1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo

116 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Quản lý giáo dục là một khâu yếu của chúng ta hiện nay

Trang 1

Lời cảm ơn

Sau hai năm (2004-2006) học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thànhchương trình khoá học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại trường Đại

học sư phạm Hà Nội và hoàn thành luận văn “Một số biện pháp phát triển

ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo”.

Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo

đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; Đặcbiệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo quý báu của Giáo sư Tiến sĩ khoa học NguyễnMinh Đường, Viện chiến lược và chương trình giáo dục Việt Nam, người thầy

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng, Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyệnVĩnh Bảo, Phòng thống kê, Phòng giáo dục, các cán bộ quản lý các trườngTiểu học, THCS trong huyện, cùng anh em đồng nghiệp trong cơ quan và giađình đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành việc thu thập và xử lý thông tinphục vụ quá trình nghiên cứu của mình

-Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trong luận văn nàykhông tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn vàđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Mục lục

Trang 2

Mở đầu 7

I Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2.1 Vai trò của CNTT với Giáo dục - Đào tạo 161.2.2 Xu thế phát triển của chính phủ điện tử 201.2.3 Lợi thế của quản lý bằng CNTT so với quản lý truyền thống 22

1.3 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về ứng

Trang 3

1.5 Tin học hoá QLGD 261.5.1 Xây dựng mạng LAN trong nội bộ cơ quan Phòng Giáo dục 261.5.2 Xây dựng mạng Intranet (gồm phòng giáo dục với các trường) 261.5.3 Xây dựng mạng Internet WWW (gồm Phòng Giáo dục, các

1.7 Các điều kiện để phát triển việc ứng dụng CNTT trong

33

33

2.1 Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,

và thực trạng về tình hình giáo dục huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 332.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực 332.1.2 Thực trạng về giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng 36

2.2 Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính

sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng

dụng CNTT trong giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng 54

2.5 Thực trạng về thực hiện ứng dụng CNTT trong QLGD ở

2.6 Các điều kiện để ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh

Trang 4

Chương III Một số giải pháp phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở

3.1 Quán triệt chủ trương ứng dụng CNTT trong QLGD; Xu

3.3.3 Giải pháp 3: Tăng cường CSVC kỹ thuật cho việc phát triển

ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng 993.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng cơ chế về ứng dụng CNTT trong QLGD 1013.3.5 Giải pháp 5: Xây dựng mô hình thí điểm 1043.4 Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 105

Phụ lục 2 Mẫu phiếu điều tra về tính cấp thiết của các giải pháp 111

Phụ lục 3 Mẫu phiếu điểu tra về tính khả thi của các giải pháp 112

Trang 5

Các ký hiệu viết tắt

mở đầu

Trang 6

I Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề

và ra quyết định” (Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trang 35)

Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII về giáodục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo theo quanđiểm “là quốc sách hàng đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao đẩy mạnh giảng dạy các môn môn tin học và ngoại ngữ,đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD ”

Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào

tạo Hải Phòng: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT-BGD&ĐT (ngày 30/7/2001)

về việc tăng cường giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáodục giai đoạn 2001-2010 nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trìnhđổi mới nội dung, phương pháp trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng caochất lượng việc giảng dạy và học tập tin học trong trường phổ thông HảiPhòng Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và QLGD là khâuđột phá của giáo dục-đào tạo Hải Phòng”

Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo lần thứ XXIII về giáo dục

- đào tạo: “ Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáodục đạo đức, giáo dục truyền thống, chú trọng các môn tin học, ngoại ngữ,đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường học, đáp ứngyêu cầu học tập của các đối tượng ”

Ngày nay, CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh

tế, xã hội và trong giáo dục Về tầm quan trọng của CNTT, Hiến chương

Trang 7

OKINAWA về xã hội thông tin toàn cầu đã chỉ rõ: “ CNTT và truyền thông

là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt của thế kỷ 21 Nó tác độngsâu sắc đến cách thức chúng ta sống, học tập và làm việc; và cách thức Nhànước giao tiếp với dân chúng CNTT sẽ phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ lẫnnhau tạo nên sự phát triển kinh tế, mang lại thịnh vượng chung, nuôi dưỡngcác mối liên kết xã hội, hiện thực hoá tiềm năng của chúng ta trong việc tăngcường dân chủ, tạo tính chất trong suốt cao hơn trong các hoạt động Nhànước, hỗ trợ phát triển quyền con người, tăng cường tính đa dạng văn hoá vànuôi dưỡng hoà bình, ổn định thế giới ”

Thực hiện các chủ trương của Nhà nước và của Sở Giáo dục - Đào tạoHải Phòng, huyện Vĩnh Bảo trong những năm qua đã bước đầu ứng dụngCNTT trong QLGD và đã mang lại những kết quả đáng kể Tuy nhiên, cũngcòn gặp nhiều khó khăn và bất cập, cần được nghiên cứu để tìm những biệnpháp nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD trong thời gian tới

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trongQLGD Hệ thống thông tin quản lý (MIS) đã được áp dụng rộng rãi ở nhiềunước trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, từ năm 2002, hệ thống quản lýnhân sự trong giáo dục (thuộc dự án PMIS) và quản lý hồ sơ trường học(EMIS) mới được đưa vào ứng dụng trong QLGD và vẫn đang trong quá trìnhthử nghiệm và hoàn thiện dần Trên thực tế, vấn đề ứng dụng CNTT trongQLGD ở huyện Vĩnh Bảo đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu

Do vậy, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển ứng dụng

CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng” làm đề tài luận văn

Thạc sĩ của mình

Trang 8

II Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ởhuyện Vĩnh Bảo, Hải phòng

III Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1 Khách thể

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục

2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục ở huyệnVĩnh Bảo Hải Phòng

IV Giả thuyết khoa học

Ngày nay, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đờisống kinh tế xã hội, nó đã đem lại hiệu quả kinh tế rất to lớn Tuy nhiên, việcứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục ở Vĩnh Bảo đang mới ở bước khởiđầu Nếu vận dụng cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý giáo dục đồng thời căn cứ vào thực trạng về quản lý giáo dục ở Vĩnh Bảothì sẽ có thể đề xuất được một số biện pháp cấp thiết và khả thi để phát triểnứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

V Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong QLGD;

2 Đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo;

3 Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển việc ứng dụng CNTT trongQLGD ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Trang 9

VI Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo trực tiếp quản lý các trường mầm non,tiểu học và THCS; Vì các trường mầm non là loại hình trường bán công, điềukiện về đội ngũ, CSVC còn gặp nhiều khó khăn, cho nên đề tài này chỉ tậptrung nghiên cứu việc phát triển ứng dụng CNTT trong phòng giáo dục và cáctrường tiểu học, THCS trong huyện

VII Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về lý luận liên quan đến việcứng dụng CNTT trong QLGD

2 Nhóm phương pháp thực tiễn

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra khảo sát, hội thảo để thuthập thông tin về đánh giá thực trạng và tính khả thi của các giải pháp

Phần nội dung

Trang 10

- Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính vàviễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của conngười và xã hội

- Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication

Toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính được gọi chung là

phần cứng.

Các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm.

1.1.2 Mạng máy tính

Trang 11

- Trong những thập kỉ cuối cùng của thế kỷ 20, máy tính điện tử đãphát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội.Ngày nay máy tính không chỉ đóng vai trò tính toán đơn thuần mà còn giúpcon người giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống, đặc biệt việc xử lý,lưu trữ thông tin Hơn nữa việc liên kết các máy tính để con người có thể traođổi dữ liệu cho nhau trở nên bức thiết Từ đó các kỹ thuật mạng được hìnhthành và phát triển

- Mạng máy tính là thuật ngữ để chỉ nhiều máy tính được kết nối vớinhau qua cáp truyền tin và làm việc với nhau

Một số mạng, được gọi là Local Area Network (LAN), kết nối nhữngmáy tính ở những khoảng cách ngắn, sử dụng cáp và phần cứng đã cài đặttrên máy Mạng LAN thường dùng phổ biến trong các trường học, nội bộ các

cơ quan

Các mạng lớn hơn, được gọi là Wide Area Network (WAN), kết nốinhiều máy tính ở những khoảng cách lớn hơn và sử dụng các đường truyềntương tự như những thiết bị sử dụng trong các hệ thống điện thoại

- Internet là một liên mạng của vô số máy tính trên toàn thế giới, nó

khai thác được sức mạnh tổng hợp của tập thể các máy tính có mặt trên mạngcộng tác với nhau Mạng Internet, một trong những thành tựu vĩ đại nhất củaCNTT & TT, có khả năng đóng vai trò của một phương tiện hiệu quả và cực

kỳ thuận lợi để đem tri thức và nội dung GD-ĐT đến cho cộng đồng

Nhờ có mạng chúng ta có thể được cung cấp các dịch vụ thư tín điện

tử, khai thác từ xa (chạy các chương trình nằm trên các hệ thống của mạng),truyền các tệp dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin, sử dụng miễn phí một

số phần mềm Mạng máy tính đảm bảo sự thống nhất cho các quá trình xử lýthông tin giữa các cơ sở thuộc cùng một hệ thống; chia sẻ, sử dụng một cáchhữu hiệu các tài nguyên máy tính như bộ nhớ, máy tính, dữ liệu Có khi chỉcần một máy chủ với dung lượng ổ cứng lớn, còn các máy trạm không cần ổ

Trang 12

cứng, không cần có máy in riêng Việc trao đổi thông tin giữa các máy tínhtrong mạng được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian,đảm bảo được an toàn dữ liệu.

Do nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, các cơ quan, doanhnghiệp đều tìm mọi cơ hội và biện pháp để xây dựng và hoàn thiện các hệthống thông tin nội bộ của mình Hệ thống này bao gồm một cơ sở hạ tầngtruyền thông máy tính và một tập hợp các chương trình ứng dụng nhằm tinhọc hoá các hoạt động tác nghiệp của đơn vị Hệ thống thông tin đó phải luônchính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt và đảm bảo an toàn, an ninh trong mọitình huống Hệ thống phải có khả năng truyền thông với thế giới bên ngoàiqua mạng toàn cầu Internet khi cần thiết Để đạt được nhiều mục tiêu như vậythì cần phải có sự thiết kế tổng thể mạng thông tin dựa trên các yêu cầu nhiều

mặt của đơn vị Từ đó khái niệm mạng Intranet xuất hiện và ngày càng thu

hút sự quan tâm của những người sử dụng và các nhà cung cấp

- Mạng Intranet, một dạng rút gọn hơn của công nghệ Internet, có thể

thực hiện được các chức năng thông tin nói trên dành cho một nhóm xác địnhđối tượng sử dụng, chẳng hạn các tổ chức, cơ quan, trường học tại một địabàn nhất định (tỉnh, thành phố) hay theo một phân cấp nhất định (ngành dọc).Trong ngành giáo dục, mạng Intranet của Sở GD-ĐT là mạng liên kết cácmáy tính của các phòng ban cơ quan Sở với các máy tính ở các trường THPT,THCN, các phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc… sử dụng công nghệInternet Mạng Intranet của Sở GD-ĐT đáp ứng được quản lý của Sở, phục vụcho Dạy- Học- Đánh giá, tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu thông tin giáo dụccho các cấp quản lý, giáo viên, học sinh cũng như mọi tầng lớp nhân dân Vì

vậy mạng Intranet của Sở GD-ĐT còn gọi là mạng TT QLGD

- Thuật ngữ trang Web là trang tin điện tử trên mạng Internet Nội

dung thông tin được diễn tả một các sinh động trong một trang bằng nhiềuphương tiện khác nhau (multimedia: đa phương tiện) gồm văn bản, đồ hoạ,

Trang 13

ảnh tĩnh, ảnh hoạt hình, phim, âm thanh, tiếng nói… Các loại hình thông tintrên trang web được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (html: hypertext maked language) để đánh dấu và kết nối Mỗi trang web được đánh dấubằng một địa chỉ để phân biệt với các trang khác và giúp mọi người truy cậpđến, kết nối đến.

- Thuật ngữ bảng web (web site): hay bảng tin điện tử là tập hợp các

trang web được liên kết lại với nhau xuất phát từ trang gốc (Home page) Để

dễ hiểu và dễ dùng, chúng ta dùng thuật ngữ bảng web với nghĩa là bảng dáncác trang tin thông báo, bảng báo tường… của mỗi đơn vị, trong đó trang gốcbao giờ cũng là trang ghi tên tờ báo tường, tên đơn vị…

Mỗi web site có một địa chỉ và đó cũng là địa chỉ của trang gốc

- Thuật ngữ trình duyệt web: là phần mềm hiển thị lên màn hình giúp

ta đọc được trang web, nghĩa là nó phiên dịch các chương trình viết bằngngôn ngữ html thành các dạng tự nhiên (ảnh, âm thanh, đồ hoạ…) để conngười có thể nghe, nhìn thấy được

Có thể tra cứu thông tin trên web từ mọi nơi, mọi lúc Khác với phátthanh và phát hình, giao tiếp giữa người sử dụng và bảng web thường là giaotiếp tương tác hai chiều, có thể hỏi- đáp, nên sức truyền tải thông tin và phạm

vi ứng dụng của nó mạnh hơn gấp bội Một trong những ứng dụng phổ biếncủa web là tạo ra các bài giảng, các nguồn tư liệu dạy và học phong phú sinhđộng, rất thích hợp với giáo dục thường xuyên với ý nghĩa là học suốt đời,học mềm dẻo, linh hoạt

Trang 14

Thư điện tử có thể thực hiện được khi người gửi và người nhận có địachỉ hộp thư (EmailBox) đã được thiết lập trên mạng.

1.1.4 Chính phủ điện tử

Cũng như thương mại điện tử, có nhiều cách định nghĩa về Chính phủđiện tử, tuỳ vào góc nhìn của người định nghĩa ở đây xin nêu ra hai cách địnhnghĩa hay được nói đến:

- CPĐT là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng CNTTnhư: mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan hệ với côngdân, giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan chính phủ

- CPĐT là việc cung cấp thông tin và các dịch vụ chính phủ quaInternet hay các phương tiện điện tử

Có hai nhóm công việc chính khi đề cập đến chính CPĐT là:

Các dịch vụ chính phủ trực tuyến: Trước đây các cơ quan chính phủcung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ CNTT vàviễn thông, các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc ngay trongtrụ sở của chính phủ hoặc gần với dân qua các cổng thông tin cho công dân(Citizen Portal) từ các trung tâm này người dân nhận được thông tin, có thểhỏi đáp pháp luật, được phục vụ (giải quyết) các việc trong cuộc sống hàngngày, như công chứng, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sangtên trước bạ mà không phải đến chờ đợi (chầu chực) tại trụ sở các cơ quantrên như trước đây

Tác nghiệp chính phủ: Là việc số hoá, hay điện tử hoá bản thân cáchoạt động trong chính phủ, giữa các cơ quan chính phủ khác cấp và cùng cấp

ở đây người ta nói đến cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý của bộ máy cũng nhưnhân viên chính phủ, việc quản lý lưu trữ công văn tài liệu trên nền công nghệWeb, các biểu báo thống kê điện tử, việc sử dụng mạng máy tính và Internet

để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và các tác nghiệp của bản thân bộmáy chính phủ

Trang 15

Nhìn ở góc độ này, về mặt tác động xã hội, tương tự như thương mạiđiện tử, CPĐT tác động lên các mối quan hệ giữa chính phủ và công dân, giữachính phủ và giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan chính phủ với nhau.

Mục tiêu và lợi ích của CPĐT

Dù định nghĩa theo cách nào thì mục tiêu và lợi ích của CPĐT cũng là:Tăng cường năng lực điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợicho dân chúng, tăng cường sự minh bạch (Transparency), giảm tham nhũng,giảm chi phí chính phủ, tăng thu nhập quốc dân

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theođường lối và nguyên lý giáo dục cuả Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường XHCN Việt Nam mà tìm điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáodục hế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng tháimới về chất

1.2 Đặc trưng của thời đại CNTT

1.2.1 Vai trò của CNTT với Giáo dục - Đào tạo

- Chúng ta bước vào thế kỷ 21 với xu thế nổi bật là toàn cầu hoá đặcbiệt là về công nghệ với ưu thế của công nghệ cao: công nghệ sinh học (côngnghệ gen, tế bào, vi sinh…), công nghệ vật liệu (công nghệ vật liệu composit,vật liệu siêu dẫn…), công nghệ năng lượng (năng lượng mặt trời, năng lượng

Trang 16

nguyên tử… ), công nghệ thông tin Trong các công nghệ trên thì CNTT làcông nghệ phát triển nhanh nhất và giữ vai trò công cụ chủ yếu, phổ biến đểlàm việc, để thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin; để nghiên cứu triểnkhai các thành tựu của các công nghệ nói trên vào sản xuất và đời sống.

- Những thành tựu mới của KH-CN nửa cuối thế kỷ 20 đang làm thayđổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loàingười Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệpsang văn minh thông tin Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng nhữngtiến bộ mới của KH-CN, đặc biệt là CNTT & TT để phát triển và hội nhập.CNTT & TT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đờisống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại

- CNTT đã trở thành một yếu tố then chốt làm thay đổi các hoạt độngkinh tế và xã hội của con người, trong đó có giáo dục Nhờ có việc ứng dụngcông nghệ thông tin, đa phương tiện và E-learning đang ngày càng được ứngdụng rộng rãi trong quá trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới ứng dụng vàphát triển CNTT trong GD-ĐT sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quátrình cập nhật kịp thời và thường xuyên các tiến bộ khoa học và công nghệtrong nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để nângcao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượngdạy học

- CNTT phải giữ một vị trí quan trọng trong GD-ĐT với những lý dochủ yếu sau:

+ Những yếu tố cơ bản của CNTT và kỹ năng sử dụng máy vi tính làcác bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông của con người đáp ứngnhững yêu cầu của KH-CN trong kỷ nguyên thông tin, nền kinh tế tri thức

+ Những yếu tố của CNTT&TT còn có thể góp phần phát triển conngười

Trang 17

+ Máy vi tính, với tư cách là một công cụ của CNTT&TT, một tiến bộKH-KT mũi nhọn của thời đại, cũng cần được sử dụng trong quá trình dạyhọc để cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

+ CNTT&TT là công cụ cho mọi cuộc đổi mới giáo dục, cho mọingành học, bậc học

+ CNTT&TT đã đem đến một tài nguyên giáo dục cho tất cả mọingười, làm cho vai trò vị trí của giáo viên thay đổi, người học có thể phát huytính tích cực tự truy cập vào nguồn tài nguyên học tập vô cùng phong phú ởtrên mạng Internet với những tiêu chí mới: học mọi lúc, học mọi nơi, học mọithứ, học một cách mở và mềm dẻo suốt đời cho mọi loại hình giáo dục chínhquy hay không chính quy, ngoại khoá

- CNTT & TT đang làm nên một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáodục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựurực rỡ bao gồm:

+ Công nghệ dạy học

CNTT làm thay đổi quá trình dạy học với nhiều hình thức phong phú.Mối giao lưu, tương tác giữa người dạy và người học đặc biệt là giữa ngườihọc và máy- thông tin đã trở thành tương tác hai chiều với nhiều kênh truyềnthông (multimedia) là kênh chữ, kênh hình, động hình, âm thanh, màu sắc

mà đỉnh cao là học trên mạng Internet (E- Learning)

+ Công nghệ quản lý

Từ xưa đến nay, lĩnh vực quản lý mà nội dung cơ bản là sự điều khiển,chủ yếu do con người đảm nhận, có sự hỗ trợ phần nào của các máy móc cơkhí trong các công việc phụ, nên hiệu quả rất thấp Ngày nay, nhờ có hệ thốngđiều khiển tự động, thông qua CNTT, phương thức quản lý đã thay đổi gópphần đưa năng suất và chất lượng công việc tăng vọt Lĩnh vực quản lý lại baotrùm lên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, dù trình độ nền kinh tế làcao hay thấp, nên CNTT đã đem lại một cuộc cách mạng hết sức rộng rãi trên

Trang 18

phạm vi toàn thế giới Vì thế, có nhà nghiên cứu coi thời đại ngày nay là thời

đại cách mạng quản lý, mà công cụ trực tiếp là công nghệ thông tin

Làm thay đổi cung cách điều hành và QLGD, hỗ trợ công cuộc cải cáchhành chính để làm việc hiệu quả hơn (kinh tế, thời gian, thông tin, tri thức) vàquản lý quá trình học tập

Vai trò của CNTT đối với GD-ĐT rất to lớn CNTT&TT vừa là phươngtiện, vừa là mục đích của GD-ĐT CNTT&TT là phương tiện ở chỗ: do cónhững ưu việt, nó được sử dụng rộng rãi đến mức khó có thể thiếu đượctrong việc thu thập, xử lý, trao đổi, lưu trữ, tra cứu và sử dụng thông tin quản

lý Với những ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong quản lý, ngày nay đã cómột ngành khoa học được gọi là MIS, được nghiên cứu về khoa học thu thập,phân tích và xử lý hệ thống thông tin quản lý cho các ngành kinh tế- xã hội,trong đó có giáo dục

Con người mà chúng ta đào tạo ra nhằm phục vụ cho sự nghiệp HĐH đất nước, hoà nhập được với thế giới trong thế kỷ 21 cần thiết phải cónhững phẩm chất, tư chất và những kỹ năng đáp ứng được yêu cầu mới củađất nước, của thời đại, trong đó có những hiểu biết cơ bản và kỹ năng sử dụngCNTT&TT trong mọi công việc và mọi lĩnh vực hoạt động của mình Vì vậydạy cho học sinh những hiểu biết cơ bản, rèn luyện cho các em những kỹnăng cần thiết về CNTT&TT là mục đích của GD-ĐT

CNH-Trước yêu cầu bức xúc và đòi hỏi thực tế của xã hội, đào tạo chuyêngia về CNTT phải đón đầu nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước về sốlượng và chất lượng, muốn vậy ứng dụng và phát triển CNTT trong GD-ĐTphải đi trước một bước GD-ĐT phải là người hiểu rõ hơn ai hết về vai trò củaCNTT & TT, để từ đó tăng cường giảng dạy, đào tạo và coi trọng ứng dụngCNTT trong hoạt động giáo dục của mình Hạ tầng viễn thông - internet phải

đi trước và đủ mạnh đáp ứng việc ứng dụng và phát triển CNTT Ngành

GD-ĐT đã, đang và sẽ phải đối diện với cái gọi là “văn hoá internet”

Trang 19

ứng dụng và phát triển CNTT&TT ở nước ta là một việc bức thiết,nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dântộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngànhkinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệuquả cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu đểthực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH.

Trong báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ trình Quốc hội vàotháng 9 năm 2004, ở phần Các giải pháp phát triển Giáo dục (trang 60) đã ghirõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, coi trọng vai trò chủđộng của người học, phát huy năng lực sáng tạo trong cách tiếp thu và vậndụng tri thức vào cuộc sống Từng bước đưa công nghệ thông tin vào tất cảcác khâu trong quá trình dạy và học tạo điều kiện áp dụng các công nghệdạy học hiện đại và các mô hình giáo dục tiên tiến”

1.2.2 Xu thế phát triển của chính phủ điện

Hội nhập và tạo ra ưu thế cạnh tranh trong thời đại bùng nổ nền kinh tếtoàn cầu hoá chính là một động lực quan trọng để nhiều nước trên thế giớitriển khai mô hình chính phủ điện tử

Bắc Kinh khởi động chương trình Bắc Kinh số từ năm 2000, trước đókhá lâu Singapore cũng đã công bố chiến lược điện tử vào năm 1992 Năm

1999, chính phủ trung ương Seoul, Hàn Quốc khởi xướng hệ thống chính phủđiện tử máy tính mở nhằm loại bỏ tham nhũng trong chính phủ

Năm 2004, Singapore đứng thứ 2 trên thế giới sau Canada về xếp hạngchính phủ điện tử trên toàn cầu Kinh nghiệm của quốc gia này là “tầm nhìnlớn, khởi đầu nhỏ và phát triển nhanh chóng” Bài học kinh nghiệm là phảithay đổi không chỉ cách nghĩ, mà cả cách làm, cách chia sẻ thông tin của cácquan chức chính phủ Tái cấu trúc bộ máy chính phủ một cách tối ưu cũng làmột nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của Singapore trong việcpháy triển chính phủ điện tử

Trang 20

Trên Thế giới, đã không ít quốc gia tiếp cận với mô hình chính phủđiện tử lấy công dân làm trọng tâm Chẳng hạn, người dân Australia có thểtiếp cận với mọi sở ban hành của chính phủ nước này thông qua một địa chỉduy nhất là australia.gov.au Còn công dân Hồng Công thì từ năm 2004 đã cóthể tiếp cận với 180 loại dịch vụ công khác nhau từ 50 ban ngành của chínhphủ so với 60 dịch vụ, 20 ban ngành năm 2001 Mọi dịch vụ tại đây được tíchhợp trong một cổng giao tiếp điện tử song ngữ Anh - Hoa duy nhất Các kioskmáy tính cũng như không dây được lắp đặt tại các địa điểm công cộng phục

vụ cho người dân như bệnh viện, công sở, siêu thị, nhà ga

ở Việt nam hiện nay, chính phủ hoạt động theo mô hình lấy các sở banngành làm trung tâm Mỗi sở ban ngành trong chính phủ cung cấp các dịch vụcho công dân Một trong những lý do khiến người dân khó có thể thoả mãnđược chất lượng cung cấp dịch vụ công là vì chính phủ truyền thống hoạtđộng trên cơ sở lấy ban ngành làm trọng tâm Trong khi trên thực tế là giờđây các sở ban ngành đang hoạt động một cách ngăn cách, quan liêu, khó cóthể kết nối với nhau để chia sẻ thông tin, cùng phối hợp giao dịch một cáchhiệu quả hơn với công dân, doanh nghiệp Cách quản lý đó cần được tập trunghơn vào người dân, thực sự xem công dân và doanh nghiệp cần gì để từ đócung cấp thông tin dịch vụ cần thiết một cách nhanh chóng Vì vậy, tính hiệuquả trong vận hành bộ máy cũng như khả năng nhanh nhạy trong phục vụngười dân, doanh nghiệp chính là động lực thực sự cho sự chuyển đổi từ môitrường có trọng tâm là sở ban ngành sang môi trường lấy chính phủ làm trọngtâm Theo đó, chúng ta sẽ thấy chính phủ chủ động hơn trong việc tiếp nhận

sự phản hồi những thông tin về loại dịch vụ, thông tin mà công dân hay doanhnghiệp cần để có thể hoạt động hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn

Một động lực quan trọng khác cho sự chuyển đổi là nhu cầu bắt kịp cácquốc gia trong khu vực trong việc triển khai chính phủ điện tử Hãy lấy ví dụ

về khu vực Đông Nam á - ASEAN nơi mà một số chính phủ rất hăng hái

Trang 21

trong việc ứng dụng CNTT Một giả thuyết đặt ra là nếu Việt Nam hay cácnước đang phát triển khác trong khu vực không áp dụng mô hình chính phủđiện tử thì chắc chắn sẽ bị bỏ lại đằng sau Nhất là trong bối cảnh hội nhậpWTO, với AFTA, với việc dỡ bỏ hạn ngạch ví dụ như trong lĩnh vực dệt may,chúng ta sẽ thấy khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sẽ bị giớihạn nếu không ứng dụng CNTT một cách hiệu quả để tăng cường hiệu xuấthoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách chính phủ cung cấp các thông tindịch vụ liên quan cho doanh nghiệp Vì vậy, có thể nói sự chuyển hướng sang

mô hình chính phủ điện tử thực sự xuất phát từ mong muốn trở thành mộtphần của cộng đồng ASEAN, WTO vì không để bị tụt lại đằng sau, để theokịp với các quốc gia tiên tiến như Singapore, Malaysia Đó là lý do quantrọng để Việt Nam thực hiện sự chuyển đổi hướng tới mô hình chính phủ điện

tử Chính phủ điện tử là sự chuyển đổi trọng tâm từ ngành –> chính phủ –>công dân

1.2.3 Lợi thế của quản lý bằng CNTT so với quản lý truyền thống

Quản lý giáo dục hiện nay có thể nói còn khá vất vả: thu thập thông tinthủ công, tìm kiếm thông tin cũng thủ công, mang tính mệnh lệnh giấy tờhành chính Thí dụ sinh viên tốt nghiệp ra trường phải chạy xin chữ kí cácphòng ban để chứng nhận không nợ gì, thông báo điểm thi tốt nghiệp THPT,điểm thi đại học cũng chỉ dừng ở mức dán lên tường, chưa chính thức đưa lênmạng Internet

Năm 2002, nhờ có sự hợp tác giữa Bộ GD-ĐT và Công ty VDC bắt đầuchính thức đưa thông báo kết quả điểm tuyển sinh đại học lên mạng Internet,lên trang Web của Bộ GD-ĐT và của VDC Nhiều trường THPT, Tiểu học ởcác thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… đãcông bố điểm học tập hàng ngày của học sinh lên mạng hoặc thực hiện việctra cứu điểm qua điện thoại Nhân dân có thể xem các thông tin về GD-ĐT,xem kết quả học tập của con em mình qua mạng Internet, TT QLGD

Trang 22

Việc quản lý giáo dục bằng CNTT&TT đem lại lợi ích to lớn: tiện lợi,nhanh chóng, chính xác, tránh phình to bộ máy hành chính Chúng ta sẽkhông phải tiếp tục cử nhiều đoàn thanh tra tới các trường, các đơn vị giáodục để tra cứu hàng núi hồ sơ để xác minh văn bằng chứng chỉ Với sự hỗ trợcủa công nghệ chữ ký điện tử, người học có thể được in bản xác nhận kết quảhọc tập thông qua mạng… Học sinh khi mới vào trường phải được đưa vàoquản lý hồ sơ, quá trình học tập, rèn luyện trên máy vi tính của trường vàchuyển lên Sở, lên Bộ, quản lý học sinh trên sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.Việc làm này ngày càng có nhiều trường phổ thông trên khắp các địa phươngtrong cả nước hưởng ứng tích cực.

Trong các đơn vị giáo dục tất cả các công việc cần thiết và có thể ứngdụng tin học thì sẽ dần được tin học hoá Như quản lý thi tuyển sinh, quản lýthi tốt nghiệp, quản lý thời khoá biểu, quản lý tài chính, quản lý giáo viên,quản lý thư viện, quản lý tài sản, CSVC, quản lý công văn

Quy mô mạng máy tính sẽ phát triển mạnh cả ở cấp huyện Phươngthức trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý, giữa giáo dục với xã hội sẽ thayđổi và được thực hiện qua mạng, hạn chế việc trao đổi bằng con đường temthư, đối thoại trực tiếp

áp dụng CNTT&TT cho QLGD là một con đường đúng và ngày càngtriển khai mạnh mẽ ở các đơn vị giáo dục

1.3 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về ứng dụng CNTT trong quản lý

1.3.1 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về ứng dụng CNTT trong quản lý

Về phía các cấp quản lý trung ương, đã có chủ trương khuyến khíchứng dụng CNTT&TT nhằm đổi mới phương pháp dạy học Các chủ trươngnày thể hiện chiến lược đúng đắn trong việc đưa CNTT vào trường phổ thông

Trang 23

Việt Nam Chỉ thị 58-CT-TW ngày 17/10/200 của Bộ chính trị về đẩy mạnhứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá; Nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ.

Trong giải pháp đổi mới quản lý giáo dục của “Chiến lược phát triểngiáo dục 2001- 2010” đã được ghi rõ: “Sử dụng các phương tiện thiết bị kỹthuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Xây dựng hệ thốngthông tin quản lý giáo dục khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗtrợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định” (Chiến lược phát triển giáo dục2001-2010, trang 35)

1.3.2 Chủ trương của ngành giáo dục về ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục

Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 29/2001/BGD&ĐT về tăng cườnggiảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giai đoạn 2001-2005 Banchỉ đạo CNTT của Bộ đã thành lập với chức năng giúp Bộ trưởng hoạchđịnh chính sách và kế hoạch phát triển CNTT trong ngành theo chỉ thị 58-CT-

TW của Bộ chính trị và nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ Đề án dạytin học và ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD trong trường phổ thông

đã được triển khai từ cuối năm 2004 Tất cả các cơ sở giáo dục đều có chủtrương và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích ứng dụng CNTT&TT trongdạy học

Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp khuyến khích xây dựng

cơ sở vật chất (lắp đặt máy tính, máy chiếu), khuyến khích sử dụng máy tínhđiện tử trong các tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử Bangiám hiệu các trường đều khuyến khích sử dụng CNTT&TT trong dạy học,quản lý nhưng phần đông các trường chỉ động viên tinh thần, chưa có biệnpháp khuyến khích bằng kinh tế Việc triển khai các chính sách, chủ trươngứng dụng CNTT&TT bị hạn chế, chưa đặt ra các thể chế phù hợp, chưa đầu tư

Trang 24

thích đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất như mua sắm máy, lắp đặt mạngLAN, kết nối Internet, hệ thống PMDH.

1.4 ứng dụng CNTT trong QLGD

1.4.1 ý nghĩa, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong QLGD

- Giảm chi phí về thời gian

- Tăng hiệu quả

- Xử lý thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, dễ chia sẻ tài nguyên

- Dễ bảo mật và lưu giữ lâu dài

1.4.2 Hệ thống thông tin QLGD (MIS- Management Information System)

Để ứng dụng công nghệ thông tin cho từng ngành kinh tế-xã hội, cầnthiết kế một hệ thống thông tin quản lý thích hợp (MIS: ManagementInformation System) Hệ thống này bao gồm các lĩnh vực thông tin quản lýcần thiết cho từng ngành KT-XH khác nhau Mỗi lĩnh vực thông tin của từngngành lại cần được thiết kế với một hệ thống các thông số cần thiết cho việcquản lý ngành, nói một cách khác, đó là những loại thông tin cần được quản

lý Nếu thiếu những thông tin này thì các nhà quản lý không thể xây dựngchiến lược phát triển ngành hoặc cơ sở đào tạo cũng như để kịp thời ra cácquyết định để xử lý các tình huống đột xuất xẩy ra

Đối với giáo dục và đào tạo, để quản lý hệ thống cần có các lĩnh vựcthông tin cơ bản sau đây:

- Thông tin quản lý nhân sự;

- Thông tin quản lý chuyên môn;

- Thông tin quản lý học sinh;

- Thông tin kết quả học tập;

- Thông tin quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật;

- Thông tin quản lý về tài chính

Trang 25

Nếu thiếu hệ thống thông tin này thì không thể quản lý được hệ thống giáodục

1.4.3 Các phần mềm QLGD

Mỗi loại thông tin cần có những phần mềm thích hợp để thu thập, xử

lý, lưu trữ, trao đổi trong quá trình quản lý Tương ứng với các lĩnh vực thôngtin nêu trên, cần có các phần mềm sau đây:

1.5.1 Xây dựng mạng LAN trong nội bộ cơ quan phòng giáo dục

Một số mạng, được gọi là Local Area Network (LAN), kết nối nhữngmáy tính ở những khoảng cách ngắn, sử dụng cáp và phần cứng đã cài đặttrên máy Mạng LAN thường dùng phổ biến trong các trường học, nội bộ các

cơ quan

Trong nội bộ cơ quan PGD có thể xây dựng mạng LAN, kết các máytính trong toàn cơ quan, chỉ cần có 1 đường truyền được kết nối với 1 máytính thì các máy trong mạng nội bộ có thể trao đổi được thông tin với nhau vàchia sẻ thông tin trên Internet

1.5.2 Xây dựng mạng Intranet (gồm phòng giáo dục với các trường)

Do nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, các cơ quan, doanhnghiệp đều tìm mọi cơ hội và biện pháp để xây dựng và hoàn thiện các hệthống thông tin nội bộ của mình Hệ thống này bao gồm một cơ sở hạ tầngtruyền thông máy tính và một tập hợp các chương trình ứng dụng nhằm tin

Trang 26

học hoá các hoạt động tác nghiệp của đơn vị Hệ thống thông tin đó phải luônchính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt và đảm bảo an toàn, an ninh trong mọitình huống đặc biệt Hệ thống phải có khả năng truyền thông với thế giới bênngoài qua mạng toàn cầu Internet khi cần thiết Để đạt được nhiều mục tiêunhư vậy thì cần phải có sự thiết kế tổng thể mạng thông tin dựa trên các yêu

cầu nhiều mặt của đơn vị Từ đó khái niệm mạng Intranet xuất hiện và ngày

càng thu hút sự quan tâm của những người sử dụng và các nhà cung cấp

Mạng Intranet, một dạng rút gọn hơn của công nghệ Internet, có thể thực hiện

được các chức năng thông tin nói trên dành cho một nhóm xác định đối tượng

sử dụng, chẳng hạn các tổ chức, cơ quan, trường học tại một địa bàn nhất định(tỉnh,thành phố, huyện) hay theo một phân cấp nhất định (ngành dọc)

Đối với ngành giáo dục huyện Vĩnh Bảo, có thể xây dựng mạngIntranet của phòng, liên kết các máy tính của các bộ phận trong cơ quan vớicác máy tính ở các trường thuộc phòng quản lý Mạng này có khả năng đápứng được quản lý của PGD, phục vụ cho Dạy- Học- Đánh giá, tư vấn hướngnghiệp, nhu cầu thông tin giáo dục cho các cấp quản lý, giáo viên, học sinhcũng như mọi tầng lớp nhân dân Vì vậy mạng Intranet như trên còn gọi là

mạng TT QLGD

1.5.3 Xây dựng mạng Internet WWW (gồm phòng giáo dục, các trường tiểu

học, các trường THCS)

Internet là một liên mạng của vô số máy tính trên toàn thế giới, nó

khai thác được sức mạnh tổng hợp của tập thể các máy tính có mặt trên mạngcộng tác với nhau Mạng Internet, một trong những thành tựu vĩ đại nhất củaCNTT&TT, có khả năng đóng vai trò của một phương tiện hiệu quả và cực kỳthuận lợi để đem tri thức và nội dung GD-ĐT đến cho cộng đồng

Nhờ có mạng chúng ta có thể được cung cấp các dịch vụ thư tín điện

tử, khai thác từ xa (chạy các chương trình nằm trên các hệ thống của mạng),

Trang 27

truyền các tệp dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin, sử dụng miễn phí một

số phần mềm Mạng máy tính đảm bảo sự thống nhất cho các quá trình xử lýthông tin giữa các cơ sở thuộc cùng một hệ thống; chia sẻ, sử dụng một cáchhữu hiệu các tài nguyên máy tính như bộ nhớ, máy tính, dữ liệu Có khi chỉcần một máy chủ với dung lượng ổ cứng lớn, còn các máy trạm không cần ổcứng, không cần có máy in riêng Việc trao đổi thông tin giữa các máy tínhtrong mạng được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian,đảm bảo được an toàn dữ liệu

Tuy nhiên, với cách này việc chi phí cho cơ sở hạ tầng thiết bị khá tốnkém

1.6 Quản lý chính phủ điện tử

1.6.1 Quản lý thông tin

Theo PGS - TS Phạm Khắc Chương thì phương tiện được sử dụng đặctrưng cho quản lý là thông tin

Trong tổng thể khối lượng công việc của nhà quản lý thì công việc thuthập, truyền đạt, lưu trữ thông tin chiếm tỷ trọng lớn nhất Về phương tiện kỹthuật được sử dụng trong bộ máy quản lý phần lớn liên quan đến phương tiệnthông tin Thông tin là nguyên liệu chủ yếu của quản lý Nếu không có thôngtin thì cũng coi như không có hoạt động quản lý, lãnh đạo

Từ vai trò không thể thiếu của thông tin trong quản lý như vậy thì việc

tổ chức quản lý thông tin trong hoạt động quản lý là cực kỳ quan trọng, nóquyết định chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý

Trong quản lý thông tin, để tích hợp được những thông tin đơn lẻ, tổchức thành hệ thống thông tin quản lý một cách khoa học, xây dựng thành dữliệu qua các phần mềm, từ đó có thể khai thác, tìm kiếm, chuyển nhận, chia sẻtài nguyên phục vụ cho công tác quản lý của các đơn vị trong hệ thống quản

lý Việc này chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu quả khi và chỉ khi cómạng máy tính và các phần mềm ứng dụng chạy trên mạng

1.6.2 Quản lý mạng

Trang 28

Trong xã hội hiện đại chúng ta đều thừa nhận vai trò quan trọng và hiệuquả rất cao mà mạng máy tính trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội trên của cácquốc gia trên toàn cầu, nó đem lại lợi ích to lớn cho con người, là phương tiệnhiện đại, hữu hiệu bậc nhất để hội nhập quốc tế Giáo dục là ngành đi đầutrong việc tạo lập và khai thác lợi ích từ mạng máy tính, đã góp phần quantrọng trong việc đổi mới giáo dục.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, thì phải coi mạng máy tính

là công cụ, phương tiện thiết yếu và phải tổ chức, quản lý mạng để nó tiếp tụcmang lại nhiều lợi ích và hiệu quả cao hơn cho công tác quản lý của các nhàquản lý

Việc xây dựng hệ thống mạng thông tin giữa các cơ quan, đơn vị quản

lý trong hệ thống bằng cách thiết lập các đường truyền kết nối các máy tính,thiết lập địa chỉ thư điện tử, tập huấn sử dụng, xây dựng hệ thống thông tintrên mạng thông qua một hoặc một số Website Có thể tiếp cận theo từngbước như sau:

Ban đầu là sử dụng thành thạo việc chuyển nhận thôn tin qua Email,truy cập vào các Website để lấy thông tin; tiến tới xây dựng Website của cả

hệ thống, tổ chức diễn đàn qua trang thông tin ; Bước tiếp theo là xây dựngWebsite cho từng đơn vị, tiến tới trao đổi thông tin trực tuyến, kết mối với cácWebsite khác , thực hiện quản lý theo kiểu chính phủ điện tử

1.6.3 Quản lý nhân lực

Một trong những thế mạnh của CNTT là quản lý cơ sở dữ liệu, để quản

lý nhân lực một cách hiệu quả nhất, tiện lợi nhất, chúng ta chỉ cần xây dựnghoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về nhân sự trong ngành thuộc phạm vi quản lý thôngquan một phần mềm gọi là phần mềm QLNS, sau đó quy định hàng năm việccập nhật thông tin về nhân sự của mỗi đơn vị, và như vậy chúng ta có thể cóđược đầy đủ những thông tin phục vụ cho công tác QL của chúng ta, như sốlượng, trình độ đào tạo, thuyên chuyển, đề bạt, tiền lương So với kiểu quản

Trang 29

lý nhân sự truyền thống thì cách này chi phí thấp, hiệu quả rất cao, đáp ứngmọi yêu cầu khi chúng ta muốn.

Việc này chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ của máy tính, mạngmáy tính và các phần mềm quản lý chạy trên nó

1.6.4 Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật

Tương tự như quản lý nhân lực, thông qua một phần mềm quản lýchúng ta có thể quản lý toàn bộ CSVC, thiết bị của toàn ngành trong huyệnmột cách rất hiệu quả thông qua hệ thống thông tin lưu trữ về lý lịch máy,thiết bị, về tính năng kỹ thuật và tình trạng của máy, thiết bị, về kế hoặc muasắm, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa máy, thiết bị và về tình hình sử dụngchúng

1.7 Các điều kiện để phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD

1.7.1 Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục

CNTT đã đem lại một sự chuyển biến mang tính cách mạng hết sứcrộng rãi trên phạm vi toàn thế giới Vì thế, có nhà nghiên cứu coi thời đại

ngày nay là thời đại cách mạng quản lý, mà công cụ trực tiếp là CNTT

Vai trò của CNTT đối với GD-ĐT rất to lớn, và ngày càng quan trọngtrong xu thế hội nhập quốc tế Nhận thức được điều đó, các nhà QLGD từtrung ương đến các cơ sở giáo dục trong cả nước đã luôn coi CNTT và việcphát triển ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của GD - ĐT là khâu thiết yếu

để giáo dục có thể tạo ra những bước phát triển đột phá, đi trước đón đầu, đápứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước

Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 29/2001/BGD&ĐT về tăng cườnggiảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giai đoạn 2001-2005, chỉđạo các cơ quan QLGD, các cơ sở GD đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTTtrong dạy học và QLGD Nhờ đó, trong những năm vừa qua các chính sáchcủa cấp QLGD (cấp Sở GD-ĐT, cấp Phòng GD và cấp trường) có ý nghĩaquyết định, nếu không có các chủ trương và các quy định của lãnh đạo

Trang 30

khuyến khích việc ứng dụng CNTT&TT thì không thể xây dựng được CSVCcần thiết như máy tính, máy chiếu, nối mạng Internet, Trong bối cảnh quản

lý tập trung hiện nay, vai trò của QL hết sức quan trọng Các chính sách thểhiện qua việc khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT&TT trong giờ lên lớp,ứng dụng CNTT trong QLGD

Tuy nhiên, một số cơ quan QLGD, cơ sở giáo dục do điều kiện nhậnthức, về nhân lực, về CSVC hoặc do điều kiện địa lý còn hạn chế dẫn đếnviệt ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và QLGD vần còn rất hạn chế, đây

là những trở ngại cho việc phát triển ứng dụng CNTT&TT ở một số địaphương, vùng miền

1.7.2 Cơ chế, chính sách

Về phía các cấp quản lý trung ương, đã có chủ trương khuyến khíchứng dụng CNTT&TT nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tácQLGD Các chủ trương này thể hiện chiến lược đúng đắn trong việc đưaCNTT vào trường phổ thông Việt Nam Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số29/2001/BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTTtrong ngành giai đoạn 2001-2005 Ban chỉ đạo CNTT của Bộ đã thành lậpvới chức năng giúp Bộ trưởng hoạch định chính sách và kế hoạch phát triểnCNTT trong ngành theo chỉ thị 58-CT-TW của Bộ chính trị và nghị quyết07/2000/NQ-CP của Chính phủ Đề án dạy tin học và ứng dụng CNTT trongtrường phổ thông đã được triển khai từ cuối năm 2004 Tất cả các cơ sở giáodục đều có chủ trương và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích ứng dụngCNTT&TT trong dạy học Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện phápkhuyến khích xây dựng cơ sở vật chất, khuyến khích sử dụng máy tính điện tửtrong các tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử, trong việckhuyến khích đưa các phần mềm và phục vụ công tác quản lý trong các cơ sởgiáo dục Các cấp QLGD từ trung ương đến địa phương đều khuyến khích sửdụng CNTT&TT trong dạy học và quản lý nhưng phần đông mới chỉ động

Trang 31

viên tinh thần, chưa có biện pháp khuyến khích mạnh bằng kinh tế Việc triểnkhai các chủ trương, chính sách, ứng dụng CNTT&TT bị hạn chế, chưa đặt racác thể chế phù hợp, chưa đầu tư thích đáng cho việc xây dựng CSVC nhưmua sắm máy, lắp đặt mạng LAN, kết nối Internet, hệ thống PMDH.

1.7.3 Nhân lực của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục

Nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát triển CNTTtrong giáo dục Trong những năm gần đây việc tiếp cận khai thác và sử dựngCNTT trong QLGD đã có nhiều tiến bộ so với trước Phần lớn là do trình độ,năng lực về CNTT, của CBQL bước đầu đã tiến bộ Số CBQL, giáo viên,nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT&TT ngày được chútrọng và được thực hiện thường xuyên, các cơ quan QLGD và các cơ sở GD

đã coi đây là một tiêu chí quan trọng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ củamình để làm tốt đổi mới giáo dục Nhiều CBQL, giáo viên có năng lực đã cókhả năng khai thác được một số tính năng của máy tính, chủ động làm việcđược với máy tính ở cấp độ đơn giản không phụ thuộc vào người khác

Tuy nhiên, để nguồn nhân lực đáp ứng cho việc phát triển ứng dụngCNTT vào QLGD trước yêu cầu mới thì đang có nhiều bất cập về số lượng,đặc biệt là về chất lượng đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết Mặtkhác sự thay thế đội ngũ lớn tuổi gặp khó khăn về CNTT bằng lực lượng trẻ

có sẵn vốn kiến thức và khả năng tiếp thu ứng dụng CNTT cũng đang cónhững trở ngại về mặt chính sách, chế độ

1.7.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong những năm gần đây, từ việc nhận thức vị trí tầm quan trọng củaCNTT&TT trong giáo dục, CSVC, thiết bị, các điều kiện phục vụ ứng dụngCNTT trong các cơ quan QLGD và các CSGD ngày càng được tăng cường, từbước đáp ứng yều cầu của việc thực hiện tin học hoá QLGD Với số lượng,chất lượng máy tính và các thiết bị khác được trang bị như hiện nay có thể nói

cơ bản đủ để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý trường học

Trang 32

Mặt khác, các chương trình đầu tư máy tính cho trường học ngày càngđược quan tâm hơn, việc XHH để tăng cường CSVC trong đó CNTT được coitrọng Hơn nữa, máy tính ngày càng rẻ, các nhà trường có nhiều điều kiện đểmua sắm thêm máy tính và các loại thiết bị khác phục vụ CNTT, tiến tớinhiều giáo viên, CBQL có thể tự mua cho mình 01 máy tính để làm việc

Tuy nhiên, với CSVC như hiện nay mới chỉ đảm bảo ở mức đáp ứngyêu cầu tối thiểu chứ chưa thể đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá, tin học hoáQLGD ở cấp độ cao, theo mô hình trường học điện tử

Trang 33

Chương IIThực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục

ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng

2.1 Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, và thực trạng về tình hình giáo dục huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực

2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vĩnh Bảo là huyện nông nghiệp, nằm ở phía Tây - Nam thành phố HảiPhòng, cách trung tâm thành phố 36 km, phía Tây-Bắc giáp tỉnh Hải Dương,phía Đông- Bắc giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây-Nam giáp tỉnh Thái Bình, làhuyện có vị trí địa lý quan trọng, bao bọc xunh quanh là sông Luộc, sôngHoá, sông Thái Bình và cũng là gianh giới tự nhiên với các địa phương bạn,nằm trên trục quốc lộ 10 nối liền các tỉnh miền duyên hải phía Bắc, là một cửangõ giao lưu với các tỉnh của thành phố; có hai con đường chính đi qua huyện

là Quốc lộ 10 và tỉnh lộ 17 Vĩnh Bảo là huyện nông nghiệp, điều kiện về cơ

sở hạ tầng đã được cải thiện do đó có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế theohướng CNH-HĐH, là 1 trong 14 quận huyện được đánh giá có nhiều thuận lợi

cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội như: trình độ dân trí cao, vị trí địa lý thuậnlợi Với diện tích trên 180,5 km2 đứng thứ 3 thành phố về diện tích sau huyệnCát Hải và Thuỷ Nguyên, có 1 thị trấn, 29 xã bao gồm: Thắng Thuỷ, VĩnhLong, An Hoà, Hiệp Hoà, Hùng Tiến, Trung Lập, Giang Biên, Dũng Tiến,Việt Tiến, Vĩnh An, Tân Liên, Tân Hưng, Tam Đa , Nhân Hoà, Vinh Quang,Thanh Lương, Đồng Minh, Hưng Nhân, Cộng Hiền, Tiền Phong, Vĩnh Phong,Liên Am, Cao Minh, Lý Học, Tam Cường, Hoà Bình, Cổ Am, Trấn Dương,Vĩnh Tiến và Thị Trấn Vĩnh Bảo

Địa bàn nông thôn, việc đi lại còn nhiều khó khăn Công văn giấy tờgửi theo đường bưu điện (tem thư phong bì) nhiều khi chậm trễ

Trang 34

2.1.1.2 Dân số và nguồn nhân lực

Dân số của Vĩnh Bảo tính đến 1/10/2006 là 188 155 người, bình quân

1048 người/1km2, tỷ lệ sinh hàng năm dưới 0,6% Tỷ lệ dân số ở độ tuổi laođộng là 70.15% Về đặc trưng KT-XH, Vĩnh Bảo là địa phương có nhiều lợithế so với các huyện trong thành phố

Về nguồn nhân lực, hiện nay tổng số lao động của huyện có 92080

người, chiếm tỷ lệ 65.1% tổng số nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp(59953/92080), còn lại là công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ người lao động quađào tạo nghề còn rất thấp, mới chỉ đạt 1,5%

Về dân trí: Vĩnh Bảo đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học từ

năm 1990; hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS vàonăm 2000 (Là địa phương trong thành phố thuộc tốp đầu của cả nước hoànthành sớm PCGD TH và PCGD THCS) Hiện nay đang thực hiện đề án phổcập bậc trung học, đến nay đã có 6/14 quận huyện đạt 2 tiêu chuẩn phổ cậpTHPT; huyện Vĩnh Bảo sẽ đạt vào năm 2007

Về nhân tài: Vĩnh Bảo là huyện có số lượng và chất lượng học sinh

giỏi bậc tiểu học dẫn đầu thành phố, THCS đứng đầu các huyện ngoại thành

Số học sinh giỏi đạt giải trong kỳ thi cấp thành phố năm sau cao hơn nămtrước, năm học 2004-2005 có 248 giải, trong đó 22 giải nhất, 38 giải nhì; nămhọc 2005-2006 có 252 giải, trong đó có 27 giải nhất, 56 giải nhì, có 10 huychương toán tuổi thơ bậc tiểu học cấp quốc gia, 3 giải nhất chữ viết đẹp cấpQuốc gia

Tỷ lệ học sinh vào đại học, cao đẳng hàng năm khá cao, tỷ lệ này đượcthống kê như sau: năm 2004 (583/2654) đạt 21,96%, năm 2005 (768/2924)đạt 26,26% Năm 2006 có 2 học sinh đỗ thủ khoa vào các trường đại học,

1 đạt 30/30 điểm khối A đại học Quốc gia, 1 thủ khoa Đại học hàng hải Việt Nam

Trang 35

2.1.1.3 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông xa trung tâm thành phố, diện tíchcanh tác bình quân đầu người là 500m2, nhiều xã đồng đất chua mặn, sự pháttriển ngành nghề còn rất ít, ngoài việc trồng trọt có 34.9% dân số tham giadịch vụ thương mại, còn chủ yếu là tham gia thị trường lao động giản đơn.Trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã, đang có các biện phápthu hút các nhà đầu tư, đến nay đã có một doanh nghiệp gia công gia giầyxuất khẩu, đã giải quyết được hơn 5000 lao động của huyện có việc làm ổnđịnh Hiện đang hình thành cụm công nghiệp với tổng diện tích 200 ha, sốvốn 300 tỷ đồng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để thu hút nguồnlao động và góp phần kích thích các ngành nghề khác phát triển Mặt khác,thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, ứng dụng khoahọc kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, và các ngành nghề cùng với truyềnthống yêu lao động, cho nên bình quân trong 5 năm vừa qua GDP tăng 8,07%,thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 365 USD (tương đương5840000đ/người/năm) Tỉ trọng các ngành là nông nghiệp thuỷ sán: 64%,công nghiệp xây dựng: 13% và thương mại dịch vụ: 23%, tỉ lệ hộ nghèo còn17,03%, lao động thiếu việc làm giảm xuống còn 15 nghìn người Khôngdừng ở đó, giai đoạn 2006-2010 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm

kì 2005-2010 đã xác định: Phấn đấu tiếp tục tăng trưởng GDP từ 10% đến12% Bình quân thu nhập sẽ là 9 triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế đếnnăm 2010 là nông nghiệp thuỷ sản: 54%, công nghiệp xây dựng: 20%, thươngmại dịch vụ: 26%, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 7%, giải quyết việc làmcho 12 nghìn người lao động nhàn rỗi

Chính vì những cố gắng trên của chính quyền địa phương nên tình hìnhchính trị của huyện luôn được ổn định, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng, chính quyền các cấp Tuy nhiên so sánh mức thu nhập của người

Trang 36

dân nơi đây với mặt bằng chung của thành phố thì vẫn còn quá thấp, do vậy

đã ảnh hưởng khá nhiều tới công tác giáo dục theo yêu cầu hiện nay

2.1.2 Thực trạng về giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng

Vĩnh Bảo là một vùng quê giàu truyền thống văn hoá, đặc biệt là truyềnthống hiếu học, nơi sinh ra danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn BỉnhKhiêm Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷĐảng từ huyện đến các xã, thị trấn truyền thống hiếu học đã được khơi dậy vàphát huy, nhờ đó Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Bảo đã vượt lên những khó khăngiành được những kết quả đáng khích lệ Tính đến tháng 9/2006 huyện có

6858 người có bằng đại học chiếm 3,6% dân số toàn huyện; trong đó có 114thạc sĩ, 99 tiến sĩ, 4 giáo sư, 1 viện sĩ Có 5078 hộ gia đình có người có bằng

đại học, chiếm 10,2% số hộ trong toàn huyện (theo số liệu thống kê của hội

khuyến học - huyện tháng 7/2006).

Về quy mô

Toàn huyện có 99 trường học, trong đó có 31 trường mầm non, 31trường tiểu học, 31 trường THCS, 5 trường THPT (Công lập: 4, Bán công: 1),

1 TTGDTX Năm học 2005-2006: Số trẻ đi nhà trẻ là 2808 đạt 57,9% dân số

độ tuổi, số trẻ đi mẫu giáo là 5768 đạt 5768 đạt 95% - tăng 2% so với nămhọc trước Số học sinh tiểu học 12631, tỷ lệ huy động vào lớp 1 đạt 100%, sốhọc sinh THCS 14621, tỷ lệ huy động vào lớp 6 đạt 99,8%, số học sinh THPT

và GDTX là 10168, tỷ lệ huy động vào lớp 10 đạt 94%

Cơ sở vật chất ngày được tăng cường Số phòng học hiện có của cáctrường trong toàn huyện đã đủ cho học sinh học từ 1 đến 2 ca Không còn nhàlớp học tranh tre, nứa lá 100% số trường đã có khu nhà lớp học cao tầng kiên

cố Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm Có 90% sốtrường đủ diện tích đạt chuẩn 10m2/HS theo quy định của bộ Giáo dục - Đàotạo Toàn huyện hiện 19 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 19.2 % Phần lớncác trường mầm non, tiểu học, THCS mang tên địa phương (xã)

Trang 37

* Giáo dục mầm non có 30 trường mang tên theo tên gọi của địa

phương, thuộc loại hình trường bán công, 1 trường mang tên mầm non 20/8,

là trường công lập

* Giáo dục tiểu học 31 trường công lập thuộc 29 xã và 1 thị trấn, mỗi

xã có 1 trường, có 1 xã có 2 trường, tất cả đều mang tên theo tên gọi của địaphương Tổng số học sinh tại thời điểm 9/2006 là 11999, với 413 lớp Tỷ lệtrung bình 29 học sinh/lớp Do việc làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đìnhcho nên trong 5 năm trở lại đây số học sinh giảm mỗi năm gần 1000, đếnnay đã cơ bản ổn định Về trường lớp, CSVC 100% trường có đủ khuônviên, diện tích đất trong các trường tính theo học sinh có từ 10 - 15 m 2;100% các trường đã được xây cao tầng kiên cố, ngoài khu nhà lớp học đượcxây dựng cơ bản đủ mỗi lớp 1 phòng, các khu nhà hiệu bộ, phòng học bộmôn cũng đang được đầu tư bổ xung theo hướng chuẩn quốc gia Tính đếntháng 9/2006 có 14/31 trường đã đạt chuẩn Quốc gia bằng 51,6% Có 97.1%học sinh được học 2 buổi/ngày

B ng 1: Th ng kê v c s v t ch t b c ti u h c huy n V nh B o ảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ề cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo ện Vĩnh Bảo ĩnh Bảo ảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo

TT Trường tiểu

Diện tích trường học Tỷ lệ HS

học 2 buổi/ngày

Ghi chú

Tổng

DT (m2) (m2/HS)

Năm đạt chuẩn

Trang 38

Theo số liệu thống kê tháng 9/2006 của Phòng giáo dục Vĩnh Bảo

Về chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lêntrong học tập, vượt khó học giỏi ngày một tăng Chất lượng giáo dục toàndiện khá vững chắc, số lượng và chất lượng giải học sinh giỏi được nâng lên;giữ vững vị trí cao trong thành phố về công tác học sinh giỏi

B ng 2: Th ng kê k t qu h c h nh ki m, h c l c b c Ti u h c (3 n mảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ết quả học hạnh kiểm, học lực bậc Tiểu học (3 năm ảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo ạnh kiểm, học lực bậc Tiểu học (3 năm ểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo ực bậc Tiểu học (3 năm ật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo ăm

h c g n ây)ọc huyện Vĩnh Bảo ần đây) đây)

sinh

Lên lớp và hoàn thành

CT tiểu học (%)

Thực hiện đầy đủ (Tốt, khá)

Chưa thực hiện đầy đủ (Cần cố gắng)

Trang 39

2003-2004 15352 99,4% 0,6% 29,6% 44,2% 25,3% 0,9% 99.5%

2004-2005 13789 99.45% 0.55% 30.2% 45.8% 23.3% 0.7% 99.7%

2005-2006 12631 99.6% 0.4% 31.5% 46.7% 21.2% 0.6% 99.8%

Theo số liệu thống kê tháng 5/ 2006 của Phòng giáo dục Vĩnh Bảo

Về học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia liên tục tăng cả về số lượng

và chất lượng Trong năm học 2005-2006: Có 108 giải học sinh giỏi thànhphố, với 15 giải nhất, 25 giải nhì; có 10 hoạc sinh đạt huy chương giao lưutoán tuổi thơ do báo toán tổ chức tại Hạ Long, 3 học sinh đạt giải nhất chữviết đẹp do Bộ GD-ĐT tổ chức.Tăng 44 giải so với năm học trước

B ng 3: Th ng kê k t qu h c sinh gi i c p TP v Qu c gia b c Ti u h cảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ết quả học hạnh kiểm, học lực bậc Tiểu học (3 năm ảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo ỏi cấp TP và Quốc gia bậc Tiểu học ất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo à Quốc gia bậc Tiểu học ống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo (3 n m h c g n ây)ăm ọc huyện Vĩnh Bảo ần đây) đây)

năm học Giải văn hoá cấp thành phố

Giải các môn khác cấp thành phố

giải Q.

Theo số liệu thống kê tháng 5/ 2006 của Phòng giáo dục Vĩnh Bảo

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về số lượng đã cơ bản đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục; từng bước đang được sắp xếp, bố trí hợp lý Về chấtlượng đang được trẻ hoá, chuẩn hoá thay thế dần một bộ phận bất cập trướcđây, và từng bước đang được đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng caonhận thức chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới Tính đến tháng 9 năm 2006 đội ngũ cán bộ quản lý vàgiáo viên của bậc học như sau: tổng số 716, trong đó nữ 658, tỷ lệ đạt chuẩn

và trên chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn là 71,5%

B ng 4: Th ng kê s cán b công nhân viên, giáo viên Ti u h c ảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo ộ công nhân viên, giáo viên Tiểu học ểu học huyện Vĩnh Bảo ọc huyện Vĩnh Bảo

Trang 40

TT

Số lớp

Số

lao động

Thư viện

Thí nghiệm

Kế toán

Văn Phòng Cộng

Theo số liệu thống kê tháng 9/2006 của Phòng giáo dục Vĩnh Bảo

Bảng 5: Thống kê trình độ đào tạo và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên Tiểu học

TT Đơn vị Tổngsố Nữ

Đảng viên Trình độ đào tạo (tỷlệ) TĐ chính trị

SL TLệ CĐ ĐH Th.Sĩ Sơ cấp T cấp

Ngày đăng: 12/04/2013, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Chính phủ (2002). Chiến lược Phát triển Giáo dục 2001- 2010. NXB Giáo dục. Hà Nội Khác
4. GS. TS Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận QLGD, đại học sư phạm, Hà Nội Khác
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội Khác
6. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2005). Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII. Thành Uỷ Hải Phòng Khác
7. Đảng bộ Huyện Vĩnh Bảo (2005). Báo cáo chính trị tại Đại hội XXIII. Huyện Uỷ Vĩnh Bảo Khác
8. PGS. TS Đào Thái Lai (2006). Báo cáo tổng kết đề tài ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt nam. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội Khác
9. Quốc hội (2005). Luật Giáo dục. Nhà Xuất bản Giáo dục. Hà Nội Khác
10. SangWon Maeng (1999). Kế hoạch tổng thể vi tính hoá hệ thống Dạy nghề. Dự án ADB. TA - 3063 - VIE, Hà Nội Khác
11. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng (2003). Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010. Sở GD - ĐT Hải Phòng Khác
12. Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo (2006), Đề án CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Vĩnh Bảo đến năm 2010 tầm nhìn 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 1 Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo (Trang 37)
Bảng 2: Thống kê kết quả học hạnh kiểm, học lực bậc Tiểu học (3 năm học gần  đây) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 2 Thống kê kết quả học hạnh kiểm, học lực bậc Tiểu học (3 năm học gần đây) (Trang 38)
Bảng 3: Thống kê kết quả học sinh giỏi cấp TP và Quốc gia bậc Tiểu học (3   năm học gần đây) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 3 Thống kê kết quả học sinh giỏi cấp TP và Quốc gia bậc Tiểu học (3 năm học gần đây) (Trang 39)
Bảng 6: Thống kê số lớp, số HS và diện tích các trường THCS huyện Vĩnh Bảo - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 6 Thống kê số lớp, số HS và diện tích các trường THCS huyện Vĩnh Bảo (Trang 43)
Bảng 7: Thống kê phòng  học, phòng chức năng của các trường trung học cơ   sở huyện Vĩnh Bảo - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 7 Thống kê phòng học, phòng chức năng của các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Bảo (Trang 44)
Bảng 9: Thống kê kết quả tốt nghiệp THCS  huyện Vĩnh Bảo ( 4 năm học gần   đây) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 9 Thống kê kết quả tốt nghiệp THCS huyện Vĩnh Bảo ( 4 năm học gần đây) (Trang 45)
Bảng 10: Thống kê kết quả học sinh giỏi THCS  huyện Vĩnh Bảo  (3 năm học   gần đây) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 10 Thống kê kết quả học sinh giỏi THCS huyện Vĩnh Bảo (3 năm học gần đây) (Trang 46)
Bảng 15: Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT   của giáo viên tiểu học (tính cả giáo viên TPT Đội) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 15 Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của giáo viên tiểu học (tính cả giáo viên TPT Đội) (Trang 70)
Bảng 16: Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng   CNTT&TT của   CBQL, nhân viên các trường tiểu - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 16 Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của CBQL, nhân viên các trường tiểu (Trang 71)
Bảng 17:  Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của giáo viên THCS   (tính cả giáo viên TPT Đội) tính đến tháng 9/2006 (theo thống kê kết qảu điều tra) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 17 Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của giáo viên THCS (tính cả giáo viên TPT Đội) tính đến tháng 9/2006 (theo thống kê kết qảu điều tra) (Trang 74)
Bảng 18: Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng   CNTT&TT của   CBQL, nhân viên các trường THCS tính đến tháng 9/2006 (theo thống kê kết   quả điều tra) - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 18 Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của CBQL, nhân viên các trường THCS tính đến tháng 9/2006 (theo thống kê kết quả điều tra) (Trang 75)
Bảng 19: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các giải pháp - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 19 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các giải pháp (Trang 107)
Bảng 20: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp - Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo
Bảng 20 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp (Trang 108)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w