HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ HOA LAN VÀ CÂY ĐỊA LAN 1.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HOA LAN 1.1.1. Lịch sử phát triển của loài lan ở nước ta Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm. Việt nam cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi như Cao Bằng, Cha Pa, Lào Kay, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Buôn Mê thuột, Phan Rang, Đà lạt, Di Linh v.v Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt Nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó người ta cũng tìm thấy tại miền trung vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới tìm lại được ở Khánh Hòa. Hiện nay trong nước có nhiều người sưu tầm và nghiên cứu về lan và cũng có những công ty trồng lan để bán và xuất cảng nhưng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nước láng giềng đã có mặt trên thị trường quốc tế từ lâu. Nói về hoa lan, phải nói tới người Trung Hoa. Tiếng LAN, chúng ta đã vay mượn của họ. Người Trung Hoa đã biết về lan vào khoảng 2500 về trước. Thời đại của đức Khổng tử 551-479 trước thiên chúa giáng sinh đã có câu "Dâng hương lan cho chúa". Năm dương lịch thứ 300 họ đã biết tới hoa lan đất Tử cán, Cymbidium Trang 1 Rhynchostylis retusa HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN ensifolium. Việt Nam cũng có thứ lan này, tên là Thanh ngọc, mọc từng bụi thấp nhỏ, lá dài chừng 40-50 phân, hoa xanh nhạt hoặc nâu nhạt, hương thơm ngát thường tìm thấy ở Lào Cai, Hà Nam, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng, giá bán tại Hoa kỳ độ 30-40$ một chậu nhỏ. Năm thứ 1000 người Trung hoa đã có sách nói về khoảng 1000 giống lan và chỉ dẫn cách trồng. Hiện nay việc trồng hoa lan được phát triển rất mạnh ở nước ta, hình thành nên các khu vực trồng lan nổi tiếng như Đà Lạt, Bắc Hà, Củ Chi –Trảng Bàng… 1.1.2. Đặc điểm của hoa lan Hoa lan sở dĩ được nhiều ưa chuộng là vì: - Màu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu. - Hình dáng đa dạng, có khác trăm ngàn hình dạng khác nhau, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi = lip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt, có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera). Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền. - Hương lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các bà, các cô đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ xíu. Tại Thái lan có một loại Vanda đươc giấu tên và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hương thơm dành riêng để cung cấp cho một nhà sản xuất nước hoa danh tiếng. Nếu hoa lan sớm nở, tối tàn thì dù cho có hương, sắc đến đâu cũng không thể nào được liệt vào loài hoa vương giả. Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1- 2 ngày đã tàn phai hương sắc. Nhiều người thấy lan thường bám vào các cành cây, hốc đá nên nghĩ rằng lan là một loại tầm gửi (Parasite) nhưng thực ra lan không sống vào nhựa của cây. Lan chỉ bám vào đó mà sống, hấp thụ những tinh chất thiên nhiên do hoa, lá cây đã mục, phân chim và các tinh thể khác do nước mưa và gió vận chuyển tới. Trang 2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại sau đây: Epiphytes Phong lan bám vào cành hay thân cây. Terestrials Địa lan mọc dưới đất. Lithophytes Thạch lan mọc ở các kẽ đá. Saprophytes Loại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục 1.2. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ĐỊA LAN 1.2.1. Tạo tiểu vùng khí hậu thích hợp “Cây địa lan ưa ẩm nhưng sợ ướt, thích thoáng nhưng sợ gió, thích sáng nhưng lại sợ nắng” Để đảm bảo được nguyên tắc như vậy cần chú ý đến việc tạo tiểu vùng khí hậu cho vườn lan, mà đặc biệt là các yếu tố sau đây: -Ánh sáng: cây địa lan cần ánh sáng tán xạ khoảng 70-80%. Nếu lá cây có màu xanh vàng nhạt là đủ ánh sáng, lá cây màu xanh đậm cần phải tăng thêm lượng chiếu sáng. Kiểm soát yếu tố này thông qua việc che lưới phù hợp cho vườn lan. -Nhiệt độ: Cây Địa lan phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 24°C-29°C. Vào thời kỳ ra hoa, nhiệt độ ban đêm cần phải lạnh từ 10-15°C để cây phát triển chồi hoa. Nhiệt độ tối ưu cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa là khoảng 7.50°C-13°C vào ban đêm và 18-24°C vào ban ngày. Sau khi cây đã có chồi hoa, nên duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 13-24°C để cành hoa phát triển tốt. Kiểm soát nhiệt độ trong vườn ta có thể dùng nhiệt kế để theo dõi, giảm nhiệt độ bằng cách đặt các khay nước tạo ẩm dưới giàn lan, tưới nước hoặc phun sương xung quanh vườn lan vào những lúc nhiệt độ quá cao. Tăng nhiệt giữ ấm cho cây trong thời kỳ quá lạnh bằng cách che nilon xung quanh vườn. - Độ ẩm: cần đảm bảo rễ cây luôn ẩm nhưng không được ướt lâu, không được để cho cây bị quá khô rễ. Tăng lượng nước tưới trong giai đoạn cây phát triển, nhất là sau khi ra hoa. Khi cây đã phát triển hoàn toàn (khoảng tháng 9 Âm lịch) giảm lượng nước tưới, chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu trong khi cây chuẩn bị ra chồi nụ. Khi có chồi nụ thì phải tưới đủ nước cho cành hoa phát triển tốt nhất. Trang 3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN Có thể theo dõi lượng nước cần tưới qua việc nhìn lá cây lan, nếu cây khỏe mạnh bị thiếu nước, lá sẽ hơi nhăn, khi tưới nước, lá cây sẽ căng trở lại. - Độ thông thoáng: Vườn lan cần có sự đối lưu không khí ở mức vừa phải để cây lan phát triển tốt nhất. Nếu gió quá nhiều có thể gây hại cho cây do tưới nước quá nhiều. Nên che một lượt lưới xung quanh vườn lan để chắn gió mạnh, khi ít gió có thể mở ra để hút gió vào. Khoảng cách giữa các chậu lan cũng phải hợp lý, không để sát nhau, lá cây nọ chạm vào lá cây kia dễ bị lây lan nấm bệnh. 1.2.2. Bón phân Trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh cần bón phân có lượng N cao hơn. Trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn một chút để giúp cây có đủ dưỡng chất tạo chồi nụ và nuôi hoa. Trong suốt quá trình chăm sóc trong năm có thể kết hợp với bón phân hữu cơ như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn, ngâm lâu ngày (nước trong và đã hết mùi) pha loãng để tưới vào gốc, xen kẽ với phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây. Trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá, phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa. Có thể tự làm phân bón chậm tan bằng cách: lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng, xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong đất. 1.2.3. Phòng trừ sâu bệnh Cần giữ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Giữ cho vườn lan luôn thông thoáng, sạch sẽ và sử dụng thuốc phòng trừ nấm, diệt côn trùng định kỳ sẽ tránh được tỉ lệ nấm bệnh trong vườn lan rất cao. Khi cây bị bệnh, cần cách ly ngay tránh lây lan, nếu xác định được rõ bệnh cần dùng thuốc thích hợp để chữa. Nếu không xác định được, cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để có biện pháp chữa trị hữu hiệu. Trang 4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN CHƯƠNG 2: MẠCH VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO VÀ CÁC LINH KIỆN LIÊN QUAN 2.1. MẠCH VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO. 2.1.1. Phần cứng Một bảng mạch Arduino bao gồm một bộ vi điều khiển ATmega AVR 8-bit và các thành phần bổ sung để tạo điều kiện lập trình và tích hợp cách mạch điện khác với bảng mạch Arduino. Một khía cạnh quan trọng của Arduino dựa trên tiêu chuẩn kết nối thống nhất, cho bo mạch CPU được kết nối với một loạt mô-đun chuyển đổi tiện ích bổ sung được gọi là shield (bộ chắn). Một số shield giao tiếp bo mạch Arduino trực tiếp từ các chân nối khác nhau, nhưng shield được định địa chỉ riêng biệt thông qua bus kết nối nối tiếp I2C, cho phép shield được xếp chồng lên nhau và được sử dụng song song nhau. Arduino chuẩn sử dụng ATmegaAVR là tổ chợp chip, đặc biệt là ATmega8, Atmega168, ATmega328, ATmega1280, và ATmega2560. Một số ít các bộ vi xử lý khác đã được sử dụng tương thích chuẩn Arduino. Hầu hết bo mạch bao gồm một bộ điều áp tuyến tính 5V và một bộ dao động tinh thể 16 MHz (hoặc cộng hưởng gốm trong một số biến thể dao động), mặc dù một số thiết kế như LilyPad chạy ở 8 MHz và chia sẻ bộ điều áp trên bo mạch do hạn chế thông số định dạng thể. Bộ vi điều khiển của Arduino cũng được lập trình trước nhờ một bộ nạp khởi động theo cách đơn giản là tải lên các chương trình vào bộ nhớ flash trên chip, so với các thiết bị khác thường cần một lập trình viên bên ngoài hỗ trợ khi sử dụng. Ở cấp độ khái niệm, khi sử dụng xếp chồng phần mềm Arduino, tất cả bo mạch được lập trình nhờ kết nối nối tiếp RS-232, nhưng cách này được thực hiện khác nhau theo từng phiên bản của phần cứng . Bảng mạch Arduino nối tiếp chứa một Trang 5 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN mạch dịch cấp để chuyển đổi giữa tín hiệu cấp-RS-232 và cấp-TTL. Bảng mạch Arduino hiện nay được lập trình thông qua cổng USB, cài đặt này sử dụng chip chuyển đổi USB-sang-nối tiếp như FTDI FT232. Một số biến thể, chẳng hạn như Arduino Mini và Boarduino không chính thức, sử dụng một bảng mạch có thể tháo rời chuyển đổi USB-sang-nối tiếp hoặc cáp, Bluetooth hoặc các phương pháp khác . (Khi được sử dụng với các công cụ vi điều khiển truyền thống thay vì Arduino IDE, lập trình AVR ISP chuẩn phải được sử dụng). Bảng mạch Arduino luôn cho thấy hầu hết các chân nối I/O pins của vi điều khiển để sử dụng bởi các mạch khác. Các Diecimila, Duemilanove , và Uno hiện tại cung cấp 14 chân I/O số, sáu trong số đó có thể tạo tín hiệu điều biến độ rộng xung, và sáu đầu vào tương tự. Các chân nằm ở mặt trên bo mạch, thông qua đầu chân cái 0.10-inch (2,5 mm). Một số shield ứng dụng nhúng plug-in cũng đã có ở dạng thương mại. Bo mạch Arduino Nano và Bare Bones tương thích Arduino có thể cung cấp các chân cắm đực ở mặt dưới của bo mạch để kết nối các bo mạch khác không cần hàn. Có rất nhiều bo mạch tương thích Arduino và bo mạch dẫn xuất từ Arduino. Một số có chức năng tương đương với Arduino và có thể được sử dụng thay thế lẫn cho nhau. Phần lớn là Arduino cơ bản với việc bổ sung các trình điều khiển đầu ra phổ biến, thường sử dụng trong giáo dục cấp trường để đơn giản hóa việc lắp ráp các xe đẩy và robot nhỏ. Những biến thể khác là tương đương về điện nhưng thay đổi tham số dạng (form-factor), đôi khi cho phép tiếp tục sử dụng các Shield, đôi khi không. Một số biến thể sử dụng bộ vi xử lý hoàn toàn khác, với mức độ khác nhau về tính tương thích. 2.1.2. Phần mềm. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) Arduino là một ứng dụng đa nền tảng được viết bằng Java, và được dẫn xuất từ IDE cho ngôn ngữ lập trình xử lý và các dự án lắp ráp. Nó được thiết kế để làm nhập môn lập trình cho các nhà lập trình và những người mới sử dụng khác không quen thuộc với phát triển phần mềm. Nó bao gồm một trình soạn thảo mã với các tính năng như làm nổi bật cú pháp, khớp dấu ngặc khối chương trình, và thụt đầu dòng tự động, và cũng có khả năng biên dịch và tải lên các chương trình vào bo mạch với một nhấp chuột duy nhất. Một chương trình hoặc mã viết cho Arduino được gọi là "sketch" . Chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE đi kèm với một thư viện phần mềm được gọi là "Wiring" từ dự án lắp ráp ban đầu, cho hoạt động Trang 6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN đầu vào/đầu ra phổ biến trở nên dễ dàng hơn nhiều. Người sử dụng chỉ cần định nghĩa hai hàm để thực hiện một chương trình điều hành theo chu kỳ : setup() : hàm chạy một lần duy nhất vào lúc bắt đầu của một chương trình dùng để khởi tạo các thiết lập. loop() : hàm được gọi lặp lại liên tục cho đến khi bo mạch được tắt đi. Khi các bạn bật điện bảng mạch Arduino, reset hay nạp chương trình mới, hàm setup() sẽ được gọi đến đầu tiên. Sau khi xử lý xong hàm setup(), Arduino sẽ nhảy đến hàm loop() và lặp vô hạn hàm này cho đến khi bạn tắt điện bo mạch Arduino. Chu trình đó có thể mô tả trong hình dưới đây: 2.2. IC THỜI GIAN THỰC DS1307. 2.2.1. Tổng quan về DS1307. DS1307 là chip đồng hồ thời gian thực (RTC : Real-time clock), khái niệm thời gian thực ở đây được dùng với ý nghĩa thời gian tuyệt đối mà con người đang sử dụng, tình bằng giây, phút, giờ…DS1307 là một sản phẩm của Dallas Semiconductor (một công ty thuộc Maxim Integrated Products). Chip này có 7 thanh ghi 8-bit chứa thời gian là: giây, phút, giờ, thứ (trong tuần), ngày, tháng, năm. Ngoài ra DS1307 còn có 1 thanh ghi điều khiển ngõ ra phụ và 56 thanh ghi trống có thể dùng như RAM. DS1307 được đọc và ghi thông qua giao diện nối tiếp I2C (TWI của AVR) nên cấu tạo bên ngoài rất đơn giản. DS1307 xuất hiện ở 2 gói SOIC và DIP có 8 chân như trong hình Trang 7 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN Các chân của DS1307 được mô tả như sau: - X1 và X2: là 2 ngõ kết nối với 1 thạch anh 32.768KHz làm nguồn tạo dao động cho chip. - VBAT: cực dương của một nguồn pin 3V nuôi chip. - GND: chân mass chung cho cả pin 3V và Vcc. - Vcc: nguồn cho giao diện I2C, thường là 5V và dùng chung với vi điều khiển. Chú ý là nếu Vcc không được cấp nguồn nhưng VBAT được cấp thì DS1307 vẫn đang hoạt động (nhưng không ghi và đọc được). - SQW/OUT: một ngõ phụ tạo xung vuông (Square Wave / Output Driver), tần số của xung được tạo có thể được lập trình. Như vậy chân này hầu như không liên quan đến chức năng của DS1307 là đồng hồ thời gian thực, chúng ta sẽ bỏ trống chân này khi nối mạch. - SCL và SDA là 2 đường giao xung nhịp và dữ liệu của giao diện I2C mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài TWI của AVR. Có thể kết nối DS1307 bằng một mạch điện đơn giản như trong hình 2.2.2. Giao thức I2C Giao thức ưu tiên truyền thông nối tiếp được phát triển bởi Philips Semiconductor và được gọi là bus I2C. Vì nguồn gốc nó được thiết kế là để điều khiển liên thông Trang 8 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN IC (Inter-Intergrated Circuit) nên nó được đặt tên là I2C. Tất cả các chip có tích hợp và tương thích với I2C đều có thêm một giao diện tích hợp trên Chip để truyền thông trực tiếp với các thiết bị tương thích I2C khác. Việc truyền dữ liệu nối tiếp theo hai hướng 8 bit được thực thi theo 3 chế độ sau: Chuẩn (Standard)—100 Kbits/sec Nhanh (Fast)—400 Kbits/sec Tốc độ cao (High speed)—3.4 Mbits/sec Đường bus thực hiện truyền thông nối tiếp I2C gồm hai đường là đường truyền dữ liệu nối tiếp SDA và đường truyền nhịp xung đồng hồ nối tiếp SCL. Vì cơ chế hoạt động là đồng bộ nên nó cần có một nhịp xung tín hiệu đồng bộ. Các thiết bị hỗ trợ I2C đều có một địa chỉ định nghĩa trước, trong đó một số bit địa chỉ là thấp có thể cấu hình. Đơn vị hoặc thiết bị khởi tạo quá trình truyền thông là đơn vị Chủ và cũng là đơn vị tạo xung nhịp đồng bộ, điều khiển cho phép kết thúc quá trình truyền. Nếu đơn vị Chủ muốn truyền thông với đơn vị khác nó sẽ gửi kèm thông tin địa chỉ của đơn vị mà nó muốn truyền trong dữ liệu truyền. Đơn vị Tớ đều được gán và đánh địa chỉ thông qua đó đơn vị Chủ có thể thiết lập truyền thông và trao đổi dữ liệu. Bus dữ liệu được thiết kế để cho phép thực hiện nhiều đơn vị Chủ và Tớ ở trên cùng Bus. Quá trình truyền thông I2C được bắt đầu bằng tín hiệu start tạo ra bởi đơn vị Chủ. Sau đó đơn vị Chủ sẽ truyền đi dữ liệu 7 bit chứa địa chỉ của đơn vị Tớ mà nó muốn truyền thông, theo thứ tự là các bit có trọng số lớn nhất MSB sẽ được truyền trước. Bit thứ tám tiếp theo sẽ chứa thông tin để xác định đơn vị Tớ sẽ thực hiện vai trò Trang 9 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN nhận (0) hay gửi (1) dữ liệu. Tiếp theo sẽ là một bit ACK xác nhận bởi đơn vị nhận vừa nhận được 1 byte trước đó hay không. Đơn vị truyền (gửi) sẽ truyền đi 1 byte dữ liệu bắt đầu bởi MSB. Tại điểm cuối của byte truyền, đơn vị nhận sẽ tạo ra một bit xác nhận ACK mới. Khuôn mẫu 9 bit này (gồm 8 bit dữ liệu và 1 bit xác nhận) sẽ được lặp lại nếu cần truyền tiếp byte nữa. Khi đơn vị Chủ vừa trao đổi xong dữ liệu cần nó sẽ quan sát bit xác nhận ACK cuối cùng rồi sau đó sẽ tạo ra một tín hiệu dừng STOP để kết thúc quá trình truyền thông. I2C là một giao diện truyền thông đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng truyền thông giữa các đơn vị trên cùng một bo mạch với khoảng cách ngắn và tốc độ thấp. Ví dụ như truyền thông giữa CPU với các khối chức năng trên cùng một bo mạch như EEPROM, cảm biến, đồng hồ tạo thời gian thực Hầu hết các thiết bị hỗ trợ I2C hoạt động ở tốc độ 400Kbps, một số cho phép hoạt động ở tốc độ cao vài Mbps. I2C khá đơn giản để thực thi kết nối nhiều đơn vị vì nó hỗ trợ cơ chế xác định địa chỉ. 2.3. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35. LM35 là một cảm biến nhiệt độ analog. Sử dụng nguồn 5V DC/ Nhiệt độ được xác định bằng cách đo hiệu điện thế ngõ ra của LM35. Đơn vị nhiệt độ: °C. Nhiệt độ thay đổi theo tuyến tính: 10mV/°C. Trang 10 [...]... điều chỉnh độ sáng màn hình LCD (có thể nối trực tiếp vào Vcc để đạt độ sáng cực đại) Trang 13 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN 3.1.2 DS1307 - Sơ đồ nối chân như hình vẽ: + Cấp nguồn 5V và GND + Chân SDA nối A4 + Chân SCL nối A5 3.1.3 LM35 Trang 14 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN - Cấp nguồn vào chân VCC và GND - Tín hiệu ngõ ra analog đọc vào chân A1 3.1.4 Cảm biến mưa... 11 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN dùng một chân digital để đọc tín hiệu từ cảm biến mưa Khi cảm biến khô ráo (trời không mưa), chân D0 của module cảm biến sẽ được giữ ở mức cao (5V) Khi có nước trên bề mặt cảm biến (trời mưa), đèn LED màu đỏ sẽ sáng lên, chân D0 được kéo xuống thấp (0V) Ngoài ra, mạch còn có ngõ ra Analog A0 để xuất tín hiệu analog đo được Trang 12 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU...HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN LM35 không cần phải canh chỉnh nhiệt độ khi sử dụng Độ chính xác thực tế: 1/4°C ở nhiệt độ phòng và 3/4°C ngoài khoảng -55°C tới 150°C LM35 có hiệu năng cao, công suất tiêu thụ... lên, chân D0 được kéo xuống thấp (0V) Ngoài ra, mạch còn có ngõ ra Analog A0 để xuất tín hiệu analog đo được Trang 12 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT PHẦN CỨNG VÀ LẬP TRÌNH 3.1 CÀI ĐẶT PHẦN CỨNG Hệ thống bao gồm: - Mạch vi xử lý trung tâm Arduino Uno - LCD 16x2: hiển thị thời gian thực, nhiệt độ, độ ẩm và các thông số cài đặt - IC thời gian DS1307: tạo thời gian thực... (chân giữa) ứng với mỗi mức nhiệt độ Như vậy, bằng cách đưa vào chân bên trái của cảm biến LM35 hiệu điện thế 5V, chân phải nối đất, đo hiệu điện thế ở chân giữa bằng các pin A0 trên arduino (giống y hệt cách đọc giá trị biến trở), ta sẽ có được nhiệt độ (0-100ºC) bằng công thức: float temperature = (5.0*analogRead(A0)*100.0/1024.0); 2.4 CẢM BIẾN MƯA VÀ CẢM BIẾN ĐỘ ẨM ĐẤT Cảm biến mưa và cảm biến độ . HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ HOA LAN VÀ CÂY ĐỊA LAN 1.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HOA LAN 1.1.1. Lịch sử phát triển của loài lan ở nước ta Trong. 13 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN 3.1.2. DS1307 - Sơ đồ nối chân như hình vẽ: + Cấp nguồn 5V và GND + Chân SDA nối A4 + Chân SCL nối A5 3.1.3. LM35 Trang 14 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU. analog đo được. Trang 12 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỂU VÙNG KHÍ HẬU VƯỜN ĐỊA LAN CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT PHẦN CỨNG VÀ LẬP TRÌNH 3.1. CÀI ĐẶT PHẦN CỨNG Hệ thống bao gồm: - Mạch vi xử lý trung tâm Arduino Uno -