Để đưa đất nước ta thật sự trở nên giàu mạnh và văn minh,trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường hiện nay thì Đảng
Trang 1Mục lục.
A Phần mở đầu
B Phần nội dung
Chương 1 khái quát tình hình chung
1 khái niệm giáo dục
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Vai trò nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục.2.2 Vai tròcác trường
2.3 Vai trò gia đình và xã hội
2.4 Vai trò sinh viên
2.3 Phương pháp đào tạo
2.4 Đội ngũ giảng viên
Trang 22.5 Sinh viên.
2.6 Chương trình học
2.7 Nguyên nhân khác
Chương 3 Gỉai pháp kiến nghị
1.1 Cơ quan quản lý
6 NCKH : NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
7 CQQLGD : CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
8 CLĐT : CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
9 NCS : NGHIÊN CỨU SINH
10 CÔNG BỐ QUỐC TẾ
Trang 3A lời mở đầu.
Để đưa đất nước ta thật sự trở nên giàu mạnh và văn minh,trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường hiện nay thì Đảng,nhà nước cùng nhân dân ta phải xây dựng cho mình một tiềm lực tổng thể vững mạnh Một trong những chiến lược đó là phát triển và mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo,đặt biệt là GDĐH nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cho đất nước đúng như Bác Hồ đã nói:”một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” tư tưởng đó còn được khẳng định qua các kỳ đại hội đảng toàn quốc cũng cho rằng giáo dục là quốc sách Hàng đầu
Đó là tất cả những gì tốt đẹp mà Đảng,nhà nước và nhân dân ta đã từng tin tưởng,kỳ vọng vào GD sẽ đem lại đặc biệt trong xu thế phát triển hiện nay nếu không có tri thức và khoa học chúng ta sẽ bị tụt hậu so với các nước khác
Tuy nhiên khi những lợi ích tốt đẹp ấy vẫn đang còn là ước mơ thì người ta lại nhìn thấy nhiều hơn những bất cập, tồn tại làm ảnh hưởng xấu tới GD nước
ta hiện nay Nếu không nói là rơi vào tình trạng bế tắc thì cũng giống như ”cành củi giữa dòng nước xoáy” Nếu như trước đó hàng trăm nghìn thí sinh ngày đêmdùi mài kinh sử với hy vọng được bước vào giảng đường đại học thì ngay sau
đó lại cảm thấy chán trường với cảnh học đại học hiện nay Có rất nhiều sinh viên bỏ bê công việc chính là học tập mà cảm thấy hứng thú với các trò chơi game trên mạng có những người đủ tỉnh táo thì lại boăn khoăn với câu hỏi: học xong ra trường mình sẽ làm gì? Câu hỏi đó không chỉ là nỗi lo lắng của các sinh viên mà còn là lý do để em chọn làm đề tài này Với mong muốn tất cả chúng ta(dù là sinh viên hay giảng viên,cơ quan QLGD…)cùng bắt tay tháo gỡ những thắc mắc đó đưa GD vào thực tế nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất
Hiện nay đang có một cuộc đối mặt giữa thế hệ GD cũ với thế hệ mới Có một sự chứng minh âm thầm rằng, trong giai đoạn cũ, nền GD của chúng ta tốt hơn, và những quan chức nhà nước cũ ở lứa tuổi cao, vì không thỏa mãn với phong cách chính trị trong đời sống GD bây giờ, nên kéo nhau ra mở trường
Trang 4tư.Tất cả những chuyện đó cũng mới chỉ giải quyết một cách tạm bợ những vấn
đề của GD Việt Nam.Lối thoát để giải quyết vấn đề GD Việt Nam, là phải học những kinh nghiệm mở cửa về kinh tế như cách đây 20 năm Phải có thái độ củanhững người như Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thể hiện với đầu tư nước ngoài trong giai đoạn trước thì đất nước mới đổi mới được
Vấn đề cần quan tâm với hệ thống GD nước ta hiện nay là rất cấp thiết, không chỉ xét từng bộ phận mà còn phải xét một cách tổng thể Do đó ở đây em chỉ dừng lại tìm hiểu thực trạng GD đại học hiện nay ở nước ta Dựa trên cơ sở
là các phương pháp luận như tổng hợp,đánh giá,luận chứng và một số phương pháp khác; trong đó có sử dụng phương pháp luận triết học duy vật biện chứng
để đánh giá Nội dung bài viết này chia làm ba chương : chương 1,chương 2, chương 3
Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy (cô) đã giúp đỡ em hoàn thành
đề tài này
Trang 5B phần nội dung.
Chương 1 khái quát tình hình chung.
1 Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồntại và phát triển của con người trong xã hội đương đại
Phải khẳng định rằng những gì chúng ta đã làm được trong GD là rất to lớn
vì lợi ích “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” theo tư tưởng Hồ ChíMinh vĩ đại mà sự nghiệp GD ở nước ta đã nhận được sự quan tâm của toànĐảng, toàn dân, của đông đảo các sinh viên, giảng viên và các tầng lớp tri thức
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi GDĐH Việt Nam phảinhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao chấtlượng đào tạo Bài viết này nêu tổng quan về quan điểm chất lượng trong GDĐH
Trang 6tại Việt Nam qua các giai đoạn, hệ thống và cơ chế đảm bảo chất lượng GDĐHhiện nay, cùng các thành quả và các vấn đề cần giải quyết để tiếp tục đẩy mạnhtriển khai đảm bảo chất lượng GDĐH tại Việt Nam.
So với các thời kỳ trước, Giáo dục đại học Việt Nam cho đến giữa thập niên
1980 vẫn cơ bản là giáo dục dục tinh hoa.Vì vậy, trong giai đoạn này vấn đề chấtlượng giáo dục đại học hầu như không được đặt ra, trong một thời gian dài, hệthống giáo dục đại học Việt Nam đã quan niệm quản lý chất lượng giáo dục đồngnghĩa với việc kiểm soát đầu vào thông qua các kỳ thi tuyển mang tính cạnhtranh cao độ Năm 1986 đánh dấu sự bắt đầu của công cuộc đổi mới giáo dụcđại học tại Việt Nam, trong đó một trong những mục tiêu quan trọng của việc đổimới giáo dục đại học tại Việt Nam là tăng cường “khả năng cung ứng” của các
cơ sở giáo dục, mở rộng tối đa cơ hội tiếp cận cho người học Để đạt mục tiêunày, trong vòng gần hai thập niên kể từ khi giáo dục đại học Việt Nam bắt đầuđổi mới, rất nhiều biện pháp đã được thực hiện để đạt được mục tiêu nói trên,
mà kết quả là số lượng người học cũng như các cơ sở giáo dục đại học của ViệtNam đã tăng lên một cách đột biến
Nhìn chung hệ thống GD nước ta phát khá hoàn thiện với đủ các loạihình:trường công lập, bán công, nội trú, các học viện, trung tâm giáo dục kết hợpvừa học vừa làm Các hình thức đào tạo cũng phong phú từ chính quy, cao học,tại chức, liên thông, đào tạo từ xa, du học mỗi năm có hàng chục trường đượcxây dựng và nâng cấp thu hút hàng trăm nghìn SV theo học
2.1 vai trò của nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục Trước hết phải nói đến vai trò của nhà nước Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục
và đào tạo Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15%năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm
Trang 7của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi hàng loạt các chính sách được ban hành Cụ thể là, Triển khai nghiêm túc trong toàn hệ thống Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 Đến hết ngày 15/8/2010 đã có 311 trường đại học, caođẳng báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 296 (đạt tỷ lệ 76,4%), trong
đó, có 300 trường (đạt tỷ lệ 96,5% ) thành lập Ban chỉ đạo đổi mới công tác quản
lý giai đoạn 2010-2012; có 183 trường (đạt tỷ lệ 58,8%) xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; có 218 trường (đạt tỷ lệ 70,1%) tổ chức xây dựng,
rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triến trường giai đoạn
2011-2015, định hướng đến 2020 Đặc biệt là các chính sách ưu đãi cho SV Đối với
SV có hoàn cảnh khó khăn thì có biện pháp hỗ trợ về vốn (vay vốn, miễn giảm học phí), tặng học bổng đối với những SV có thành tích học tập tốt, lựa chọn những SV ưu tú gửi đi đào tạo ở nước ngoài Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến hết tháng 6/2010, đã có 1.915.774 học sinh, sinh viên của 1.723.782 hộ gia đình được vay vốn, với tổng dư nợ là 23.745,595 tỷ đồng Trong đó, 786.739 sinh viên đại học được vay vốn, dư nợ 10.376,171 tỷ đồng
Từ ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tăng mức cho vay ưu đãi từ 800.000 đ/sinh viên/tháng lên 860.000đ/sinh viên/tháng
2.2 vai trò của các trườngCòn về bản thân các trường để thu hút SV đã liên tục đổi mới trang thiết bị dạy và học, thay đổi phương pháp dạy, xây dựng các trương trình chuẩn quốc
tế, liên kết đào tạo với nước ngoài, thuê giảng viên nước ngoài giỏi về giảng dạy,tuyển chọn đọi ngũ giảng viên có kinh nghiệm đồng thời triển khai mạnh mẽ chủtrương đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội Năm học vừa qua, các trường ĐH trong cả nước tiếp tục triển khai tích cực các văn bản thoả thuận đã ký kết với các các doanh nghiệp, các địa phương để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, như: Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan), Intel, Campal Electrronic Company, tập đoàn Dệt May, các doanh nghiệp đã hỗ trợ kinh phí, trang bị cho các trường cơ sở vật chất,
Trang 8trang thiết bị, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập và tiếp nhận sinh viên sau tốt nghiệp về làm việc tại doanh nghiệp
2.3 vai trò của gia đình và xã hội Đối với gia đình và xã hội cũng rất quan tâm đến đầu tư cho giào dục có nhiều gia đình mặc dù hoàn cảnh khó khăn vẫn cố gắng lo cho 2, thậm chi là ba người con đi học ĐH Có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức hội chợ việc làm cho SV, tạo điều kiện làm thêm cho SV…
2.4 vai trò của sinh viên
Về bản thân SV, do được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, gia đình và xã hội đã cố gắng học tập tốt và đạt được nhiều kết quả cao Mới đây khi được tin giáo sư Ngô Bảo Châu đã đạt được giải thưởng toán học quốc tế Fields như mộthiện tượng làm vinh quang không chỉ cho đất nước mà còn lá tấm gương cho các bạn SV học tập có rất nhiều SV đã đoạt giải cao trong các kỳ thi olimpic quốc tế,chúng ta đã có bốn thí sinh xuất sắc đều đoạt giải Olimpic toán cũng nhưcác cuộc thi Robocon vừa qua Việt Nam đạt giải nhì(năm 2010)…
3 Những khó khăn
Trên đây là những thánh tựu rất đáng tự hào củ chúng ta Vì vậy để nâng cao vị thế GD Việt Nam trên trường quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo, đòi hỏi chúng ta không chỉ xem xét khía cạnh đã làm được mà còn phải dũng cảm đối diện với những gì chưa làm được vì đó là vấn đề quan tâm của toàn xã hội hiện nay Nếu như một vài năm gần đây, cả nước bừng tỉnh với con số hàng trăm nghìn thí sinh trượt đai học mỗi năm và phát hiện nguyên nhân chính là kết quả của căn bệnh thành tích thì từ đó đến nay chúng ta lai quá quen thuộc với
nó Hàng ngày chúng ta đã quá quen thuộc khi đề cập đến các căn bệnh trong
GD như“bệnh thành tích”, “bệnh đối phó”, “bệnh đấu đá”, “bệnh thiếu trung thực” đang tràn lan khắp nơi, ở mọi người kể cả thầy lẫn trò mà hiện tượng quay cóp đang hoành hành, trở thành quốc nạn Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương
Trang 9rất đúng đắn: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và cũng đã có những biện pháp
cụ thể cải cách giáo dục Tại sao ngành giáo dục vẫn loay hoay lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục? Tại sao khi ta cởi trói cho nông dân và cho các nhà doanh nghiệp, thì nông nghiệp và doanh nghiệp phát triển? Tại sao chúng ta không cởi trói cho giáo dục để giáo dục phát triển? nếu như một thầy thuốc thì cần chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc, thuốc đắng giã tật, bệnh nặng đến đâu cũng chữa được Phải thẳng thắn nhìn vào sự thật những căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam nói trên Và phải biết trị tận căn, mới mong chất lượng giáo dục của Việt Nam được cải thiện
3.1 Trong quản lý giáo dục
Thời đại hiện nay, thế kỷ XXI, khoa học quản trị, nhất là quản trị chất lượng trở nên rất hệ trọng cho sự phát triển Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng bao cấp, duy ý chí, quản trị theo cảm tính vẫn còn tàn dư, khoa học quản trị chất lượng chưa thật sự đi vào nền nếp đời sống quản trị giáo dục từ cấp Bộ xuống đến cấp cơ sở giáo dục Nếp sống văn hóa chất lượng chưa được hình thành Lãnh đạo Bộ cũng như cấp trường vẫn chưa thật sự quan tâm đến khuyến cáo của các chuyên gia và thực sự chưa xây dựng được một đội ngũ chuyên gia hùng hậu có chuyên môn cao, có khả năng thuyết phục cao, nhất là thích ứng với hoàn cảnh đổi mới, vẫn thường quyết định theo cảm tính hoặc do duy ý chí Như tại Thái Lan, đối với các trường công lập thì lo quản lý chặt chẽ về tài chánh, chuyên môn thì để trường hoàn toàn lo Đối với các đại học tư, nhà nướclại không quản lý tài chánh, quản lý nhân sự lãnh đạo, song lại quản lý rất chặt chẽ về chuyên môn Khi muốn mở một ngành mới, nhà nước quy định cứ 100 sinh viên thì phải có 3 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 1 cử nhân Tất cả các trường đều phải tuân thủ, thượng tôn luật pháp
Các khâu định hướng, mục tiêu, kế hoạch, thanh tra, sử dụng, quản lý nhân
sự về chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu nhất quán ổn định Tiêu chí chuyên môn, hiệu quả chưa thật sự được coi trọng
Trang 103.2 Phương pháp dạy họcHầu như các giảng viên chỉ quan tâm đến truyền đạt kiến thức và kiểm tra trínhớ mà không quan tâm đến rèn luyện kỹ năng và nhân cách chuẩn bị vào đời, thường dùng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu, truyền thụ kiến thức một cách thụ động, có nơi còn nạn thầy đọc trò ghi, có đổi mới thì lại chuyển từ "đọc chép sang nhìn chép”,chưa hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu hoặc không có biện pháp cụ thể khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Không lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học Khi giảng viên áp dụng phương pháp chủ động, lại gặp quá nhiều khó khăn do hạn chế phương tiện thiết bị giảng dạy hay thư viện còn rất hạn chế hoặc sinh viên lại rất thụ động, có thói quen lười suy nghĩ, không làm theo hướng dẫn của giảng viên Các trường đại học vẫn chưa thật sự quan tâm đến thực hành, thực tập Bàitập càng nhiều, kỹ năng càng được rèn luyện, tính thưc hành, thực tiễn càng cao Ngay giáo trình cũng thiếu vắng các bài tập Thiếu hẳn một hệ thống trợ giảng (giảng viên) hay trợ giáo, kèm cặp (tutoring, sinh viên giỏi đàn anh phụ trách, được cấp tiền bồi dưỡng tượng trưng từng giờ hay từng buổi phụ việc).Các trường đại học ở Việt Nam chưa quan tâm đến phương pháp học nhóm,các thư viện chưa bố trí những phòng học nhóm, chưa có trường nào bố trí rất nhiều bàn ghế để cho bất cứ sinh viên lúc chưa đến giờ học hay giờ trống đến ngồi gặp gỡ nhau Các giảng viên cũng không bắt buộc những bài tập làm theo nhóm, chấm điểm theo nhóm
3.3 Đội ngũ giảng viên
Nếu học vị tiến sĩ là điều kiện chuẩn có khả năng dạy đại học thì hiện nay số lượng giảng viên có học vị này còn quá thấp so với khu vực ASEAN cũng như các nước phát triển trên thế giới Dĩ nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ chỉ
có bằng cử nhân nhưng vẫn là người giảng viên đại học giỏi, đầu ngành, được phong hàm giáo sư hay phó giáo sư Đối với các nước trên thế giới, người có
Trang 11học vị cử nhân chỉ có thể làm trợ giảng mà không được phép dạy lý thuyết Điều này ta chưa làm được, rõ ràng đã phản ánh chất lượng yếu kém của đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam
Đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam còn rất yếu kém về nghiên cứu sángtạo, hiện chỉ mang tính đối phó, mang tính phong trào, làm lấy lệ, rất ít người say
mê nghiên cứu và giành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu ngay cả nhữngngười có khả năng nghiên cứu
Các giảng viên phải lo kiếm sống, nên việc lo tròn trách nhiệm của một người giảng viên bình thường đã là điều rất khó, chứ chưa thể nghĩ tới trách nhiệm nghiên cứu hay đi xa hơn nữa là hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc ngay như những người có tinh thần trách nhiệm cao nhất
Hiện tượng đấu đá không những phổ biến trong giới lãnh đạo để tranh quyền lực mà ngay trong các cán bộ giảng viên bình thường để tranh giành các danh hiệu thi đua, đã tạo ra một môi trường làm việc không được lành mạnh, làm sao công tác giảng dạy và nghiên cứu có thực chất
3.4 Sinh viên
Rất ít các SV chọn học được ngành học và trường đại học thích hợp với sở trường và sở thích đích thực của mình và trường cũng không chọn được sinh viên mà mình muốn đào tạo SV chỉ học đối phó, cốt lấy điểm, học cho qua, trở thành bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu thực chất… ngay cả SV khá giỏi cũng sẵn sàng quay cóp nhất là đối với những môn học khó nhớ, lại quá nhiều giờ học, mà không phải ngành nào cũng như nhau khiến SV không thích học
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, mỗi SV lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số SV học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ
ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi
Trang 12Có tới 64% SV chưa tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân.
Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp học phù hợp vàhiệu quả khi học các loại tài liệu khác tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể
Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự quản lí việc học của mình sao cho hiệu quả
Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể
Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu; có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đãtìm được những phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân
và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học
Về tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất đáng tiếc khi có tới 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; Có 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắcmắc (chưa kể 42,7% SV cũng có quan điểm gần gần như vậy);
41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm 31,4% số SV được khảo sát cho rằng các chiến lược học của mình hướng vào
việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư
Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập
Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả nănghọc của mình
Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;
Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;
Trang 13SV yếu nhất ở các nhóm: Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng máy vi tính,
kĩ năng viết báo cáo tham luận, kĩ năng vận dụng vào thực tế
SV mạnh hơn ở các nhóm kĩ năng: Phân tích và giải thích, giải quyết vấn
đề, nghe ghi và hiểu bài giảng (PGS.TS Nguyễn Công Khanh)
3.5 Trương trình đào tạo
Định hướng, mục tiêu, phương pháp dạy học và phương thức lượng giá hầunhư không thấy ghi trong chương trình hoặc rất sơ sài, phản ảnh sự thiếu
chuyên môn trong việc soạn các chương trình dạy học, chưa được thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập vào thế giới
Cấu trúc chương trình nhiều điểm chưa hợp lý, chiếm quá nhiều thời gian lên lớp về lý thuyết, rất ít giờ bài tập, rất ít giờ hoạt động ngoại khoá tự học, tự nghiên cứu Nhiều nội dung chương trình lạc hậu hay nặng nề, không còn phù hợp, tạo sự chán nản cho sinh viên, khiến sinh viên không đi sâu vào ngành học,nhất là năm đầu tiên có quá ít môn của ngành học
3.6 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đại học ở Việt Nam kể cả công lập và dân lập đều rất yếu kém, từ quy mô đến chất lượng, tính hiệu quả phục vụ sự giảng dạy cũng như học tập, nghiên cứu …, nhất là các trường đại học dân lập thì hầu như chưa có, bởi một vài trường có rồi chỉ là tạm bợ, chưa có thể là quy mô hay chất lượng của một trường đại học, nếu chưa muốn nói chưa được là một trường trung học phổ thông trung bình Cũng có thể chỉ ở Việt Nam mới xảy ra tình trạng cơ sở vật chất trường đại học như vậy
Chương 2 Khái quát tình hình chung.
1 Những thành tựu