GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI HÀU THƯƠNG PHẨM MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Trình độ: Sơ cấp nghề... Chương trình khung nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái
Trang 1GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI HÀU THƯƠNG PHẨM
MÃ SỐ: MĐ05
NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU
THÁI BÌNH DƯƠNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh đoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: 05
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể
Chương trình khung nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương cho lao động nông thôn Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa phương Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Xây dựng trại sản xuất giống
2) Chuẩn bị bè nuôi hàu
3) Cho đẻ và ấp trứng
4) Ương ấu trùng và hàu giống
5) Nuôi hàu thương phẩm
6) Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Mô đun Nuôi hàu thương phẩm là một trong 06 mô đun của nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương trình độ Sơ cấp nghề Mô đun cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu, thả giống hàu, chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi Mô đun Nuôi hàu thương phẩm được giảng dạy tích hợp giữ lý thuyết và thực hành
Giáo trình Nuôi hàu thương phẩm giới thiệu về xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu, thả giống hàu, chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi; nội dung mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ, gồm 3 bài:
Bài 1: Xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu
Bài 2: Thả giống hàu
Bài 3: Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi
Trang 4Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này
Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình này còn nhiều khiếm khuyết Nhóm biên soạn rất mong có nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên: Ths Nguyễn Văn Tuấn
2 Thành viên: Ths Nguyễn Thị Thủy
3 Thành viên: Ths Đinh Quang Thuấn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 5
Bài 1: Xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu 7
1 Xác định mùa vụ nuôi 7
2 Lựa chọn con giống 12
Bài 2: Thả giống hàu 17
1 Xác định mật độ nuôi 17
2 Tạo dây treo giống 23
3 Buộc dây thả giống 32
Bài 3: Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi 35
1 Kiểm tra các yếu tố môi trường 35
2 Vệ sinh bè và dây hàu 61
3 Kiểm tra tăng trưởng 67
4 Kiểm tra tỉ lệ sống 69
5 Căng lưới đáy 70
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 73
I Vị trí, tính chất của mô đun 73
II Mục tiêu mô đun 73
III Nội dung chính của mô đun 73
IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 74
V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 82
VI Tài liệu tham khảo 84
Trang 6CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT
m
mm
Mét Milimét
Trang 7MÔ ĐUN NUÔI HÀU THƯƠNG PHẨM
Mã mô đun: MĐ05
Mô đun Nuôi hàu thương phẩm là một trong 06 mô đun của nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương trình độ Sơ cấp nghề Mô đun cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu, thả giống hàu, chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi Mô đun Nuôi hàu thương phẩm được giảng dạy tích hợp giữ lý thuyết và thực hành
Giáo trình này là quyển 05 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo nghề “Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương” trình độ sơ cấp nghề Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp
Phương pháp học tập của mô đun: Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên được học lý thuyết trên lớp kết hợp với học và thực hành tại các bè nuôi hàu trên biển Trong quá trình học, học viên phải làm các bài thực hành thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên để nắm vững lý thuyết và rèn tay nghề Kết thúc mô đun học viên thực hành các thao tác gắn với nội dung đã được học để đánh giá kết quả học tập của mô đun
Phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun:
- Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun
+ Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy
đủ
+ Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun
+ Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ
- Chi tiết về các yêu cầu đánh giá kết quả học tập
+ Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra mức độ mức độ thành thạo của các thao tác
+ Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng
Trang 8
Bài 1: Xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu Giới thiệu:
Xác định mùa vụ nuôi và lựa chọn giống hàu ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ sống của hàu trong quá trình nuôi thương phẩm Xác định mùa vụ nuôi phù hợp và chọn giống hàu tốt nhằm đảm bảo hàu nuôi có tỉ
lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, từ do nâng cao năng suất và hiệu quả nghề nuôi
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp xác định mùa vụ nuôi thả;
- Trình bày phương pháp lựa chọn giống hàu;
- Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật
A Nội dung:
1 Xác định mùa vụ nuôi
1.1 Thu thập thông tin liên quan
a Về đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nuôi:
Việt Nam nằm trải dài theo hướng kinh độ (15 vĩ độ) nên khí hậu không đồng nhất trên toàn lãnh thổ Cực Bắc cách chí tuyến bắc 0o04 nên khí hậu miền Bắc mang tính chí tuyến nóng ẩm Cực Nam cách xích đạo 8o30 nên miền Nam khí hậu mang tính xích đạo nóng ẩm, ranh giới ở 160oBắc (dãy Bạch Mã)
Khí hậu Việt Nam có tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:
- Tính chất nội chí tuyến:
Do Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian Làm cho miền Bắc chỉ có một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực tiểu trong nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt trong năm
Bức xạ mặt trời trung bình trong năm Việt Nam ở mức cao, khoảng 130Kcal/km2/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC
- Tính chất gió mùa:
Gió mùa Đông (còn gọi là gió mùa đông bắc): là khối khí cực lục địa áp cao Sibir thổi về Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, tạo nên đặc trưng thời tiết là lạnh đột ngột và khô
Gió mùa mùa hạ: Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu Khối khí lục địa áp cao yếu dần và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến Từ tháng 5 – 6, lục địa Âu – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió từ Ấn Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có
Trang 9nguồn gốc từ vịnh Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến có tính chất nóng
và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc
Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp Bắc bán cầu hoạt động ổn định và hút gió mạnh tạo điều kiện cho các khối khí Tín Phong Nam bán cầu vượt xích đạo đổi hướng tây nam đến Việt Nam Đây là thời gian xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới Số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam hàng năm dao động từ 10-17 cơn/năm tập trung từ tháng 6-11 hàng năm, trong đó, miền Bắc bão tập trung vào tháng 6-9 và miền Trung và miền Nam từ tháng 9-
do đó đặc trưng của khí hậu Việt Nam vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm
Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến Việt Nam có nhiệt độ cao
và ẩm lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ Bắc đến Nam (Hà Nội 1706mm, Huế- 2867mm, TPHCM 1910mm), nó đã xoá đi tính khô hạn với thảm thực vật bán hoang mạc và sa mạc mà đáng lẽ Việt Nam phải có một số loại gió và hoạt động của chúng
Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo không gian như sau:
- Sự phân hoá Bắc – Nam:
Do Việt Nam trải dài qua nhiều kinh độ, cũng như sự tham gia của gió mùa đông bắc làm cho: Miền Bắc có tổng nhiệt độ là 7500o
C, Miền Nam do gần xích đạo nên có tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn á xích đạo là 9500oC, với ¾ diện tích là đồi núi, quy luật đai cao làm cho nhiệt độ giảm khi lên cao
- Tương quan giữa nhiệt – ẩm:
Do lượng mưa phân bố không đều, nơi đón gió mưa nhiều, nơi khuất gió mưa ít, làm cho cả nước có 5 kiểu tương quan nhiệt ẩm: Khô, Hơi khô, Hơi ẩm,
Ẩm, Ẩm ướt
* Kết luận:
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam chia làm 2 vùng khí hậu cơ bản: khí hậu chí tuyến nóng ẩm ở miền bắc, khí hậu cận xích đạo ở miền nam (danh giới là dãy Bạch Mã)
- Chế độ nhiệt cao: nhiệt độ trung bình năm > 20oC, tổng nhiệt 7500oC ở miền bắc và 9500oC ở miền nam
Trang 10- Lượng mưa trung bình năm cao > 1500mm
Từ những đặc điểm khí hậu nêu trên thì tính chất mùa vụ nuôi hàu Thái Bình Dương cần chú ý:
Mùa vụ nuôi hầu Thái Bình Dương có sự thay đổi giữa miền Bắc và miền Nam do đặc trưng khí hậu 2 vùng khác nhau Miền Nam khí hậu nóng ẩm
có thể thả quanh năm, tránh thả vào mùa mưa và thời gian thu hoạch vào mùa bão gió Miền Bắc nhiệt độ mùa đông giảm do gió mùa nên thời vụ nuôi thả thường tháng 3-5 và tháng 8-10 nhằm tránh thời vụ thu hoạch vào thời gian bão gió
b Đặc điểm sinh học đối tượng nuôi
* Phương thức sống
Khi bắt đầu chuyển sang sống bò lê, nếu gặp được vật bám phù hợp hầu sẽ tiết ra tơ chân để bám và sau đó nó sẽ tiết ra chất keo dính để cố định vỏ trái trên vật bám Giai đoạn này thường kéo dài 1 – 2 ngày Nếu trong thời gian này
mà không gặp được vật bám thì ấu trùng hầu vẫn tiết ra tơ chân và chất keo dính Vì vậy mà sau này hầu sẽ không bám được vào vật bám nữa
* Thức ăn và phương thức bắt mồi
- Thức ăn:
Hầu cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác có quá trình phát triển trải qua giai đoạn biến thái, vì vậy thức ăn của hầu thay đổi
khác nhau tùy thuộc vào phương thức sống của từng giai đoạn:
+ Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi: thức ăn là các loại thực vật phù du kích
thước nhỏ như: monas, platymonas, cryptomonas, chlorella, isochryris…
+ Giai đoạn trưởng thành: thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ
Trang 11+ Thực vật phù du (phytoplankton): Nanochlorpsis, Isochrysis, Melosira,
Coscinodiscus, Rhizosolenia, Thalassiotrix, Chaetoceros, Biddulphia, Dytilum, Nitzschia, Bacillaria, Skeletonema, Navicula, Cyctotella…
Chaetoceros calcitrans Nannochloropsis oculata
Isochrysis galbana
Hình 5.1.1 Một số hình ảnh về các loại tảo đơn bào
+ Động vật phù du (zooplankton): Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại ấu trùng của: Copepoda, Polychacta
Trang 12* Sinh sản
- Giới tính của hầu: có 3 dạng là đực, cái và lưỡng tính Nhưng cơ thể lưỡng tính vào mùa sinh sản rất ít gặp Cơ thể lưỡng tính không tự thụ tinh vì sản phẩm sinh dục không chín cùng một lúc
- Tuổi thành thục của hầu: 1 năm
- Phương thức sinh sản: noãn sinh (thụ tinh ngoài, phôi phát triển ngoài nhờ dinh dưỡng của noãn hoàng)
- Mùa vụ sinh sản: rải rác quanh năm Nhưng có 2 mùa đẻ rộ là vụ 1: tháng
4 – 6 và vụ 2: tháng 8 – 10
* Kết luận:
- Hàu Thái Bình Dương là đối tượng không phần bố tự nhiên tại Việt Nam, nhưng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhập nội tại Việt Nam và có khả năng sinh sản tốt sau khi được nhập nội và thuần hóa tại Việt Nam
- Điều kiện môi trường nuôi ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của hàu Thái Bình Dương: độ mặn từ 5 – 30 ppt, nhiệt độ:
7 – 350C, pH: 7,5 – 8,5
- Hàu Thái Bình Dương sau giai đoạn ấu trùng bò cần giá thể để bám, bắt mồi bằng phương thức lọc bị động và thức ăn chủ yếu là thực vật phù đu và mùn bã hữu cơ
- Mùa vụ sinh sản của hàu Thái Bình Dương với mùa chính là tháng 3-5
- Mùa sinh sản phụ phù hợp với mùa thả giống của hàu Thái Bình Dương
ở miền Bắc và mùa vụ chính hơi muộn so với mùa vụ thả giống ở miền Bắc Các cơ sở sản xuất giống miền Bắc cần chọn hàu bố mẹ thành thục sinh dục sớm để sản xuất giống
- Hàu cần vật bám trong quá trình bắt mồi và bắt mồi một cách thụ động nên mùa vụ thả cần tránh sự phát triển của các đối tượng nhuyễn thể bám tương
tự hàu như hà, săn, sun, phát triển rất mạnh vào mùa mưa ở miền Bắc, Trung
và miền Nam
1.2 Xác định mùa vụ thả giống
Ở miền Bắc, hầu Thái Bình Dương được nuôi thành 02 vụ rõ rệt vào tháng 3-5 và tháng 8-10 hàng năm
Trang 13Ở miền Nam, hầu có thể thả giống quanh năm, tuy nhiên không nên thả giống vào mùa mưa bởi sự phát triển mạnh của các đối tượng cạnh tranh như săn, sun, hà, làm giảm tỉ lệ sống của hàu Thái Bình Dương
2 Lựa chọn con giống
2.1 Lựa chọn con giống theo nguồn gốc
Để chọn được hàu Thái Bình Dương có chất lượng ta nên tìm hiểu nguồn
kỹ về gốc xuất xứ của hàu giống và cách lựa chọn dựa vào các cơ sở như sau:
- Uy tín của cơ sở sản suất: Nên chọn giống hàu ở các cơ sở sản xuất giống
có uy tín trên địa bàn
- Nguồn gốc giống hàu: Nên chọn hàu được sản suất ở gần nơi nuôi vì giống hàu này được nuôi trong môi trường có điều kiện tương đồng với các khu vực nuôi chính như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Nha Trang, Vũng Tàu,
- Tránh dùng giống hàu có nguồn gốc không rõ ràng Những giống này thường cho tỉ lệ sống và sinh trưởng rất biến động
2.2 Lựa chọn con giống theo cảm quan
Lựa chọn hàu thông qua các tiêu chuẩn sau:
- Màu sắc: hàu giống có màu nâu đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc
- Vỏ hàu: Không bị vỡ, các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn, gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ
Hình 5.1.2 Hàu giống đạt kích cỡ 5-7 mm
Trang 14Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị dung cụ bao gồm: gang tay, kính núp, sổ ghi chép, bút,
- Lấy hàu giống lên đánh giá cảm quan
- Đánh giá chất lượng cảm quan con giống, màu sắc, gờ sinh trưởng, 2.3 Lựa chọn con giống theo kích thước
Điểm quan trọng nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3-5mm là có thể nuôi thả Nên chọn vỏ giống phấn bố đều trên hai mặt vỏ là tốt nhất Tránh mua con giống trên cùng vỏ có kích cỡ chênh lệnh nhau quá lớn (2-3mm) Các kích cỡ lớn hơn (5-7, 7-10, 10-15, 15-20, 20-30mm) đều có thể thả tốt, tuy nhiên chi phí mua con giống sẽ cao hơn
Hình 5.1.3 Giống hàu Thái Bình Dương trên giá thể bám
Các bước để đo kích thước hàu giống như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu gồm găng tay
Trang 15a/ Găng tay vải b/ Kính lúp
Hình 5.1.4 Một số dụng cụ cần chuẩn bị
- Nhấc dây hàu giống đặt lên sàn:
Quá trình đặt lên sàn cần hết sức nhẹ nhàng tránh vật bám bị va đập mạnh gây dập vỡ con giống còn nhỏ
Hình 5.1.5 Đặt hàu giống lên sàn
- Tháo dây và lấy vật bám giống
Trang 16Hình 5.1.6 Tháo dây hàu và để vật bám lên sàn
- Đo kích thước giống
Dựa trên bảng phân loại kích thước giống hàu do kích thước hàu lớn, trung bình, nhỏ trên mỗi vật bám và xếp loại theo nhóm kích thước Do từ 30-
50 vật bám để phân loại giống
Hình 5.1.7 Đo kích thước hàu giống
- Đánh giá kết quả giống dựa trên bảng kích thước giống hàu:
Trang 17Bảng 5.1.1 Đánh giá giống hàu nuôi theo kích cỡ
+ Mùa vụ nuôi hàu Thái Bình Dương?
+ Nêu phương pháp lựa chọn giống hàu theo cảm quan và kích cỡ?
2 Bài tập thực hành:
Bài 1 Lựa chọn giống hàu Thái Bình Dương theo cảm quan
Bài 2 Xác định kích cỡ hàu Thái Bình Dương
Trang 18Bài 2: Thả giống hàu Giới thiệu:
Thả giống là khâu kỹ thuật quan trọng nhằm đảm bảo hàu thả trên trên bè
có cơ cấu mật độ hợp lý, buộc dây treo đúng kỹ thuật nhằm nâng cao tỉ lệ sống của hàu Từ đó nâng cao năng suất và sản lượng hàu nuôi trên bè
Mục tiêu:
- Xác định được mật độ thả: Số lượng giống/vật bám và vật bám/dây;
- Làm dây treo hàu và treo dây hàu đúng kỹ thuật;
- Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật
A Nội dung:
1 Xác định mật độ nuôi
Mật độ thả phù hợp tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, từ đó nâng cao năng suất nuôi hàu thương phẩm
Bảng 5.2.1 Số lượng giống hàu trên vật bám theo kích cỡ
Khoảng không chấp nhận
3-5; 5-7 25-40 40-50 và 20-25 > 50 và <20
7-10; 10-15 25-35 35-45 và 15-25 > 45 và <15
15-20 20-30 30-40 và 10-20 > 40 và <10
20-30 15-25 25-35 và 10-15 > 35 và <10
Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị dung cụ đo đếm như sổ, bút, gang tay, kính núp (nếu có), máy tính tay
Trang 19a/ Sổ ghi chép và bút b/ Máy tính tay
Hình 5.2.1 Một số dụng cụ cần chuẩn bị
- Lấy mẫu ngẫu nhiên từ 30-50 vật bám trên các dây treo giống
Hình 5.2.2 Giống sau khi được lấy ngầu nhiên
- Đếm số lượng giống trên từng vật bám: đếm lần lượt theo từng vỏ thao từng mặt cả trong và ngoài
- Tính số lượng giống/vật bám
Trang 20Ví dụ: Giống hàu kích cỡ 3-5 mm, đếm lần lượt số lượng mẫu trong trường hợp 30 con và lập bảng ghi chép như sau:
Trang 21Khoảng chấp nhận Khoảng không chấp nhận
Trang 22Hình 5.2.3: Mật độ giống hàu/vật bám phù hợp
1.2 Xác định số vật bám/dây treo
Số lượng vật bám/dây treo phụ thuộc vào độ đục của nước biển, thông thường hầu sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước có ánh sáng xuyên qua hay nói cách khác là thực vật phù du (tảo phù du) phát triển bình thường Trong môi trường nước biển có độ đục từ 1-1,4m thì vật bám của hầu trên dây treo cuối cùng không sâu hơn 1,4 m và vật bám đầu tiên ngập xuống dưới nước tối thiểu 5 cm Khoảng cách giữa các vật bám dao động từ 15-18 cm
do vậy, số lượng vật bám/dây treo hàu Thái Bình Dương thông thường có từ
6-8 vật bám, có thể 6-8-10 vật bám Nếu độ trọng của nước lớn, cũng không nên treo số lượng vật bám/dây treo quá 10 vì giai đoạn sau khi hàu phát triển ở kích thước lớn, khối lượng hàu trên dây treo quá lớn có thể làm đứt dây treo
Các bước thực hiện xác định số lượng vật bám như sau:
- Chuẩn bị dung cụ trước khi xác định bao gồm đĩa sechii đo độ đục, giấy viết, bút, thước chia cm, thuyền/bè mảng
Trang 23a/ Đĩa Secchi b/ Thuyền
Trang 24- Xác định kích cỡ dây treo hàu
Hình 5.2.6: Dây treo vật bám hoàn thiện
2 Tạo dây treo giống
2.1 Chuẩn bị dụng cụ
Gồm các dụng cụ sau:
- Giá treo dây giống, cao 1,7-2m, có thanh ngang tại vị trí 1,5-1,7m hoặc dây treo dây giống kích cỡ phi 10-12 mm
a/ Giá treo giống b/Dây treo dây giống
Hình 5.2.7: Giá treo giống hàu
Trang 25- Dây cước treo hàu phi 2,0-3,0mm
Hình 5.2.8: Dây cươc treo giống hàu
- Dao, kéo cắt dây
Hình 5.2.9: Kéo cắt đây treo giống hàu
- Dây hàu giống đạt kích cỡ thả
Trang 26Hình 5.2.10: Hàu giống được ương trước khi nuôi thương phẩm
2.2 Tạo dây treo giống
Nhằm tạo dây treo giống hàu đảm bảo kỹ thuật nuôi
Tạo dây treo giống qua 03 cách sau:
- Cách làm thứ 1:
+ Cắt dây cước treo hàu thành các đoạn bằng nhau 2-2,2m
Hình 5.2.11: Tạo dây treo giống hàu
Trang 27+ Buộc dây treo hàu nên giá hoặc dây treo giống:
Hình 5.2.12: Buộc dây lên giá treo + Xâu chuỗi vật bám vào dây treo giống Số lượng vật bám thông thường
từ 6-8, có thể 8-10 vật bám
Hình 5.2.13: Xâu vật bám vào dây treo giống + Cố định vật bám đáy bằng cách buộc chặt vật bám cuối cùng trong chuỗi vật bám trên dây
Trang 28Hình 5.2.14: Cố định vật bám đáy + Cố định vật bám tiếp theo bằng cách lấy 01 tay giữ vật bám kế tiếp ở khoảng cách dây 18-20cm, tay kia cầm vật bám cuối cùng vòng lên trên và buộc thắt nút vật bám kế tiếp tại
Hình 5.2.15: Cố định các vật bám tiếp theo + Làm trương tự như trên cho đến vật bám trên cùng ta sẽ được 01 dây treo giống hàu
Trang 29Hình 5.2.16: Dây treo giống hoàn thiện Lưu ý khoảng cách từ vật bám trêm cùng đến đầu trên của dây phải đảm
độ dài tối thiểu 0.8-1.0m để treo dây lên giàn, bè
- Cách làm thứ 2:
+ Cắt dây cước treo hàu thành các đoạn bằng nhau 2-2,2m
+ Buộc dây treo hàu lên giá/dây treo
+ Đưa vật bám thứ nhất vào và buộc cố định vật bám
Trang 30Hình 5.2.17: Cố định vật bám thứ nhất + Làm tương tự với các vật bám tiếp theo
Hình 5.2.18: Cố định các vật bám tiếp theo + Cố định vật bám cuối cùng bằng 02 nút buộc
Trang 31Hình 5.2.19: Cố định vật bám cuối cùng
- Cách làm thứ 3:
+ Cắt dây cước treo hàu thành các đoạn bằng nhau 2-2,2m
+ Xác định khoảng cách dây đầu cố định và dùng 01 chân kẹp 1 đầu dây treo giống xuống sàn,
+ Đưa vật bám vào dây và buộc cố định vật bám
+ Làm tương tự với các vật bám khác
Hình 5.2.20: Cố định các vật bám tiếp theo
Trang 32+ Cố định vật bám cuối cùng
Hình 5.2.21: Cố định vật bám cuối cùng + Hoàn thiện dây treo vật bám
Hình 5.2.22: Dây treo đã hoàn thiện
Trang 333 Buộc dây thả giống
3.1 Xác định khoảng cách buộc dây
Khoảng cách dây buộc ảnh hưởng đến mật độ hầu treo Thông thường khoảng cách giữa các dây buộc phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cây làm giá treo hàu nuôi Khoảng cách cây làm giá treo phù hợp thường là 40-45 cm
và khoảng cách giữa các dây treo dao động từ 25-30 cm
3.2 Buộc dây thả giống
Thả nhẹ nhàng dây treo giống tại vị trí cần treo đến khi vật bám trên cùng ngập nước 5-7 cm thì tiến hành buộc cố định dây treo giống Khi treo giống nên dùng các miếng gỗ kích cỡ 1,5m x 20 cm x 1 cm đặt ngang qua các cây làm giá treo để thao tác buộc dây thuận tiện hơn và tránh gãy cây làm giá treo hàu
Các bước thả giống thực hiện như sau;
- Chuẩn bị dung cụ thả giống như gang tay, dây treo giống, dao kéo, miếng gỗ đặt ngang, tấm phên để hàu
- Rải dây treo hàu lên tấm phên dài
Hình 5.2.23: Rải dây treo giống trên phên
- Thả dây treo hàu xuống nước tại vị trí buộc
Trang 34Hình 5.2.24: Thả dây treo giống hàu
- Buộc dây treo hàu theo dạng thắt nút
Hình 5.2.25: Buộc dây treo giống hàu
- Cố định dây treo hàu vào vị trí buộc
Trang 35B Câu hỏi và bài tập thực hành:
1 Câu hỏi:
- Nêu phương pháp xác định mật độ giống/vật bám?
- Nêu phương pháp xác định số lượng vật bám/dây treo?
2 Bài tập thực hành:
- Bài 1 Tạo dây treo giống
- Bài 2 Buộc dây thả giống
C Ghi nhớ:
- Xác định chính xác mật độ thả giống hàu theo kích cỡ giống
Trang 36Bài 3: Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi Giới thiệu:
Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi là khâu kỹ thuật quan trong nhất trong nuôi hàu Thái Bình Dương Thành bại trong nuôi thương phẩm hàu phụ thuộc vào mức độ thực hiện tốt khâu kỹ thuật này Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi bao gồm các khâu kỹ thuật riêng lẻ như kiểm tra môi trường bè nuôi, vệ sinh bè
và dây hàu, kiểm tra sinh trưởng, tỉ lệ sống và căng lưới đáy
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường;
- Trình bày được phương pháp vệ sinh giàn hàu, dây hàu, gỡ rối dây hàu;
- Căng lưới đáy thu được hàu rơi;
- Trình bày được phương pháp kiểm tra tăng trưởng và tỉ lệ sống;
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi
A Nội dung:
1 Kiểm tra các yếu tố môi trường
Môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của hàu Thái Bình Dường Môi trường nước tốt, hàu sinh trưởng, phát triển nhanh, cho
tỉ lệ sống và sản lượng cao Môi trường nuôi phù hợp thể hiện ở bảng 5.3.1
1.1.1 Lấy mẫu nước
- Mẫu nước để kiểm tra dùng để đo độ mặn được lấy tại vị trí bè nuôi hàu Mẫu nước có thể được lấy chung để đo độ mặn và pH
1.1.2 Đo độ mặn của mẫu nước
Đo bằng tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh phần dưới có đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ
Trang 37Hình 5.3.1: Tỷ trọng kế Cách đo như sau:
- Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo
Hình 5.3.2: Cho đầy nước vào ống nhựa
- Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa
Trang 38Hình 5.3.3: Cho tỉ trọng kế vào ống nhựa
- Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa
Hình 5.3.4: Cho tỉ trọng kế đứng yên
- Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước Số này là độ mặn của nước trong ao
Trang 39Hình 5.3.5: Đọc kết quả
Đo bằng khúc xạ kế
Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính:
- Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được
- Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa
- Rãnh hiệu chỉnh
- Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được
- Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới
Hình 5.3.6: Khúc xạ kế
Trang 40
Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thư ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước
Hình 5.3.7: Kết quả đo là ranh giới giữa nền xanh và nền trắng
Cách đo độ mặn như sau:
- Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước
Hình 5.3.8: Nhỏ nước mẫu vào gương khúc xạ kế