1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ

66 1,7K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 520 KB

Nội dung

Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân

LỜI MỞ ĐẦU “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” chính vì vậy mà đầu phát triển giáo dục luôn được ưu tiên phát triển hàng đầu trong chính sách đầu phát triển của mỗi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Tầm quan trọng của việc đầu phát triển giáo dục được thể hiện rất rõ ở những nước đang phát triển như Việt Nam . Đầu phát triển giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân. Bởi đất nước muốn vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu thì trước hết phải có những con người có tri thức, có hiểu biết và nắm bắt được khoa học công nghệ, đặc biệt là trong điều kiện đất nước hội nhập toàn cầu như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nên Tỉnh uỷ Phú Thọ, các cấp lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và toàn thể nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều chủ chương, nghị quyết để đầu phát triển giáo dục như: chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, chương trình phổ cập các bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ,nghị quyết 33/2002/NQ-HĐND-KXV về tăng cường cơ sở vật chất trường học…Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của các cấp lãnh đạo tỉnh nên các chủ chương, nghị quyết đưa ra đều được thực hiện nghiêm túc và đem lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục hoá của tỉnh Phú Thọ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Bản thân em cũng nhận thức được vai trò to lớn của đầu phát triển giáo dục nên với nhiệm vụ của một sinh viên Kinh tế đầu và một người con của quê hương đất tổ Phú Thọ, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập của mình là: “Đầu phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ”. Chuyên đề thực tập của em tuy đã hoàn thành nhưng có thể chưa hoàn thiện và còn nhiều sai xót vì vậy em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các thầy – cô trong khoa và các bạn sinh viên để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn và đem lại những kiến thức thực tế, hữu ích về chủ chương, kế hoạch và quá trình triển khai thực hiện đầu cho các bạn sinh viên. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ 1.1 Khái quát về quy mô giáo dục, hiện trạng cơ sở vật chất trường học đến hết năm 2008 của Tỉnh Phú Thọ 1.1.1.Sự cần thiết phải đầu phát triển ngành giáo dục – đào tạo. Ngành giáo dục – đào tạo muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, nhất thiết phải được đầu cả về sức người lẫn sức của. Có thể hiểu đầu cho giáo dục – đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung và cho ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Giáo dục – đào tạo vừa gắn với yêu cầu phát triển chung của đất nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Phát triển giáo dục chính là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo.Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục – đào tạo là nhằm xây dựng những con người XHCN, ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và có khả năng tiếp thu văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tinh thần ham học hỏi của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật cao; có sức khỏe, là người kế thừa xây dựng CNXH.Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội. Tiếp tục phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với giáo dục đào tạo.Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là những nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện các chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục. Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Mọi thành viên trong xã hội đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả về số lượng và chất lượng dân số, nhưng hiện nay chất lượng giáo dục là trọng tâm của phát triển nguồn nhân lực nhất là đối với các nước đang phát triển, đông dân số và chất lượng nguồn nhân lực thấp như Việt Nam. Thực tế cho thấy, lợi ích thu được từ việc đào tạo nguồn nhân lực mà cụ thể là thông qua giáo dục – đào tạo rất lớn. Trình độ nguồn nhân lực trung bình ở một nước cao hơn cho phép tăng trưởng kinh tế tố hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác. Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế manh mún chưa phát triển vì thế rất cần có nguồn lực đủ cả về số lượng và chất lượng để góp sức phát triển kinh tế. Do đó, đầu phát triển giáo dục là nhiệm vụ cần thiết và tiên phong trong chủ chương phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 1.1.2. Về quy mô giáo dục. - Về mạng lưới trường học: Toàn tỉnh hiện có 905 trường học, tăng 49 trường so với năm 2002; trong đó mầm non 300 trường, tiểu học 296 trường, trung học cơ sở 250 trường, trung học phổ thông 59 trường. Hiện nay ở mỗi xã , phường, thị trấn đều có ít nhất 1 trường mầm non, trường tiểu học,trường trung học cơ sở; mỗi huyện, thành thị đều có từ 2 trường trung học phổ thông trở lên. Về cơ bản đã tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh. - Về quy mô: Quy mô lớp, học sinh bắt đầu tăng trở lại đối với tất cả các ngành học và bậc học. Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 3.177 nhóm trẻ và lớp mẫu giáo, 8.229 lớp phổ thông. Tổng số học sinh mầm non và phổ thông là 290.985 học sinh, chiếm 22,4% dân số. Tỷ lệ huy động trẻ em ra nhà, nhóm trẻ đạt 14,8%; học sinh trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 85,1%( trong đó học sinh 5 tuổi đạt 98,1%); tỷ lệ trẻ em từ độ tuổi 6-10 tuổi đi học tiểu học đạt 99,8%, trẻ em từ 11-14 tuổi đi học trung học cơ sở chiếm 97,2%; tỷ lệ thanh thiếu niên từ15- 17 tuổi đi học phổ thông đạt 59,5% . 1.1.3. Về phòng học và chất lượng phòng học Nhờ các chủ chương chính sách đầu cho giáo dục như: chương trình kiên cố hoá trường học và nhà công vụ cho giáo viên, chủ chương phổ cập ở các bậc học… nên số lượng phòng học và chất lượng phòng học của tỉnh ngày càng tăng cao. - Số lượng phòng học: Tổng toàn tỉnh đến hết năm 2008 có 9.737 phòng học. Trong đó mầm non có 2.311 phòng học; phổ thông có 7.138 phòng học. Hiện nay số phòng học còn thiếu là 629 phòng. - Chất lượng phòng học: Ngoài việc tăng cường phòng học thì chất lượng phòng học cũng rất được chú trọng và nâng cao. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà số lượng và chất lượng phòng học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo kết quả kiểm tra, rà soát đến hết năm 2008 toàn tỉnh hiện nay có 512 phòng học tạm, thiếu 629 phòng học, 2.963 phòng học bán kiên cố xuống cấp nghiêm trọng cần tu sửa. Cụ thể như sau: + Mầm xuống cấp cần phải thay thế, 220 phòng học tạm cần phải xoá (thiếu 424 phòng học đang học nhờ).non: Tổng số 2.164 phòng học; trong đó có 817 phòng kiên cố, có 623 phòng học bán kiên cố + Tiểu học: Tổng số 3.688 phòng học, trong đó có 1.916 phòng kiên cố, có 1.445 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, 173 phòng học tạm (thiếu 106 phòng học đang học nhờ). + Trung học cơ sở: Tổng số 2.568 phòng học; trong đó có 1.726 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, 91 phòng học tạm (thiếu 71 phòng học đang học nhờ). + Trung học phổ thông: Tổng số 872 phòng học; trong đó 643 phòng kiên cố, có 201 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, 28 phòng học tạm. 1.1.4. Về nhà điều hành, phòng học bộ môn và thư viện. - Về nhà điều hành: Toàn tỉnh hiện có 282 nhà điều hành kiên cố. Trong đó trường mầm non 52 nhà, trường tiểu học 65 nhà, trường trung học cơ sở 120 nhà , trường trung học phổ thông 45 nhà. - Về phòng học bộ môn : Hiện nay, toàn tỉnh có 569 phòng học bộ môn, trong đó có 122 phòng học mỹ thuật, 111 phòng thí nghiệm, 75 phòng máy tính, 261 phòng thực hành. - Thư viện: Toàn tỉnh 493 trường có thư viện đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, đạt 82,6%. Còn 112 trường phổ thông chưa có thư viện đạt chuẩn. 1.1.5. Về nhà công vụ giáo viên. Nhà ở tập thể cho giáo viên là mục tiêu quan trọng được Thủ tướng chính phủ đưa vào nội dung kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012( quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008). Hiện nay, nhà công vụ giáo viêncó 903 phòng với 12.960 m 2 , trong đó có 20 phòng bán kiên cố đã xuống cấp, 41 phòng tranh tre. Trong những năm qua, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, tỉnh đã tuyển dụng và điều động giáo viên tăng cường cho các trường học vùng miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nhưng do nguồn lực hạn chế, việc đầu xây dựng nhà ở tập thể cho giáo viên chủ yếu do các địa phương tự huy động (vận động mỗi giáo viên ủng hộ 2 ngày lương) và vốn chương trình 135 đầu một số trường trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, nên số lượng nhà công vụ giáo viên còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, hầu hất cán bộ giáo viên vẫn phaỉ đi ở nhờ nhà dân. Nhu cầu đầu nhà công vụ giáo viên tối thiểu là 1.905 phòng. 1.1.6. Về sách giáo khoa và thiết bị dạy học. Bên cạnh việc đầu cơ sở vật chất trường học thì việc đầu sách giáo khoa và thiết bị dạy học cho giáo viên, học sinh cũng cần được chú trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Về cơ bản tỉnh đã đầu cho việc mua sắm đảm bảo sách giáo khoa và và thiết bị dạy học cho các trường phổ thông theo quy định chương trình đổi mới sách và thiết bị trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm hàng năm để đầu cho các trường mới thành lập, các trường tăng thêm số lớp và thay thế một phần sách giáo khoa và thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. 1.1.7. Về thành tích và kết quả đạt được Trong suốt những năm qua, sự cố gắng của toàn tỉnh Phú Thọ cho sự nghiệp giáo dục đã được đền đáp bằng những thành tích to lớn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục Phú Thọ sang một trang mới. Ngoài những chuyển biến tích cực về quy mô, mạng lưới trường học ngành giáo dục tỉnh đã chỉ đạo và triển khai thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp, trọng tâm là tổ chức phân ban lớp 10, 11 và khắc phục việc ngồi nhầm lớp; đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhờ đó mà tính đến năm học 2008, tỷ lệ học sinh tiểu học thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh đạt 99,84%, học sinh dược xếp loại khá giỏi đạt trên 80%; cấp trung học cơ sở tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 91%; học lực giỏi, khá đạt trên 46,5%; cấp trung học phổ thông loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 81%, học lực giỏi, khá đạt trên 32%. Kết quả này đã phản ánh sự ổn định về chất lượng và có bước tiến tích cực nhất quán trong dạy thật, học thật, thi thật tại các trường trên địa bàn. Tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 84,5%; hệ bổ túc trung học phổ thông đạt 62,8%. Chất lượng học sinh giỏi ở các cấp được duy trì và nâng cao. Riêng năm học 2007-2008 toàn ngành có 60 em dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia, trong đó có 30 học sinh đạt giải. Tại kỳ thi máy tính CASIO toàn tỉnh miền Bắc tỉnh Phú Thọ đã tham gia đầy đủ các đội tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và đã đạt 2 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 10 giải khuyến khích, xếp giải 3 toàn đoàn Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học đạt 20-25%. Ngành quan tâm đầu tư, xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 95,33%, trên chuẩn là 25,49%; tương tự, tiểu học là 99,44% và 47,33%;trung học cơ sở là 98,61% và 33,35%; trung học phổ thông là 96,11% và 3,89%. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường đều được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chương trình quản lý nhà nước, lý luận trung cấp, cao cấp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh đó ngành còn tăng cường đầu củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phối hợp với Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục của tỉnh cung ứng đầy đủ và kịp thời sách giáo khoa, sách giáo viên, ấn phẩm và thiết bị dạy học phục vụ cho các đơn vị giáo dục. Thực hiện chương trình đưa tin học vào nhà trường, cấp 623 bộ máy tính cho các trường THPT phục vụ dạy tin học theo chương trình phân ban và cấp 29 bộ cho các trường mầm non học chương trình Kismat. Các trường cũng chủ động khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Toàn ngành đã có 500/620 trường có thư viện đạt chuẩn 01 theo quy định của Bộ GD& ĐT. Ngoài ra còn phối hợp với các ban, ngành chức năng thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Theo đó, toàn ngành đã xây dựng được 338 công trình với 1.789 phòng với tổng vốn đầu là 117,9 tỷ đồng. Những kết quả to lớn mà toàn tỉnh đã đạt được trong sự nghiệp giáo dục là động lực để tỉnh Phú Thọ tiếp tục đổi mới ngành một cách toàn diện, phát triển giáo dục cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân cũng như yêu cầu về sự phát triển giáo dục của tỉnh. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt 4 nội dung của cuộc vân động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “nói không với vi phạm đạo dức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”. Tổ chức triển khai có hiệu quả đề án phổ cập giáo dục bậc trung học; thực hiện phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh. Thực hiện tốt việc sắp xếp, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới; thực hiện tốt chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2. Triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu trang thiết bị dạy nghề, phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Thực hiện đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu xã hội đối với các trường trung học, cao đẳng, dạy nghề; khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tổ chức đào tạo và cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền tạo điều kiện để xuất khẩu lao động đạt kết quả cao. 1.2. Thực trạng đầu phát triển giáo dục Tỉnh Phú Thọ. 1.2.1.Tình hình đầu phát triển giáo dục của Tỉnh Phú Thọ 1.2.1.1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện. Sau khi Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành nghị quyết, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện đề án tăng cường cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2002-2010, xây dựng kế hoạch thực hiện chươngg trình kiên cố hoá trường, lớp học theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó mà lĩnh vực giáo dục của Tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển hơn. Đồng thời thành lập ban chỉ đạo ở tỉnh, xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thành lập ban điều hành ở huyện, Ban quản lý dự án và Ban giám sát công trình ở xã. Chỉ đạo các sở, ban ngành, các huện thành thị khẩn trương xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án cụ thể, ban hành thiết kế mẫu nhà lớp học, phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện quyết định đầu các công trình, dự án; quy định mức hỗ trợ từ ngân sánh Nhà nước, mức đóng góp của các cấp ngân sách phù hợp với khả năng và điều kiện từng địa bàn; vận động các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân ủng hộ, đóng góp để thực hiện các chương trình đầu cho giáo dục của Tỉnh. Chỉ đạo các sở , ban ngành, Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thành thị cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết vào nội dung kế hoạch phtá triển kinh tế xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành trong quá trình chỉ đạo, điều hành kế hoạch hàng năm. UBND các huyện, thành thị: Là đơn vị chủ đầu đối với các công trình nhà lớp học, nhà công vụ cho giáo viên của các trường: Mầm non, tiểu học, THCS được đầu trên địa bàn huyện, thành thị. Các trường THPT, dân tộc nội trú (đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT): Là đợn vị chủ đầu đối với các công trình được đầu cho đợn vị. 1.2.1.2 Phân công trách nhiệm để thực hiện đầu cho giáo dục. - Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo, đề xuất với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh. - Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực Ban điều hành chương trình mục tiêu Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch, quản lý, đánh giá toàn diện các chương trình, dự án đầu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, báo cáo ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị thành chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh, học sinh sau tốt nghiệp trung hcọ cơ sở để thực hiện các mục tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ban chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh sơ kết, tổng kết; định kỳ tổng hợp kết quả công tác phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là đầu mối khâu nối, hướng dẫn lồng ghép các chương trình dự án. Chủ trì, phối hợp với Sở tài chính, sở Giáo dục và đào tạo tổng hợp, xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý điều hành; dự kiến phân bổ vốn các chương trình, dự án,báo cáo ban chỉ đạo, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Phối hợp với các Ban điều hành tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình dự án. Tổng hợp, báo cáo đánh giá định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương. Hàng năm, phối hợp với các Sở: Giáo dục và đào tạo, Lao động thương binh và xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị tổng hợp, cân đối các nguồn lực đầu xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tổng hợp, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực, cơ chế quản lý tài chính; cân đối bố trí vốn từ ngân sách tỉnh cho các chương trình, dự án; thực hiện chuyển vốn và thanh toán, quyết toán theo quy định.Thẩm định dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ phổ cập bậc trung học trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch ngân sách hàng năm phục vụ công tác phổ cập bậc trung học phổ thông theo quy định hiện hành. - Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh đôn đốc các Sở, ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành thị thựchiện các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo và thẩm định các báo cáo, trình hội đồng nhân dân tỉnh và các Bộ ngành Trung ương. - Kho bạc nhà nước tỉnh: Chịu trách nhiệm chính về thủ tục giải ngân, thanh toán cho các công trình, dự án; chỉ đạo hệ thống kho bạc cấp huyện kịp thời tổ chức thẩm tra kết quả thực hiện và thanh toán, phù hợp với tiến độ thực hiện đầu theo quy định. - Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát điều chỉnh, bổ sung các mẫu thiết kế: Nhà lớp học, nhà điều hành, nhà công vụ giáo viên, nhà học bộ môn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn áp dụng các mẫu thiết kế đó phù hợp với từng cấp học, bậc học và các vùng miền trên địa bàn tỉnh. - Các đơn vị chủ đầu tư: Các đợn vị chủ đầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu xây dựng cho từng hạng mục công trình theo kế hoạch phân bổ vốn thực hiện từng đợt. Chịu trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục tiêu và cân đối, bố trí đủ phần vốn địa phương, đơn vị phải cân đối theo định mức đã quy định để thực hiện hoàn thành mục tiêu đã định. Được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (tư vấn, xây dựng) đối với các gói thầu nằm trong phạm vi được chỉ định thầu theo quy định. Các gói thầu nằm trong phạm vi phải đấu thầu được thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành. Ngoài ra các đợn vị chủ đầu cần nghiên cứu tình hình cụ thể tại địa phương, đề xuất hình thức thực hiện theo phương châm “ xã có công trình, dân có việc làm, con em nhân dân có nơi học tập tốt”. Các đơn vị chủ đầu là UBNR các huyện, thành thị thì được uỷ quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và thủ tục đầu tư. Nếu các đơn vị chủ đầu là các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT thì được uỷ quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật ( trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư); đối với các công trình phải thực hiện đấu thầu, đơn vị lập thủ tục đấu thầu trình Sở Kế hoạch và Đầu thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện theo quy định hiện hành. - Sở Tài nguyên và môi trường: Có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch; giải quyết các thủ tục cấp đất, quyền quản lý sử dụng đất cho các trưòng học theo luật đất đai, đáp ứng yêu cầu về địa điểm, tiêu chuẩn diện tích để từng bước thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và các địa phương. - Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ: Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình; tăng nội dung đăng tải thông tin trên báo về đầu cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, nhằm động viên toàn xã hội tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoá giáo dục. - Sở Lao động thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân các huyện,thị, thành thực hiện các nhiệm vụ công tác phổ cập bậc học trung hoạ phổ thông. Tham mưu đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, chế độ, chính sách, chỉ tiêu đào tạo nghề để thực hiện mục tiêu phổ cập; quản lý, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề để đáp ứng các mục tiêu giáo dục đã đề ra và liên kết với các cơ sở giáo dục. Cung cấp thông tin về hệ thống cơ sở dạy nghề, ngành, nghề đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực các cơ sở dạy nghề trên địa bàn làm cơ sở cho công tác hướng nghiệp, liên kết đào tạo nghề. - Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng bổ sung giáo viên các môn văn hóa cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp để dạy bổ túc văn hoá; bố trí đủ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện các nhiệm vụ phổ cập các bậc trung học theo kế hoạch. - Uỷ ban nhân dân các huyện, thành thị: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện. Tổ chức lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, xây dựng các giải pháp huy động các nguồn lực ở điạ phương, cơ sở. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình dự án cụ thể và tổ chức thực hiện. Căn cứ đề án phổ cập bậc trung học tỉnh Phú thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 và kế hoạch triển khai đề án của uy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện công tác phổ cập ở từng địa phương. Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo, phòng Lao động và thương binh xã hội và các cơ sở giáo dục, dạy nghề trực thuộc; các xã, phường, thị trấn trên các địa bàn triển khai các nhiệm vụ phổ cập đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chí phổ thông. Huy động mọi nguồn lực trên địa bàn đầu cho sự nghiệp giáo dụcthực hiện công tác phổ cập trung học đảm bảo hiệu quả chất lượng. - Các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể ở tỉnh tổ chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời phối hợp với các sở ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình, dự án; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện các đề án phổ cập bậc học phổ thông tỉnh giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và phối hợp với các cơ quan liên quan, các huyện, thị, thành để triển khai thực hiện công tác phổ cập đạt hiệu quả cao. - Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ: Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận tổ quốc các cấp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các sở, ban ngành vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết và các chương trình giáo dụctỉnh đã đề ra. Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động phổ cập bậc trung học; xây dựng kế hoạch cụ thể với những hoạt động thiết thực để động viên, khuyến khích các đợn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập các bậc học; phối hợp với các cơ sở giáo dục, dạy nghề quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng phổ cập; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tiền của cho các cơ sở giáo dục, dạy nghề đêểthực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học, kiểm tra giám sát các cơ quan nhà nước, nhà trường và gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chủ trương phổ cập. 1.2.1.3. Định hướng đầu phát triển giáo dục – đào tạo của tỉnh. Xu hướng đầu phát triển giáo dục- đào tạo của tỉnh đang đi dần vào quỹ đạo chung của cả nước, bên cạnh đó dựa vào những điều kiện thực tiễn của tỉnh để có bước phát triển thích hợp. Xu hướng đầu phát triển giáo dục – đào tạo của tỉnh đang được triển khai với các mục tiêu cụ thể sau: + Giáo dục mầm non: đến năm 2010 hầu hết trẻ em trong tỉnh đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 42% năm 2000 lên 55% năm 2005 và 88% năm 2010. Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 60% năm 2000 lên 78% vào năm 2005 và [...]... chiếm 15% tổng vốn đầu Biểu đồ 1.1: Cơ cấu vốn đầu theo nguồn vốn của tỉnh Phú Thọ( 2002-2008) Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Phú Thọ Qua biểu đồ trên ta thấy vốn đầu cho giáo dục của tỉnh Phú Thọ chủ yếu là từ nguồn vốn của ngân sách trung ương(37%) và từ các chương trình mục tiêu quốc gia(42%) bởi Phú Thọtỉnh còn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển Mặt khác đầu xây dựng các trường... vào nhu cầu thực tế của mỗi huyện và chủ chương đầu của tỉnh Bên cạnh đó điều kiện để đầu phát triển giáo dục của mỗi huyện cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu đầu bởi hầu hết các huyện trong tỉnh đều là các huyện miền núi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng cung ứng vốn cho đầu phát triển giáo dục rất hạn chế do đó phần lớn vốn cho đầu phát triển giáo dụctừ ngân... vốn đầu cho giáo dục từ ngân sách Trung ương chiếm tỷ trọng ng đối lớn trong tổng vốn đầu cho giáo dục của tỉnh 1.3.3 Những khó khăn hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến khó khăn hạn chế đó 1.3.3.1 Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu phát triển giáo dục Bên cạnh những thành tích trên Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ cũng tồn tại những hạn chế chung giống như ngành giáo. .. kiện phát triển và bảo đảm chất lượng như Luật Giáo viên; về các bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp v.v Một số quy định về đầu tư, quản lý nhân sự, đất đai, tài chính v.v chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất quản lý và phát triển giáo dục Đầu từ nguồn ngân sách nhà nước còn dàn trải, không đủ bảo đảm nhu cầu phát triển giáo. .. là 5,79 tỷ đồng/năm, chiếm 7,3% tổng vốn đầu Biểu đồ 1.2: Cơ cấu vốn đầu theo loại công trình, dự án của tỉnh Phú Thọ( 2002-2008) Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Phú Thọ Biểu đồ cơ cấu trên thể hiện sự phù hợp giữa nhu cầu thực tế với chính sách đầu phát triển giáo dục của tỉnh Vì cơ sở vật chất trường học trong toàn tỉnh còn yếu kém đặc biệt là ở vùng núi,vúng sâu vùng xa mạng lưới trường... Cơ cấu vốn đầu xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên của tỉnh Phú Thọ( 2002-2008) Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Phú Thọ Qua biểu đồ cơ cấu vốn trên ta thấy nguồn vốn chủ yếu để xâu dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là từ vốn trái phiếu Chính Phủ chiếm 81,6% tổng vốn đầu Đây là tỷ trọng rất lớn, nó vừa thể hiện tầm quan trọng cuả sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh vừa thể... tỉnh, huyện, xã 1.2.2 Đầu theo cấp học Đầu cho giáo dụctỉnh phân theo cấp học gồm 4 cấp đó là: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Ở mỗi cấp học tỉnh có chủ chương và chính sách đầu khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu và số lượng học sinh ở từng cấp trong tỉnh Bảng1.1 Thể hiện vốn đầu theo cấp học của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008 STT Cấp học Vốn đầu tư. .. giáo dục và đào tạo, chương trình 135, dự án WB, dự án trung học cơ sở… đã góp phần quan trọng đến việc phát triển giáo dục của toàn tỉnh Nhờ các chương trình này mà nền giáo dục Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng Mặt khác Phú Thọtỉnh luôn luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Chính phủ, nhất là lĩnh vực hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư. .. lượng nhà ở công vụ cho giáo viên bậc trung học phổ thông là ít nhất, bởi nó phù hợp với quy mô đầu xây dựng trường học Trung bình ở mỗi huyện chỉ có 3-4 trường trung học phổ thông vì thế mà số lượng nhà ở công vụ cho giáo viên cũng ít 1.2.3 Đầu theo địa phương Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện thành thị do đó việc đâù phát triển giáo dục theo địa phương là việc phải đầu phát triển mạng lưới trường... Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Phú Thọ Năm 2003 là năm tỉnh đạt được mục tiêu phổ cập bậc tiểu học vì thế mà tốc độ tăng vốn đầu năm học 2002, 2003 cao Các năm còn lại tốc độ tăng vốn đầu là âm bởi sau khi đã đạt được mục tiêu phổ cập thì vốn đầu dành cho bậc học này giảm đi để dành đầu cho các bậc học chưa phổ cập Về Nhà công vụ giáo viên Giai đoạn 2002-2008 toàn tỉnh đã đầu xây dựng được . Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục Tỉnh Phú Thọ. 1.2.1.Tình hình đầu tư phát triển giáo dục của Tỉnh Phú Thọ 1.2.1.1. Công tác tổ chức triển khai thực. cho đầu tư giáo dục. - Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Tỉnh chính vì vậy mà đầu tư cho giáo dục rất được chú trọng. Nguồn vốn cho giáo dục

Ngày đăng: 28/03/2013, 12:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.2. Đầu tư theo cấp học. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
1.2.2. Đầu tư theo cấp học (Trang 15)
Bảng1.1 Thể hiện vốn đầu tư theo cấp học của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.1 Thể hiện vốn đầu tư theo cấp học của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008 (Trang 15)
Bảng 1.2: Phân bổ vốn cho bậc học mầm non giai đoạn 2002-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.2 Phân bổ vốn cho bậc học mầm non giai đoạn 2002-2008 (Trang 16)
Bảng 1.3: Phân bổ vốn cho bậc tiểu học giai đoạn 2002-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.3 Phân bổ vốn cho bậc tiểu học giai đoạn 2002-2008 (Trang 17)
1.2.2.3. Trung học cơ sở. - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
1.2.2.3. Trung học cơ sở (Trang 18)
Bảng 1.4: Phân bổ vốn cho bậc trung học cơ sở giai đoạn 2002-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.4 Phân bổ vốn cho bậc trung học cơ sở giai đoạn 2002-2008 (Trang 18)
1.2.2.4. Trung học phổ thông - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
1.2.2.4. Trung học phổ thông (Trang 19)
Bảng 1.5: Phân bổ vốn cho bậc trung học phổ thông giai đoạn 2002-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.5 Phân bổ vốn cho bậc trung học phổ thông giai đoạn 2002-2008 (Trang 19)
Bảng 1.6. Phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương giai đoạn 2002-2008 (tỷ đồng) - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.6. Phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương giai đoạn 2002-2008 (tỷ đồng) (Trang 21)
Bảng phân bổ vốn đầu tư của các địa phương cho ta biết được huyện có vốn đầu tư lớn gồm các huyện: Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Sơn, Đoan Hùng;  tỷ lệ vốn đầu tư/tổng vốn đầu tư chiếm từ 7-12%, đây là những huyện có điều kiện  khó khăn và đặc b - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng ph ân bổ vốn đầu tư của các địa phương cho ta biết được huyện có vốn đầu tư lớn gồm các huyện: Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Sơn, Đoan Hùng; tỷ lệ vốn đầu tư/tổng vốn đầu tư chiếm từ 7-12%, đây là những huyện có điều kiện khó khăn và đặc b (Trang 22)
Bảng 1.7 : Tiến độ xây dựng của các đơn vị trong quá trình thựchiện đề án giai đoạn 2002-2008 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.7 Tiến độ xây dựng của các đơn vị trong quá trình thựchiện đề án giai đoạn 2002-2008 (Trang 22)
Cơ cấu phân bổ vốn ở các huyện như bảng trên là tương đối hợp lý với chủ chương đầu tư của tỉnh và tình hình điều kiện thực tế của từng huyện - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
c ấu phân bổ vốn ở các huyện như bảng trên là tương đối hợp lý với chủ chương đầu tư của tỉnh và tình hình điều kiện thực tế của từng huyện (Trang 24)
Bảng 2.2: Dự báo khả năng huy động nguồn lực giai đoạn 2009-2012 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 2.2 Dự báo khả năng huy động nguồn lực giai đoạn 2009-2012 (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w