1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thuế quan ở Việt Nam

17 2,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 271,49 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo Chính sách thuế quan ở Việt Nam

Bài tiểu luận…1 Mục lục 1. Cơ sớ lí luận thuế, thuế quan…………………………………2 2. Thuế quan ( Traiff )………………………………………… 2 a) Theo phương thức tính thuế…………………….…………2 b) Theo mục đích đánh thuế…………………………….… 3 3. Vai trò của thuế quan…………………………………………3 a) Thuế nhập khẩu………………….……………………… .3 b) Thuế xuất khẩu………………………………………… 4 4. Chính sách thuế quan nước Việt Nam………… .……… .4 a) Đối tượng chịu thuế……………………………………….4 b) Đối tượng không chịu thuế ……………………………….5 c) Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế .5 d) Áp dụng điều ước quốc tế……………………………… 6 e) Thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới…………………………………… 6 5. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn lại thuế……………….……… .6 6.Tình hình thuế quan hiện nay……………………………….11 Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu của Việt Nam từ tháng 01/2010 đến tháng 01/2011………………14 Biểu đồ 2: Diễn biến lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ tháng 1/2010 đến tháng 01/2011…………….…… 15 7. Lòi kết…………………………………………………… .15 Bài tiểu luận…2 1. Cơ sớ lí luận thuế, thuế quan: Thuế là một khoảng đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Nộp thuế được coi là quyền và nghĩa vụ của công dân trong xã hội. vậy , thuế là gì ? Có tác dụng, lợi ích như thế nào cho nhà nước và xã hội mà thuế có sự quan trọng như thuế ? Thuế là tiền thu của các công dân nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập hay điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Cung cấp tài chính cho các hoạt động của chinh quyền .Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền( như vậy thuế vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân) . Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng). Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá,hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế. Có nhiều tiêu chí để phân loại thuế khác nhau, có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập, thuê giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế quan,….Thuế quan chiếm một vai trò quan trọng trong việc thu nhân sách nhà nước, diều tiết nền sản xuất trong nước, nền kinh tế vĩ mô… Vậy thuế quan là gì ? Nhà nước Việt Nam ta có những chính sách thuế quan như thế nào ? chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm , vai trò của thuế quan Việt Nam . 2. Thuế quan ( Traiff ) Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Trong đó thuế nhập khẩu đánh vào hàng nhập khẩu còn thuế xuất khẩu thi đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Mà chủ yếu là thuế nhập khẩu thậm chí nhiều nước phát triển không có thuế xuất khẩu. Thuế Bài tiểu luận…3 nhập khẩu vẫn được áp dụng nhiều nước đang phát triển đánh vào các mặt hàng truyền thống nhằm nâng giá. Thuế quan được biết đến như một hình thức lâu đời nhất của chính sách mậu dịch và là một công cụ truyền thống để làm tang thu ngân sách nhà nước. Thuế quan được chia thành nhiều loại khác nhau theo những phương thức khác nhau :  Theo phương thức tính thuế: Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu hay 5% trên giá FOB của hàng xuất khẩu, được gọi chung là thuế suất. Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế xuất-nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát. Thuế quan hỗn hợp (conpound tariff) : là loại thuế được qui định buộc người nhập khẩu phải trả hai loại thuế quan theo đơn giá hang và thuế quan theo trọng lượng ( ví dụ : 5% và $5 trên 1 tấn ).  Theo mục đích đánh thuế: Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài . Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá mức cao hơn, có thể ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu. Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa. 3. Vai trò của thuế quan: Bài tiểu luận…4 Thuế quan có 1 vai trò hết sức quan trọng trong việc thu ngân sách nhà nước , tạo them công ăn việc làm . Thuế quan còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngay từ đầu thế kỉ 19, Anh đã sử dụng thuế quan để bảo hộ sản phẩm nông nghiệp , cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Vào thế kỉ 19, cả Mỹ và Đức đều bảo hộ các ngành công nghiệp mới trong nước bằng đánh thuế nhập khẩu vào các hàng hóa công nghiệp …Ngoài ra, thông qua các loại mức mà thuế quan còn được dùng như một công cụ để phân biệt đối xử giữa các bạn hàng mậu dịch khác nhau. Thuế xuất hay nhập khẩu đều có một vai trò, mục đích khác nhau.  Thuế nhập khẩu: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.  Thuế xuất khẩu: Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết. Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước. Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao. Khi bị xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắt giảm. Tuy nhiên , khi sử dụng chính sách thuế quan cũng mang lại những tác động tiêu cực. Thuế sử dụng vào mục đích bảo vệ sẽ có những tác động tiêu cực tới sản xuất và tiêu dùng : khuyến khích sản xuất không hiệu quả trong nước , tăng giá khiến người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu ,mua sắm, gián tiếp tạo môi trường cho buôn lậu .Thúc đẩy buôn lậu: những mặt hàng có thuế cao sẽ có những người muốn trốn thuế. Như vậy họ có thể bán hàng với giá thấp hơn. Ngoài ra còn phát sinh tệ nạn tham nhũng các cơ quan thuế Khuyến khích các mặt hàng có hiệu suất sản xuất kém trong nước. Một khi nhà nước bảo hộ cho các mặt hàng này tức là đã khuyến khích nó phát triển mà những măt hàng thuế cao thường là những mặt hàng ko có lợi thế so sánh. Điều này có nghĩa là nhà nước phải chi thêm tiềm năng cho những mặt hàng sản xuát kém hiệu quả dẫn đến làm giảm tổng lợi nhuận thu được Bài tiểu luận…5 Giá cả tăng cao làm gia tăng lạm phát đồng thời người dân sẽ cắt giảm tiêu dùng cá nhân . 4. Chính sách thuế quan nước Việt Nam: Theo Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2010 số 87/2010/nd-cp qui định :  Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định này: 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.  Đối tượng không chịu thuế: Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.  Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế: Bài tiểu luận…6 Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, bao gồm: a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm: a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế; c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.  Áp dụng điều ước quốc tế: Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.  Thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới: Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế theo quy định của Nghị định này. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới tại từng khu vực 5. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn lại thuế: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì đối với hàng hóa tạm xuất phải được nhập khẩu trở lại Việt Nam, đối với hàng hóa tạm nhập phải tái xuất ra nước ngoài. 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm: a. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam; Bài tiểu luận…7 b. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam; c. Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư nước ngoài. 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam. 4. Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công) và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng. 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa là bưu phẩm, bưu kiện thuộc dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá tính thuế tối thiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: a. Thiết bị, máy móc; b. Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; c. Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; d. Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; đ. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. 7. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. 8. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ. 9. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát Bài tiểu luận…8 triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu quy định tại khoản này thì không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này. 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a. Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên; b. Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được; c. Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các dàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận; d. Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; đ. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí. 11. Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được. 12. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. 13. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. 14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. 15. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải Bài tiểu luận…9 nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó. 16. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi) do Nhà thầu nước ngoài nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất. 17. Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 18. Địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại khoản 6, khoản 9 và khoản 14 Điều này thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính. 19. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và khoản 17 Điều này phải tự xác định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng thuộc diện được miễn thuế khi đăng ký Tờ khai hải quan. 20. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng trường hợp. 13 xét miễn thuế Hàng hóa xuất nhập khẩu trong các trường hợp sau sẽ được xét miễn thuế Hàng hóa là hàng chuyên dùng hoặc hàng dùng trực tiếp cho quốc phòng, an ninh, giáo dục và dào tạo , nghiên cứu khoa học( trừ trường hợp những mặt hàng quy định tại điều 12 khoản này) đượ xét miễn thuế nhập khẩu Hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân người nước ngài cho tổ chúc, cá nhân người việt nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế trong định mức 14. Xét giảm thuế Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế. 15. Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây: 1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài. 2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu. Bài tiểu luận…10 3. Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn. 4. Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu. 5. Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau: a. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; b. Hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ. 6. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hóa tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu ủy thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này). 7. Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. 8. Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. 9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. 10. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho chủ hàng nhưng không giao được hàng hóa cho người nhận phải tái xuất, tái nhập hoặc trường hợp hàng hóa bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp. 11. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế, giảm thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền. @ Chính sách thuế quan mới có những ưu điểm nhất định, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho côn tác quản lí, rõ ràng cho các mặt hàng hóa hơn . So với những năm 2005 thì luật năm 2010 đã được bổ sung một số điều ví dụ như khoản 1 diều [...]... Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có... quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả... gia nhập tổ chức WTO , đòi hỏi phải có một chính sách thuế quan hợp lí, tích cực trong việc cắt giảm thuế, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thong thoáng hơn và ngày càng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu của ta còn mang nhiều tính đối phó, công tác quản lí chưa chặt chẽ Đó là những hạn chế mà thuế quan mang lại Thuế quan trong nền kinh tế hội nhập là một sự đánh... những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện... 151 chiếc,… Bài tiểu luận…15 7 Lời kết , ý kiến của nhóm tiểu luận Với những chính sách thuế quan hợp lí, chặt chẽ góp phần làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển Chính sách thuế quan giúp nền sản xuất trong nước phát triển, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, thu nhập và việc làm cho người dân , đồng thời thuế còn là công cụ điều tiêt nền kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, tạo công... nước ta ? Đặc biệt, khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại WTO? Thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách Vì vậy, một sự thay đổi trong chính sách thuế quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Giai đoạn quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta đó là giai đoạn gia nhập... nước Theo đó, sẽ miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được khi nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 6 Tình hình thuế quan hiện nay: Với một chính sách thuế quan chặt chẽ như thế nó ảnh hưởng như thế nào tới... đoạn bộc lộ rõ nhất về ảnh hưởng của thuế quan với nền kinh tế nước ta Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế và chính trị.để trở thanh thành viên của WTO, VN đã phải cắt giảm hàng nghìn thuế nhập khẩu - chiếm đến 22% trong tổng nguồn thu ngân sách của cả nước (2007), nên với khoảng 1.700 dòng thuế được cắt giảm(mức giảm phổ... ngoái.Hơn nữa, về vấn đề thu ngân sách như đã nêu trên, nếu tính tác động giảm thuế dẫn đến tăng kim Bài tiểu luận…13 ngạch thương mại nói chung, dẫn đến tăng thu về lượng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, GTGT thì tác động tổng cộng của việc giảm thuế để hội nhập kinh tế quốc tế đến tổng thu ngân sách Nhà nước sẽ thấp Theo ước tính sơ bộ, tác động trực tiếp của cắt giảm thuế suất sẽ làm số thu giảm... khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu Chưa kể đến triển vọng là khi thực hiện thành công các cam kết trong WTO, tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên Như vậy, Thuế quan trong nền kinh tế hội nhập là một sự đánh đổi được và mất, nếu xét trong dài hạn thì sẽ có lợi hơn Tuy nhiên, được mất nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách vĩ mô của quốc gia, . của thuế quan ở Việt Nam . 2. Thuế quan ( Traiff ) Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế. của thuế quan ………………………………………3 a) Thuế nhập khẩu………………….………………………...3 b) Thuế xuất khẩu…………………………………………....4 4. Chính sách thuế quan ở nước Việt Nam ………...………...4

Ngày đăng: 12/04/2013, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w