Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa
Luật Hiến pháp PHẦN MỞ ĐẦU Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan được lập ra để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế, tiến hành hoạt động quản lý, điều hành và đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mô hình tổ chức và hình thức hoạt động của Chính phủ của các nhà nước khác nhau và ngay trong một nhà nước nhưng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có những khác biệt nhất định. Do vậy mỗi lần thay đổi hay sửa đổi Hiến pháp – Việt Nam, thì việc xác định lại vị trí, vai trò của Chính phủ - cơ quan hành pháp lại nổi lên một cách gay gắt. Vì vậy em xin chọn câu hỏi : “Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam ” để làm rõ hơn về Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. --- --- PHẦN NỘI DUNG I. Khái niệm Chính phủ Qua bốn bản hiến pháp nhà nước ta kể cả lần sửa đổi của năm 2001, có tới năm định nghĩa khác nhau về Chính phủ, mỗi lần thay đổi hiến pháp lại có sự thay đổi về mặt ngôn từ . Nhưng suy cho cùng thì định nghĩa của Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua dưới sự chỉ đạo một cách sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là có phần đúng và nhất là có phần cô đọng hơn cả : “ Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ” ( Điều 43 – Hiến pháp năm 1946 ). Hay có thể đọc ngược lại mà ý nghĩa của quy phạm vẫn không có gì thay đổi : Chính phủ là Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 1 Luật Hiến pháp cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa . Qua mỗi bản Hiến pháp Chính phủ lại được gọi với những tên gọi khác nhau : Hiến pháp năm 1946 gọi là Chính phủ, Hiến pháp năm 1959 gọi là Hội đồng Chính phủ, đến năm 1980 lại được gọi là Hội đồng Bộ trưởng và cuối cùng từ bản Hiến pháp năm 1992 cho tới nay đã đổi lại gọi chính thức là Chính phủ . II. Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp 1. Vị trí, tính chất của Chính phủ Theo điều 1 – Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 thì “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” . Và theo điều 109 Hiến pháp 1992 “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”. Qua hai điều trên ta thấy Chính phủ vừa là cơ quan chấp hành của Quốc hội, vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất . Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội thể hiện ở : Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 2 Luật Hiến pháp Thứ nhất Quốc hội thành lập ra Chính phủ, quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Chính phủ . Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội . Thứ hai Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước. Thứ ba thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm,cách chức theo quy định của pháp luật, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội . Thứ tư, Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, quy định vào trong Nghị quyết của Quốc hội Chính phủ tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả trên cơ sở cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật, phân công, đề ra các biện pháp thích hợp, chỉ đạo thực hiện các văn bản đó trên thực tế. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thể hiện ở : Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu,bao trùm toàn bộ các lĩnh vực thuộc chức năng của Chính phủ được Hiến pháp quy định, hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ bao trùm toàn bộ các lĩnh vực trong phạm vi cả nước : kinh tế, văn hóa,xã hội…Chính phủ thực hiện vai trò lãnh đạo,chỉ đạo,hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân như vậy sẽ đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân . Nhưng Hiến pháp năm 1946 lại quy định “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ”. Theo Hiến Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 3 Luật Hiến pháp pháp năm 1946, nguyên tắc chung tổ chức quyền lực Nhà nước là xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân và thể hiện rõ sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Đến Hiến pháp năm 1959, tại điều 71 quy định : “ Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ”. Những thay đổi trong bộ máy nhà nước thời kỳ này khẳng định quan điểm mới về tổ chức bộ máy nhà nước, theo xu hướng quyền lực nhà nước tập trung vào hệ thống cơ quan dân cử. Và theo điều này thì một mặt Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mặt khác là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta, đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đảm nhận một chức năng hoạt động độc lập – hoạt động hành chính Nhà nước. Từ đây có thể thấy rằng theo Hiến pháp năm 1959 Hội đồng Chính phủ có tính độc lập tương đối. Hiến pháp năm 1959 thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân và cũng cho ta thấy rằng Hội đồng Chính phủ được tổ chức hoàn toàn theo mô hình Chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩa khác với Chính phủ trong Hiến pháp năm 1946 xây dựng theo mô hình tư sản. Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 một lần nữa khẳng định tính chất chấp hành của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội song chức năng của cơ quan này đã có sự thay đổi và vị trí cũng giống như Hiến pháp năm 1959. Theo Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981 : “Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ”. (Điều 104). Tuy nhiên Hội đồng bộ trưởng về tính chất không hoàn toàn giống như Hội đồng Chính phủ. Khác với Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng bộ trưởng là cơ Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 4 Luật Hiến pháp quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Với quy định này, chúng ta thấy tính độc lập tương đối của Chính phủ với Quốc hội không còn nữa. Quy định này phản ánh quan niệm một thời cho rằng: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát – phải thực sự trở thành “tập thể hành động”. Hội đồng bộ trưởng được tổ chức theo tinh thần đó là cơ quan chấp hành – hành chính Nhà nước cao nhất của Quốc hội. Chức năng, nhiệm vụ của nó là thực hiện những hoạt động chấp hành – hành chính được Quộc hội giao cho.Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ, do Quốc hội lập ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội đồng thời là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta (chứ không phải Quốc hội). Nói cách khác nhà nước thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu như Hiến pháp năm 1946 không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, quyền hành chính Nhà nước cao nhất đứng riêng rẽ như một cành quyền lực độc lập thì các Hiến pháp sau này 1959, 1980 đã thức nhận tính phụ thuộc của hành pháp và lập pháp, chí ít là trong lĩnh vực chấp hành. Đặc biệt Hiến pháp 1980 còn thừa nhận thật rõ, không những Chính phủ là cơ quan chấp hành, mà còn là hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Phải đến Hiến pháp năm 1992 ta mới có thể thấy được một quy định rõ ràng. Theo Hiến pháp năm 1992 được gọi đơn giản là Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 1992 quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với thay đổi về tên gọi, Chính phủ có nhiều thay đổi theo hướng đổi mới về cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nếu so sánh cả bốn bản Hiến pháp của nước ta chúng ta thấy Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 5 Luật Hiến pháp những quan niệm về tính chất của Chính phủ có những thay đổi nhất định. Hiến pháp năm 1946 xây dựng Chính phủ theo mô hình chính phủ tư sản nên không quy định Chinh phủ là cơ quan chấp hành của Nghị viện. Hiến pháp năm 1980 xây dựng Chính phủ ( Hội đồng Bộ trưởng ) theo mô hình của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát. Các cơ quan Nhà nước khác do Quốc hội lập ra là để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Vì vậy Hiến pháp năm 1980 quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội . Quy định này làm cho Chính phủ thiếu tính độc lập tương đối trong lĩnh vực hoạt động hành chính Nhà nước. Khắc phục nhược điểm này, Hiến pháp năm 1992 quay về với Hiến pháp năm 1959 xây dựng theo quan điểm tập quyền, nghĩa là quyền lực Nhà nước vẫn tập trung thống nhất nhưng cần phải có sự phân chia chức năng rành rọt giữa các cơ quan Nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy Hiến pháp năm 1992 quy định : “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”. Với quy định này Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính Nhà nước. Khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhưng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới. Tuy nhiên, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây là quan điểm có sự đổi mới so với Hiến pháp Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 6 Luật Hiến pháp năm 1980, nhằm đề cao vị trí của Chính phủ trong hoạt động quản lí nhà nước. Hoạt động quản lí nhà nước có các đặc thù sau : Một là, hoạt động quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực thuộc chức năng của Chính phủ được Hiến pháp quy định. Hai là hoạt động quản lí của Chính phủ bao trùm toàn bộ các lĩnh vực trong phạm vi cả nước : kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, . Ba là đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lí nhà nước, Chính phủ thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân.Quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, tính chất của Chính phủ là sự kế thừa có chọn lọc quy định của các Hiến pháp Việt Nam, đồng thời phù hợp quan điểm chung của các nhà nước hiện đại. Để Chính phủ thật sự là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Hiến pháp đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, trật tự hình thành và các hình thức hoạt động của Chính phủ cho phù hợp yêu cầu công cuộc đổi nới đất nước. 2. Chức năng của Chính phủ Về chức năng, dù có tên gọi khác qua bốn bản Hiến pháp nhưng Chính phủ đều được xác định là cơ quan Nhà nước có chức năng hành pháp và Chính phủ còn có chức năng quan trọng là quản lí đất nước theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật.Chức năng của Chính phủ được thể hiện thông qua việc : Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Đảm bảo hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đảm bảo tôn trọng và thực hiện Pháp luật. Đảm bảo ổn định và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân . Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 7 Luật Hiến pháp --- --- PHẦN KẾT LUẬN Hiện tại, Chính phủ đã được xây dựng theo hướng tập trung vào lĩnh vực hành chính Nhà nước, quản lí điều hành đất nước một cách chủ động. Bên cạnh tính chất là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta, tức là cơ quan đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, thực hiện hoạt động hành chính Nhà nước. Theo hướng nay đã có những sửa đổi quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ như: Thủ tướng do Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, phó thủ tướng và các bộ trưởng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội… là những bảo đảm cho sự tăng cường hoạt động hành chính Nhà nước của Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh sự kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động hành chính, phải phân giao cho Chính phủ đầy đủ quyền hạn tương xứng, độc lập và chủ động. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, thích ứng với trình độ hội nhập, hợp tác yêu cầu đặt ra là tăng cường thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định các chương trình dự án Quốc gia, đàm phán, kí kết các điều ước Quốc tế với Chính phủ các nước, tăng cường thẩm quyền của Chính phủ trong nước lãnh đạo hành chính, tổ chức bộ máy… Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 8 Luật Hiến pháp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “ Luật hiến pháp Việt Nam ” – Trường đại học Luật Hà Nội. 2. Pháp luật đại cương – TS Lê Minh Toàn ( Chủ biên ) – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 3. Lịch sử lập Hiến Việt Nam – PTS. Luật học. Thái Vĩnh Thắng – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 4. Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong gia đoạn hiện nay – PGS. Ts.Bùi Xuân Đức ( Nhà xuất bản Tư pháp ) 5. Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trang Web : http://vi.wikipedia.org 7. http://www.kilobooks.com Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội 9 . Hiến pháp năm 1992 cho tới nay đã đổi lại gọi chính thức là Chính phủ . II. Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp 1. Vị trí,. hỏi : Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam ” để làm rõ hơn về Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.