Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn 8 của Cẩm Giàng năm học 2014 - 2015(có đáp án)

4 932 2
Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn 8 của Cẩm Giàng năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: " Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc, Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có"… a. Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? b. Tại sao nói văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập? Câu 1 (3,0 điểm): a. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và hành động nói trong những câu sau . (1).Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy của đất ấy để định chỗ ở . ( “Chiếu dời đô” – Lí Công Uẩn ) (2). Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn,làm nổi bật mầu hồng của hai gò má . ( “Trong lòng mẹ” -Nguyên Hồng ) b. Nêu tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong câu sau và hãy viết thêm một cách sắp xếp trật tự từ khác cho câu văn đó. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. c. Phát hiện lỗi logic trong câu sau và chữa lại cho đúng: Trong vườn nhà em, Na, mít, mía, củ đậu, bưởi đều là những cây ăn quả có giá trị . Câu 3 (5,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả khi xa quê. Qua việc đọc, hiểu bài thơ và những hiểu biết về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. –––––––– Hết –––––––– PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Câu 1 (2,0 điểm): a. Nêu được tên văn bản của đoạn trích (0,25); Nêu được tác phẩm có phần văn bản (0,5); Nêu được tác giả (0,25), trình bày đúng chính tả, rõ ràng: Đoạn trích nằm trong văn bản Nước Đại Việt ta, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. - Mức tối đa(1,0): Nêu đúng, đủ yêu cầu đề bài. - Mức chưa tối đa (0,25, 0,50; nêu chưa đủ ý. - Mức chưa đạt: Làm không đúng hoặc không làm bài. b. * Về nội dung (0,75): Lí gải đươc vì sao văn bản được coi là Tuyên ngôn độc lập bằng cách dựa vào nội dung văn bản: Gợi ý: + Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.(0,5) + Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.(0,25) * Về hình thức (0,25): Trình bày ý kiến dưới dạng câu văn nhiều vế hoặc đoạn văn trình bày một luận điểm theo một cách viết đoạn văn nhất định, câu đúng ngữ pháp, thể hiện liên kết. Lí lẽ sắc bén. - Mức tối đa (1,0): Đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức một cách hoàn hảo. - Mức chưa tối đa (0,5, 0,75): Chưa đảm bảo các yêu cầu trên - Mức chưa đạt: làm chưa đúng yêu cầu hoặc không làm bài. Câu 2 (3,0 điểm): a. (1,0) (1) Câu trần thuật (0,25); Thực hiện hành động trình bày (0,25) (2) Câu trần thuật (0,25; Thực hiện hành động tả (0,25) - Mức tối đa ( 1,0 diểm ) : Đạt các yêu cầu câu hỏi. - Mức chưa tối đa ( 0.25->0.75 điểm ): Căn cứ vào mức tối đa cho diểm - Mức chưa đạt : Học sinh làm sai hoặc không làm b. (1,0) + Nêu được tác dụng (0,5): Nhấn mạnh đặc điểm,tính chất của sự vật hiện tượng. + Viết thêm một cách sắp xếp trật từ khác cho câu văn hợp lí, logic (0,5): Gợi ý: Anh uể oải, chống tay xuống phản, vừa rên vừa ngỏng đầu lên, - Mức chưa tối đa (0.5 điểm): Chưa làm đủ, đúng yêu cầu câu hỏi. - Mức chưa tối đa (0,5): làm chưa đủ yêu cầu. - Mức chưa đạt: Làm chưa đúng, hoặc không làm bài. c. (1,0) + Chỉ ra tính không logic về nội dung ngữ nghĩa (0,5): "Na, mít, mía, củ đậu, bưởi ” là các danh từ sự vật, nhưng không cùng loại, không thể trong một phép liệt kê dược. (Hoặc học sinh nêu không cùng trường từ vựng) + Sửa lại cho logic về hình thức nội dung câu (0,5): Gợi ý : Trong vườn nhà em, Na, mít, cam, bưởi đều là những cây ăn quả có giá trị; Hoặc: Trong vườn nhà em, Na, mít, cam, mía, củ đậu bưởi đều là những cây trồng có giá trị kinh tế. - Mức tối đa(1,0) - Mức chưa tối đa ( 0.5 điểm ): Căn cứ vào mức tối đa cho diểm - Mức chưa đạt : Học sinh làm sai hoặc không làm Câu 3 (5,0 điểm): *Tiêu chí về nội dung(4,0): HS sinh phải biết khai thác kiến thức , nghệ thuật từ văn bản Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh để là sáng tỏ luận điểm, biết lấy dẫn chứng từ bài thơ để đưa vào bài. Gợi ý: a. Mở bài: (0,5): Giới thiệu khái quát bài thơ (0,25): nêu vấn đề chứng minh (0,25): Gợi ý: Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận chung của người viết, nêu luận điểm cần chứng minh. - Mức tối đa (0,5): Đảm bảo yêu cầu nội dung mở bài bài nghị luận. - Mức chưa tối đa (0,25); Chưa làm đủ yêu cầu. - Mức chưa đạt : Làm chưa đúng yêu cầu hoặc không làm bài. b. Thân bài (3,0) * Chứng minh làm rõ tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong bài thơ ( 2,0): + Thể hiện ở cách giới thiệu làng quê và miêu tả hình ảnh những ngươì dân chài khoẻ khoắn, đầy sức sống khi ra khơi đánh cá.(0,75) + Thể hiện ở cách miêu tả hình ảnh những người dân trong làng ra đón và đoàn thuyền đánh cá trở về.(0,75) + Thể hiện ở nỗi nhớ tha thiết quê hương khi nhà thơ đi xa.(0,5) * Đánh giá, bình luận (1,0): Gợi ý: Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ thơ bình dị mà gợi cảm; hình ảnh chọn lọc; tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Bài thơ cho ta thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết, sâu nặng của nhà thơ. Đó tình cảm của mồi người dân Việt khi xa quê để đi làm ăn xa, xa gia đình, xa tổ quốc…(Lấy dẫn chứng thực tế) - mức tối đa (3,0): Đảm bảo các ý cần chứng minh làm rõ luận điểm. - Mức chưa tối đa (1,0, 2,0,….): Chưa chứng minh đủ yêu cầu ở mức tối đa. - Mức chưa đạt: Làm không đúng yêu cầu hoặc không làm bài. c. Kết bài (0,5): + Khẳng định nội dung chứng minh (0,25) + Bày tỏ mong muốn, liên hệ cuộc sống hiện tại (0,25) - Mức tối đa (0,5): Đảm bảo yêu cầu nội dung kết bài văn chứng minh. - Mức chưa tối đa 90,25): Chưa làm đủ yêu cầu - Mức chưa đạt: làm không đúng hoặc không làm bài. * Tiêu chí hình thức, lập luận, sáng tạo (1,0) a. Hình thức (0,5): + HS phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh. Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn. (0,25) + HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài làm một cách hợp lí để tăng tính thuyết phục cho bài văn. (0,25) - Mức tối đa (0,5): Đảm bảo yêu cầu kiểu bài nghị luận có sử dụng các yếu tố khác. - Mức chưa tối đa (0,25): Chưa đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức bài văn. - Mức chưa đạt: Làm không đúng kiểu bài hoặc bỏ không làm bài. b. Lập luận (0,25): Sử dụng phép lập luận chứng minh, hệ thống luận điểm, luận cứ được sắp xếp hợp lí hướng vào làm rõ vấn đề cần chứng minh. - Mức tối đa (0,25): Đáp ứng yêu cầu lập luận văn chứng minh. - Mức chưa đạt: Lập luận không đúng yêu cầu. c. Sáng tạo (0,25): Lí lẽ sắc bén, lời văn linh hoạt không máy móc, khôn mẫu, có cách chứng minh mới lạ nhưng đúng yêu cầu kểu bài và làm rõ vấn đề. - Mức tối đa (0,25): Đáp ứng yêu cầu về sáng tạo khi viết văn. - Mức chưa đạt: Viết khuôn mẫu, lắp ghép. Hết . PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 2 (2,0. CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Câu 1 (2,0 điểm): a. Nêu được tên văn bản của đoạn trích (0,25); Nêu được tác phẩm có phần văn bản (0,5); Nêu. nước của người Việt Nam, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. –––––––– Hết –––––––– PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ II NĂM

Ngày đăng: 26/07/2015, 20:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan