Nhờ những cải cách kinh tế sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ 4,5% bình quân năm. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ LÀM CHÍNH SÁCH Phạm Quang Diệu Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT Hà Nội 8/2006 1/ BỐI CẢNH CHUNG Nhờ những cải cách kinh tế sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ 4,5% bình quân năm. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai, sản xuất hạt điều đứng thứ ba và xuất khẩu cà phê thứ tư trên thế giới. Hiện nay ngoài một số ít sản phẩm phải nhập khẩu như sữa, dầu ăn, bông, thuốc lá, gỗ và bột giấy, hầu hết các nông lâm hải sản của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu. Trong giai đoạn vừa qua, quá trình chuyển đổi từ sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang quy mô, hàng hoá đã giúp ngành nông hộ và các nhà kinh doanh nông sản gặt hái được những thành tựu to lớn về tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập nhưng cũng đang đặt ra những thách thức rất to lớn về những rủi ro của biến động thị trường. Trường hợp của các mặt hàng như cà phê, hồ tiêu, chè, cá basha…trong thời gian qua đã cho thấy những tác động tiêu cực của rủi ro thị trường đối với sản xuất và kinh doanh nông sản. Thực tế cho thấy đầu ra cho các nông lâm sản hàng hóa đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp, có tiêu thụ được sản phẩm thì mới vận hành được toàn bộ dây chuyền từ sản xuất, đến chế biến, kinh doanh. Thị trường đang trở thành tín hiệu và định hướng kéo theo các lĩnh vực liên quan khác như dịch vụ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, các ngành nghề phụ….Do đó công tác phát triển thị trường trở thành một trong những định hướng ưu tiên chiến lược trong giai đoạn phát triển hiện nay. Khâu đầu tiên cho công tác phát triển thị trường là thông tin thị trường và khâu tiếp theo là xúc tiến thương mại. Để vận hành nền kinh tế trong cơ chế thị trường, đối với các cấp quản lý nhà nước, thông tin thị trường giúp cho việc hình thành một chiến lược đầu tư hiệu quả cho công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở hạ Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 1 tầng, hoặc tổ chức sản xuất, giúp hình thành các chính sách thích hợp để bảo vệ, hỗ trợ sản xuất trong nước. Đối với người sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường giúp đưa ra quyết định hợp lý về đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh, chọn thị trường thích hợp. Do thông tin thị trường nông lâm sản là thông tin tổng hợp, liên ngành, liên quan chặt đến chính sách, quyền lợi quốc gia nên hầu hết các nước đều coi thu thập, phân tích, thông tin trong toàn ngành là công việc của nhà nước, trước hết là của Bộ Nông nghiệp. Cung cấp thông tin trên qui mô ngành là công việc của các cơ quan nhà nước tổ chức và phối hợp chặt với hoạt động phát triển thị trường của các thành phần kinh tế khác. Rõ ràng trong cơ chế thị trường, thông tin thị trường là xuất phát điểm để định hướng đầu tư và tổ chức toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh, là cơ sở để hoạch định chính sách. 2/ ĐÁNH GÍA THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ LÀM CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY: Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin đặc biệt trong hoạt động kinh tế, nhu cầu phát triển thông tin về thị trường như cung, cầu, giá cả, xu hướng phát triển. Hệ thống cung cấp thông tin thị trường tương đối phong phú bao gồm cả những nguồn thông tin tổng hợp và những nguồn thông tin chuyên ngành. Mọi người có thể tiếp cận thông tin về thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau như báo, tạp chí, các báo cáo; ấn phẩm và website, truyền hình. Thông qua khảo sát sơ bộ về một số nguồn cung cấp thông tin thị trường đại diện cho thấy: Báo chí là một loại hình phổ biến trong lĩnh vực cung cấp thông tin đến cho người dân từ các nhà quản lý cho đến những người nông dân. Một số các loại báo chí cung cấp thông tin thị trường qua khảo sát 1 như “Diễn đàn doanh nghiệp”, “Thời báo kinh tế Sài Gòn”, “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Đầu tư”, “Thương mại”, “Nông nghiệp Việt Nam”; “Nông thôn ngày này” nhìn chung đều cung cấp thông tin phong 1 Xem phân tích chi tiết trong phụ lục kèm theo Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 2 phú về tin tức thị trường, khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội; các chuyên mục sinh động về nội dung. Các loại “Diễn đàn doanh nghiệp”, “Thời báo kinh tế Sài Gòn”, “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Đầu tư”, “Thương mại” đặc biệt là “Thời báo kinh tế Việt Nam” cung cấp rất nhiều các thông tin đa dạng nổi bật và bổ ích về hoạt động kinh tế, kinh doanh, thương mại và hội nhập chủ yếu cho doanh nghiệp, nhà quản lý và người nghiên cứu. Tuy nhiên, thông tin về giá cả, thị trường nông sản chưa được cung cấp một cách đầy đủ và hệ thống. Còn các báo chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp như “Nông nghiệp Việt Nam”; “Nông thôn ngày này” chủ yếu cung cấp cho nông dân các thông tin thời sự trong nước và kỹ thuật nuôi trồng sản xuất, thiên về nông học; các thông tin về thị trường giá cả trong lĩnh vực nông sản không được đề cập nhiều. Những đánh giá chung về một số báo chí được khảo sát đại diện như sau: • Báo mang tính chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp như “Nông nghiệp Việt Nam” và “Nông thôn ngày nay” chủ yếu đưa ra các tin tức, phóng sự nông thôn và một số kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi trồng cho đối tượng độc giả là những người nông dân. Tuy nhiên, các báo này không đưa ra nhiều các thông tin về giá cả thị trường nông sản. • Báo mang tính tổng hợp trong lĩnh vực kinh tế và thương mại có liên quan đến thông tin thị trường như “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Đầu tư” và “Thương mại”: o Thời báo kinh tế Việt Nam chủ yếu đưa ra thông tin kinh tế thị trường và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Với đối tượng là doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu “Thời báo kinh tế Việt Nam” đã đưa các thông tin tương đối đa dạng, phong phú về các lĩnh vực trong nền kinh tế và thông tin giá cả thị trường trong nước và quốc tế. Nhưng nó chỉ mang tính cung cấp thông tin cơ bản về thị trường trong nhiều lĩnh vực mà không có nhiều các phân tích, đánh giá về tình hình thị trường cũng như các phân tích đánh giá mang tính dự báo. o “Đầu tư” cũng được đánh giá là cung cấp thông tin đa dạng cho nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách về lĩnh vực kinh tế, cơ hội Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 3 đầu tư và hoạt động tài chính. Tuy nhiên, các thông tin thị trường lại ngắn, không nhiều và không chi tiết. o Bên cạnh đó, thông tin về hoạt động xúc tiến thương mại và thông tin sự kiện về xuất khẩu được đưa ra chủ yếu và được cập nhật trong báo “Thương mại” cho các doanh nghiệp, nhà quản lý và nghiên cứu. Nhưng những thông tin về giá cả thị trường đặc biệt là thị trường nông sản không phải là nội dung được đề cập nhiều và mang tính cập nhật. Tạp chí cung cấp được nhiều thông tin đa dạng và chi tiết hơn. Bên cạnh cung cấp thông tin còn có những phân tích đánh giá hoặc là kết quả nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường trong nước và quốc tế. Nhìn chung, một số tạp chí đã cung cấp được các thông tin cập nhật mang tính phân tích về những biến động của thị trường, kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển và những trao đổi cùng với các nhà hoạch định chính sách, doanh nhân v.v… Trong các tạp chí khảo sát, “Con số và sự kiện”; “Thị trường và giá cả” tương đối cập nhật số liệu thống kê về giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu và chỉ số giá tiêu dùng (theo vùng lãnh thổ và các lĩnh vực chính trong cả nước). Ngoài ra nhiều tạp chí còn đưa ra các dự báo xu thế giá cả thị trường. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng nông sản các chí chưa có những phân tích về cung cầu thị trường nông sản trong nước và quốc tế. Trong khi đó, các tạp chí chuyên ngành như “Nông nghiệp &PTNT”; “Nông thôn mới” chủ yếu đưa ra các kết quả nghiên cứu (đặc biệt về giống, kỹ thuật áp dụng và mô hình áp dụng thử nghiệm); những trao đổi và thực trạng còn thông tin thị trường nông sản hầu như không có. Những đánh giá chung về một số tạp chí được khảo sát đại diện như sau: • Đối với tạp chí chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn: o Tạp chí “Nông nghiệp&PTNT” hướng đối tượng chủ yếu là nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và nhà quản lý. Do đó các nội dung chính được đề cập là các kết quả nghiên cứu (như về giống, kỹ thuật áp dụng và mô hình…) và một số bài về phân tích thực trạng trong lĩnh vực nông Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 4 nghiệp và PTNT có đưa ra những kiến nghị giải pháp còn những thông tin thị trường không được coi là mảng nội dung định hướng của tạp chí. o Cũng như tạp chí “Nông nghiệp&PTNT” thì tạp chí “Nông thôn mới”, nội dung về thông tin thị trường không được đưa ra mà chủ yếu là các trao đổi về tình hình thực trạng nông nghiệp và một số các hoạt động của Hội nông dân nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản lý. • Đối với các tạp chí không thuộc ngành nông nghiệp&PTNT: o Với hướng đối tượng là các nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất và doanh nghiệp, tạp chí “Con số và sự kiện” cung cấp nhiều các thông tin về thị trường thông qua các thông kê con số trên thị trường và các số liệu về giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu cũng như chỉ số giá tiêu dùng được cập nhật thường xuyên. o Tạp chí “Thị trường và giá cả” cũng được đánh giá là tạp chí cung cấp các thông tin thị trường giá cả có tính cập nhật trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng nhằm giúp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà hoạch chính sách có thêm các thông tin về biến động thị trường và phương hướng mục tiêu phát triển. o Tuy nhiên, các tạp chí này cũng không đưa ra chuyên mục cho thông tin thị trường nông sản nói riêng mà chỉ mang tính thông tin thị trường tổng hợp cho nhiều ngành khác nhau. Báo điện tử (website) đang ngày được nhiều người quan tâm đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây sẽ được coi là công cụ cung cấp thông tin phong phú, nhanh và phục vụ được cho nhiều đối tượng. Với chủ trương phổ cập tin học tới nông thôn, báo điện tử là một địa chỉ hữu dụng cho gần 80% dân số Việt Nam tăng cường năng lực sản xuất của mình. Hiện nay, hầu như các bộ, ngành, tỉnh đều có một website để cung cấp thông tin đến cho người dân. Ngoài ra các tổ chức cùng với các doanh nghiệp cũng không ngừng xây dựng website để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, phân tích phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu. Thông qua các trang báo điện tử, mọi người cũng có thể biết được các thông tin về văn bản, chính Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 5 sách mới ban hành của các bộ ngành liên quan; biện pháp và kỹ thuật nuôi trồng; kinh nghiệp doanh nhân và các thông tin biến động giá cả thị trường được cập nhật hàng ngày. • Một số trang web tin tức như www.vnexpress.vn; www.vnn.vn là những trang web thông tin có đề cập đến các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chưa có nhiều về thị trường nông sản. Có những trang như www.dost- dongnai.gov.vn; www.agroviet.gov.vn/knct cập nhật bảng giá của một số các loại mặt hàng trong tỉnh, xã. Đặc biệt trang báo điện tử của trung tâm Tin Học NN&PTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn http://www.agroviet.gov.vn thường xuyên cập nhật thông tin thị trường; tìm kiếm đối tác; thông tin khoa học kỹ thuật, phát triển nông thôn; các chủ trương chính sách tạo điều kiện tiếp cận với bộ máy quản lý nhà nước; hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp và nông thôn. Một trang web khác của Trung tâm Thông tin, Bộ Thương mại là vinanet đó là www.vinanet.com.vn chuyên sâu về thông tin thương mại và thị trường với tin tức cập nhật trong ngày. Những đánh giá chung về một số website được khảo sát đại diện như sau: Nhìn chung các trang web điện tử vẫn còn một số điểm yếu trong công tác thông tin thị trường như sau: • Các thông tin mới ở dạng tin tức cập nhật chưa có sự phân tích và dự báo. Trong một xu thế như hiện nay với rất nhiều kênh và luồng thông tin, người đọc đặc biệt là các cán bộ hoạch định chính sách có nhu cầu đối với thông tin mang tính phân tích, định hướng và đáng tin cậy để có được những nhận định chính xác và có được các quyết sách hợp lý. • Các trang web mới dừng ở dạng tin thông thường, chưa có trang web nào có những cơ sở dữ liệu mang tính hệ thống như giá cả theo chuỗi hoặc phân tích thị trường định kỳ. Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 6 Chưa có trang web nào có sự phân chia thông tin thị trường theo ngành hàng nông sản, ngoại trừ hai trang web agroviet và vinanet, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở tin tức, trong khi thiếu bình luận và dự báo. • Đối với các trang website chuyên ngành: o http://www.mard.gov.vn là một trang báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu chỉ cập nhật các báo cáo và văn bản ban hành mới và chính sách của Bộ o http://www.agroviet.gov.vn là trang báo điện tử về thông tin nông nghiệp và nông thông Việt Nam. Tại trang web này bạn đọc có thể tìm các thông tin giá cả thị trường và dự báo, thông tin về văn bản và chính sách của Bộ o http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn là trang báo điện tử về bản tin Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. HCM. Trang này cung cấp các thông tin giá cả sản phẩm hàng hóa chuyên biệt của ngành nông nghiệp tại TP HCM o http://vcn.vnn.vn là trang web của Viện chăn nuôi định hướng cung cấp thông tin cho nông dân, nhà sản xuất và doanh nghiệp. Trang web cập nhật những bản tin ngắn về tình hình biến động thị trường nông sản (chăn nuôi) như giá cả của một số sản phẩm từ chăn nuôi (thịt bò, thịt lợn…) tại một số thị trường. o http://www.agroviet.gov.vn là bản tin thị trường nông sản Cần Thơ. Trang này có cập nhật thường xuyên thông tin giá cả các mặt hàng nông sản cho nông dân, nhà sản xuất và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản tin này chỉ thống kê giá cả cả các mặt hàng của tỉnh Cần Thơ • Một số website không chuyên ngành khác: o http://www.vnexpress.net có chuyên mục kinh doanh, chủ yếu đưa ra các thông tin ngắn về thị trường và các sự kiện kinh tế nổi bật. Nhìn chung trang tin tức Việt Nam, thông tin tương đối phong phú và cập nhật. Tuy nhiên, các thông tin về giá cả thị trường là rải rác không nhiều. o http://www.vir.com.vn là trang web “đầu tư” của Bộ kế hoạch và đầu tư nhằm cung cấp thông tin về thị trường, sản xuất; thương hiệu; xuất khẩu và hội nhập. Trang này cũng có một chuyên mục riêng cho lĩnh vực nông nghiệp là “thị trường nông lâm sản”, nhưng nó cũng chỉ mang tính cung Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 7 cấp các tin tức sự kiện, thời sự còn thông tin về giá cả thị trường nông sản chưa có sự thống kê con số và phân tích đánh giá. o http://www.mot.gov.vn là trang web của Bộ thương mại, cung cấp thông tin về các hoạt động thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các chính sách, quy định liên quan đến thương mại. Thông tin ở mức độ vĩ mô cho toàn bộ nền kinh tế, thông tin về nông nghiệp nông thôn chưa được đề cập nhiều. o http://www.vietrade.gov.vn trang thông tin của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại chủ yếu đăng tải các tin tức hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại. Trang web cũng đề cập đến các báo cáo, tài liệu .hỗ trợ, tư vấn cho các đơn vị trong công tác xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Báo cáo của các bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt không chỉ cung cấp thông tin mà còn có những phân tích đánh giá. Tuy nhiên chủ yếu dành cho nhà hoạch định, quản lý. Truyền hình là loại phương tiện truyền thông đa số người dân đều có thể tiếp cận và tiếp cận hàng ngày. Thông qua những tin vắn thời sự người dân có thể có được những thông tin cập nhật nhất. Bên cạnh đó đài truyền hình VTV2 có chuyên mục “Bạn nhà nông” dành cho những người nông dân. Nhưng chuyên mục này chủ yếu đưa ra các thông tin về kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng và thông tin về kinh nghiệm sản xuất. Đối với trong ngành nông nghiệp, hiện nay ngoài báo chí chỉ có một số nguồn cung ứng thông tin thị trường cho các nhà hoạch định chính sách như Trung tâm Tin học, Viện Chính sách chiến lược PTNNT, hoặc tờ Tạp chí Nông nghiệp&PTNT (đối với tạp chí đã phân tích ở phần trên). • Trung tâm Tin học có các công cụ cung cấp thông tin như bản tin sản xuất và thị trường hàng tuần, hoặc thông tin thông qua website agroviet. Những thông tin của các kênh này cập nhật, tuy nhiên chưa có nhiều phân tích và dự báo, hoặc chưa theo sát với nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách của Bộ ngành. • Đối với các kết quả nghiên cứu đã có các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các phân tích đề cập đến các vấn đề về thị trường và ngành hàng nông sản, điển hình như Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 8 Viện chính sách Chiến lược, hoặc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trước đây. Ngoài ra có một số lượng lớn các nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế, ngành hàng do các dự án quốc tế tài trợ. Tuy nhiên có một đặc điểm chung đó là các kết quả nghiên cứu chưa được chuyển tải thành các bài viết, tổng thuật ngắn gọn, trình bày dưới một ngôn ngữ dễ hiểu cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Thông thường, các kết quả nghiên cứu chỉ ở dưới dạng các báo cáo và được lưu giữ ở các đơn vị giao nhiệm vụ như Vụ Khoa học Công nghệ hoặc các dự án, hoặc thông qua các hội thảo với số lượng người tham dự hạn chế. Như vậy, các thông tin từ các kết quả nghiên cứu chưa được chuyển tải rộng rãi đến các đối tượng quan tâm, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách. • Mới đây, Viện chính sách chiến lược PTNNT mới xuất bản ấn phẩm về thông tin thị trường hàng tháng đó là “Thị trường nông sản”. Mặc dù có thông tin ở dạng phân tích song vẫn còn nhiều bất cập, đó là do mới hình thành nên đội ngũ viết bài còn chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực phân tích chưa thật tốt và ấn phẩm do nước ngoài tài trợ nên tính bền vững chưa cao. • Một đặc điểm đáng quan tâm nữa trong cung cấp thông tin đó là thiếu các thông tin định kỳ có phân tích. Hiện nay, Vụ Kế hoạch có các báo cáo theo tháng và hàng năm về toàn ngành. Thông tin chủ yếu dựa vào địa phương cung cấp. Tuy nhiên, những thông tin như vậy chưa đầy đủ. Ví dụ, thông tin về một ngành hàng chưa cho thấy tất cả các khâu trong ngành hàng đó, thông thường mới chỉ có thông tin sản xuất; thông tin xuất khẩu; thông tin nhập khẩu; trong khi đó thông tin về tiêu dùng và tồn kho không có. Như vậy, công tác dự báo để có những gợi ý cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ vẫn còn gặp khó khăn. 3/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ LÀM CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP. 3.1. Nhu cầu thông tin thị trường Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, ngành nông nghiệp Việt Nam có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu các mặt hàng Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 9 nông sản lớn trên thế giới như gạo, cà phê, chè, hồ tiêu, điều….ngành kinh doanh nông sản là một ngành quan trọng và có vị trí quan trọng ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu tăng cường mạng lưới thông tin về lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đặc biệt thông tin về giá cả, về thị trường, dự báo thị trường và định hướng sản xuất từng ngành hàng gắn kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay đang rất lớn và đa dạng. Các nhà hoạch định chính sách là người làm công tác quản lý cần các thông tin chuyên sâu trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Họ cần thông tin liên quan đến chính sách, quản lý vĩ mô ngành nông nghiệp; thông tin trường trong nước và quốc tế vì đối với ngành nông nghiệp sau khi đã trả lời câu hỏi sản xuất cái gì dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và khí hậu rồi thì phải trả lời câu hỏi bán ở đâu dựa trên nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế đặc biệt là đối với các mặt nông sản trọng yếu xuất khẩu của Việt Nam. Hoạch định chính sách phải gắn liền với nhu cầu thị trường để từ đó hướng tới sản xuất cái gì. Thị trường ngày càng trở thành một trong những chủ đề quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển sang sản xuất hàng hoá và hướng theo thị trường, và thị trường nông sản là thị trường dễ chịu rủi ro và tổn thương (ví dụ như đã xảy ra đối với các ngành cà phê, hồ tiêu, mía đường…) nên thông tin thị trường nông sản cập nhật có xử lý và đưa ra dự báo định hướng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong công tác quản lý nhà nước và hoạch định chiến lược phát triển. Theo một nghiên cứu của MISPA đối với nhu cầu thông tin về thị trường thì những thông tin được các nhà hoạch định chính sách ở cấp độ địa phương quan tâm là các thông tin hàng tuần về giá cả các mặt hàng tại địa phương mình cũng như giá cả chung về các mặt hàng nông sản trên cả nước. Việc nắm bắt diễn biến giá cả có ý nghĩa khá quan trọng giúp họ trong công tác chỉ đạo, quản lý sản xuất và trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp, nông sản. Nhu cầu thông tin của người làm công tác quản lý cấp Bộ, Sở trong ngành nông nghiệp thông thường là những thông tin chuyên sâu. Họ phụ trách các lĩnh vực khác nhau như: Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Khuyến Nông, Quản lý xây dựng công trình, Quản lý khoa học, Kế hoạch tài chính của Bộ…Những thông điệp được Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 10 [...]... liệu • Nhu cầu thông tin thị trường về nông sản còn rất nhiều để khai thác Thách thức • Nguồn cung thông tin về thị trường nông sản như giá cả, nhu cầu còn thiếu và chưa mang tính hệ thống • Khai thác thông tin, phân tích tổng hợp đưa những thông tin chất lượng và bổ ích đến các đối tượng độc giả • Phân tích đánh giá chưa có nhiều • Nguồn cung thông tin chưa tiếp cận đến người có nhu cầu • Thông tin dự... công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và PTNT Bên cạnh đó, nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin thị trường, giá cả nông sản, Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT đang triển khai dự án xây dựng mạng lưới thông tin thị trường nông nghiệp, dự kiến mở rộng ra 20 tỉnh vào năm 2006 Bên cạnh cơ hội cho thị trường thông tin thị trường nông sản cũng còn có nhiều thách thức phải đối mặt Đứng trước... thập và xử lý tin tức thị trường để có được nguồn thông tin thu thập đảm bảo yêu cầu nhanh và chính xác • Có đội ngũ xử lý tin, đặc biệt đội ngũ phân tích thông tin để đảm bảo thông tin mang tính phân tích và dự báo • Có các kênh thông tin đầu ra cho các nhà hoạch định chính sách để đảm bảo tính kịp thời 3.2.2 Nội dung cơ bản • Xác định các chỉ tiêu thông tin cơ bản về thị trường nông sản Công tác cung. .. ma trận SWOT2 về đánh giá thị trường thông tin thị trường nông sản như sau: Điểm mạnh Cơ hội • Nguồn cung cấp thông tin phong phú và đa dạng • Sự phát triển của công nghệ thông tin • Các phương tiện cung cấp thông tin đều có chuyên mục nội dung về tình hình kinh tế, thị trường • Mở rộng kết nối thông tin giữa các bộ ngành • Nhiều thông tin nổi bật, trọng điểm được đăng tải và có đề cập ở mức độ phân... tâm Thông tin/ Viện Chính sách& Chiến lược Nông nghiệp PTNT và Trung tâm Tin học, còn ở cấp địa phương có thể tổ chức theo các Sở hoặc lồng ghép với bộ máy khuyến nông • Tăng cường đầu tư cho bộ máy thu thập và xử lý tin tức thị trường để có được nguồn thông tin thu thập đảm bảo yêu cầu nhanh và chính xác • Đầu tư nâng cao năng lực của đội ngũ xử lý tin, đặc biệt đội ngũ phân tích thông tin để đảm bảo thông. .. hình thức và phương thức cung cấp thông tin Các hình thức và phương thức cung cấp thông tin gồm có: o Mạng LAN nội bộ o Ấn phẩm: tạp chí, bản tin o Thư điện tử: thông qua email o Website: phát trên website Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 15 o Truyền hình: các kênh truyền hình • Công nghệ và thiết bị phục vụ cung cấp thông tin. .. do thông tin báo chí tuy nhanh, kịp thời song thường thiếu tính khoa học và đáng tin cậy 3.1.2 Cơ hội, thách thức cho hoạt động cung cấp thông tin thị trường nông sản Hiện nay với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cùng với với sự quan tâm của Chính phủ trong việc phát triển thông tin, các bộ ban ngành đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng nguồn thu thập và cung cấp thông tin, ... trung vào tin tức, phát tin trên website hoặc ấn phẩm tuần Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNT tập trung vào thông tin phân tích và dự báo, xuất bản ấn phẩm định kỳ Các đơn vị cở sở có thể xuất bản các ấn phẩm tin tức địa phương hoặc bao gồm thông tin chia sẻ được tuỳ theo nhu cầu của mình Giữa các đơn vị này có mối quan hệ, chia sẻ thông tin cho nhau và sử dụng thông tin. .. Công tác cung cấp thông tin thị trường nông sản phải đảm bảo xác định được các chỉ tiêu cơ bản của thông tin thị trường nông sản Ở đây, tuy thuộc vào thời lượng của thông tin mà có những tiêu chí khác nhau, tuy nhiên có thể đưa ra một số tiêu chí chung như sau: o Cơ sở dữ liệu: Hình thành cơ sở dữ liệu (CSDL) hoàn chỉnh để có thể cung cấp thông tin theo chuỗi và lịch sử CSDL gồm có dữ liệu và số liệu,... Khurana và Anthony C Danca Về phân tích cho quốc gia có thể tham khảo David Dapice 2003 Phạm Quang Diệu Trung tâm Thông tin (AGROINFO); 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ phamquangdieu@yahoo.com; 04.7280490 13 hoạch định chính sách 3.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho người quản lý và làm chính sách nông nghiệp: 3.2.1 Mục tiêu đề ra Trong thời gian tới đứng trước những thách thức của . ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ LÀM CHÍNH SÁCH Phạm Quang Diệu Viện Chính sách và Chiến. CÁC HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ LÀM CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP. 3.1. Nhu cầu thông tin thị trường Trong