ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH
2.2.1. Tăng cường khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành để tăng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt là vốn kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn tiếp theo, vốn chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo, chương trình 135; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức nước ngoài như: WB, ODA, FDI… và các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp trong nước.
Xây dựng kế hoạch giải pháp huy động vốn của huyện, xã và cơ sở; khuyến khích các hoạt động xã hội hoá giáo dục, để huy động nguồn lực theo đề án số 194/ĐA- UBND ngày 3/10/2005 cuả Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đảm bảo tỷ lệ cơ cấu vốn ngân sách đầu tư tập trung hàng năm cho giáo dục và đào tạo, bố trí 50% nguồn thu xổ số kiến thiết cho giáo dục. Tổ chức thực hiện tốt lồng ghép các chương trình 135, chương trình phân lũ chậm và các dự án khác trên địa bàn.
Tập trung nguồn lực, thống nhất đầu mối tổng hợp phân bổ vốn hàng năm, khắc phục tình trạng dàn trải, chồng chéo trong phân bổ vốn đầu tư. Và việc quản lý đầu tư xây dựng phải chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, không để xảy ra thất thoát vốn và tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục, tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục.
Để tăng cường khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sau:
+ Chính sách về đất đai: Các trường công lập hoặc bán công khi chuyển sang loại hình ngoài công lập được tiếp tục giao đất và miễn tiền sử dụng đất. Địa điểm, vị trí giao đất cho các trường ngoài công lập phải theo đúng quy hoạch chi tiết đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất theo đúng
mục tiêu không được chuyển nhượng hoặc bán, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất được giao dưới mọi hình thức.
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư: Các cơ sở giáo dục bán công chuyển sang loại hình ngoài công lập chưa có cơ sở vật chất, được hưởng chính sách về đất đai, dưới hai hình thức: được hưởng các loại hình ưư đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm, hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng mọtt công trình nhà lớp học theo mẫu thiết kế 8P1 do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Các trường đầu tư xây dựng mới trên địa bàn các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Ba được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư không quá 3 năm. Các dự án đầu tư mới trên địa bàn các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 20% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm. Các dự án xây dựng các trường dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn tỉnh được ưu tiên vay vốn, được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 20% lãi suất vốn vay sau đầu tư, trong thời hạn không quá 3 năm. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc ngành học phổ thông được hưởng một trong hai hình thức: được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tối đa 30% lãi suất vốn vay sau đầu tư trong thời hạn không quá 3 năm hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng một công trình nha flớp học theo mẫu thiết kế 8 P1 do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, tài trợ, đóng góp tiền của công sức…để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được gắn biển ghi tên và được hưởng nhiều quyền lợi khác. . Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập có sự quản lý của Nhà nước:Các trường dạy học ngoài công lập hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Và cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các trường ngoài công lập là tương đối hiệu quả, tất cả các hoạt đông của trường đều nhằm mục đích là sinh lời, là thế nào để một đồng vốn bỏ ra có khả năng sinh lời cao nhất, đạt hiệu quả nhất. Trường hoạt động theo cơ chế thị trường, học phí mà nhà trường đề ra phản ánh chất lượng giảng dạy mà nhà trường mang lại. Chính điều này thúc đẩy nhà trường đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng giảng dạy. Cách thức hoạt động của các trường này giống như cách thức hoạt động của một công ty. Mỗi trường đều có hội đông nhà trường gióng như hội đồng quản trị của các công ty. Hội đồng này có nhiệm vụ yêu cầu Hiệu trưởng đưa ra các chính sách để đáp ứng yêu cầu của học viên học tập tại trường.
+ Chính sách cán bộ: Các cơ sở ngoài công lập có nhu cầu về đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đào tạo hàng năm của tỉnh. Tuỳ theo tính chất mức độ của từng cơ sở, việc hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí đào tạo sẽ được Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.