1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUI TRÌNH CHO VAY DỰ ÁN CỦA NHTM

25 414 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 411 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng ngày càng trở nên quy mô và lớn mạnh.

Trang 1

Thảo luận Ngân hàng thương mại

Lớp Ngân hàng 49B

QUI TRÌNH

CHO VAY DỰ ÁN CỦA NHTM

Nhóm sinh viên:

TRƯƠNG MẠNH HÙNGNGUYỄN HOÀNG ÂN

Trang 2

LÊ THANH HẰNG

Lời nói đầu 2

Các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm có: 24

Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bên thứ ba; 24

Bảo lãnh của bên thứ ba; 24

Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (trừ trường hợp có bảo lãnh của bên thứ ba) 24

Lời nói đầu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng ngày càng trở nên quy mô và lớn mạnh Tuy nhiên dù cho các nghiệp vụ của ngân hàng đa dạng và phong phú đến đâu thì tín dụng vẫn đang và

sẽ luôn là một nghiệp vụ chủ đạo của ngân hàng thương mại Tín dụng luôn là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương mại và là đặc trưng

để phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác Bên cạnh đó tín dụng cũng

là hoạt động đem lại khả năng sinh lời rất lớn, đồng thời cũng mang lại rủi ro không nhỏ cho ngân hàng Đó là lý do tại sao ngân hàng tổ chức kiểm soát chặt chẽ

và đặt ra những quy trình rất cụ thể đối với các nghiệp vụ tín dụng Những phân tích dưới đây xin phép được đi vào tìm hiểu một trong những nghiệp vụ tín dụng quan trọng nhất đối với ngân hàng thương mại – cho vay dự án

I. Tổng quan về cho vay dự án

I.1 Dự án là gì

Theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc

Trang 3

duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thờigian xác định.

Khi xem xét một dự án đầu tư đều chú ý đến các đặc trưng sau:

- Dự án đầu tư có mục tiêu rõ ràng cần đạt tới khi thực hiện

- Dự án đầu tư không phải là mộtnghieen cứu hay dự báo mà là một quá trình tácđộng để đạt đến mục tiêu mong đợi

- Dự án đầu tư là một hoạch định cho tương lai nên bao giờ cũng có độ bất ổn vànhững rủi ro nhất định

- Các hoạt động của dự án đầu tư theo một kế hoạch (trong một khoảng thờigian) và có giới hạn nhất định về các nguồn lực

Như vậy, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và

có hệ thống một chương trình hành động và các chi phí tương ứng để đạt đượcnhững mục tiêu nhất định trong tương lai

Chu trình của dự án đầu tư

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

• Nghiên cứu cơ hội đầu tư

• Nghiên cứu tiền khả thi

• Nghiên cứu khả thi

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư, đi vào sử dụng và khai thác

I.2. Cho vay dự án

Cho vay dự án được coi là loại hình tín dụng có mức độ rủi ro cao nhất trongcác nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Theo đó, các khoản cho vay dự ánthường mang tính chất dài hạn (long-term project loans) tài trợ cho những tài sản

cố định được dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai Để bảo đảm tính an toàn

và khả năng sinh lời của ngân hàng, hoạt động cho vay dự án cũng tuân theo nhữngnguyên tắc chung về tín dụng như sau:

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định

- Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận vớingân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định của ngânhàng nhà nước

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án/dự án có hiệu quả

Để thực hiện được những mục tiêu và nguyên tắc này, các ngân hàng đặt ramột quy trình phân tích tín dụng Quy trình phân tích tín dụng là tổng hợp côngviệc của ngân hàng từ tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng chođến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Việc

Trang 4

xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọngđối với một ngân hàng thương mại

• Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nângcao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng

• Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: Làm cơ sở cho việc phânđịnh quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng; Làm cơ sở

để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn

Mỗi NHTM đều có một quy trình phân tích tín dụng riêng Nhìn chung, một quytrình sẽ gồm 5 bước cơ bản sau:

 Tiếp xúc ban đầu với khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn

 Phân tích tín dụng (thẩm định hồ sơ) và quyết định về việc cấptín dụng tại Hội đồng tín dụng

 Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng

 Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

 Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới

- Chính sách tín dụng: trong khi quy trình phân tích tín dụng được coi là cácbước để thực hiện nghiệp vụ tín dụng, chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnhtài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng vàcác nhân viên ngân hàng, đề cập đến toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tíndụng như quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng cóvấn đề và những nội dung khác

II. Quy trình phân tích cho vay dự án

II.1 Tiếp xúc ban đầu với khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn

Trong khi hầu hết các khoản cho vay cá nhân đều được bắt đầu bằng việckhách hàng đến gặp nhân viên của ngân hàng và điền những thông tin cần thiết vàođơn xin vay thì ngược lại, cho vay dự án (cũng như cho vay kinh doanh nói chung)thường bắt đầu bằng việc tiếp xúc giữa cán bộ tín dụng và đại diện các công ty – làđơn vị chủ đầu tư của dự án Tiếp theo, để thu thập thông tin liên quan đến kháchhàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận vàcác điều kiện kinh tế khác, nhằm phục vụ cho quá trình phân tích tín dụng, ngânhàng sẽ sử sụng một số phương pháp để thu thập thông tin như sau:

•Phỏng vấn trực tiếp: cuộc trò chuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng làrất quan trọng bởi qua đó cán bộ tín dụng có điều kiện nhận biết tính cách và mụcđích xin vay của khách hàng Ngoài ra có thể có các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữangân hàng và khách hàng: thăm quan nhà xưởng, nói chuyện với giám đốc và nhânviên…để cán bộ tín dụng có một cái nhìn bao quát về khách hàng vay vốn

Trang 5

•Mua và tìm kiếm thông tin qua các trung gian: Để phân tích uy tín, tình trạngrủi ro của người vay, ngân hàng có thể tìm đến các nguồn thông tin khác như các

cơ quan quản lý, các chủ nợ khác của khách hàng để tham khảo về quá trình thanhtoán tín dụng trước đây, như khách hàng có thực hiện đúng các hợp đồng tín dụng

đó không, hay tài sản đảm bảo có đủ độ tin cậy không…

•Từ các báo cáo từ hồ sơ của khách hàng:

Ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng gửi kèm các báo cáo tài chính, thông tin

về HĐQT, Ban giám đốc… trong hồ sơ vay vốn Với những số liệu trong các nămvừa qua, ngân hàng sẽ có một cái nhìn cụ thể để dự đoán về tình hình của kháchhàng trong tương lai gần cũng như tính khả thi của dự án

Hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm những hồ sơ sau:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn lần đầu tiên phải gửi cho NH các tài liệu sau:

- Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư của cấp có thẩmquyền cấp (đối với doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài)

- Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh)

- Hợp đồng liên danh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (trong trường hợp kháchhàng là đối tác liên danh hoặc hợp tác kinh doanh)

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ về nhân thân kháccủa chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện tổ hợp tác

- Giấy phép kinh doanh có điều kiện, chứng chỉ hành nghề (nếu pháp luật quyđịnh phải có)

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và đăng ký mã số XNK (nếu pháp luậtquy định phải có)

- Quyết định bổ nhiệm hoặc Nghị quyết (biên bản) bầu người quản lý cao nhất,người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và được phê duyệt của cấp cóthẩm quyền (nếu pháp luật có quy định)

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; Quy chế tài chínhđối với Tổng công ty /Công ty mẹ và các đơn vị thành viên (nếu có); Nghịquyết của hội đồng cổ đồng /hội đồng quản trị /hội đồng thành viên /đại hội xãviên giao quyền cho Tổng giám đốc /giám đốc / chủ nhiệm ký kết các tài liệu,thủ tục liên quan đến vay vốn, bảo đảm tiền vay cho ngân hàng (nếu điều lệkhông quy định)

Trang 6

Trường hợp tài liệu do khách hàng cung cấp là bản sao, NH phải kiểm tra, đốichiếu với bản chính và ký xác nhận trên bản sao trước khi nhận hồ sơ.

Khách hàng phải gửi cho NH bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y bảnchính các tài liệu sau:

• Báo cáo kiểm toán đối với (i) khách hàng phải kiểm toán theo quy địnhcủa pháp luật; (ii) khách hàng vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản

• Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tàichính trong và ngoài nước đến trước thời điểm vay vốn

• Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn (nếu thấy cần thiết)

• Các tài liệu liên quan khác như: biên bản góp vốn điều lệ (đối với công tytrách nhiệm hữu hạn, cổ phần), quyết định giao vốn (đối với doanh nghiệpđược Nhà nước giao vốn)

- Dự án hoặc phương án và các tài liệu khác liên quan như kế hoạch sảnxuất kinh doanh, kế hoạch tài chính

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể có một số trong các tài liệu sau: Báo cáonghiên cứu khả thi /báo cáo đầu tư/ dự án hoặc phương án; Quyết định phêduyệt dự án hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; Văn bản phê chuẩnbáo cáo đánh giá tác động môi trường; Tài liệu chứng minh nguồn nguyên liệu,thị trường, nguồn vốn đầu tư; Giấy phép xây dựng; Tài liệu liên quan đến quátrình đấu thầu theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu,quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính Phủ, hướng dẫncủa các bộ ngành và các tài liệu liên quan đến sử dụng vốn vay và nguồn hoàntrả hoặc thu nhập của dự án, phương án (Hợp đồng kinh tế, hoá đơn, báo giá,phiếu nhập kho )

Trang 7

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụngtài sản, giấy tờ liên quan định giá tài sản bảo đảm tiền vay, giấy tờ liên quanđến công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo

“Quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thốngNHCT”

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản / giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy uỷ quyền nhậntiền bồi thường (nếu có)

Tuỳ theo đối tượng khách hàng và đặc điểm của khoản vay, NHCV xác định cụ thể danh mục hồ sơ cho phù hợp

II.2 Phân tích trước khi cấp tín dụng

Quy trình cụ thể trong ngân hàng:

Đối với phòng khách hàng, phòng Giao dịch, điểm Giao dịch:

Khi toàn bộ các tài liệu cần thiết đã được cung cấp, bộ phận phân tích tín dụngcủa NH sẽ tiến hành phân tích cụ thể và chi tiết nhằm dự báo khả năng trả nợ củakhách hàng và mức độ tin cậy của dự án Nội dung phân tích gồm có phân tíchtình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đánh giá các yếu tố liên quanmật thiết đến dự án đầu tư (chi phí, doanh thu, tiến độ thực hiện, tác động tới môitrường…)

II.2.1.Thẩm định chủ đầu tư

Câu hỏi đầu tiên mà phòng tín dụng của NH sẽ phải trả lời đó là khách hàngđến vay (hay chủ đầu tư dự án) có đáng tin cậy hay không

- Trước tiên cán bộ tín dụng sẽ phải chắc chắn rằng doanh nghiệp vay vốn

có đủ tư cách pháp lý trong việc kí kết hợp đồng tín dụng thông qua xem xét

hồ sơ pháp lý của khách hàng, đánh giá quá trình hình thành và phát triển cũngnhư tình hình nhân sự hiện tại của doanh nghiệp vay vốn đauà tư

- Đánh giá báo cáo tài chính:

Đây là lúc mà việc phân tích tình hình tài chính đối với doanh nghiệp thực sựbắt đầu Từ số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cán bộ tín dụng sẽtính toán về sự thay đổi trong các số liệu tài chính quan trọng như tốc độ tăngtrưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm gần nhất, hoạt động tạo doanh thu chủyếu, các yếu tố tác động đến doanh thu… Chú ý rằng số liệu trong các báo cáo tàichính bao gồm cả số liệu tuyệt đối và tương đối Các nhà quản trị tài chính thường

ưa thích tỷ lệ phần trăm hơn bởi nó phản ánh một cách rõ ràng về xu hướng tàichính của doanh nghiệp hơn là các con số tuyệt đối Bên cạnh đó, tỷ lệ phần trămloại bỏ sự khách nhau về quy mô của các hãng, cho phép cán bộ TD có thể so sánh

Trang 8

1 khách hàng với các hãng khác và toàn ngành Các tỷ số chủ yếu được sử dụng đólà

• Chi phí bán hàng/Doanh thu bán hàng

• Tổng lợi nhuận/Doanh thu bán hàng

• Giá vốn hàng bán/Doanh thu

• Chi phí quản lý/Doanh thu

• Thu nhập trước thuế (sau thuế)/Doanh thu

- Đánh giá tài sản của DN

Các DN đều có bảng cân đối kế toán, trong đó phần tài sản phản ánh số kết dưgiá trị tài sản tại 1 thời điểm, hoặc số dư trung bình trong kỳ Các thông tin về tàisản cho thấy quy mô, chất lượng và năng lực quản lý tài sản của khách hàng Hơnnữa, tài sản được coi là một khoản bảo đảm cho khoản vay, tạo khả năng thu nợkhi khách hàng mất khả năng sinh lời

• Ngân quỹ: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi, các khoản phải thu Đây là những tìasản có tính thanh khoản cao nhất, nghĩa là luôn có khả năng chuyển đổi ra tiềnmặt nhanh chóng

• Các chứng khoán có giá: Là các tài sản tài chính của doanh nghiệp Các tài sảnnày làm tăng nguồn thu và có thể mang bán khi doanh nghiệp có nhu cầu thanhtoán

• Hàng hóa trong kho: Một phần lớn hàng hóa trong kho được hình thành từ vốnvay ngân hàng, do đó ngân hàng cần chú ý đến chất lượng và tình trạng của sốhàng hóa này

• Tài sản cố định: Gồm nhà xưởng, văn phòng, thiết bị máy móc… vốn là nhữngđối tượng được tài trợ trung và dài hạn

- Đánh giá cơ cấu nguồn vốn

Để phân tích về quy mô và cơ cấu nguồn vốn của DN, cán bộ TD sẽ xem xétđến các khoản nợ phải trả, gồm nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn Các khoản nợđến hạn trong năm và các khoản phải trả trong các năm sau cũng sẽ được tính đến

Lí do vì thông thường, các khoản vay ngắn hạn thường dùng để tài trợ cho tài sảnlưu động, trong khi các khoản vay trung và dài hạn dùng cho tài trợ tài sản cố định

Do đó ngân hàng phải tính đến thời hạn các khoản nợ và tình hình ngân quỹ của

DN để quyết định thời hạn món vay

Vốn lưu động ròng và nguồn vốn chủ sở hữu cũng là chỉ tiêu quan trọng bởi

nó cho thấy sự phụ thuộc của DN vào các khoản nợ là nhiều hay ít, khả năng đảmbảo thanh toán hay sự tự chủ tài chính của DN đi vay

Trang 9

Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn sẽ cho biết mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp.

Hệ số nợ = : Cho biết DN sử dụng bao nhiêu nợ để đầu tư vàotài sản, mức sử dụng càng lớn, khả năng sinh lời càng lớn nhưng rủi ro đi cùng sẽcàng cao

- Sử dụng các tỷ lệ

Nhằm cụ thể hóa thông tin từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập củakhách hàng, các ngân hàng rất chú trọng sử dụng đến các tỷ lệ/chỉ tiêu tài chính,coi đó là những tiêu chuẩn phản ánh năng lực tài chính của người vay có liên quanđến khả năng trả nợ Các loại tỷ lệ được dùng đó là:

• Tỷ lệ đo tính thanh khoản: những tỷ lệ này đo khả năng của người vay trongviệc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn, nói cách khác là khả năng thanhtoán các khoản nợ đến hạn Nhìn chung những tỉ lệ này càng cao thì khả năngthanh toán của người vay có thể càng tốt

 Khả năng thanh toán nhanh

kho tån Hµng - éng

® l­u n s¶

 Tỷ lệ thanh toán tức thời

Tỷ lệ này <1 cho thấy một phần vốn ngắn hạn đã được doanh nghiệp sử dụng

để đầu tư cho tài sản dài hạn, hay doanh nghiệp không đpá ứng đủ nhu cầuthanh toán ngắn hạn Nếu tỉ lệ này ≥1, có thể nói doanh nghiệp có khả năngthanh toán tức thời

 Khả năng thanh toán bằng tiền =

Nếu tỷ lệ này ≥1 cho thấy chỉ riêng tiền và các khoản tương đương tiền (nhữngkhoản mục tính lỏng cao nhất) cũng đủ thanh toán trong ngắn hạn Các ngânhàng luôn đánh giá cao điều này bởi nó phản ánh sự an toàn cao, trong khi các

Trang 10

nhà đầu tư lại không hề ưa thích điều này bởi khi đó mức sinh lời của tiền rấtthấp.

• Tỷ lệ đo khả năng tạo ra lợi nhuận

Đo khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bởi khả năng trả nợ thực chất bắtnguồn từ khả năng tạo thu nhập, tức là người vay có khả năng thu về một lượnggiá trị lớn hơn giá trị đầu tư ban đầu.Các thước đo phổ biến ở đây là:

 ROA=GTTBLîinhuËntængtµi rßngs¶n

Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản

 ROE =VènchñLîisënhuËnh÷u rßngb×nhqu©n

Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu mà các nhà đầu tư góp vàodoanh nghiệp

 Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng TS

 Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp (lãi gộp) / Doanh thu thuần

• Tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn tự có

Một DN thông thường phải có vốn sở hữu đủ để tài trợ một phần cho tài sản

lưu động và tài sản có định Tỷ lệ tài trợ này được đo bằng Vốn sở hữu / Tổng tài sản Tỷ lệ này càng cao cho thấy sức mạnh tài chính của người vay càng vững

chắc Điều này có thể làm các nhà đầu tư không hài lòng bởi nó phản ánh tìnhtrạng ứ đọng vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên các ngân hàng lại luôn muốn tỷ lệnày ở mức cao bởi khi đó khoản vay sẽ đc bảo đảm chắc chắn hơn Với nhữngdoanh nghiệp có tỷ lệ tự tài trợ vào khoảng 0.3 - 0.4 hoặc thấp hơn, ngân hàng sẽ

áp dụng các biện pháp thận trọng và kiểm soát chặt chẽ đối với khoản cho vay

• Tỷ lệ đo hiệu quả hoạt dộng

Để biết được doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả như thế nào, cụ thể là khảnăng thu hồi khoản phải thu, trì hoãn khoản phải trả, giải phóng hàng tồnkho… có đạt hiệu quả hay ko, các tỷ lệ tài chính được sử dụng là:

Trang 11

 Vòng quay khoản phải thu =

Tỷ số này càng lớn kèm với sự tăng trưởng của doanh thu sẽ cho biết khả năngluân chuyển khoản phải thu của DN luôn hiệu quả

 Kỳ thu tiền bình quân =

Cho biết DN mất bao ngày để thu hồi khoản phải thu với 1 ngày doanh thubình quân Chỉ tiêu này càng nhỏ kèm với sự tăng trưởng của doanh thu chứng tỏ

DN càng đạt hiệu quả trong thu hồi khoản phải thu, nói cách khác DN ko bị đối tácchiếm dụng vốn

 Vòng quay hàng tồn kho =

Cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp Tỷ lệ này cànglớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho dễ chuyểnthành tài sản có tính thanh khoản cao hơn (khoản phải thu, tiền…)

Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý đến đặc điểm của từng ngànhkinh tế bởi có những ngành (nông sản, chế biến…) thường có lượng hàng tồnkho lớn

 Số ngày hàng tồn kho bình quân =

Phản ánh số ngày doanh nghiệp cần để giải phóng hàng tốn kho ứng với 1 ngàygiá vốn hàng bán Số ngày càng nhỏ thì việc giải phóng hàng tồn kho càng hiệuquả

 Vòng quay khoản phải trả =

Tỷ lệ này càng nhỏ càng phản ánh mức độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấpcủa doanh nghiệp

Lưu ý: Do có sự khác biệt về đặc điểm hàng hóa, tính chất kinh doanh,… giữa các ngành nghề nên khi đánh giá một doanh nghiệp cần so sánh với các DN cùng ngành và mặt bằng chung của ngành.

Trang 12

- Đánh giá quan hệ tín dụng

Quan hệ giữa DN và các tổ chức tín dụng khác có thể giúp ngân hàng biếtđược khách hàng của mình có thực hiẹn đúng các hợp đồng tín dụng trước đây haykhông, số dư tiền gửi có đáp ứng được quy định của ngân hàng không? Một báocáo về tình hình thanh toán của khách hàng trước đây có thể cho ngân hàng một cáinhìn về trách nhiệm và khả năng của khách hàng trong việc sử dụng khoản vay đểđầu tư dự án Trên cơ sở đó việc đánh giá quan hệ TD cần dựa trên những nguyêntắc sau:

• Đầy đủ và toàn diện: Ngoài quan hệ tín dụng, các quan hệ giao dịch khácnhư quan hệ tiền gửi, bảo lãnh, thanh toán, cần được đề cập, đánh giá đầyđủ;

• Cập nhật: Số liệu phản ảnh mối quan hệ của khách hàng với các TCTDphải được cập nhật mới nhất Lưu ý, khai thác tốt, có hiệu quả nguồn thông tinnội bộ trong hệ thống và thông tin của ngành (CIC)

- Thị trường đầu ra của dự án:

+ Mô tả sản phẩm của PA/DA ĐT

+Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.+ Tổng nhu cầu trong tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu tư của phương án đầu tư

là bao nhiêu

+ Mức tiêu thị gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sảnphẩm là bao nhiêu

- Chính sách của nhà nước đối với dự án

- Khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm của dự án khi dự án đi vào hoạt động.Thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên các mặt sau:

+Thị trường nội địa: Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của phương án, dự

án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường; mức độ phù hợp với xu

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w