BIỂU 2.4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ QUA CÁC NĂM

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 31)

Năm 1996 1998 2000 2002 2004

Giá trị (tấn) 1.170 4.373 405 175 1.400 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An) 3.2.2.1.Ngành trồng trọt:

a> Giải quyết vấn đề lương thực

Mặc dù thời tiết trong những năm qua không được thuận lợi, bão lụt, hạn hán dồn dập, song nhờ bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, né tránh thiên tai, cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân, sự chỉ đạo, điều hành nhanh nhạy của lãnh đạo các cấp nên đạt kết quả khá. Bình quân sản lượng lương thực quy thóc/1ha diện tích gieo trồng cây lương thực được

tăng qua các năm, sản lượng lương thực quy thóc bình quân/1người tăng nhanh từ 241,52 kg (năm 1996) lên 311,67 kg (năm 2004)- thể hiện ở Biểu 13: Tổng sản lượng lương thực quy thóc qua các năm)

Tổng sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng trưởng (Thể hiện ở Biểu 14: Tổng sản lượng lương thực có hạt): năm 1996 đạt 581.566 tấn; năm 1998 đạt 672.149 tấn đến năm 2000 đạt 832.399 tấn (tăng 16,372% so với năm 1999). Riêng 2 năm 1996 và 1998 do mất mùa trầm trọng nên sản lượng lương thực năm 1996 giảm 5,284% so với năm 1995 còn năm 1998 giảm 7,687% so với năm 1997. Tuy nhiên, do tính toán một cách hợp lý, một mặt xác định được cơ cấu giữa diện tích trồng lúa và trồng màu lương thực, mặt khác, chọn được bộ giống lúa, ngô có năng suất phù hợp từng vùng sinh thái, vì vậy trong 2 năm 1999 và 2000 đã lấy lại được nhịp độ tăng trưởng khá cao (năm 1999 tăng 6,418% so với năm 1998; năm 2000 tăng 16,372% so với năm 1999). Sự tăng trưởng đó được thể hiện cụ thể qua một số sản phẩm chủ yếu sau:

-Cây lúa: Hàng năm tổng diện tích lúa ổn định ở mức 18,5-18,7 vạn ha, riêng 2 năm 1998, 1999 do diễn biến về thời tiết bất thường nên diện tích lúa giảm đáng kể (từ năm 1998 trở về trước diện tích lúa đạt 18,4 vạn ha trở lên, năm 1999 chỉ đạt hơn 17,6 vạn ha giảm gần 1 vạn ha). Năng suất lúa giữa các năm đang còn bấp bênh, đang còn phụ thuộc quá lớn về thời tiết, đầu tư chưa có trọng điểm: năm 1996 năng suất đạt 28,60 tạ/ha, năm 1997 đạt 34,97 tạ/ha (tăng 6,37 tạ/ha), năm 1998 do thiên tai năng suất chỉ đạt 32,80 tạ/ha (giảm 2,17 tạ/ha), 2 năm 1999, 2000 năng suất tăng 3,16 tạ/ha và 4,38 tạ/ha.

Trong 5 năm qua, tỉnh đã có cơ chế, chính sách trợ giá giống để khuyến khích nông dân đưa lúa lai vào sản xuất trên diện tích lớn, đưa công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, nên năm 1995 chỉ có 4230 ha lúa lai, đến 1996 đã nâng lên 20.000 ha (tăng 486,217%) và năm 1998 có 26,312 ha, năm 2000 có 36.000 ha. Ngoài các giống khác sản xuất tại Nghệ An qua một thời gian dài kiểm nghiệm trên đồng ruộng có hiện tượng bị thoái hoá, nên từ năm 1996 đến nay tỉnh đã có chủ trương đầu tư nâng cấp chất lượng giống (chương trình cấp 1 hoá giống lúa). Nhờ đó mỗi năm tỉnh đã gieo cấy được 51-52 nghìn ha bằng giống có cấp chất lượng nên năng suất lúa bình quân được tăng nhanh. Năm 1996 năng suất lúa bình quân vụ Đông-Xuân đạt 38,6 tạ/ha thì đến vụ Đông-Xuân năm 2000 đã đạt được 51,50 tạ/ha (tăng 12,9 tạ/ha). Mặt khác, tỉnh đã có chủ trương phát triển diện tích lúa Hè-Thu nhằm đảm bảo ăn chắc và có điều kiện đưa lúa

lai vào sản xuất (năm 1996 đạt 42.329 ha, năm 1998 đạt 48.944 ha, năm 2000 đạt 51.294 ha). Như vậy, diện tích lúa lai và lúa cấp I hóa chiếm 67,5% so với diện tích cả năm. Nhờ vậy, sản lượng lúa hàng năm tăng cao (thể hiện ở Biểu 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm)

-Ngô: Diện tích ngô lai năm 1996 có 18.000 ha thì đến năm 2000 đã có 27.000 ha (tăng 9.000 ha). Diện tích Ngô lai tập trung vào 2 vùng trọng điểm gồm các huyện có kinh nghiệm sản xuất và thâm canh cao: Vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương năm 1995 có 7.860 ha, đến năm 1997 có 11.477 ha và năm 1998 có 11.600 ha; Vùng Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp năm 1995 có 10.115 ha thì năm 1998 có 15.761 ha. Nhờ tăng nhanh diện tích vụ Đông nên có điều kiện sản xuất Ngô lai, do đó năng suất ngô bình quân tăng nhanh, từ 18,6 tạ/ha (năm 1996) lên 28,0 tạ/ha (năm 2000). Sản lượng Ngô tăng từ 41.334 tấn (năm 1995) lên 52.035 tấn (năm 1996, tăng 25,889%), năm 1997 đạt 71.292 tấn (tăng 37,01% so với năm 1996), đỉnh cao trong giai đoạn này là năm 1999 đạt 80.740 tấn (tăng 20,027% so với năm 1998), năm 2000 sản lượng chững lại (do năng suất và diện tích giảm) nên chỉ đạt 78.672 tấn (giảm 2,561% so với năm 1999) - Thể hiện ở Biểu 16: Diện tích, năng suất, sản lượng Ngô qua các năm. Đặc biệt là các huyện trọng điểm trên, sản lượng Ngô năm 1995 chiếm 89,3% tổng sản lượng và năm 1998 nâng lên 93,5% tổng sản lượng.

Tóm lại, thực hiện Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XIV, các ngành các cấp đã chỉ đạo thay đổi cơ cấu giống cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý, kết hợp dịch vụ tốt, đầu tư phân bón, thuỷ lợi và bảo vệ thực vật, nên tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh (thể hiện ở Biểu: Tổng sản lượng lương thực quy thóc qua các năm); lương thực bình quân đầu người được tăng lên (từ 238,62 kg năm 1996 lên 268 kg năm 1998, 275 kg năm 1999 và 283,53 kg năm 2000) góp phần đảm bảo an toàn lương thực cả nước.

b>Phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Đi đôi với việc quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp, đồng thời có kế hoạch cụ thể đầu tư để phát triển nhanh các vùng cây công nghiệp ngắn và dài ngày gắn liền với cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

-Cây lạc: Là một cây truyền thống của tỉnh ta, diện tích trồng lạc hàng năm đứng thứ 2 toàn quốc (sau Tây Ninh): năm 1996 đạt 26.349 ha,

năm 1997 có 25.364 ha, năm 1998 có 28.024 ha, năm 1999 có 29.075 ha, năm 2000 có 26.645 ha; theo đó sản lượng đạt từ 28.380 tấn (năm 1996) lên 23.905 tấn (năm 1997), 38.837 tấn (năm 1998), 31.652 tấn (năm 1999), 36.717 tấn (năm 2000). Năng suất lạc trong mấy năm vẫn chưa ổn định, nguyên nhân chủ yếu là giống lạc sen lâu năm bị thoái hoá, công tác đầu tư thâm canh không đồng bộ theo quy trình kỹ thuật, việc bón vôi cho lạc trong mấy năm qua hầu như bị lãng quên, việc tưới ẩm cho lạc chưa thực hiện được ở quy mô lớn nên năng suất lạc còn bấp bênh, năm thời tiết không thuận lợi thì dễ mất mùa, năm thời tiết thuận lợi được mùa. Diện tích trồng lạc đứng thứ 2 toàn quốc nhưng năng suất lại đứng thứ 9 (Theo số liệu thống kê: năm 1996 đạt 10,96 tạ/ha, năm1997 đạt 12,97 tạ/ha (tăng 2,01 tạ/ha), năm 1998 đạt 13,86 tạ/ha (tăng 0,89 tạ/ha), năm 1999 đạt 10,89 tạ/ha (giảm 2,97 tạ/ha), năm 2000 đạt 13,78 tạ/ha (tăng 2,89 tạ/ha so với năm trước).

Để phát huy thế mạnh của cây lạc, thiết nghĩ cần phải đầu tư giống, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho nhà máy phát huy nội lực, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho nhà máy dầu thực vật trong tương lai, đẩy nhanh nhịp độ xuất khẩu, vốn lạc là một mặt hàng truyền thống của tỉnh nhà.

-Cây mía: Từ trước đến nay, mía cũng là một cây trồng được trồng phổ biến trên các vùng nông thôn Nghệ An. Nhờ đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nên nhiều nhà máy đường đi vào hoạt động: Nhà máy đường Phủ Quỳ (liên doanh Nghệ An -Tate and Lyne) đi vào hoạt động với công suất 6.000 tấn mía cây/ngày, nhà máy đường Sông Con (công suất 2150 tấn mía cây/ngày) và Nhà máy đường Sông Lam (công suất 500 tấn mía cây/ngày). Như vậy, nguyên liệu đủ cho 3 Nhà máy đường của tỉnh hoạt động là: 1.192.000 tấn/năm; với năng suất 50-60 tấn mía cây/ngày thì diện tích mía đường phải có là 19.800 ha đến 23.000 ha. Nếu tính khả năng huy động 90% công suất thì phải cần 1.072.000 tấn mía- nên hàng năm phải trồng 17.800 - 21.000 ha. Trong mấy năm qua, tốc độ tăng diện tích trồng mía tăng nhanh: từ 3.092 ha (năm 1996) đến 4.264 ha (năm 1997, tăng 37,904% so với năm 1996), năm 1998 đạt 7.893 ha (tăng 85,108% so với năm 1997), năm 1999 đạt 13.073 ha (tăng 65,628% so với năm 1998), năm 2000 đạt 16.893 ha (tăng 29,221% so với năm 1999); song năng suất vẫn ở mức thấp và bấp bênh (năm 1996 đạt 581 tạ/ha; năm 1997 đạt 603,3 tạ/ha, tăng 22,3 tạ/ha so với năm 1996; năm 1998 đạt 539 tạ/ha, giảm 64,3 tạ/ha so với năm 1997; năm 1999 đạt 542,5 tạ/ha tăng 3,5 tạ/ha so với năm 1998; năm 2000 đạt

534,1 tạ/ha, giảm 8,4 tạ/ha). Nhưng do tốc độ tăng diện tích qua các năm cao nên sản lượng vẫn tăng nhanh qua các năm (từ 179.774 tấn (năm 1996) lên 425.405 tấn (năm 1998) và 901948 tấn (năm 2000 tăng 722.174 tấn so với năm 1996)). Con số này, mới chỉ đáp ứng được 43% công suất chế biến. Ngoài việc tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng mía, việc chăm lo công tác giống có năng suất cao cũng được chú ý. Việc hình thành vùng trồng mía tập trung, phục vụ cho công nghiệp chế biến đường vùng Phủ Quỳ, Tân Kỳ, Anh Sơn đã được định hình rõ nét, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

-Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả: trong mấy năm qua, nhờ vận dụng vốn chương trình 327, vay bù lãi suất và vốn tự có của nhân dân nên đã mở rộng được diện tích chè, cà phê, cao su.

+Đối với cây chè: Diện tích chè hiện có 5.000 ha, trong đó diện tích

chè kinh doanh là 2.800 ha, sản lượng chè tươi tăng nhanh đã đáp ứng được nhu cầu chế biến của các xưởng chế biến chè của tỉnh (năm 1995 có 8.360 tấn búp chè tươi, đến năm 2000 đạt 14.450 tấn (tăng 6.090 tấn so với năm 1996)

+Cà phê: diện tích và năng suất cà phê tăng đều qua các năm dẫn

đến sản lượng cà phê nhân tăng nhanh từ 870 tấn (năm 1996) đến năm 1997 đạt 1.170 tấn; năm 1998 đạt 1.500 tấn; năm 1999 đạt 2.630 tấn và năm 2000 đạt 3.420 tấn đây là một nguồn chính đóng góp cho xuất khẩu

+Cây ăn quả: diện tích tiếp tục tăng trưởng: năm 1996 đạt 9.760 ha; năm 1997 đạt10.770 ha; năm 1998 đạt 11.680 ha và năm 1999 đạt 11.800 ha trong đó Cam, Chanh, Quýt: 4.000 ha; Chuối: 3.000 ha v.v...đặc biệt là giống Cam đặc sản Xã Đoài được đầu tư để khôi phục và phát triển tạo vùng hàng hoá chuyên canh.

3.2.2.2.Chăn nuôi:

Giai đoạn 1996-2000 nhìn chung, lĩnh vực chăn nuôi có nhịp độ tăng khá cả về số lượng và chất lượng (Thể hiện ở Biểu 17: Sản lượng đàn gia súc và gia cầm giai đoạn 1996-2000). Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp (năm 1996 đạt 29,921%; năm 1997 đạt 27,487%; năm 1998 đạt 28,326%; năm 1999 đạt 28,661% năm 2000 đạt 26,699%-theo giá so sánh 1994).

-Chăn nuôi Lợn: giai đoạn 1996-2000, tổng đàn Lợn Nghệ An có nhịp độ tăng trưởng hàng năm đạt 3,6%. Chất lượng đàn Lợn có nhiều tiến bộ đáng kể nhờ thực hiện chương trình trợ giá giống gốc theo Quyết

định 125/CP hàng năm nên chất lượng đàn nái nền là giống Móng Cái được nâng cao, đến nay đạt xấp xỉ 82% trên tổng đàn nái. Chương trình Lợn lai kinh tế được đẩy mạnh; hệ thống thụ tinh nhân tạo Lợn được đầu tư mới nâng cấp. Đồng thời, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật do dự án VIE/A637 của OXPAM (Bỉ) đầu tư mà tổng đàn Lợn lai kinh tế trên tổng đàn lợn thịt chiếm 77-79%, trọng lượng Lợn xuất chuồng đạt 68-71 kg/con ở độ tuổi từ 8 đến 10 tháng. Ngoài ra, đã hình thành được hệ thống giống Móng Cái, ngoại thuần nuôi trong dân có tham gia đầu tư của Nhà nước - Đây là một mô hình sản xuất giống hợp lý có hiệu quả.

-Chăn nuôi Bò: Nghệ An là tỉnh có đàn Bò khá về lượng và chất- Giai đoạn 1996-2000 đàn Bò Nghệ An có nhịp tăng trưởng 3,6%/năm, đến cuối năm 2000 đàn Bò Nghệ An đạt 268.142 con, chất lượng đàn Bò giai đoạn qua được nâng lên một bước đáng kể. Năm 1995, đàn Bò lai máu ngoại chỉ đạt13% tổng đàn. Từ năm 1995-1998 Nghệ An được tham gia dự án cải tạo đàn Bò của WB đầu tư đồng thời năm 1999 được UBND tỉnh tiếp tục chương trình cải tạo đàn Bò bằng ngân sách của tỉnh thông qua Quyêt định 486/1998-QĐ-UB-NN. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi còn có chương trình trợ giá giống gốc theo Quyết định 125/CP và chương trình 7464/CP lên miền núi hàng năm. Đến năm 2000 đàn Bò lai Sind chiếm 35% tổng đàn (93849 con), nhờ vậy mà trọng lượng Bò trưởng thành ở Nghệ An năm 1984 là 180 kg/con nay đạt xấp xỉ 200 kg/con. Điều quan trọng là tạo được cho dân ở 15 huyện trong tỉnh nuôi Bò lai Sind và sản xuất giống bò lai Sind.

-Chăn nuôi Trâu: Nhịp tăng đàn đạt mức 1,5% năm, cơ cấu đàn các loại hợp lý (Trâu cày kéo chiếm từ 65-68% tổng đàn; Trâu sinh sản chiếm 28-30% tổng đàn; còn lại là các loại khác). Đến năm 2000, tổng đàn Trâu lên tới 265.937 con. Trâu Nghệ An chủ yếu là giống Trâu Ré vùng miền núi Tây bắc (Trâu to khoẻ, cày kéo tốt, tỷ lệ thịt khá chiếm gần 42%. Trong giai đoạn 1996-2000, chăn nuôi Trâu chưa có một tiến bộ kỹ thuật nào tác động, Trâu phát triển nhờ xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Thái Lan.

-Đàn gia cầm: Năm 2000 tổng đàn lên tới 6.714.000 con (tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

689.000 con so với năm 1996), cung cấp hàng triệu quả trứng, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và xuất khẩu của cả tỉnh.

3.3.Kết quả khác:

Từ những kết quả và hiệu quả trực tiếp của việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã tác động đến đời sống kinh tế- xã hội của toàn tỉnh, cụ thể:

-Nâng cao đời sống của người dân thể hiện: GDP/người (theo giá so sánh) năm 1996 là 215USD đến năm 2000 là 283USD (tăng 68USD/người) tuy nhiên nếu so sánh với cả nước thì vẫn còn dưới mức trung bình cả nước: năm 1999 GDP/1 người tỉnh Nghệ An là 263 USD trong lúc đó mức bình quân cả nước là 304,69 USD (cao hơn 41USD/người).

+Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người: năm 1996 là 238,62 kg/người đến năm 2000 là 283,53 kg/người. Nếu so sánh với cả nước thì năm 1999 sản lượng lương thực bình quân đầu người tỉnh Nghệ An là 259 trong lúc mức bình quân cả nước là 413kg (cao hơn 154kg/người).

-Việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn về điện, đường,...

- Để tăng thu ngoại tệ, thì ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì giá trị xuất khẩu lại đóng góp ngoại tệ cho đất nước một cách chắc chắn hơn. Xuất khẩu hàng nông sản góp phần tăng thu ngoại tệ cho tỉnh nói riêng cho cả nước nói chung. Có thể nói, xuất khẩu hàng nông sản là một nguồn chủ yếu giúp tỉnh tăng thu ngoại tệ:(Biểu: Giá trị xuất khẩu hàng nông sản). Giai đoạn 1996-2000, hàng năm xuất khẩu hàng nông sản đem về cho tỉnh bình quân 18,232 triệu USD; riêng 3 năm 1996-1998 là 59,597 triệu USD/98,987 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh (chiếm 60,21%), trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước là 6.965,2 triệu USD/25.801,2 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chiếm 27%) thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản của Nghệ An - điều đó nói lên rằng nền kinh tế Nghệ An còn mang nặng tính thuần nông; giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là: lúa, lạc chè, cà phê, cao su, thịt lợn đông lạnh, thịt lợn sữa, trâu, bò, lợn hơi..

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 31)