Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
77,83 KB
Nội dung
ThựctrạngđầutưpháttriểnnôngnghiệptỉnhNghệAn I.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNHNGHỆAN 1.Vị trí địa lý TỉnhNghệAn nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế- xã hội bắc nam, phía tây giáp CHDNND Lào, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía đông giáp biển Đông. Có toạ độ địa lý 18 0 33'- 20 0 01' vĩ độ Bắc, 103 0 52'-105 0 48' kinh độ Đông. Chiều dài lớn nhất từ Bắc vào Nam khoảng 132 km, chiều rộng lớn nhất từ đông sang tây khoảng 200 km. NghệAn có diện tích tự nhiên 16.487 km 2 , dân số tính đến năm 2005 là 3.506.000 người. Về diện tích và dân số đứng thứ 3 trong cả nước. Có các vùng ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi thấp, miền núi cao là điều kiện thuận lợi pháttriểnnôngnghiệp toàn diện. NghệAn có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không tiện lợi và quan trọng, tạo thế mạnh trong giao lưu, pháttriển kinh tế- văn hoá- xã hội của tỉnh. Phía đông có bờ biển dài 82 km và 6 cửa sông là một thuận lợi để xây dựng và pháttriển kinh tế biển và kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới Phía tây giáp nước CHDCND Lào, với đường biên giới 419 km. Hai nước đã có lịch sử đoàn kết và hữu nghị lâu đời, là điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế và khai thác tiềm năng pháttriển của nước bạn Lào. Các dòng sông hẹp và dốc chẳng những không thuận lợi cho pháttriển vân tải thuỷ mà còn hạn chế khả năng điều hoà nguồn nước mặt trong mùa phục vụ cho sản xuất nông -lâm nghiệp. Vùng đồng bằng có diện tích nhỏ, xen kẽ đồi núi hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp. Về khí hậu, nằm trong vùng có nhiều đặc thù phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển, song khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, bão và gió tây nam. NghệAn có 19 huyện, thành phố, thị xã. Huyện có diện tích lớn nhất là Tương Dương 306.000 ha. Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, ở vị trí trung độ giữa hai thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và thành phố Huế. Thị xã Cửa lò cách Vinh 25 km là đô thị du lịch và kinh tế biển. Tài nguyên thiên nhiên: NghệAn là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú nhất nước ta: có rừng, có biển và những mỏ khoáng sản có chất lượng cao và quý hiếm. Tuy nhiên, có thể nói tài nguyên đất ở đây là một trong những lý do tạo cho vùng đất này có một nét đặc trưng là một tỉnhnôngnghiệp thuần tuý Theo số liệu tổng kiểm kê quỹ đất năm 2004, đã được UBND tỉnh phê duyệt, ta có: BIỂU 1.1: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNHNGHỆAN NĂM 2004 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.648.729 100 1.Đất nôngnghiệp 195.944,4 11,80 -Đất cây hàng năm 142.333,5 +Đất lúa 98.987.0 -Đất cây lâu năm 12.400,88 2.Đất Lâm nghiệp 684.398,3 41,57 3.Đất chuyên dùng 59.221,08 3,59 4.Đất ở 14.893,51 0,90 5.Đất chưa sử dụng 693.166,46 42,04 (Nguồn: Sở Kế hoạch và ĐầutưtỉnhNghệ An) Theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất đai NghệAn thành 2 nhóm chính: Đất thuỷ thành và đất địa thành. Đất thuỷ thành:247.774 ha chiếm gần 16% diện tích thổ nhưỡng toàn tỉnh; đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển và bao gồm 4 nhóm đất: Đất phù sa, đất mặn, đất nâu vàng, đất lúa vùng đồi núi. Chiếm vị trí quan trọng trong số này là đất phù sa có 189.000 ha; đất phù sa bao gồm 2 loại chính sau: Đất cát biển: 21.400 ha (tập trung ở vùng ven biển) đất có thành phần giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. đây là loại đất thích hợp cho cây trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày . lúc sử dụng cần hết sức chú ý pháttriển cây họ đậu, cây phân xanh, triệt để áp dụng phương thức xen canh, gối vụ. Đất phù sa thích hợp với cây lúa nước và màu: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tích khoảng 144.500 ha, trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm khoảng 60%. Nhìn chung, so với đất sông Hồng và phù sa đất Cửu Long thì đất phù sa ở NghệAn có chất lượng kém hơn nhiều: đất thường bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả về bề mặt và chiều sâu, độ dày tầng canh tác mỏng, dung tích hấp thụ thấp. Đất thường chua, các chất dinh dưỡng nói chung là nghèo, đặc biệt là lân (riêng phù sa được bồi đắp hàng năm giàu dinh dưỡng hơn, nhưng sản xuất còn bấp bênh do hàng năm bị sói lở, ngập lụt theo mùa). Đất phù sa chủ yếu tập trung ở đồng bằng, đây là địa bàn sản xuất lương thực chính của tỉnh, với ưu thế là chủ động tưới tiêu hơn so với vùng khác. Phần lớn trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nước (75.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao thường trồng cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất địa thành: 1.324.892 ha chiếm 84% diện tích thổ nhưỡng. Đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,2%) và bao gồm các đất sau: đất Feralit đỏ vàng vùng đồi; đất sói mòn trơ sỏi đá; đất đen; đất Feralits đỏ vàng trên núi thấp; đất mùn vàng; đất mùn trên núi cao. Tóm lại: NghệAn nằm vào vị trí địa lý thuận lợi có nguồn tài nguyên đa dạng đảm bảo pháttriển một nền kinh tế toàn diện. Trong những nguồn lực tự nhiên đó thì đất đai và khí hậu là nguồn lực cơ bản, tạo cho NghệAn một tập đoàn sinh vật phong phú, pháttriển nhanh. Đặc biệt NghệAn có thể pháttriển mạnh một số cây công nghiệp đặc thù như: chè, cao su, cà phê, mía, lạc, vừng và cây ăn quả. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên của NghệAn cũng còn có những hạn chế thách thức không nhỏ. Bên cạnh sự phong phú của thiên nhiên, NghệAn lại thiếu một nguồn lực cơ bản, với số lượng và ý nghĩa kinh tế lớn để tạo cho NghệAn có ngành kinh tế mũi nhọn mang tính đột phá, làm cơ sở phát huy thế mạnh của các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Khí hậu NghệAn đã tạo ra cho tỉnh điều kiện để pháttriển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng lại bị phân dị phức tạp, nhiều khi gây khó khăn và thiệt hại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 2.Thực trạngpháttriển kinh tế- xã hội giai đoạn 1996-2005 Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, trong 10 năm qua Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã cụ thể hoá bằng nhiều Nghị quyết và cơ chế chính sách để pháttriển kinh tế- xã hội thời kỳ 1996-2004, cùng với toàn Đảng toàn dân có quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, ưu tiên cho đầutưpháttriểnNông -Lâm -Ngư nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh sâu sát và có hiệu quả nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp bộ, ngành trung ương và các tổ chức quốc tế trong việc thu hút nguồn lực pháttriển của thời kỳ 1996-2004; khí hậu thời tiết trong 10 năm qua không có đột biến xấu là điều kiện thuận lợi cho pháttriến sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông -Lâm -Ngư nghiệp. Nên kinh tế trong 10 năm đổi mới có bước pháttriển khá. +Tốc độ tăng bình quân GDP (1996-2004) là 8% Trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 8,7% Giai đoạn 2001-2004 là 7,27%, -Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP tăng từ 2926,6 tỷ đồng năm 1995 lên 4448,6 tỷ đồng năm 2000 và 6317,9 tỷ đồng năm 2004, đưa mức bình quân GDP đầu người tăng từ 151,5 USD năm 1995 lên 207 USD năm 2000 và 281 USD năm 2004.(Mức thu nhập bình quân năm 2000 bằng 75% mức bình quân chung cả nước; trong khi đó năm 1996 mức thu nhập bình quân của cả tỉnh chỉ bằng 60% mức bình quân chung của cả nước) -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. +Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 60,9% năm 1990 xuống 49,09% năm 1996 và 44,27% năm 2004. +Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 12,2% năm 1990 lên 14,23% năm 1996 và 18,62% năm 2004. +Dịch vụ tăng từ 26,89% năm1990 lên 36,68% năm 1996 và 37,10% năm 2004. BIỂU 1.2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ- XÃ HỘI THỰC HIỆN 10 NĂM Các chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện qua các năm mốc Tốc độ pháttriển bình quân các thời kỳ 1990 1996 2004 10 năm 1996- 2004 5 năm 1996- 2000 5 năm 2000- 2004 1.Dân số trung bình 1000 người 2498, 2 2715, 0 2906,0 1,52 1,68 1,37 2.GDP (giá 1994) Tỷ đồng 2927, 0 4448, 6 6317,9 8,00 8,73 7,27 Nông-Lâm- Ngư " 1671, 0 2156, 8 2793,3 5,27 5,24 5,31 Công nghiệp-XD " 383,0 644,7 1203,7 12,13 10,9 8 13,3 Dịch vụ " 873,0 1647, 1 2320,9 10,27 13,5 4 7,10 3.GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 1004, 7 5087, 5 7935,6 Nông-Lâm- Ngư " 611,9 2497, 2 3513,2 Công nghiệp- XD " 122,6 724,0 1477,7 Dịch vụ " 270,2 1866, 3 2944,7 4.Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 Nông-Lâm- Ngư " 60,90 49,09 44,27 Công nghiệp- XD " 12,21 14, 23 18, 62 Dịch vụ " 26, 89 36, 68 37,11 5.GDP bình quân đầu người (theo giá 1994) 1000 đồng 1171, 6 1638, 5 2174,1 -Theo USD USD 148,0 207,0 281,0 6.Thu NS trên địa bàn Tỷ đồng 371,2 379,4 -Tỷ lệ so với GDP % 7,3 4, 8 7.Tổng kim ngạch XK Triệu USD 2, 2 21, 1 27 8.Tỷ lệ hộ đói nghèo % 36, 0 19, 0 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội tỉnhNghệAn thời kỳ 1996 - 2010 -Sở kế hoạch và ĐầutưNghệ An) Nguồn nhân lực 1,Dân số: NghệAntính đến năm 2004 có 3.506.000 người (trong đó nữ chiếm 51%). Trên 85% dân số là dân tộc kinh, 15% dân tộc thiểu số (có 6 dân tộc thiểu số là: Thái, HơMông, Khơmú, Thổ, Ơđu, Vân kiều). 2,Lao động: Tổng lao động trong độ tuổi có:1.430.000 người chiếm 49,2% dân số. Trong đó: lao động có việc làm thường xuyên: 1 317.000 người (chiếm 92,1% tổng số lao động trong độ tuổi) Phân theo ngành kinh tế như sau: -Lao động Nông Lâm Ngư nghiệp: 932.436 người chiếm 70,8%, riêng Nôngnghiệp chiếm 64,300% -Lao động Công nghiệp - xây dựng: 155.400 người chiếm 11,8% -Lao động dịch vụ- thương mại: 229.164 người chiếm 17,4% Lao động thiếu việc làm thường xuyên: 113.000 người (chiếm 7,9% tổng số lao động trong độ tuổi) * Chất lượng lao động năm 2004: +Tổng số lao động qua đào tạo: 249.820 người (chiếm 18,9% so với tổng số lao động có việc làm thường xuyên +Tổng số lao động phổ thông:1.067.180 người (chiếm 81,1% so với tổng số lao động có việc làm thường xuyên) Với số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển kinh tế- xã hội. Do đó, cần được đặc biệt quan tâm đến việc pháttriển nguồn nhân lực trên cơ sở ưu tiên đào tạo hợp lý lao động có trình độ kỹ thuật trong các ngành kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới, nhằm đưa NghệAn mau chóng thoát khỏi tỉnh nghèo, tụt hậu về kinh tế, từng bước nâng cao đời sống dân cư và trình độ dân trí. Những mặt còn yếu kém: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với tiềm năng và yêu cầu pháttriển (Đặc biệt là thời kỳ 1996-2000). Nhiều mục tiêu quy hoạch và mục tiêu của Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá 14 đề ra về pháttriển kinh tế- xã hội đạt thấp, GDP bình quân đầu người năm 2000 mới bằng 75% mức bình quân cả nước. -Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP (năm 2000 giá trị GDP ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt759,7 tỷ /7935,6 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng GDP của tỉnh theo giá thực tế). Chất lượng sản phẩm còn thấp, khó cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh doanh đạt thấp, sức mua của thị trường nội tỉnh còn hạn chế. Các doanh nghiệp Nhà nước chưa giữ được vai trò tổ chức và định hướng thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn kinh doanh thua lỗ kéo dài để lại gánh nặng ngân sách tỉnh. -Kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu, tuy có tiến bộ, song vẫn là tỉnh yếu kém. Vốn đầutư trực tiếp của nước ngoài còn ít, đến nay mới có 9 dự án liên doanh với nước ngoài, quy mô dự án không lớn (trừ dự án liên doanh mía đường NAT&L, tổng vốn đầutư 90 triệu USD, công suất 6.000 tấn mía/ngày và 80.000 tấn đường/năm). -Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp (bình quân đầu người năm 2004 là 9 USD/người, cả nước bình quân trên 160 USD/người. -Thu chi ngân sách chưa đảm bảo (thu mới bằng 40-50% chi thường xuyên) +Tỷ lệ thu ngân sách bình quân so với tổng GDP còn thấp, mới đạt 8,1% trong lúc đó cả nước là 18%, hiện tượng thất thu còn nhiều. +Chi ngân sách: tốc độ tăng chi ngân sách thường xuyên hàng năm lớn (14,5%- riêng tổng chi ngân sách năm 2004 là 1182 tỷ đồng gấp 3,12 lần so với thu ngân sách trên địa bàn) -Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn chưa theo kịp với yêu cầu mới. Trình độ tiếp thị yếu, thiếu thông tin về thị trường, nên chưa gắn được sản xuất với nhu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và ngoài nước. -Lao động thiếu việc làm còn nhiều (trên 12 vạn người); tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (19% theo tiêu chí mới); một số tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý có chiều hướng gia tăng. -Mức sống bình quân chung của cả tỉnh còn thấp, GDP bình quân đầu người chưa đạt 1USD/ngày và bằng 75% bình quân chung của cả nước. Nguyên nhân yếu kém: -Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực sản xuất tăng thêm hàng năm chưa nhiều, tích luỹ từ nội bộ còn yếu; kinh tế trung ương trên địa bàn tỉnh còn chiếm tỷ trọng nhỏ (19% giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tỉnh). -Hậu quả của nhiều năm khai thác nguồn tài nguyên không hợp lý, nên đã bị suy giảm nghiêm trọng như: tài nguyên đất, rừng và nguồn lợi thuỷ sản. Do đó, yêu cầu phục hồi và tái tạo lại để đảm bảo cân bằng sinh thái và pháttriển bền vững là một vấn đề khó khăn và lâu dài. -Quy mô dân số lớn, luôn là một áp lực lớn đối với việc làm và nhu cầu pháttriển kinh tế- xã hội. -Là một tỉnh đất rộng người đông, địa hình phức tạp có 10 huyện miền núi và dân tộc (trên tổng số 19 huyện, thành phố và thị xã) chiếm 83% về diện tích, 36% về dân số. Toàn tỉnh có 466 xã, trong đó có 114 xã đặc biệt khó khăn, có 6 dân tộc ít người, tập quán canh tác và sinh hoạt còn lạc hậu. Do đó, nhu cầu về kết cấu hạ tầng và đảm bảo các chính sách xã hội để pháttriển sản xuất và cải thiện đời sôngs cho đồng bào các dân tộc là rất lớn, đòi hỏi phải có điều kiện và thời gian. -Sự chỉ đạo điều hành giữa các cấp, các ngành còn chồng chéo. Thủ tục hành chính còn phiền hà, quan hệ phối hợp trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội của tỉnh chưa chặt chẽ và chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới. Nhìn chung, nền kinh tế- xã hội tỉnhNghệAn sau 10 năm đổi mới (1996-2005) tiếp tục pháttriển trên nhiều lĩnh vực, sản xuất Nông -Lâm -ngư nghiệp tăng bình quân với tốc độ cao (5,27%), bước đầu đã có một số sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến Nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng . pháttriển nhanh, sử dụng lao động và nguyên liệu tại chỗ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn pháttriển và từng bước được khôi phục. Các ngành dịch vụ như: thương mại, du lịch . pháttriển tạo chuyển biến lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng được cải thiện khá, năng lực sản xuất được nâng lên tạo tiền đề để pháttriển cho thời kỳ 2001-2010. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững, môi trường sinh thái được cải thiện một bước. II/THỰC TRẠNGĐẦUTƯPHÁTTRIỂN SẢN XUẤT NÔNGNGHIỆPTỈNHNGHỆAN GIAI ĐOẠN 1996 – 2004. 1.Một số cơ chế chính sách đầutư đối với sản xuất nôngnghiệpĐầutư cho tăng trưởng và pháttriển kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế đang được nhiều nước quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nôngnghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Sự tăng trưởng trong nôngnghiệp có tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Song muốn có tăng trưởng phải có những điều kiện nhất định, trong đó 1 điều kiện vô cùng quan trọng là phải có chính sách đầutư thoả đáng cho pháttriểnnôngnghiệpnông thôn. Mục đích của chính sách đầutư trong nôngnghiệp là tái tạo và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nôngnghiệp và nông thôn, trước hết là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi . Chính sách đầutư và mức độ đầutư cho nôngnghiệp được hình thành trên cơ sở lý luận về tương quan giữa đầutư và pháttriển cũng như yêu cầu cụ thể của từng nước, từng vùng trong từng giai đoạn cụ thể của tiến trình pháttriển kinh tế. Dù hình thức, phương pháp và mức độ đầutư cho nôngnghiệp có khác nhau giữa nước này với nước khác, giữa vùng này với vùng khác, giữa thời gian này với thời gian khác của mỗi nước, mỗi vùng- song mục tiêu, đối tượng và nội dung đầutư vẫn thống nhất. Một chính sách đầutư đúng sẽ lập hành lang pháp lý cho việc sử dụng có hiệ quả vốn đầutư cho mục tiêu đã định trên cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cơ sở và toàn ngành nông nghiệp. 1.1.Các chính sách của Đảng và Nhà nước Nghị quyết 10/NQ/TW của Bộ chính trị (Khoá VI) ngày 5-4-1988 "Đổi mới quản lý kinh tế nôngnghiệp là bước quan trọng mở đầu thời kỳ đổi mới". Để thể hiện và đưa những quan điểm của Nghị quyết này vào cuộc sống, hàng loạt chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành. 1>Chính sách đầutư và tín dụng pháttriểnnôngnghiệpnông thôn -Chính sách và chủ trương đầutưPháttriểnnôngnghiệpnông thôn Chính phủ đã có nhiều chính sách mới trong đầutưpháttriểnnông nghiệp, nông thôn. Kể từ năm 1993 trở lại đây, chính sách đầutư của Nhà nước nói chung và đối với nôngnghiệp nói riêng đã được điều chỉnh đáng kể theo hướng Nhà nước tập trung đầu tư, cắt giảm các khoản đầutư kém hiệu quả hoặc chưa bức xúc, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng bỏ vốn đầutư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời, với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, chúng ta đã có thêm nhiều nguồn vốn đầutư nước ngoài. -Chính sách tín dụng cho pháttriểnnôngnghiệpnông thôn Chính phủ đã có các văn bản chủ yếu nhằm tạo thuận lợi cho các hộ nông dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng để pháttriển sản xuất. Các chủ trương, chính sách tín dụng cho pháttriểnnôngnghiệpnông thôn được thực hiện thông qua hai tổ chức Ngân hàng chính phục vụ cho vay pháttriển sản xuất nôngnghiệp (Ngân hàng nôngnghiệp và pháttriểnnông thôn; Ngân hàng phục vụ người nghèo); hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; ngân hàng cổ phần nông thôn, các dự án được tài trợ cho vay với lãi suất ưu đãi của chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài trợ đã hộ trợ cho pháttriểnnông nghiệp, nông thôn. Tất cả các chính sách tín dụng trên đã và đang góp phần giúp nông dân giảm khó khăn về vốn, tạo điều kiện tốt hơn cho pháttriển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng còn bộc lộ nhiều vấn đề mà người nông dân đang có ý kiến như: giải quyết thủ tục vay và thế chấp, mức vay, thời hạn vay và lãi suất vay. Nếu những vấn đề này không được xử lý tốt sẽ gây thêm khó khăn cho cả người vay và người cho vay. 2>Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước. Trong hệ thống chính sách pháttriểnnông nghiệp, nông thôn thì chính sách ruộng đất chiếm vị trí quan trọng nhất, có thể coi đó là chính sách trung tâm trong hệ thống chính sách pháttriểnnôngnghiệpnông thôn. Điểm mới và điều được quan tâm nhiều nhất trong chính sách ruộng đất của Đảng ta sau Nghị quyết 10 được thể hiện trong Luật đất đai năm 1993 (trên cơ sở Luật đât đai năm 1987 có sửa đổi, bổ sung) là xác định các quan hệ ruộng đất, có thể nói việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, loại đất sử dụng và các vùng lãnh thổ khác nhau là bước quan trọng để khẳng định tính "có chủ" của việc sử dụng đất, gắn đất đai tức là gắn điều kiện sản xuất với người lao động cơ bản để sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên [...]... trị cao 2 .Thực trạngđầutưpháttriểnnôngnghiệp Tỉnh NghệAn Với vị trí tầm quan trọng của sản xuất nôngnghiệp ,nó đang ngày càng được tỉnhNghệAn quan tâm đầu tư, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật có năng suất chất lượng cao, Bình quân mỗi năm hỗ trợ vốn cho chính sách pháttriển sản xuất nôngnghiệptừ 30-45 tỷ/kế hoạch 60-75 tỷ; và 197,04 tỷ đầutư cho thuỷ lợi, nên tổng số vốn đầu tư/ 1 ha đất... số vốn đầutư vào sản xuất nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh là: 1.386.205 triệu đồng trong đó đầutư cho trồng trọt và chăn nuôi chiếm 28,93%, đầutư cho thuỷ lợi chiếm 71,07% (Thể hiện ở Biểu 1: Tỷ trọng vốn đầutư vào nôngnghiệp trong tổng vốn đầutư toàn tỉnh) Qua các số liệu trên cho thấy vai trò to lớn của thuỷ lợi của công tác thuỷ lợi đối với việc pháttriển sản xuất nôngnghiệp 2.1 .Đầu tư vào... so với năm 1996) Vốn đầutư vào ngành, lĩnh vực pháttriển sản xuất nôngnghiệp Số tiềnVề số tuyệt đối thì nguồn vốn đầutư vào cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng qua các năm, song về số tư ng đối thì tỷ trọng vốn đầutư vào trồng trọt đang có xu hướng giảm trong cơ cấu vốn đầutư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng dần vốn đầutư vào lĩnh vực chăn nuôi (năm 1996: vốn đầutư vào trồng trọt chiếm... cấu vốn đầutư theo ngành, lĩnh vực) điều này là phù hợp với chiến lược pháttriển kinh tế nôngnghiệp của tỉnh là giảm dần tỷ trọng trồng trọt và nâng dần tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành Năm Nhìn chung, NghệAn là một trong những tỉnh chú trọng đầu tưpháttriển sản xuất nôngnghiệp so với cả nước Điều này đặc biệt được phản ánh thông qua vốn ngân sách đầutư vào phát triển. .. thực hiện kiên cố hoá kênh thuỷ lợi", "Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tưpháttriển thuỷ lợi tư i nước cho cây cà phê, cam, chè và tiêu úng giữ ẩm cho lạc" +Chính sách đầutư hỗ trợ khuyến khích pháttriển một số cây công nghiệp và cây ăn quả do UBDN tỉnhNghệAn ban hành +Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát huy nội lực để đầu tưphát triển, như: -Chính sách về đất: Quy định hạn mức giao đất, cho... mới Do đầutư thâm canh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nôngnghiệp nên hàng năm nôngnghiệpnông thôn đã đóng góp cho các ngành khác khoảng 1000-1500 lao động trong ngành sản xuất nôngnghiệp chuyển sang Tỷ lệ lao động không có việc làm từ 3,4% (tư ng đương với 43,5 nghìn người) năm 1996 xuống còn 2,7% năm 2000 (tư ng đương với 36,0 nghìn người) Bên cạnh đó, đầutưpháttriển sản xuất nông nghiệp. .. đầutư vào pháttriển sản xuất nôngnghiệp trong những năm qua (thể hiện ở Biểu 6: Vốn đầutư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong ngành sản xuất nôngnghiệptỉnhNghệAn so với cả nước) 3.Kết quả và hiệu quả Với sự nỗ lực đầutư trong những năm qua, tỉnhNghệAn đã thu được những kết quả tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nôngnghiệp 3.1 Một số kết quả 3.1.1 .Phát triển và hiện đại hoá hệ thống... Kinh tế trang trại bước đầupháttriển -Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, bộ mặt nông thôn bước đầu được khởi sắc 4.2.Những tồn tại cần khắc phục -Đầu tư cho nôngnghiệp còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chỉ chiếm khoảng 9,77% tổng mức đầutư cho toàn xã hội trong đó chủ yếu tập trung đầutư nhiều cho công tác thuỷ lợi; mặt khác còn nhiều lãng phí, chưa thực sự... ngân sách Nhà nước đã giúp nôngnghiệp sản xuất có chiều sâu và có tính bền vững, bởi nông dân sẽ có trách nhiệm hơn với công sức và tiền của mình bỏ ra, hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn Đây là một điều quan trọng, phù hợp với quan điểm pháttriển kinh tế của tỉnh Nguồn vốn vay tín dụng là một nguồn khá quan trọng trong sự nghiệppháttriển kinh tế nói chung và pháttriểnnôngnghiệp nói riêng, tỷ trọng... lược pháttriển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và của cả tỉnh nói riêng (tăng tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng GDP nông nghiệp) Tuy nhiên, xu hướng này đang diễn ra một cách chậm chạp (thể hiện ở Biểu 8: Tỷ trọng GDP của ngành nôngnghiệp trong giá trị GDP toàn tỉnh) Chứng tỏ, nền kinh tế NghệAn vẫn còn mang nặng tính thuần nông -GO: Giá trị sản xuất nôngnghiệp . cao. 2 .Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp Tỉnh Nghệ An Với vị trí tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ,nó đang ngày càng được tỉnh Nghệ An quan tâm. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An I.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN 1.Vị trí địa lý Tỉnh Nghệ An nằm ở