Giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục tại Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Bảo

MỤC LỤC

Đặc trưng của thời đại CNTT

Vai trò của CNTT với Giáo dục - Đào tạo

+ CNTT&TT đã đem đến một tài nguyên giáo dục cho tất cả mọi người, làm cho vai trò vị trí của giáo viên thay đổi, người học có thể phát huy tính tích cực tự truy cập vào nguồn tài nguyên học tập vô cùng phong phú ở trên mạng Internet với những tiêu chí mới: học mọi lúc, học mọi nơi, học mọi thứ, học một cách mở và mềm dẻo suốt đời cho mọi loại hình giáo dục chính quy hay không chính quy, ngoại khoá. Nhất là trong bối cảnh hội nhập WTO, với AFTA, với việc dỡ bỏ hạn ngạch ví dụ như trong lĩnh vực dệt may, chúng ta sẽ thấy khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sẽ bị giới hạn nếu không ứng dụng CNTT một cách hiệu quả để tăng cường hiệu xuất hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách chính phủ cung cấp các thông tin dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp.

Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về ứng dụng CNTT trong quản lý

Với sự hỗ trợ của công nghệ chữ ký điện tử, người học có thể được in bản xác nhận kết quả học tập thông qua mạng… Học sinh khi mới vào trường phải được đưa vào quản lý hồ sơ, quá trình học tập, rèn luyện trên máy vi tính của trường và chuyển lên Sở, lên Bộ, quản lý học sinh trên sổ điểm điện tử, học bạ điện tử. Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp khuyến khích xây dựng cơ sở vật chất (lắp đặt máy tính, máy chiếu), khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử.

Tin học hoá QLGD

Mạng Intranet, một dạng rút gọn hơn của công nghệ Internet, có thể thực hiện được các chức năng thông tin nói trên dành cho một nhóm xác định đối tượng sử dụng, chẳng hạn các tổ chức, cơ quan, trường học tại một địa bàn nhất định (tỉnh,thành phố, huyện) hay theo một phân cấp nhất định (ngành dọc). Mạng này có khả năng đáp ứng được quản lý của PGD, phục vụ cho Dạy- Học- Đánh giá, tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu thông tin giáo dục cho các cấp quản lý, giáo viên, học sinh cũng như mọi tầng lớp nhân dân.

Quản lý chính phủ điện tử 1. Quản lý thông tin

Một trong những thế mạnh của CNTT là quản lý cơ sở dữ liệu, để quản lý nhân lực một cách hiệu quả nhất, tiện lợi nhất, chúng ta chỉ cần xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về nhân sự trong ngành thuộc phạm vi quản lý thông quan một phần mềm gọi là phần mềm QLNS, sau đó quy định hàng năm việc cập nhật thông tin về nhân sự của mỗi đơn vị, và như vậy chúng ta có thể có được đầy đủ những thông tin phục vụ cho công tác QL của chúng ta, như số lượng, trình độ đào tạo, thuyên chuyển, đề bạt, tiền lương..So với kiểu quản. Tương tự như quản lý nhân lực, thông qua một phần mềm quản lý chúng ta có thể quản lý toàn bộ CSVC, thiết bị của toàn ngành trong huyện một cách rất hiệu quả thông qua hệ thống thông tin lưu trữ về lý lịch máy, thiết bị, về tính năng kỹ thuật và tình trạng của máy, thiết bị, về kế hoặc mua sắm, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa máy, thiết bị và về tình hình sử dụng chúng.

Các điều kiện để phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD 1. Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục

Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp khuyến khích xây dựng cơ sở vật chất, khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử, trong việc khuyến khích đưa các phần mềm và phục vụ công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục. Số CBQL, giáo viên, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT&TT ngày được chú trọng và được thực hiện thường xuyên, các cơ quan QLGD và các cơ sở GD đã coi đây là một tiêu chí quan trọng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ của mình để làm tốt đổi mới giáo dục.

Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, và thực trạng về tình hình giáo dục huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Dân số và nguồn nhân lực

Về dân trí: Vĩnh Bảo đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học từ năm 1990; hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS vào năm 2000 (Là địa phương trong thành phố thuộc tốp đầu của cả nước hoàn thành sớm PCGD TH và PCGD THCS). Hiện nay đang thực hiện đề án phổ cập bậc trung học, đến nay đã có 6/14 quận huyện đạt 2 tiêu chuẩn phổ cập THPT; huyện Vĩnh Bảo sẽ đạt vào năm 2007.

Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

- Về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong bốn năm vừa qua đã thu được những kết quả rất lớn, đội ngũ giáo viên đã đủ về số lượng, không ngừng được nâng lên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, các yếu tố đảm bảo chất lượng đã được đầu tư cao và được khai thác sử dụng có hiệu quả, học sinh được phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động nắm kiến thức, khắc phục được lối học đọc - chép;. - Công tác QLGD đã có chuyển biến nhưng chưa toàn diện, đội ngũ cán bộ quản lý trước yêu cầu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự chủ động sáng tạo, còn trông chờ ỷ lại, tính hiệu quả trong công tác quản lý điều hành chưa cao, do chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng lực, chưa làm tốt công tác dân chủ trong nhà trường, nảy sinh mâu thuẫn nội bộ dẫn đến khiếu kiện, cá biệt còn có hiện tượng vi phạm nguyên tắc quản lý, chưa quy tụ và khai thác được thế mạnh trong đội ngũ giáo viên.

Bảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo
Bảng 1: Thống kê về cơ sở vật chất bậc tiểu học huyện Vĩnh Bảo

Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XII, phát huy thế mạnh của đơn vị trong nhiều năm dẫn đầu GD-ĐT cả nước, ngành GD-ĐT Hải Phòng đã đặt ra định hướng chiến lược đến năm 2010 có nêu “…lấy việc đưa CNTT vào quản lý và giảng dạy học tập làm khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT”, “Phát triển ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin trên mạng”. Vĩnh Bảo là huyện thuần nông xa trung tâm thành phố, điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn; trong xu thế hội nhập quốc tế, đứng trước những cơ hội và thách thức, các cấp lãnh đạo huyện luôn xác định vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện, luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi phát triển giáo dục là con đường để thoát khỏi đói nghèo, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu đến 2010

Những khó khăn: Một bộ phận cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm, chưa coi trọng ứng dụng CNTT, chưa đầu tư đúng mức cho việc phát triển ứng dụng CNTT; một số giáo viên nhất là những người cao tuổi thường tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm tới CNTT. Từ thực trạng nêu trên, trước cơ hội và thách thức về hội nhập giáo dục, xây dựng trường học điện tử, chính phủ điện tử, đòi hỏi chúng tôi phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, hoạch định được lộ trình, đề ra được những biện pháp, quyết tâm thực hiện cho được những mục tiêu, nhiệm vụ đó.

Nhiệm vụ

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi tin học, khuyến khích những nơi có điều kiện bồi dưỡng kiến thức tin học nâng cao cho học sinh, ngoài việc rèn luyện cho các em thành thục các phần mềm ứng dụng như: MSDOS, NC, Word, Excel..cần bồi dưỡng cho học sinh học giải thuật và lập trình trên các môi trường: Pascal, Foxpro, VisualFox.., giúp các em có thể giải quyết được những bài toán trên máy tính, học sinh được truy cập Internet. Tháng 8/2006 khai trương Website của phòng giáo dục, xây dựng kho tài nguyên, diễn đàn trong toàn ngành, kết nối với các Website khác có liên quan để CBQL, giáo viên, các trường có thể truy cập, chia sẻ tài nguyên, giao lưu, trao đổi thông tin phục vụ nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy học, tiến tới hội nhập giáo dục.

Thực trạng về thực hiện ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng

Hầu hết các trường học đã sử dụng Internet trong việc trao đổi thông tin bằng Email, với cách thức trao đổi thông tin kiểu này đã giúp cho các nhà QLGD thu nhận được thông tin một chác kịp nhanh nhất, đầyđủ nhất, tiện lợi nhất; mặt khác việc lưu giữ thông tin lại để sử dụng lâu dài cũng cực kỳ thuận tiện, thậmchí nagy cả khi máy tính cá nhân của mình bị sự cố thì thông tin vẫn còn nhờ có hộp thư đã được thiết lập trên Sever, được Sever lưu giữ một cách an toàn. Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất (lắp đặt máy tính, máy in, máy chiếu Projector, kết nối Internet.. ), khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các công việc quản lý, trong các giờ thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài trình chiếu phục vụ hội thảo, hội nghị, các bài giảng điện tử, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các cuộc thi tuyên truyền phòng chống Ma tuý, HIV/AIDS, tuyền truyền về an toàn giao thông.

Các điều kiện để ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng

Về hạ tầng cơ sở và trang thiết bị để ứng dụng CNTT Số lượng trang thiết bị máy tính ở các trường tiểu học và THCS

Song thực trạng việc của hệ thống TTQL trong ngành giáo dục huyện Vĩnh Bảo còn rất nhiều bất cập, các điều kiện để thực hiện còn khó khăn, thiếu thốn như cơ sở hạ tầng thiết bị, số lượng và chất lượng các phần mềm, tổ chức, quản trị, khai thác mạng thông tin, chất lượng nhân lực, cơ chế chính sách. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý, thiết bị thiếu tỷ lệ máy tính theo các trường còn rất thấp, chất lượng, cấu hình thấp, số lượng, chất lượng phần mềm còn hạn chế chất lượng thấp, hệ thống thiết bị của mạng thông tin còn rất nghèo nàn.

Quán triệt chủ trương ứng dụng CNTT trong QLGD Xu hướng phát triển của ngành CNTT

Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Hải Phòng: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT-BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010 nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin học trong trường phổ thông Hải Phòng. Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo lần thứ XXIII về giáo dục - đào tạo: “..Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, chú trọng các môn tin học, ngoại ngữ, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường học, đáp ứng yêu cầu học tập của các đối tượng..”.

Mục tiêu

Mục tiêu cụ thể (đến năm 2010)

- Thống nhất áp dụng chương trình quản lý nhà trường (tài chính, quá trình học tập, thời khoá biểu, sổ đầu bài…), chương trình quản lý cán bộ giáo viên, hệ thư tín điện tử tại tất cả các đơn vị. - Xây dựng diễn đàn thông tin điện tử của PGD, phổ biến trên mạng Internet để hình thành một phương thức trao đổi thông tin mới giữa người dạy, người học, người quản lý và cha mẹ học sinh.

Các giải pháp

  • Giải pháp 5: Xây dựng mô hình thí điểm 1. Mục đích

    Mục tiêu xây dựng hệ cơ sở dữ liệu học sinh tiểu học, THCS toàn huyện, nhằm hình thành nên một kho dữ liệu lưu trữ đầy đủ các thông tin cơ bản về mọi học sinh trên địa bàn huyện từ khi vào trường cho đến khi tốt nghiệp, phản ánh kịp thời quá trình rèn luyện & học tập, cung cấp dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho yêu cầu nghiên cứu, chỉ đạo, hoạch định chính sách, kế hoạch cho các phòng ban chuyên môn. Một hạ tầng truyền thông hiện đại là cơ sở để hình thành và phát triển chính phủ điện tử, theo đó luồng thông tin trao đổi trong nội bộ cơ quan phòng, từ các phòng tới các trường, giữa phòng với Sở, giữa các trường với nhau, giữa các đơn vị giáo dục với nhân dân được thực hiện thông suốt, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo.

    Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

    Phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD ở ngành giáo dục huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng là một công việc quan trọng và cấp bách, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý giáo dục, làm cơ sở cho việc thực hiện đổi mới quản lý mà Bộ GD&ĐT đã đề ra. Để phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD ở Vĩnh bảo, Hải phòng cần nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong QLGD như hệ thống thông tin quản lý giáo dục, các phần mềm QLGD, tin học hoá QLGD và quản lý theo mô hình Chính phủ điện tử đồng thời phải căn cứ vào thực trạng về giáo dục và quản lý giáo dục ở Vĩnh bảo, Hải phòng.

    Bảng 20: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp
    Bảng 20: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp

    Một số kiến nghị

    Cơ sở vật chất, thiết bị (1b)

    Xin đ/c cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết của từng giải pháp bằng việc đánh dấu X vào mỗi ô tương ứng theo điểm số đã ghi sẵn. Xin đ/c cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của từng giải pháp bằng việc đánh dấu X vào mỗi ô tương ứng theo điểm số đã ghi sẵn.