đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự phát triển và tăng trưởng của nền sản xuất xã hội.
1 MỞ ĐẦU Những năm gần đây du lòch Bình Thuận ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Từ một vùng đất ven biển còn hoang sơ cách đây không lâu, đến nay Bình Thuận đang được biết đến như một trung tâm du lòch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước, có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế. Để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lòch Bình Thuận ngày càng tăng, thực hiện Nghò quyết 19-NQ/TU ngày 25/3/2004 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khoá X) về phát triển du lòch đến năm 2010, ngày 15/3/2005 UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành “Chương trình hành động của UBND tỉnh về phát triển du lòch đến năm 2010”. Chương trình hành động này đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình và các chính sách, giải pháp phát triển du lòch Bình Thuận đến năm 2010 để thực hiện mục tiêu đưa du lòch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đòa phương và làm dòch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra: " Phát triển du lòch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lòch sử, đáp ứng nhu cầu du lòch trong nước và phát triển nhanh du lòch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lòch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lòch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các nước." Thời gian qua, mặc dù Bình Thuận đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển du lòch, thể hiện qua số lượng vốn đầu tư tăng nhanh, các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hoá, thu hút nhiều thành phần tham gia đầu tư. Tuy nhiên công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lòch Bình Thuận cũng còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để góp phần phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lòch Bình Thuận trong thời gian tới, tôi xin chọn đề tài: " Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lòch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2010" làm đề tài cho luận văn thạc só của mình. 2 Mục đích của đề tài là ứng dụng lý luận về vốn và các kênh huy động vốn đầu tư để phân tích vai trò của công tác huy động và sử dụng vốn trong quá trình phát triển du lòch Bình Thuận trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc. Từ đó xác đònh những giải pháp và kiến nghò các vấn đề cần giải quyết. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp mô tả và phương pháp phân tích, với nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ban ngành trong tỉnh và số liệu được công bố trên Internet . Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của Thầy Cô. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 1.1.1.1 Những khái niệm cơ bản - Một số khái niệm về du lòch Ngành du lòch hiện đại hình thành trong thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, và từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh và chắc chắn của kinh tế thế giới. Khái niệm về du lòch cũng đã có những thay đổi theo sự phát triển của ngành. Nếu xem xét du lòch như là một hiện tượng xã hội, hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người, Tổ chức du lòch thế giới (WTO : World Tourism Organization) đã đưa ra đònh nghóa :”Du lòch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Nếu xem du lòch không chỉ đơn thuần là hiện tượng xã hội mà còn là hoạt động kinh tế, nó được coi là toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp hoạt động của các đối tượng tham gia vào quá trình, kết hợp giá trò của các tài nguyên du lòch thiên nhiên và nhân văn với các dòch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lòch đáp ứng nhu cầu của khách. Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của du lòch học, theo tôi khái niệm du lòch phản ảnh các mối quan hệ bản chất bên trong, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó ; theo góc độ này du lòch là những hoạt động và mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lòch, người kinh doanh du lòch, chính quyền và cộng đồng dân cư đòa phương trong quá trình thu hút, tiếp đón và phục vụ khách du lòch. - Du khách: Cũng theo đònh nghóa của Tổ chức Du lòch Quốc tế, khách viếng (visistors) là những người rời khỏi nơi cư trú của mình đến nơi khác không quá một năm và không vì mục đích kiếm tiền ; du khách (tourists) là những khách viếng có lưu trú qua hơn một đêm tại nơi đến ; khách viếng trong ngày (same-day 4 visistors) không có lưu trú qua đêm tại nơi đến. Khách du lòch quốc tế là những khách mà nơi cư trú là một quốc gia khác với quốc gia nơi đến du lòch ; khách du lòch nội đòa là những khách mà quốc gia nơi cư trú cũng là quốc gia nơi đến tham quan du lòch, bao gồm cả những người nước ngoài nhưng đang cư trú tại quốc gia đó. - Khu du lòch, điểm du lòch và tuyến du lòch Khu du lòch là một không gian đòa lý bao gồm diện tích mặt đất, mặt nước có tài nguyên du lòch phong phú, hấp dẫn, đã được quy hoạch và công nhận về mặt pháp lý bởi Nhà nước, chủ yếu sử dụng vào mục đích du lòch hoặc bổ trợ cho mục đích du lòch, và việc sử dụng này có tính hơn hẳn về kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài so với sử dụng nó vào các mục đích khác. Tài nguyên du lòch bao gồm cả những tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sinh thái (bãi biển, sông hồ, núi, rừng cây .) ; cả những tài nguyên nhân văn như các di sản văn hóa, lòch sử, các công trình kiến trúc, các giá trò văn hóa phi vật thể. Khu du lòch phải có quy mô cần thiết, khu du lòch gồm khu du lòch quốc gia và khu du lòch đòa phương. Điểm du lòch là nơi có một vài loại tài nguyên du lòch hấp dẫn hoặc công trình riêng biệt phục vụ du lòch hay kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Tuyến du lòch là lộ trình nối các điểm, các khu du lòch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lòch. - Sản phẩm du lòch Có nhiều đònh nghóa về sản phẩm du lòch, theo tôi, một trong những khái niệm đó là:”Sản phẩm du lòch là sự kết hợp những dòch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tỉềm năng du lòch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vò, một kinh nghiệm du lòch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du lòch - Tiếng Đức NXB Berlin 1984). Sản phẩm du lòch bao gồm những hàng hóa và dòch vụ kết hợp nhau. Dòch vụ du lòch là kết quả của các hoạt động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình như vận chuyển, lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí, tài chính, thông tin liên lạc, y tế và các dòch vụ cá nhân khác. 1.1.1.2 Một số quan điểm về phát triển du lòch Theo xu hướng hiện nay là phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường để bảo đảm tính bền vững, từ đầu thập niên 90 đã xuất hiện khái niệm du lòch sinh thái, được các quốc gia quan tâm và Tổ chức Du lòch Quốc tế khuyến khích phát triển. Với yêu cầu phải ngày càng phát huy các tác động tích 5 cực, hạn chế những tác động tiêu cực của du lòch lên các yếu tố môi trường, nội dung cơ bản của du lòch sinh thái không đơn thuần là những hoạt động du lòch diễn ra ở những vùng giàu tiềm năng về sinh thái tự nhiên, về giá trò văn hóa mà tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường ; không chỉ dừng lại ở mức độ thụ động là hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lòch tạo ra, mà còn phải chủ động đóng góp vào sự phát triển môi trường của các vùng du lòch : “Du lòch sinh thái là loại hình du lòch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản đòa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng đòa phương”. Giữa thập niên 90, xuất hiện khái niệm mới là phát triển du lòch bền vững. WTO cho rằng :”Phát triển du lòch bền vững thỏa mãn những nhu cầu hiện tại của du khách và các vùng đón khách trong khi vẫn bảo vệ và nâng cao các cơ hội cho tương lai. Phát triển du lòch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các nguồn tài nguyên theo một cách nào đó để vừa đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ thống đảm bảo sự sống”. 1.1.2 CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM Với mục tiêu tổng quát là đưa ngành du lòch thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lòch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế ; từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lòch có tầm cỡ của khu vực ; chiến lược phát triển du lòch của nước ta giai đoạn 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết đònh số 97/2002/QĐ- TTg ngày 22/7/2001 đã đề ra một số nội dung chính : Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lòch bình quân trong thời kỳ này đạt từ 11 – 11,5%/năm. Đến 2005 khách quốc tế vào Việt Nam du lòch từ 3 – 3,5 triệu lượt người, khách nội đòa từ 15 – 16 triệu lượt người, thu nhập du lòch đạt trên 2 tỷ USD ; năm 2010 khách quốc tế đạt 5,5 – 6 triệu, khách nội đòa 25 – 26 triệu lượt người, thu nhập du lòch đạt 4 – 4,5 tỷ USD. Về thò trường, vừa khai thác khách từ các thò trường quốc tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ kết hợp khai thác các thò trường Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu; vừa chú trọng khai thác thò trường du lòch nội đòa. 6 Về đầu tư, ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lòch tổng hợp quốc gia và các khu du lòch chuyên đề; đẩy mạnh phát triển du lòch đối với các đòa bàn du lòch trọng điểm. Các thành phố, đô thò du lòch phải đầu tư hợp lý, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa phát triển đô thò với phát triển du lòch bền vững. Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lòch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lòch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lòch. Thực hiện việc hội nhập, hợp tác quốc tế về du lòch. Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lòch. Về phát triển các vùng du lòch, chiến lược xác đònh có ba vùng : Vùng du lòch Bắc Bộ : gồm các tỉnh, thành phố từ Hà Giang đến Hà Tónh, trung tâm của vùng là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Vùng du lòch Bắc Trung Bộ : gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng. Vùng du lòch Nam Trung Bộ và Nam Bộ : gồm các tỉnh, thành phố từ Kon Tum đến Cà Mau với hai Á vùng du lòch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh và các đòa bàn tăng trưởng du lòch là : thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết. Sản phẩm du lòch đặc trưng của vùng là du lòch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lòch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lòch sông nước, du lòch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Là một trong các khu du lòch trọng điểm của quốc gia ; một trong những đòa bàn tăng trưởng du lòch của Á vùng du lòch Nam Trung Bộ, du lòch tỉnh Bình Thuận được khẳng đònh là cần phải tập trung tạo ra sự phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào sau năm 2010, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ ,CÁC CÔNG CỤ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ 1.2.1 Vốn đầu tư và các công cụ huy động vốn đầu tư 1.2.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư 7 Tài sản của một quốc gia bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài sản được sản xuất ra và tích luỹ lại trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nguồn nhân lực và tri thức. Quá trình phát triển của mổi nước luôn đặt ra yêu cầu phải tạo ra tài sản mới nhằm bù đắp những tài sản tiêu hao trong quá trình sử dụng, đồng thời không ngừng tăng thêm khối lượng tài sản quốc gia. Để tạo ra tài sản mới phải đầu tư những yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh như công cụ, máy móc, nguyên vật liệu, lao động, công nghệ… tất cả các yếu tố đó được xem là nguồn vốn đầu tư để tạo ra thu nhập, tài sản cho quốc gia. Vốn đầu tư hiểu theo nghóa rộng là toàn bộ nguồn lực đưa vào hoạt động của nền kinh tế - xã hội, gồm máy móc thiết bò, nhà xưởng, lao động, tài nguyên, đất đai, khoa học công nghệ .Vốn hiểu theo nghóa hẹp là nguồn lực được thể hiện bằng tiền của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và của quốc gia. Hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn để phục hồi và tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh mới. Đó là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất ra hàng hoá và dòch vụ để làm tăng tài sản quốc gia. 1.2.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư Nhu cầu vốn đầu tư phát sinh do yêu cầu: - Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi đòa phương. Ở các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp nên các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống điện, cấp nước, bưu chính viễn thông … còn thiếu thốn và yếu kém, do đó cần đầu tư một lượng vốn rất lớn cho cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân các nước này lại đang trong tình trạng tích lũy thấp, thiếu vốn , vì vậy nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là rất cấp bách. Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ có tác động mạnh mẽ trở lại đến việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế . Một nước có cơ sở hạ tầng tốt cùng với các chính sách ưu đãi khác sẽ có lợi thế hơn các nước khác trong việc thu hút dòng chảy của vốn đầu tư quốc tế. Vì vậy các nước rất chú trọng và dành một phần lớn ngân sách và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, để giảm gánh nặng cho ngân sách, chính phủ thường cho phép tư nhân 8 tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, phát hành trái phiếu công trình, thành lập quỹ đầu tư , quỹ phát triển hạ tầng… - Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hoá và dòch vụ: Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế , các nước rất coi trọng việc thu hút vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Vốn đầu tư dùng để thành lập mới, đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng và cải tạo nhà xưởng, trang thiết bò. Đầu tư cho các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra công ăn việc làm, cung cấp hàng hoá và dòch vụ cho xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách. - Đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm phát triển tiềm năng con người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế . Vì vậy, những nước có thành công nổi bật trong kinh tế thường là những nước chú trọng đầu tư lớn cho giáo dục đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế , chính phủ các nước thường dành một phần đáng kể ngân sách để chi cho giáo dục đào tạo. Cùng với sự đầu tư của chính phủ, các nước còn cho phép huy động thêm các nguồn đầu tư khác như tư nhân, viện trợ, các tổ chức phi chính phủ … để phát triển giáo dục và đào tạo. - Đầu tư cho khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ đóng vai trò nền tảng và động lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc đầu tư vốn cho khoa học công nghệ sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển khoa học công nghệ là hoạt động đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn, lâu dài, phải có đủ vốn và chấp nhận rủi ro trong quá trình nghiên cứu, triển khai. Hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu dựa vào các nguồn: Vốn do ngân sách nhà nước cấp; Kinh phí thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học; Vốn do liên doanh, liên kết với các tổ chức khác và Vốn viện trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tài trợ của cá nhân trong và ngoài nước. 1.2.1.3 Các nguồn huy động vốn đầu tư Trong tổng thu nhập của mỗi nước, sau khi trừ đi phần tiêu dùng, còn lại là phần để bù đắp và tích luỹ. Quỹ bù đắp và quỹ tích luỹ chính là nguồn gốc hình thành vốn đầu tư , trong đó quỹ tích luỹ là bộ phận quan trọng nhất. Quỹ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ tích luỹ càng cao. Đối với các nước đang phát triển, do thu 9 nhập còn thấp nên quy mô và tỉ lệ tích lũy đều thấp, trong khi nhu cầu về vốn đầu tư rất cao, do đó rất cần đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Mặt khác, trong xu hướng chu chuyển vốn quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, ngay cả các nước phát triển vẫn cần có sự kết hợp giữa vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế . Như vậy vốn đầu tư có được của mỗi nước hình thành từ tiết kiệm trong nước và tiết kiệm của nước ngoài. Tiết kiệm trong nước bao gồm tiết kiệm của Nhà nước, tiết kiệm của doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư là nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước. Tiết kiệm của nước ngoài hình thành vốn đầu tư nước ngoài dưới các dạng đầu tư trực tiếp và gián tiếp. 1) Nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn đònh, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. Mặc dù ngày nay các dòng vốn nước ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu được đối với các nước đang phát triển, nhưng nguồn vốn trong nước vẫn giữ vò trí quyết đònh. Nguồn vốn đầu tư trong nước hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư. Tiết kiệm của ngân sách nhà nước chính là số chênh lệch dương giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên, còn lại hình thành nguồn vốn đầu tư phát triển. Như vậy, vốn đầu tư của Nhà nước là một phần tiết kiệm của ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào ngân sách và quy mô chi tiêu dùng của nhà nước. Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bò hạn chế bởi yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, cho nên, để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đòi hỏi nhà nước phải gia tăng tiết kiệm NSNN trên cơ sở kết hợp chính sách thuế và chi tiêu. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng, ổn đònh và có tính đònh hướng cao đối với các nguồn vốn đầu tư khác. Tiết kiệm của các doanh nghiệp là số lãi ròng có được từ kết quả kinh doanh. Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Qui mô tiết kiệm của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố trực tiếp như: hiệu quả kinh doanh; chính sách thuế; sự ổn 10 đònh kinh tế vó mô… Tiết kiệm của dân cư là phần tiết kiệm của các hộ gia đình và các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội. Đây là phần còn lại của thu nhập sau khi đã đóng thuế và sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Mức độ tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức thu nhập bình quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn đònh kinh tế vó mô. Tiết kiệm của dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả năng chuyển hoá nhanh chóng thành nguồn vốn cho đầu tư thông qua các hình thức gởi tiết kiệm, mua chứng khoán, trực tiếp đầu tư . Tiết kiệm dân cư cũng dễ dàng chuyển thành nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bằng cách mua trái phiếu chính phủ, hoặc chuyển thành nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu của các công ty phát hành. Tóm lại, tiết kiệm là một quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập ở hiện tại để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nâng cao hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Tuy vậy, đối với những nền kinh tế đang chuyển đổi, bước đầu thực hiện chính sách công nghiệp hóa do nguồn tiết kiệm trong nước thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vốn nên cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài để tạo ra cú hích cho sự đầu tư phát triển nền kinh tế. 2) Nguồn hình thành vốn đầu tư nước ngoài So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế. Tuy vậy, nguồn vốn nước ngoài lại luôn chứa ẩn những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc; nguy cơ khủng hoảng nợ; sự tháo chạy đầu tư; sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước…Như vậy, vấn đề huy động vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trong chính sách huy động vốn của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là: một mặt, phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa; mặt khác,phải kiểm soát chặc chẽ sự động vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng. Để vượt qua những thử thách đó đòi hỏi nhà nước phải sử dụng tốt các công cụ tài chính trong việc ổn đònh hoá môi trường kinh tế vó mô, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước ngoài , điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút vốn sao cho có lợi cho nền kinh tế. Về bản chất, vốn nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau: [...]... để huy động và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành du lòch ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam từ 1986 đến nay 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2.1.1 Tiềm năng phát triển du lòch của tỉnh Bình Thuận a) Điều kiện tự nhiên và. .. về vốn đầu tư, việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Tác giả đã trình bày các khái niệm, nhu cầu vốn đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Đồng thời tác giả đã trình bày vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và ngành du lòch nói riêng, nêu lên những kinh nghiệm sử dụng. .. phải phát triển các công cụ tài chính để tổ chức khai thác và thực hiện huy động vốn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn đònh và bền vững 1.2.1.3.4 Các công cụ huy động vốn đầu tư Huy động vốn đầu tư là quá trình tổ chức khai thác các nguồn lực tài chính đưa vào phục vụ cho sự đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Và do vậy, suy cho cùng đối sách của chính sách huy động vốn là hướng vào nâng. .. thương mại quốc tế Do đó, sự tác động của tỉ giá hối đoái đến quá trình huy động vốn của nền kinh tế được biểu hiện thông qua những ảnh hưởng của nó đến sự thay đổi tiết kiệm -đầu tư, cán cân thanh toán và sự ổn đònh kinh tế vó mô 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Hiệu quả của họat động đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện... tỉ lệ thuận giữa tỉ lệ vốn đầu tư và tỉ lệ tăng trưởng thu nhập quốc nội (GDP) Quan hệ giữa mức tăng vốn đầu tư và tăng trưởng đã được xác lập bằng phương trình kinh tế: Mức tăng GDP = Mức tăng vốn đầu tư / ICOR Trong đó ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là Hệ số tăng trưởng vốn - đầu ra, biểu thò hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư Như vậy bên cạnh việc sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả thì... lượng, nước sạch cho các khu du lòch Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lòch phải đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lòch đa dạng, phong phú và hấp dẫn Sự tăng trưởng của ngành du lòch cũng có quan hệ chặt chẽ với mức độ gia tăng vốn đầu tư và tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư Vốn đầu tư vào du lòch còn làm chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong đó nâng dần tỉ trọng của các... khoản vốn đầu tư cần thiết để phát triển Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống là vay và cho vay các ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư vốn dưới các hình thức đầu tư trực tiếp như hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập công ty, xí nghiệp bằng vốn tự có của mình; hoặc đầu tư gián tiếp như sử dụng các nguồn vốn huy động có thời hạn và vốn tự có để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các... đầu tư thực hiện các kỳ trước chưa được huy động và vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu -Tốc độ thực hiện đầu tư (Rc) 1.3 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ NGÀNH DU LỊCH NÓI RIÊNG 1.3.1.Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Từ thực tiễn của các nước có mức tăng trưởng cao cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng,... doanh thu hòa vốn thì dự án có lãi (có hiệu quả) và ngược lại nếu nỏ hơn, dự án bò lỗ (không có hiệu quả) Điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an tòan của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn Hiệu quả tài chính của họat động đầu tư Lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư được đánh giá từ góc độ nhà đầu tư và góc độ quản lý vó mô của Nhà nước Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư, tính các... chính Bình Thuận) Chi đầu tư phát triển chủ yếu là đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Trong đó ngành du lòch được đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây Từ năm 1994-2005 tổng mức đầu tư này ước khoảng 486 tỷ đồng, có tốc độ tăng bình quân hàng năm là 101.2%/năm, thể hiện cụ thể từng năm như sau ( xem Bảng 2.6 kèm theo) 2.2.1.2 Huy động vốn từ nguồn tín dụng a)- Về nguồn vốn tín dụng Triển . LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ ,CÁC CÔNG CỤ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ 1.2.1 Vốn đầu tư và các công cụ huy động vốn đầu tư 1.2.1.1. tôi xin chọn đề tài: " Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lòch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2010& quot; làm đề tài cho