới thành lập để tạothành vốn điều lệ ban đầu, sau đó, trong quá trình hoạt động, công ty có thểtăng vốn góp bằng việc phát hành thêm các cổ phần mới Ngoài nguồn vốn

cổ phần, công ty còn có các hình thức huy động vốn khác để tăng vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh như tín dụng thương mại và tín dụng ngânhàng, phát hành trái phiếu Vốn cổ phần là nguồn vốn chủ sở hữu củacông ty cổ phần, còn các nguồn vốn khác là nợ của công ty và công ty cótrách nhiệm hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn

Về cơ cấu tổ chức và quản lý, công ty cổ phần có: Đại hội đồng cổđông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và ban kiểm soát Đây là mô hìnhkhoa học trong nền kinh tế thị trường với đầy đủ chức năng quản lý, kinhdoanh và giám sát hoạt động

Đại hội đồng cổ đông là gồm tất cả các cổ đông của công ty cổ phần cóquyền biểu quyết.Quyết định của Đại hội đồng cổ đông là cao nhất trongcông ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệmcác thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, thông quađịnh hướng phát triển của công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công

ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty Đại hội đồng cổ đông được tổchức biểu hiện tính dân chủ trong công ty cổ phần, trong đó, những ngườichủ sở hữu của công ty cổ phần đều có quyền tham gia đóng góp ý kiếncho chiến lược phát triển của công ty

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần, gồm nhiềuthành viên, đây là tập hợp những người có trình độ chuyên môn và khảnăng quản lý tốt Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty cổphần để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không

Trang 6

thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như quyết định chiến lược, kếhoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;Các quyết định về chào bán cổ phần mới; Quyết định mua lại cổ phần;Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ và một sốcác quyền khác theo quy định trong điều lệ công ty.

Ban giám đốc là bộ phận gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giámđốc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngàycủa công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ được giao Tổng giám đốc có thể là chủ sở hữu của công ty, cũng có thể

do công ty thuê - người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trongquản lý kinh doanh Với cơ chế này, công ty có thể lựa chọn được Tổnggiám đốc giỏi, có khả năng điều hành sản xuất kinh doanh tốt

Ban kiểm soát của công ty cổ phần gồm nhiều thành viên, họ khôngnhất thiết là cổ đông hay người lao động trong công ty,và không được giữcác chức vụ quản lý trong công ty Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hộiđồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty, kiểm tra tínhhợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh, tổ chức công tác kế toán Nói chung, Ban kiểm soátđảm bảo cho hoạt động của công ty tuân thủ pháp luật Nhà nước, thể lệcông ty Vì vậy, một ban kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ tăng tính minhbạch, hiệu quả trong quản lý kinh doanh của công ty cổ phần

Về công bố thông tin trong công ty cổ phần: Công ty cổ phần phải gửibáo cáo tài chính hàng năm đã được đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơquan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, đồng thời, tóm tắt nội dung báocáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả các cổ đông Dovậy, hoạt động của công ty cổ phần có sự giám sát của các cổ đông và cơquan nhà nước có thẩm quyền

Trang 7

1.1.2 Ưu thế của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường

Công ty cổ phần là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường.Công ty cổ phần có một số ưu thế so với các loại hình công ty khác,cụ thể:Thứ nhất, công ty cổ phần có khả năng mở rộng quy mô vốn lớn: Do

có sự đóng góp vốn của đông đảo các cổ đông, cũng như phạm vi huy độngvốn rộng lớn (công ty cổ phần có thể được góp vốn bởi các cổ đông trêntoàn thế giới) nên công ty cổ phần có thể tăng quy mô vốn rất nhanh chóng

mà không một cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được Trong nền kinh

tế thị trường, với quy mô vốn rộng lớn, doanh nghiệp có thể tăng đầu tư mởrộng sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển công nghệ mới, nghiên cứusản phẩm mới, chất lượng tốt hơn, tạo lợi thế cạnh tranh Cũng với lợi thếquy mô, công ty cổ phần còn có thể đầu tư vào những lĩnh vực sản xuấtkinh doanh như xây dựng đường sắt, hay kinh doanh dịch vụ vận tải côngcộng , đây là những lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn mà tư nhân rất khó đủ vốn đểđầu tư

Thứ hai, nguồn vốn cổ phần của công ty là nguồn vốn ổn định so vớicác nguồn vốn khác Vốn cổ phần là nguồn vốn dài hạn, có thể nói là vôhạn với công ty cổ phần, các cổ đông không có quyền rút vốn khỏi công ty

vì bất kỳ một lý do gì trừ trường hợp công ty hết thời hạn kinh doanh hoặcphá sản

Thứ ba, công ty cổ phần có ưu thế về công cụ huy động vốn Công ty

cổ phần muốn tăng vốn cổ phần trong quá trình hoạt động có thể bằng cáchphát hành thêm cổ phần Đây là một biện pháp tăng vốn chủ sở hữu tươngđối nhanh, biện pháp này chỉ có thể được sử dụng ở công ty cổ phần màkhông thể có ở bất kỳ một loại hình công ty nào khác trên thị trường.Trongkhi hiện nay, việc huy động vốn thông qua các công cụ nợ cần rất nhiềuđiều kiện mà một trong các điều kiện đó là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng

Trang 8

tài sản, do đó, có được một công cụ tăng nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả sẽtạo ra ưu thế cho công ty cổ phần.

Thứ tư là cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần tạo điềukiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý kinh doanh Đây là mô hình chỉ có ởcông ty cổ phần, trong đó, chủ sở hữu không trực tiếp điều hành hoạt độngkinh doanh vốn của mình mà trao quyền quản lý cho các nhà quản lýchuyên nghiệp trên cơ sở có sự giám sát nên tăng hiệu quả quản lý và sửdụng vốn

1.2 Cổ phần hoá và sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

1.2.1 Khái niệm cổ phần hóa

Cổ phần hóa là việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần bằng việc phát hành cổ phần, tức là Nhà nước sẽ không

giữ 100% vốn trong doanh nghiệp mà chỉ nắm giữ một tỷ lệ nào đó phụthuộc vào mục tiêu của Nhà nước

Thực chất, cổ phần hoá chính là sự thay đổi hình thức sở hữu của doanhnghiệp, biến doanh nghiệp từ sở hữu một chủ là Nhà nước thành đa sở hữugồm Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác

Cổ phần hoá khác với việc thành lập một công ty cổ phần mới vì cổphần hoá là ‘chuyển đổi’ hình thức sở hữu, còn thành lập công ty cổ phầnmới là đã xác định hình thức sở hữu ngay từ đầu Các công ty cổ phầnthành lập có mọi nghĩa vụ, quyền lợi khi bắt đầu hoạt động còn công ty cổphần hoá kế thừa các nghĩa vụ quyền lợi của doanh nghiệp trước khichuyển đổi Như vậy, cổ phần hoá cần đặt ra các mục tiêu và tiến trình cụthể để hoàn thành có hiệu quả, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội

Trang 9

1.2.2 Các đối tượng và hình thức cổ phần hoá

Đối tượng cổ phần hoá là các doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhànước mà Nhà nước muốn cổ phần hóa

Với từng doanh nghiệp cụ thể, cổ phần hoá có thể được thực hiện ởmột trong số những hình thức như sau:

Thứ nhất, giữ nguyên phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp hoặckết hợp giữ nguyên vốn Nhà nước phát hành thêm cổ phần ra ngoài để thuhút vốn Nhà nước có thể tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo hìnhthức này khi muốn tăng vốn cho doanh nghiệp

Thứ hai, Nhà nước có thể bán một phần vốn Nhà nước trong doanhnghiệp hoặc kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nước với phát hành thêm

cổ phần Với hình thức cổ phần hoá này, Nhà nước thu lại một phần vốncủa mình trong doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động khác, đồng thờiđiều chỉnh lượng vốn tăng thêm do phát hành cổ phần nhằm đảm bảo tỷ lệvốn góp mà Nhà nước mong muốn để chi phối hay không chi phối hoạtđộng của doanh nghiệp

Hình thức thứ ba là bán toàn bộ vốn Nhà nước trong doanh nghiệphoặc kết hợp bán toàn bộ vốn Nhà nước với phát hành thêm cổ phần Đốivới hình thức cổ phần hoá này, Nhà nước có thể tiến hành khi không cầnthiết phải nắm giữ hoạt động của doanh nghiệp, không tham góp vốn vàodoanh nghiệp mà hoàn toàn để cho các nhà đầu tư quản lý doanh nghiệp

1.2.3 Sự cần thiết cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước

Nhiều quốc gia trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ 20 đã đồngloạt thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước; một trong nhữngnguyên nhân khiến các quốc gia phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

là vì doanh nghiệp nhà nước đứng trước tình trạng trì trệ và kém hiệu quả

Ở một số quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa như Việt Namhay Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nước được thành lập rất nhiều, mà phần

Trang 10

lớn cá doanh nghiệp yếu kém về nhiều mặt Ở các doanh nghiệp, bộ máyquản lý cồng kềnh, trình độ quản lý yếu kém Trong khi đó, cán bộ côngnhân viên vẫn mang nặng tư tưởng lệ thuộc, trông chờ vào sự bao cấp củaNhà nước nên không nỗ lực làm việc; cùng với chế độ phân phối khôngdựa theo lao động mà mang nặng tính bình quân, các doanh nghiệp nhànước đã không tạo lập được cho mình một đội ngũ cán bộ nhân viên có tinhthần trách nhiệm tự giác lao động dẫn đến năng suất lao động thấp, kéotheo hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Thêm vào đó, với trình độ kỹ thuậtlạc hậu, lại chậm đổi mới trang thiết bị, doanh nghiệp nhà nước giảm khảnăng nghiên cứu phát triển sản phẩm, do đó mất dần khả năng cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác; đồng thời, công nghệ lạc hậu còn khiến chonguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia bị sử dụng một cách lãng phí.Không những vậy, nhiều vị lãnh đạo lợi dụng chức quyền, khe hở quản lý,tình hình tài chính ít công khai để tham ô tài sản nhà nước, sử dụng tài sảnnhà nước không đúng mục đích gây lãng phí Đây là những hạn chế bộc lộ

do hậu quả của chế độ bao cấp để lại Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường

mở ra, các doanh nghiệp nhà nước buộc phải tìm chỗ đứng cho mình, giảm

sự bấu víu, lệ thuộc vào nhà nước Nhưng với phần lớn doanh nghiệp nhànước quy mô nhỏ, ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng bội chi, doanhnghiệp nhà nước không thể trông chờ vào việc Nhà nước cấp thêm vốn chohoạt động Vì vậy, nhiều doanh nghiệp ngày càng lâm vào tình trạng yếukém, lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ liên tục Trước tình hình đó, Nhà nướcphải tìm ra con đường mới để vực dậy các doanh nghiệp, một trong nhữngphương cách được lựa chọn là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước

Đó là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong cácquốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa Còn ở những quốc gia khác,tình trạng trì trệ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước lại ở các doanhnghiệp nhà nước sản xuất hàng hoá công cộng Đặc trưng của loại hàng hoá

Trang 11

này là vốn đầu tư lớn, rủi ro cao mà lợi nhuận thường không cao, vì vậy, tưnhân thường không muốn đầu tư vào sản xuất nhiều loại hàng hoá này Dovậy, với sự bảo hộ của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước sản xuất hànghoá công cộng trở thành không có đối thủ cạnh tranh Trong khi tư nhânluôn phải tính toán hiệu quả của từng đồng vốn bỏ ra, tranh thủ nắm bắttừng thông tin, từng công nghệ mới mà vẫn luôn phải đối mặt với sự phásản và nằm trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì các doanh nghiệpnhà nước lại được nhà nước bảo hộ về nguồn vốn, lãi suất, thị trường , khisản xuất các hàng hoá, do vậy, doanh nghiệp nhà nước không cần phải suynghĩ, đắn đo cho kết quả sản xuất kinh doanh, không phải tìm kiếm thịtrường hay thu hút người tiêu dùng Chính vì vậy, các doanh nghiệp không

có động lực phát triển và mức độ trì trệ trong các doanh nghiệp sản xuấthàng hoá công cộng ngày càng lớn, điều này cũng buộc các Nhà nước phải

có sự đổi mới cho doanh nghiệp nhà nước của mình

Như vậy, một nguyên nhân vô cùng quan trọng để đổi mới các doanhnghiệp nhà nước là sự trì trệ, kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nguyên nhân thứ hai là quá trình cổ phần hoábiến các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần với những ưuthế nhất định trong nền kinh tế thị trường Thứ ba, cổ phần hoá là cách mànền kinh tế có thể loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, pháttriển những công ty cổ phần mạnh dưới sự giám sát của các cổ đông

Trang 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ Ở

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2.1 Khái quát về Tổng công ty Sông Đà

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Sông Đà

Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây Dựng,được thành lập từ năm 1960, tên giao dịch quốc tế là Song Da Coporation.Hiện nay, Tổng công ty đặt trụ sở chính tại nhà G10, Thanh Xuân Nam.Tổng công ty được thành lập để tăng cường tích tụ, tập trung, phâncông chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất nhằm thực hiện nhiệm vụ Nhànước giao và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, nâng caođược khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toànTổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

Từ khi mới thành lập, Tổng công ty đã giữ nhiệm vụ quan trọng củamột Tổng công ty Nhà nước, và nhiệm vụ đó được xác định trong Điều lệ

tổ chức và hoạt động: Tổng công ty Sông Đà thực hiện nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựngcủa Nhà nước Đó là các lĩnh vực thi công, xây lắp các công trình dândụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, công trình kỹthuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; các công trình đường dây, trạmbiến thế điện; đầu tư kinh doanh phát triển nhà, cơ sở hạ tầng xây dựng; sảnxuất kinh doanh vật liệu xây dựng; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, côngnghệ xây dựng; đầu tư sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm, nướcsạch; đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; liêndoanh, liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài phù hợp với luậtpháp và chính sách của Nhà nước; tiến hành tổ chức quản lý công tácnghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công tác đào tạo bồi dưỡng cán

bộ công nhân viên trong Tổng công ty

Trang 13

Ngày 1/6/1961, Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập côngtrường thuỷ điện Thác Bà, đây trở thành ngày khai sinh của Tổng công tySông Đà hiện nay Tổng công ty Sông Đà đã trải qua và gắn liền với chặngđường phát triển của đất nước, với nhiều tên gọi khác nhau như công ty xâydựng thuỷ điện Sông Đà, Tổng công ty xây dựng Sông Đà và ngày nay làTổng công ty Sông Đà

Tổng công ty có hệ thống các đơn vị thành viên là các công ty con,cháu hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Tổng công tySông Đà đã và đang tham gia xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn củađất nước, như công trình thế kỷ thuỷ điện Hoà Bình – 1920 MW, thuỷ điệnTrị An – 400 MW, thuỷ điện YALY – 720 MW, và nhiều công trìnhkhác Các công trình này đã cung cấp khoảng 60% sản lượng điện của toànquốc Tổng công ty còn là Tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư nhà máythuỷ điện Sê San 3, nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, thuỷ điện Cần Đơn,Nậm Mu, Nà Lơi, Sê San 3A, Tổng công ty đã xây dựng nhiều đườngdây, trạm biến áp cao thế như đường dây 220 KV Phả Lại - Bắc Giang, 500

KV Bắc Nam, 500 KV Pleiku và nhiều công trình hạ thế phục vụ dânsinh khác Tổng công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vựcxây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đường giao thông quantrọng Ngoài ra, Tổng công ty còn có các công trình công nghiệp yêu cầu

kỹ thuật cao Trải qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, Tổng công

ty ngày càng lớn mạnh cùng với kinh nghiệm đã được đúc kết, tích luỹtrong thi công và điều hành sản xuất Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước,Tổng công ty Sông Đà cũng không ngừng đổi mới cả về phương cách quản

lý, tổ chức sản xuất ở các đơn vị thành viên Tổng công ty đang sắp xếp,đổi mới các đơn vị thành viên theo những mô hình hiệu quả

Trang 14

2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà

Tổng công ty Sông Đà có ban lãnh đạo Tổng công ty thường xuyênquan tâm đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, đồng thời kiện toàn bộmáy tổ chức Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng công ty được xây dựng theo

mô hình Tổng công ty Nhà nước bao gồm:

+ Hội đồng quản trị

+ Ban giám đốc gồm Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc

+ Ban kiểm soát

+ Các phòng ban trong Tổng công ty: Phòng Tài chính, Phòng Kếtoán, Phòng Kinh tế, Phòng Thiết bị công nghệ, Phòng Quản lý kỹ thuật,Phòng Tổ chức đào tạo, Văn phòng, Phòng Đầu tư, Phòng Kế hoạch

+ Đồng thời, Tổng công ty Sông Đà là một Tổng công ty trực thuộc

Bộ Xây dựng gồm các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độclập, đơn vị hạch toán phục thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ trực tiếp

về lợi ích kinh tế tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thôngtin, đào tạo, nghiên cứ hoạt động trong nhiều ngành nghề Tổng công tySông Đà có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo pháp luật Việt Nam,

có vốn và tài sản riêng, có bản cân đối kế toán riêng, được quản lý bởi Hộiđồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc

Trang 15

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Tổng công ty

Thực hiện năm 2002

Thực hiện năm 2003

Thực hiện năm 2004

Thực hiện năm 2005

Trang 16

tốc độ tăng của doanh thu so với năm trước lần lượt là 26,94% và 2,86%.Không chỉ vậy, lợi nhuận và giá trị nộp Nhà nước của Tổng công ty Sông

Đà cũng tăng liên tục qua các năm, được thể hiện qua bảng trên Đặc biệttrong năm 2003, lợi nhuận của Tổng công ty có tỷ lệ tăng đột biến từ 34 tỷđồng lên lên 130 tỷ đồng, tức là tăng đến 282% Sau đó, tốc độ tăng lợinhuận giảm dần, năm 2004 so với năm 2003 tăng 78,5% và năm 2005, lợinhuận đạt được là 255 tỷ đồng, tăng 10%

Trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh:

+ Về tỷ trọng giá trị sản xuất kinh doanh xây lắp:

Tỷ trọng giá trị xây lắp thực hiện bình quân trong năm của Tổng công

ty chiếm 46,4% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh; tốc độ tăng trưởnggiá trị xây lắp bình quân hàng năm là 47,4%, đưa giá trị xây lắp tăng từ1.018 tỷ đồng trong năm 2001 lên trên 3000 tỷ đồng năm 2005; trong đógiá trị xây lắp các công trình thuỷ điện chiếm trên 70% tổng giá trị xây lắp.+ Về sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp bao gồm các sảnphẩm: Thép xây dựng, điện, xi măng, trong 5 năm qua đã có những bướcphát triển nhảy vọt, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân chiếm19% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh

+ Về đầu tư kinh doanh nhà ở đô thị và hạ tầng: Lĩnh vực này đượcTổng công ty Sông Đà quan tâm chú trọng, nâng cao được chất lượng vàkhẳng định uy tín của Tổng công ty, đồng thời giải quyết được việc làm,đời sống và nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công

ty cũng như ngoài xã hội Trong 5 năm, Tổng công ty đã triển khai đầu tư

22 dự án với tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, trong đó đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng hơn 40.000 m2 sàn; Hoàn thành hầm đường bộ qua ĐèoNgang đưa vào vận hành khai thác phát huy hiệu quả vốn đầu tư

Trang 17

+ Công tác tư vấn: Tổng công ty đã có giá trị kinh doanh tư vấn tăngliên tục trong 5 năm, từ 18 tỷ đồng năm 2001 lên 125 tỷ đồng năm 2005+ Sản xuất kinh doanh khác: Ngoài những lĩnh vực sản xuất kinhdoanh ở trên, Tổng công ty Sông Đà còn đẩy mạnh công tác tìm kiếm thịtrường kinh doanh vật tư thiết bị, xuất khẩu để giải quyết việc làm, tạothu nhập và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên.

2.2 Quy trình cổ phần hoá ở Tổng công ty Sông Đà

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Ngày 8/6/1992, với việc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủtướng chính phủ) ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một

số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước ở Việt Nam đã bắt đầu có những cơ sở pháp lý cho việcthực hiện

Ngày 7/5/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP về cổ phần hoá.Sau 2 năm, ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số44/2002/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 28/1996 Đồng thời, Thủ tướngChính phủ có Quyết định số 111/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Ban đổimới quản lý doanh nghiệp Trung Ương; Văn phòng Chính phủ có văn bản

số 3395/VPCP-ĐMDN ngày 29/5/1998 về việc hướng dẫn quy trình vàphương án mẫu cổ phần hoá Đến ngày 19/6/2002, Nghị định số 64/2002của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổphần ra đời đã thay thế cho Nghị định 44/1998 Trong năm 2002, đã có rấtnhiều những văn bản pháp luật được đưa ra làm cơ sở pháp lý cho công tác

cổ phần hoá như Nghị định số 41/2002 của chính phủ đối với lao động dôi

dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 69/2002/NĐ-CP vềquản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước Năm 2002,

Trang 18

Bộ Tài chính cũng có những Thông tư hướng dẫn cụ thể như: Thông tư số76/2002 hướng đãn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhànước thành công ty cổ phần, Thông tư số 79/2002 hướng dẫn xác định giátrị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phầntheo Nghị định số 64/2002; Thông tư số 80/2002 ngày 12/9/2002 hướngdẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá cổ phần ra bên ngoài của các doanhnghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá; Thông tư số 85/2002 hướng dẫnthực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP về xử lý nợ tồn đọng Ngoài ra, Bộlao động thương binh và xã hội có Thông tư số 11/2002 hướng dẫn thựchiện một số điều của nghị định 41/2002/NĐ-CP, Thông tư số 15/2002hướng dẫn chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhànước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 64/2002 của Chính phủ, Bộlao động thương binh và xã hội còn có công văn số 41/LĐTBXH-CSLĐ vềviệc mua cổ phần ưu đãi cho người lao động nghèo trong trong doanhnghiệp nhà nước cổ phần hoá.

Ngày 18/11/2004, Chính phủ lại ban hành nghị định 187/NĐ-CP vềchuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần để thay thế cho Nghị định

số 64/2002 của Chính phủ Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đưa ra Thông tư

số 126/2005/TT-BTC hướng dẫn các vấn đề về tài chính, xác định giá trịdoanh nghiệp cũng như quy trình cổ phần hoá chung trong cả nước

Với việc ban hành các văn bản pháp luật về thực hiện cũng như hướngdẫn cho cổ phần hoá, công tác cổ phần hoá đã có những thuận lợi và khókhăn nhất định

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn cho công tác cổ phần hoá

Có thể nói, với hệ thống văn bản pháp luật ra đời và có sự sửa đổi, bổsung đã đem lại những thuận lợi cho công tác cổ phần hoá Nghị định

Trang 19

28/1996 của chính phủ ra đời tạo điều kiện thúc đẩy cổ phần hoá nhanhhơn Kết quả sau 2 năm thực hiện đã có 25 doanh nghiệp nhà nước tiếnhành cổ phần hoá thành công với vốn điều lệ tại thời điểm cổ phần hoá là

243 tỷ đồng Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầucủa quá trình đổi mới doanh nghiệp mà cần phải có Nghị định mới cho phùhợp Vì vậy, khi Nghị định số 44/1998 của Chính phủ ra đời đã thực sự tạođược sự chuyển biến rõ rệt thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá nhanh hơn Chính phủ đã có những quy định rõ hơn danh mục các loại hình doanhnghiệp nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, doanh nghiệp nhà nước có cổphần chi phối Đồng thời, các chính sách khuyến khích ưu đãi đối vớidoanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá rõ ràng vàchi tiết hơn Do vậy, đến hết năm 2001, có 772 doanh nghiệp và bộ phậndoanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá, nhưng nếu so với nhu cầu thực tiễnđổi mới doanh nghiệp và kế hoạch cổ phần hoá thì tiến trình thực hiện vẫncòn chậm Năm 2002, nghị định 64/2002 của Chính phủ được ban hànhcùng rất nhiều các văn bản khác đã tạo thành hệ thống các văn bản phục vụcho nhiều khâu đoạn trong thực hiện công tác cổ phần hoá như xử lý nợ tồnđọng, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ đối với người laođộng để hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính, giảiquyết hợp lý hơn chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phầnhoá Đến khi nghị định 187/NĐ-CP ra đời thay thế cho nghị định 64/2002

đã cải tiến phương pháp định giá doanh nghiệp, đây là một bước đột phágiúp cho công tác định giá thuận lợi hơn, chính xác hơn

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn trong thủ tục

cổ phần hoá, quy trình thực hiện còn rườm rà, phức tạp Nghị định số187/2004 của chính phủ ra đời là lần thay thế thứ 3 của Chính phủ về cơ sởpháp lý cho công tác cổ phần hoá nhưng việc thực hiện cổ phần hoá vẫn

Trang 20

còn có nhiều khâu mang nặng tính hành chính, thủ tục khiến cho quá trình

cổ phần hoá còn chậm

2.2.3 Yêu cầu cổ phần hoá ở Tổng công ty Sông Đà

Tổng công ty Sông Đà có mô hình tập đoàn kinh tế gồm nhiều đơn vịthành viên Tổng công ty được thành lập trong thời kỳ bao cấp nên nhiềudoanh nghiệp còn tồn tại tư tưởng ỷ lại Nhà nước, một số nhà lãnh đạoTổng và các đơn vị thành viên còn có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước,không tự chủ trong kinh doanh, chưa thực sự phát huy hết khả năng sángtạo, tìm tòi những hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh, năng suất laođộng thấp do hiệu quả sản xuất thấp

Các đơn vị thành viên còn lệ thuộc quá nhiều vào Tổng công ty vềquản lý, giao thầu, vốn cấp và vay vốn Đây là một yếu tố gây ra tínhkhông chủ động, thiếu linh hoạt của các đơn vị thành viên trong việc tìmkiếm các cơ hội và hợp đồng kinh doanh cho mình

Tổng công ty Sông Đà hiện nay rất đa dạng hoá về ngành nghề kinhdoanh, tuy nhiên, xây dựng thuỷ điện vẫn là một công việc truyền thốngcủa Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện không phải là một công việc dễdàng vì nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, tự nhiên, đòi hỏi khốilượng máy móc thiết bị lớn, hiện đại cũng như tiến độ công việc nhanh.Sản phẩm của quá trình sản xuất này rất cần thiết cho cuộc sống, và lại phảiluôn cần được bảo dưỡng, điều hành chặt chẽ Trong khi hiện nay, mặc dù

đã cố gắng rất nhiều vào việc đầu tư trang thiết bị công nghệ, nhưng hầuhết máy và thiết bị trong Tổng công ty Sông Đà đều đã rơi vào tình trạnglạc hậu, cũ kỹ Một phần là do hạn chế về nguồn vốn, hầu hết các đơn vịthành viên trong Tổng công ty có lượng vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng ViệtNam, đặc thù ngành nghề có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, vòng quayvốn chậm Trong khi ấy, máy móc thiết bị kinh doanh của ngành đòi hỏivốn đầu tư lớn, ví dụ như nếu sử dụng phương pháp khoan nổ mìn khi đào

Trang 21

hầm thì tốn một khoảng thời gian rất dài, còn nếu sử dụng tổ hợp các thiết

bị thi công ngầm hiện đại hiện nay trên thế giới thì khoảng thời gian rútngắn lại được gần một phần ba, nhưng để có thiết bị như vậy phải đầu tưtới hàng trăm tỷ đồng Muốn đầu tư thì doanh nghiệp phải đi vay, nhưng đivay cũng cần một lượng vốn chủ sở hữu đối ứng.Với vêu cầu đòi hỏi nguồnvốn lớn, các đơn vị trong Tổng công ty rất cần một cơ chế huy động vốnhiệu quả để phát huy hết được khả năng phát triển công nghệ nhằm tăngnăng suất và hiệu quả công việc

Hơn nữa, cũng do đặc thù của ngành xây dựng là các công trường rảirác ở nhiều địa điểm với các địa hình khác nhau, công nhân được phân bốtheo các công trường, do đó rất khó khăn, cồng kềnh trong công tác quản

lý Nhiều công trình thi công ở những địa bàn xa, giao thông liên lạc khókhăn mà luôn cần sự chỉ đạo, điều hành trong tiến độ cũng như thực hiệncông việc nên tính chủ động giảm, hiệu quả thi công thấp

Trong thời gian tới, Tổng công ty Sông Đà sẽ tiếp tục với những côngtrình thuỷ điện mới, những gói thầu mới, đến với nhiều miền đất mới mangánh sáng đến nhiều vùng miền của tổ quốc Để hoàn thành tốt những côngviệc của mình, Tổng công ty Sông Đà cần phát triển, mở rộng khả năngmáy móc, thiết bị Không những vậy, Tổng công ty còn nằm trong vòngquay của thị trường, đất nước đang bước vào kỷ nguyên hội nhập khu vực

và thế giới, hội nhập đã trở thành xu thế không thể tránh khỏi của mỗi quốcgia, mỗi doanh nghiệp trong quốc gia đó với các điều kiện khắt khe Nắmđược xu thế và tình hình mới đó thì thực hiện cổ phần hoá các đơn vị thànhviên trong Tổng công ty là rất cần thiết Đây là một cơ hội đồng thời cũng

là thách thức lớn cho Tổng công ty Sông Đà

Với yêu cầu của quá trình cổ phần hoá, Tổng công ty Sông Đà đã tiếnhành thực hiện quy trình cổ phần hoá ở trong toàn Tổng, sự hoàn thiện củaquy trình sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá thành công

Trang 22

2.2.3 Quy trình thực hiện cổ phần hoá ở Tổng công ty Sông Đà

Quy trình thực hiện cổ phần hoá ở Tổng công ty Sông Đà được tiếnhành theo 4 bước nhưng trong mỗi bước lại có những công việc cụ thể cầnlàm Việc thực hiện quy trình sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của công tác

cổ phần hoá bởi vì thực chất quy trình cổ phần hoá chính là toàn bộ hoạtđộng từ khi doanh nghiệp được lựa chọn là đơn vị cổ phần hoá cho đến khidoanh nghiệp trở thành công ty cổ phần Để thực hiện chuyển đổi mộtdoanh nghiệp thành công ty cổ phần, Tổng công ty Sông Đà tiến hành cácbước như sau:

Bước 1: Thành lập Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc

Được sự uỷ quyền của Bộ Xây dựng, Tổng công ty ra quyết địnhthành lập Ban cổ phần hoá đồng thời với quyết định cổ phần hoá doanhnghiệp

Tiếp đó, Trưởng ban cổ phần hoá lựa chọn và ra quyết định thành lập

tổ giúp việc cổ phần hoá

Tổng công ty không chỉ thành lập Ban cổ phần hoá ở Tổng mà cònthành lập cả Ban cổ phần hoá ở đơn vị nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽgiữa cơ quan Tổng công ty và đơn vị tiến hành cổ phần hoá cũng như có sựhướng dẫn, chỉ đạo kịp thời cho đơn vị trong quá trình thực hiện cổ phầnhoá

Đây là bước chuẩn bị về nhân lực cho cổ phần hoá ở Tổng công tySông Đà

Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá

1 Chuẩn bị hồ sơ tài liệu

Ban cổ phần hoá chỉ đạo tổ giúp việc Tổng công ty và đơn vị lựa chọnphương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm

Trang 23

xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp vàcác văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá

Ở bước này, Ban cổ phần hoá Tổng công ty và doanh nghiệp phải có

sự phân tích tình hình đơn vị một cách cụ thể để quyết định phương phápxác định giá trị cho phù hợp với doanh nghiệp

Sau đó, Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc Tổng công ty giao cho Ban

cổ phần hoá và tổ giúp việc ở đơn vị chuẩn bị đầy đủ các tài liệu như: Các

hồ sơ pháp lý về việc thành lập doanh nghiệp; các hồ sơ pháp lý về tài sảncủa doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê;

hồ sơ về công nợ, đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lýtheo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; hồ sơ về cáccông trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang; hồ sơ về các khoản vốn đầu tưdài hạn vào doanh nghiệp khác như góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần,góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dàihạn khác; báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thờiđiểm xác định giá trị doanh nghiệp; lập danh sách lao động thường xuyênlàm việc tại doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định cổ phần hoá; phânloại lao động theo các đối tượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợpđồng có thời hạn từ 1-3 năm, danh sách lao động dôi dư…; lập dự toán chiphí cổ phần hoá theo chế độ quy định

Các tài liệu do đơn vị tập hợp và đưa lên Ban cổ phần hoá và tổ giúpviệc Tổng công ty xem xét Chuẩn bị hồ sơ tài liệu là công việc rất cần thiết

vì đây sẽ là các cơ sở cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiến hành xử lýcác vấn đề tài chính cũng như xác định giá trị doanh nghiệp và lập toàn bộphương án cổ phần hoá về sau

2 Kiểm kê, xử lý các vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trịdoanh nghiệp

Trang 24

Tổ giúp việc và doanh nghiệp trong Tổng công ty phối hợp với tổchức tư vấn do Tổng công ty thuê tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản,quyết toán tài chính và quyết toán thuế, phối hợp với cơ quan có liên quan

xử lý những vấn đề tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.Ban cổ phần hoá lựa chọn tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp

ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xácđịnh giá trị doanh nghiệp

Sau đó, Ban cổ phần hoá Tổng công ty thẩm tra kết quả kiểm kê, phânloại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo Bộ xây dựng

và Bộ Tài chính

Khi nhận được báo cáo của Ban cổ phần hoá Tổng công ty, Bộ Xâydựng xem xét, phê duyệt và ra quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổphần hoá

3 Hoàn tất phương án cổ phần hoá

+ Căn cứ vào các quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanhnghiệp đã phân tích, Ban cổ phần hoá Tổng công ty giao cho tổ giúp việcTổng công ty và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn định giá lậpphương án cổ phần hoá với các nội dung theo quy định

+ Sau đó, Ban cổ phần hoá và tổ giúp việc Tổng công ty phối hợp với

tổ chức tư vấn hoàn thiện phương án cổ phần hoá, gửi tới từng bộ phậntrong đơn vị cổ phần hoá để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị côngnhân viên chức bất thường

+ Ban cổ phần hoá tổ chức Hội nghị công nhân viên chức bất thường

để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hoá

+ Sau đó, Ban cổ phần hoá Tổng công ty, tổ giúp việc và tổ chức tưvấn tiếp tục hoàn thiện phương án cổ phần hoá để trình cơ quan có thẩmquyền phê duyệt

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w