Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn 8 của Nghĩa Hưng năm học 2011 - 2012(có đáp án)

4 664 0
Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn 8 của Nghĩa Hưng năm học 2011 - 2012(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học : 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi. 1. Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Bình Ngô đại cáo D. Bàn luận về phép học 2. Chữ “văn hiến” trong văn bản “Nước Đại Việt ta” được hiểu là gì? A. Những tác phẩm văn chương B. Những người tài giỏi C. Truyền thống lịch sử vẻ vang D. Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp 3. Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt? A. Nhân nghĩa B. Xem xét C. Độc lập D. Tiêu vong 4. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản “Bàn luận về phép học”? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh 5. Mục đích của câu: “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” là gì? A. Để miêu tả B. Để bộc lộ cảm xúc C. Để cầu khiến D. Để hỏi 6. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác Hồ thuộc thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Tứ tuyệt 7. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? A. Tôi đi học B. Lão Hạc C. Chiếc lá cuối cùng D. Bài toán dân số 8. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của “Bình Ngô đại cáo”? A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” (Quê hương – Tế Hanh) Câu 2 (5,0 điểm): Từ nội dung bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “học” và “hành”? PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN 8 Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm. - Đáp án: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C. Bình Ngô đại cáo 5 B. Để bộc lộ cảm xúc 2 D. Truyền thống văn hóa lâu đời… 6 C. Thất ngôn tứ tuyệt 3 B. Xem xét 7 D. Bài toán dân số 4 C. Nghị luận 8 B. Sau khi quân ta đại thắng… PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 (3,0điểm) * Trình bày cảm nhận về đoạn thơ: - Học sinh giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm… - Giới thiệu, cảm nhận khái quát về nội dung của đoạn thơ… + Tế Hanh sinh năm 1921, quê ở làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940- 1945). Bài thơ “Quê hương” nói lên tình yêu quê hương tha thiết của tác giả được thể hiện qua những vần thơ đậm đà ý vị. Đặc biệt là sáu câu thơ nói về cảnh ra khơi đánh cá của trai tráng “làng chài”… + Cảnh ra khơi đánh cá của trai tráng “làng chài”. Đó là cảnh bình minh đẹp. Bầu trời trong sáng, gió nhẹ thổi, ánh mai hồng bừng lên. Các tính từ dùng rất chọn lọc, tạo nên hình ảnh đẹp: “trong”, “nhẹ”, “hồng”. Giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” + Niềm vui đi chinh phục biển và khí thế ra khơi của bà con dân chài được thể hiện qua các hình ảnh con thuyền, cánh buồm, mái chèo đầy ấn tượng. Chiếc thuyền được so sánh với “con tuấn mã” – ngựa đẹp phi nhanh lướt sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái. Mái chèo như lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống, “phăng” xuống lòng sông. “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.” + Cánh buồm trắng giương to “như mảnh hồn làng” đang mang con thuyền “rướn” lên mặt sóng. So sánh cánh 0,25đ 0,75đ 0,75đ buồm với “mảnh hồn làng” rất sáng tạo nhằm nói lên khí thế lao động và khát vọng ấm no, hạnh phúc của làng chài… Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là một câu thơ rất đẹp gợi lên cánh buồm rất rộng lớn, ôm trọn bầu trời, căng gió biển khơi. Các từ ngữ: “hăng”, “phăng”, “vượt”, “rướn”, “thâu góp” đã làm nổi bật sức mạnh, niềm tin tưởng tự hào vào khí thế ra khơi của đoàn thuyền đánh cá: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” + Khái quát lại nôị dung và nghệ thuật của đoạn thơ… 1,0đ 0,25đ Câu 2 (5,0điểm) * Yêu cầu chung: - Học sinh biết vận dụng, viết đúng đặc trưng của thể loại văn nghị luận đã học. - Bài văn nghị luận trình bày mạch lạc, bố cục 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: *Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận - Trong bài “Bàn luận về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử… - Bài tấu đã khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn. Đặc biệt “học” phải đi đôi với “hành”. 0,5đ b) Thân bài: * Nội dung của phép học trong bài “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp: - Lúc đầu học để bồi lấy gốc, sau học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài… - Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để hành). Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là đạo học mang lại lợi ích cho dân, cho nước. 0,5đ * Giải thích thế nào là “học” và “hành” - Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời. - Hành là vận dụng những kiến thức đã học được để áp dụng vào thực tế trong cuộc sống, trong công việc cụ thể hằng ngày. + Tại sao học phải đi đôi với hành? - Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Đối với học sinh: Mối quan hệ giữa "học" và "hành" là rất quan trọng. Hành là vận dụng lí thuyết đã học để làm bài tập; vân dụng lí thuyết để tổ chức làm thí nghiệm, thực hành… Vì vậy, học mà không hành thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. - Hành mà không học thì hành không trôi chảy: + Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì kết quả công việc sẽ thấp… + Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như ngày nay, nếu không học thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 0,5đ 0,5đ * Bàn luận, mở rộng, đánh giá vấn đề - Khẳng định ý kiến trên của Nguyễn Thiếp là đúng, có cơ sở khoa học và thực tiễn. - Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học vào thực tế… 1,0đ c) Kết bài: * Khẳng định lại vấn đề nghị luận - Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động mới được nâng cao. - Ý kiến của La Sơn Phu Tử là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy, học tập trong thời đại hiện nay. - Suy nghĩ của bản thân… 0,5đ * Lưu ý với câu 2 phần II: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những yêu cầu trên. Biết cách nghị luận vấn đề theo một trình tự hợp lí, có dẫn chứng cụ thể không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu sai từ 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 0,25=> 0,5 điểm. Sai trên 10 lỗi trừ 1,0 điểm. * Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. + Điểm của toàn bài là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn. . PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học : 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm. phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và “hành”? PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2011. học của Chu Tử… - Bài tấu đã khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn. Đặc biệt học phải đi đôi với “hành”. 0,5đ b) Thân bài: * Nội dung của phép học

Ngày đăng: 26/07/2015, 20:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan