BIỂ U: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1996-

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 35)

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 Giá trị (Tr,USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.USD) Tỷ trọng (%) Tổng KN XK 22.434 100 29.932 100 46.621 100 Nông sản 14.164 63,14 19.842 66,29 25.591 60,04 (Nguồn: Niên giám thống kê) Như ta đã biết, nông nghiệp là ngành chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế- xã hội phức tạp, chính vì vậy đầu tư cho nông nghiệp đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nan giải.

+Góp phần xoá đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ đói nghèo năm 1996 là 23,6% đến năm 2000 còn 19%.

+Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: hàng năm tỉnh đã tạo việc làm cho 2 vạn lao động, trong đó có khoảng 5000- 6000 lao động mới. Do đầu tư thâm canh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên hàng năm nông nghiệp nông thôn đã đóng góp cho các ngành khác khoảng 1000-1500 lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp chuyển sang. Tỷ lệ lao động không có việc làm từ 3,4% (tương đương với 43,5 nghìn người) năm 1996 xuống còn 2,7% năm 2000 (tương đương với 36,0 nghìn người).

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần: nâng số xã được dùng điện từ 16,5% (năm 1996) lên 90% (năm 2000); số xã có điện thoại từ 320 xã (năm 1996) lên 466 xã (năm 2000). Ngoài ra, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; trình độ tổ chức quản lý chỉ đạo

của cán bộ xã, cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ, tiếp thu nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất.

4.Một số vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp Nghệ An

4.1.Những kết quả đạt được

-Đã ban hành được nhiều chính sách khuyến khích sản xuất phát triển, những chính sách đó phù hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực sự có hiệu quả cao.

-An toàn lương thực được đảm bảo hơn; Nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu được chăm lo phát triển, diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngắn và dài ngày đều tăng.

-Dịch vụ nông nghiệp bước đầu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất bình quân trong 5 năm (1996-2000) là 1,52%.

-Kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn đã có nhiều chuyển biến khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,3%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có bước chuyển dịch đúng hướng.

-Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi tăng lên rõ rệt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp như giống mới, cơ cấu mùa vụ, trình độ thâm canh... được phổ cập sâu rộng. Công nghiệp chế biến bước đầu đã được phát triển, tạo lập ra các vùng chuyên canh nguyên liệu như mía đường, cao su, cà phê... đã hình thành các vùng kinh tế tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu khơi dậy tiềm năng vùng miền núi và ven biển. Năng suất một số cây trồng tăng cao hơn so với thời kỳ trước. Kinh tế trang trại bước đầu phát triển

-Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, bộ mặt nông thôn bước đầu được khởi sắc.

4.2.Những tồn tại cần khắc phục

-Đầu tư cho nông nghiệp còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chỉ chiếm khoảng 9,77% tổng mức đầu tư cho toàn xã hội trong đó chủ yếu tập trung đầu tư nhiều cho công tác thuỷ lợi; mặt khác còn nhiều lãng phí, chưa thực sự có trọng điểm vào những lĩnh vực có tính chất chiến lược, như vốn đầu tư vào chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp so với yêu cầu phát triển (chưa khai thác được thế mạnh vùng đồi núi, đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc...).

-Trong những năm qua, có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác đúng mức như: lao động, vốn, vật tư, kinh nghiệm v.v.. của nhân dân trong nông thôn, đặc biệt là việc sử dụng đất đai kém hiệu quả, chỉ mới tập trung khai thác trồng lúa vùng đồng bằng, thế mạnh đất đai vùng trung du, miền núi chưa được quan tâm đúng mức.

-Các chính sách đã ban hành chưa đủ mạnh để khai thác hết tiềm năng của nội lực và thu hút sự đầu tư của bên ngoài: Trong những năm qua UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để phát triển sản xuất và thực sự làm đòn bẩy cho sản xuất phát triển. Tuy vậy, hệ thống chính sách chưa đồng bộ, không đủ mạnh, chậm đổi mới như chính sách sử dụng đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khuyến nông, chính sách thị trường, chính sách khuyến khích và thu hút tài năng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

-Chuyển dịch cơ cấu nội ngành, cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn rất chậm và lúng túng, chưa hình thành vùng cây nguyên liệu vững chắc cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến; chăn nuôi giảm sút. Năng suất các loại cây trồng vật nuôi còn thấp, sản lượng và giá trị xuất khẩu còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng và công sức đầu tư.-Hiệu quả khai thác trên một đơn vị diện tích canh tác còn dưới mức trung bình của cả nước.

-Sản xuất còn manh mún, đơn điệu, quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé còn mang nặng tính tự cung, tự cấp thiếu bền vững, kinh tế hàng hoá chưa phát triển

-Sản xuất nông nghiệp tăng chủ yếu theo sản lượng, chưa coi trọng việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, chưa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn do chất lượng, mẫu mã kém, giá thành lại cao.

-Việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến còn chậm, số lượng ít lại phân tán nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là công nghệ chế biến.

-Suất đầu tư cho 1 tấn sản phẩm nông nghiệp còn lớn, nên tuy được mùa nhưng hiệu quả sản xuất không cao, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng chậm (so với thu nhập bình quân của nông dân các tỉnh đồng bằng Sông Hồng mới đạt 70%).

- Công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân ở một số vùng chưa được quan tâm đúng mức.

-Việc quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, có nơi, có lúc còn lỏng lẻo gây hậu quả xấu đến tâm lý nông dân và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.

-Việc chấp hành quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất của người nông dân còn tuỳ tiện. Nhiều vùng trong tỉnh phải trả giá cho tình trạng giống mạ bị chết rét trong vụ đông xuân do gieo thẳng. Một số địa phương còn bảo thủ trì trệ trong việc áp dụng thiết bị kỹ thuật về giống trong sản xuất. Đặc biệt là việc triển khai chủ trương, chính sách về giống lúa lai vào sản xuất. Điều đó còn thể hiện vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa đủ mạnh, chưa thuyết phục được nông dân.

-Một số doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường - chưa mở rộng được sản xuất và đổi mới công nghệ, thiết bị nên sản phẩm làm ra còn bị ứ đọng, khó tiêu thụ. Hiệu quả kinh doanh thấp, người lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp,...

-Việc chuyển đổi ruộng đất, đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu.

-Tính bảo thủ, ỷ lại của nông dân còn năng nề: nông dân nói chung, nông dân Nghệ An nói riêng hết sức cần cù, song đặc điểm của nông dân Nghệ An là "Chịu khổ nhưng không chịu khó" lâu đời sống trong gian khổ, trong điều kiện khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, sớm bằng lòng thoả mãn với những cái hiện có, ít tiếp xúc với cơ chế thị trường, nên tính bảo thủ còn nặng nề, thiếu năng động và sáng tạo, không dám mạnh dạn đầu tư vào sản xuất là những hạn chế không nhỏ khi thực hiện Công nghiệp hoá -hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Tóm lại, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiêp trong giai đoạn 1996 -2000 có nhiều nét nổi bật. Tuy nhiên, cần nhìn rõ những thành tựu đã đạt được và những yếu kém cần khắc phục để xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2001 -2005 một cách sát thực và chỉ đạo thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 35)