1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lí luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

94 935 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Lí thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và thực trạng rủi ro tín dụng

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và thực trạng rủi ro tín dụng ở Việt Nam 3

1.1 Tổng quan về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 3

1.1.1 Khái niệm về rủi ro 3

1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng 4

1.1.2.1 Rủi ro tín dụng 5

1.1.2.2 Rủi ro lãi suất 5

1.1.2.3 Rủi ro tỷ giá 6

1.1.2.4 Rủi ro thanh toán 7

1.1.2.5 Rủi ro trong dịch vụ bảo quản và quản lý chứng từ có giá 9

1.1.2.6 Rủi ro khác 11

1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 11

1.2.2 Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng 14

1.2.2.1 Nợ có vấn đề 14

1.2.2.2 Nợ quá hạn 15

1.2.2.3 Nợ khó đòi 16

1.2.2.4 Lãi treo 17

1.2.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng 18

1.2.2.6 Một số dấu hiệu khác 18

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 19

1.2.3.1 Những nguyên nhân bất khả kháng 19

1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay 19

Trang 2

1.2.3.3 Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng 20

1.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 21

1.3.1 Các loại rủi ro tín dụng 21

1.3.2 Tình hình rủi ro tín dụng ở các NH thương mại Việt Nam 23

Chương 2: Lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 25

2.1 Tổng quan về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 25

2.1.1 Khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp 25

2.1.2 Sự cần thiết của công tác đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 28

2.1.3 Vai trò của xếp hạng doanh nghiệp 30

2.2 Thực trạng xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt Nam 32

2.2.1 Kinh nghiệm của Thế giới 32

2.2.1.1 Các mô hình phát hiện 33

2.2.1.2 Mô hình thống kê 34

2.1.2 Thực trạng tại Việt Nam 40

Chương 3: Sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng doanh nghiệp 51

3.1 Mô hình Logistic và ứng dụng trong xếp hạng doanh nghiệp 51

3.1.1 Mô hình Logistic 51

3.1.2 Ứng dụng mô hình Logistic vào xếp hạng doanh nghiệp 52

3.2 Phương pháp tính xác su ất nợ khó đòi cho các doanh nghiệp Việt Nam 54

3.2.1 Các bước tiến hành xếp hạng tín dụng 54

3.2.1.1 Các chỉ tiêu tài chính 55

3.2.1.2 Các chỉ tiêu phi tài chính 58

Trang 3

3.2.2 Mô hình xác suất có nợ khó đòi 58

3.2.1.1 Mô hình xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Nông, lâm, ngư nghiệp 59

3.2.1.2 Mô hình xác suất xảy ra nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng 66

3.2.1.3 Mô hình xảy ra xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp 71

3.2.1.4 Mô hình xảy ra xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Thương mại, dịch vụ 75

3.2.3 Mô hình tự hồi quy – AR(2) 79

3.3 Ứng dụng mô hình vào một số doanh nghiệp Việt Nam 79

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Đồ thị 1.1: Phân phối xác suất của lợi tức đầu tư 12

Đồ thị 1.2: Phân bổ xác suất rủi ro đối với một danh mục đầu tư 13

Bảng 2.1: Bảng ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn 26

Bảng 2.2: Cơ cấu chấm điểm của các công ty xếp hạng tín nhiệm 38

Bảng 2.3: Phần mềm chấm điểm FICO 39

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu điểm của toàn dân Mỹ 39

Bảng 2.5: Tỷ lệ vỡ nợ của các ngành kinh tế Đức những năm 1980 40

Bảng 2.6: Bảng xếp loại tín dụng tại CIC 47

Bảng 2.7: Kết quả xếp hạng doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo ngành kinh tế 48

Bảng 2.8: Xếp hạng doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo loại hình doanh nghiệp 49

Bảng 3.1: Các bước xếp hạng tín dụng 55

Bảng 3.2: Mô hình Logitstic đầy đủ biến số cho các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp 60

Bảng 3.3: Mô hình Logistic chuẩn đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp 62

Bảng 3.4: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm 65

Đồ thị 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi 65

Bảng 3.5: Mô hình tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp xây dựng với đầy đủ các biến số 66

Bảng 3.6: Mô hình Logistic chuẩn đối với ngành xây dựng 68

Bảng 3.7: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp xây dựng .69

Trang 5

Đồ thị 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng có cùng xác suất nợ khó đòi 70

Bảng 3.8: Mô hình tính xác suất nợ khó đòi đối với doanh nghiệp công nghiệp với đầy đủ các biến số 71

Bảng 3.9: Mô hình chuẩn tính xác suất nợ khó đòi đối với doanh nghiệp công nghiệp 73

Bảng 3.10: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp qua các năm 74

Đồ thị 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi của ngành công nghiệp 74

Bảng 3.11: Mô hình với đầy đủ biến số đối với Ngành Thương mại, dịch vụ .75

Bảng 3.12: Mô hình chuẩn đối với ngành Thương mại, dịch vụ 76

Bảng 3.13: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 77

Đồ thị 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi của ngành thương mại, dịch vụ 78

Đồ thị 3.5: So sánh tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi giữa các ngành kinh tế năm 2003 78

Bảng 3.14: Mô tả xếp loại dựa vào xác suất nợ khó đòi 79

Bảng 3.15: Các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp 80

Bảng 3.16: Bảng tính xác suất có nợ khó đòi 81

Bảng 3.17: Bảng thông tin phi tài chính của DN HA 82

Bảng 3.18: Bảng thông tin phi tài chính của DN MP 82

Bảng 3.19: Bảng thông tin phi tài chính của DN XNK 82

Bảng 3.20: Thông tin phi tài chính của SĐ 83

Bảng 3.21: Bảng xếp hạng một số doanh nghiệp 83

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIC : Trung tâm Thông tin tín dụng

NHTM : Ngân hàng thương mại

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

rong điều kiện hội nhập kinh tế và Việt Nam đã là thành viên của

tổ chức thương mại Thế giới (WTO), vì vậy nền kinh tế Việt Namphải thực sự đối mặt với những thách thức hết sức to lớn Nguyên nhâncủa những thách thức đó là nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém về nhiềumặt: công nghệ còn lạc hậu, trình độ còn chưa phát triển…Đặc biệt đốivới ngành Ngân hàng, xu hướng tự do hoá và toàn cầu hoá kinh tế khiếnhoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng của Việt Nam càng trở nênphức tạp, dẫn tới nhiều rủi ro hoạt động Vì vậy quá trình cải cách tàichính - ngân hàng là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trongcông cuộc đổi mới ở Việt Nam

Trong hoạt động tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng là khâu đầu tiên,

là điều kiện tiên quyết trước khi cho vay Vì vậy Ngân hàng nhà nước

đã ban hành quyết định số 68/1999/QĐ – NHNN9 ngày 27/02/1999 củaThống đốc ngân hàng Nhà nước thành lập Trung tâm Thông tin tíndụng Ngân hàng Nhà nước (Credit information center – viết tắt CIC)

Trang 8

CIC có chức năng thu thập và cung cấp, dịch vụ Thông tin tín dụng choNgân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức và cá nhân khácnhằm góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, phục vụ công tácquản lý của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng

và phát triển kinh tế xã hội Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có ýnghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, bởi vì thôngqua xếp hạng doanh nghiệp các Ngân hàng có thể xác định mức lãi suấtcho vay đối với từng doanh nghiệp, tạo điều kiện ổn định nền kinh tế

Vì vậy em đã chọn đề tài “Sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng tín dụng ” Đề tài của em gồm 3

phần:

Chương 1: Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và thựctrạng rủi ro tín dụng ở Việt Nam

Chương 2: Lý luận về xếp hạng doanh nghiệp

Chương 3: Sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi vàứng dụng trong xếp hạng doanh nghiệp

Trong thời gian học tập ở trường kết hợp với thời gian thực tập ởTrung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước, được sự giúp đỡtận tình của các thầy cô và của trung tâm nói chung, Phòng Phân tíchnói riêng em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình

của thầy giáo PGS TS NGUYỄN QUANG DONG – khoa Toán Kinh

tế; cảm ơn cán bộ nhân viên trong CIC nói chung, cùng các anh chịphòng Phân tích đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

Chương 1: Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và thực trạng rủi ro tín dụng ở Việt Nam

1.1 Tổng quan về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến Vì vậy trong bất

kỳ lĩnh vực nào của đời sống đều có thể xảy ra rủi ro Đối với cuộc sốngđời thường rủi ro có thể là những điều hết sức đơn giản chẳng hạn như

bị mất cắp ; đối với các Ngân hàng thương mại luôn luôn phải đối mặtvới các loại rủi ro, đó có thể là rủi ro do khách hàng không trả nợ đúnghạn, cũng có thể là rủi ro do Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầurút tiền của người gửi tiền……

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoáđặc biệt – hàng hoá tiền tệ, tiềm ẩn nhiều rủi ro Đa phần trong đó là cáckhoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu Nguồn tiền của các ngân hàngthương mại đang có thay đổi mạnh mẽ do sự gia tăng cạnh tranh trong

hệ thống ngân hàng, giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính dướiảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá Cácnguồn tiền của cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng di chuyển hơn, nhạycảm với lãi suất hơn Điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việctìm kiếm nguồn tiền song lại làm tăng tính kém ổn định của cả hệthống Mặt khác tài sản của các ngân hàng chủ yếu là các động sản tàichính (các khoản cho vay, chứng khoán) với tính rủi ro thị trường, rủi rotín dụng rất cao Công nghệ của Ngân hàng ngày càng phát triển chophép các Ngân hàng có thể chuyển nguồn tiền đầu tư của mình tớinhững vùng xa trụ sở Điều này vừa làm giảm bớt rủi ro của Ngân hàng

do đa dạng hoá khách hàng nhưng đồng thời cũng làm tăng tính rủi ro

Trang 10

do những biến động lớn trên thị trường Thế giới, khu vực và do Ngânhàng không kiểm soát tốt được các khoản vay…Điều này không chỉ xảy

ra ở thị trường Việt Nam mà còn diễn ra ở trên thị trường Thế giới.Chẳng hạn cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại Châu Á năm 1997 đãlàm cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tài chính của các nước trong khu vực

bị phá sản Nhiều Ngân hàng nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonexia,Philippin đã phải sáp nhập hoặc bị các Ngân hàng lớn mua lại, nhiềucông ty tài chính, môi giới chứng khoán đã bị phá sản Ở Việt Nam, vàonhững năm 1989-1990 cũng đã xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi rúttiền gửi tại các quỹ tín dụng, gây ra sự đổ vỡ của hàng loạt quỹ tíndụng Đây là lần đổ vỡ đầu tiên có tính dây chuyền của các TCTD ViệtNam khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang

cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đổ vỡ đã gây tổn thấtlớn cho các quỹ tín dụng và hệ thống Ngân hàng, người gửi tiền và nềnkinh tế nói chung, đặc biệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin củangười gửi tiền, mà phải mất một thời gian dài chúng ta mới lấy lại được.Cũng vào năm 1997, nhiều Ngân hàng thương mại Việt Nam do mởrộng cho vay tràn lan đã rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi.Trong thời gian gần đây, không ít lần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

đã phải can thiệp để cứu vãn tình thế và khôi phục hoạt động cho một

số Ngân hàng thương mại cổ phần, vì những lý do khác nhau, có thểlâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán Tóm lại tất cả các loại rủi

ro của ngân hàng đều có bản chất chung đó là khả nảng xảy ra tổn thấtcho ngân hàng

1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng

Dựa vào những tiêu thức khác nhau thì rủi ro của Ngân hàngđược chia thành những loại khác nhau Nếu phân chia theo nguyên nhâncác nhân tố tác động thì rủi ro Ngân hàng bao gồm: rủi ro do người vay

Trang 11

không trả được nợ cho Ngân hàng, rủi ro do lãi suất thay đổi, rủi ro do

tỷ giá thay đổi, rủi ro do các nguyên nhân khác như mất trộm, cháy nổ,giấy tờ giả…Tuy nhiên trong phạm vi hoạt động của các Ngân hàngthương mại Việt Nam có thể tổng hợp thành một số loại rủi ro cơ bảnnhư sau:

1.1.2.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàngphải gánh chịu do khách hàng không trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoảnvay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn

Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, Ngân hàng không dựkiến khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay

đó luôn hàm chứa rủi ro Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lýtoàn bộ Ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụngluôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung Do vậy,khi tổn thất dưới mức tổn thất dự kiến, Ngân hàng coi đó là một thànhcông trong quản lý

1.1.2.2 Rủi ro lãi suất

Khi huy động vốn của doanh nghiệp hoặc dân cư, Ngân hàng sẽphải trả lãi Còn khi tài trợ, Ngân hàng sẽ thu lãi Lãi suất của các khoảncho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làmgia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ngược lại cũng có thể gây tổn thấtcho Ngân hàng Như vậy rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm dochênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến.Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau như rủi ro xác địnhlại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãisuất, và rủi ro quyền chọn đi kèm

Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất có thể gồm:

Trang 12

- Do sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, và chế

độ lãi suất cố định

- Do sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến

Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro thị trường quan trọng, đặc biệttrong điều kiện lãi suất thay đổi như hiện nay Vì vậy, việc thực hiệncác biện pháp để hạn chế rủi ro lãi suất cũng là một nội dung quan trọngtrong quản lý rủi ro của Ngân hàng thương mại

Các giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất:

- Phải duy trì cân đối các khoản vay nhạy cảm với lãi suất bêntài sản nợ và tài sản có

- Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt với nhữngkhoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương xứng,hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi

- Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoạibảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳhạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiệnhợp đồng tương lai do không cân xứng tài sản nợ và tài sản có;thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất

1.1.2.3 Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàngphải gánh chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính.Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động Sự thay đổi nàycùng với trạng thái hối đoái của Ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dưhoặc thâm hụt tạm thời Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dựkiến dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng

Những nhân tố tác động đến rủi ro tỷ giá:

- Lãi suất

- Các chính sách của chính phủ

Trang 13

- Sự đầu cơ trên thị trường.

- Tính nhạy cảm của thị trường

- Lạm phát

- Sự ổn định về chính trị

- Loại tiền kinh doanh: một số đồng tiền có sự biến động về tỷgiá rất lớn trong khi đó một số đồng tiền lại có sự biến động íthơn

Để hạn chế rủi ro tỷ giá người ta có thể có một số giải pháp sau:

- Sử dụng một số công cụ - các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

để quản lí rủi ro Việc phòng ngừa rủi ro có thể dùng các nghiệp

vụ sẵn có trên thị trường Việc phòng ngừa rủi ro của giao dịch kỳhạn bằng một giao dịch Swap, dùng giao dịch quyền chọn để hạnchế rủi ro

- Việc nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó quá nhiều là mạo hiểm

vì khiến Ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tỷ giá phát sinh Vì vậyNgân hàng nên thực hiện đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinhdoanh tránh phụ thuộc quá nhiều vào Đôla Mỹ, phân tán rủi ro,thích nghi được với những biến động bất thường về tỷ giá

1.1.2.4 Rủi ro thanh toán

Rủi ro thanh toán là những tác động do sự biến động của Tài sản

Nợ và Tài sản Có trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, làm choNgân hàng không có đủ tiền để thực hiện các cam kết với khách hànghay nói cách khác Ngân hàng không có khả năng thanh toán các giaodịch của khách hàng theo các cam kết (thiếu hoặc mất khả năng thanhtoán)

Rủi ro thanh khoản có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

- Do Ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư, cho vay nhưng chưa thuhồi được vì chưa đến kỳ hạn khách hàng trả nợ, nhưng Ngân hàng

Trang 14

phải thanh toán các khoản nợ đến hạn (do sự biến động của tàisản Nợ và Tài sản Có trong quá trình hoạt động).

- Do có nhiều khoản vay kém chất lượng nên Ngân hàng khôngthu được nợ làm cho Ngân hàng không có đủ tiền để thực hiệncác cam kết với khách hàng hay nói cách khác Ngân hàng không

có khả năng thanh toán các giao dịch của khách hàng theo cáccam kết (thiếu hoặc mất khả năng thanh toán)

- Do những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ởNgân hàng ngay lập tức Hoặc có dòng tiền lớn rút ra đột ngột doyếu tố mất ổn định vĩ mô, do thông tin bất lợi cho Ngân hàng.Thiếu khả năng thanh toán là thiếu tiền theo dự kiến, điều này đòihỏi Ngân hàng phải bù đắp lượng tiền thiếu với chi phí cao hơn bìnhthường dẫn đến làm giảm lợi nhuận Khi lợi nhuận giảm qua số cânbằng thu chi làm cho NH bị lỗ trong kinh doanh Nếu số lỗ này khôngđược bù đắp và ngày càng tăng lên do việc huy động vốn đảm bảo khảnăng thanh toán sẽ dẫn đến việc NH bị phá sản Ngược lại khi Ngânhàng thừa khả năng thanh toán (tức là duy trì số tiền không sinh lờihoặc sinh lời thấp quá lớn để đảm bảo khả năng thanh toán) cũng sẽ dẫnđến thu nhập thấp, giảm khả năng sinh lời của Ngân hàng

Trường hợp mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến việc NH bịphá sản vì mọi khách hàng là chủ nợ của NH sẽ cùng rút tiền ồ ạt (kể cảnhững khoản nợ chưa đến hạn) trong khi những khách nợ của NHkhông thanh toán vì các khoản nợ chưa đến hạn mà NH không thể huyđộng được tiền, kể cả với chi phí cao hơn mức bình thường

Khi bị phá sản do mất khả năng thanh toán, hậu quả không phảichỉ xảy ra đối với chính Ngân hàng đó mà nó thường kéo theo sự rúttiền ồ ạt của khách hàng tại các Ngân hàng khác Trường hợp xảy ra đốivới NHTM cổ phần Á Châu cuối năm 2003 là một minh chứng cho việc

Trang 15

đó Khi khách hàng rút tiền tại NHTM cổ phần Á Châu, nhiều NH kháctrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã phải xây dựng kế hoạch ứngphó trong trường hợp sự rút tiền ồ ạt của khách hàng lan truyền Vì vậycác Ngân hàng phải tính toán nhu cầu khả năng thanh toán, đó là việctính toán nhu cầu phải chi và có thể phải chi của Ngân hàng.

1.1.2.5 Rủi ro trong dịch vụ bảo quản và quản lý chứng từ có giá

Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, việc các Ngânhàng thương mại đa dạng hoá hoạt động của mình được coi là nhữngthay đổi tất yếu Một trong những hoạt động đó là bảo quản và quản lýchứng từ có giá, một công việc được xem là có nhiều rủi ro Vậy rủi rotrong quản lý và bảo quản chứng từ có giá là gì? Đó là khả năng xảy ranhững tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu trong việc quản lý và kinhdoanh các loại chứng từ có giá Các loại rủi ro mà Ngân hàng phải chịukhi kinh doanh chứng khoán rất cao; những rủi ro đó bao gồm:

- Rủi ro thị trường: các giấy tờ có giá do các Ngân hàng thươngmại nắm giữ luôn có khả năng thay đổi giá trị do các tác động từ thịtrường, hay từ chính bản thân Ngân hàng thương mại, hoặc từ Chínhphủ…Vì vậy các Ngân hàng thương mại sẽ bị giảm giá trị tài sản nếunhư dự đoán không đúng về tình hình thị trường, gây ra những thiệt hạinhất định đối với Ngân hàng

- Rủi ro do người phát hành giấy tờ có giá không thể thanh toánđược: mọi giấy tờ có giá mà một Ngân hàng thương mại nắm giữ đềutiềm ẩn rủi ro này (ngoại trừ trái phiếu Chính phủ) Các Ngân hàngthương mại có thể chọn loại hình giấy tờ có giá để đầu tư cho phù hợpvới mục đích chính của mình, nhưng luôn phải đánh giá đúng mức rủi

ro của chứng khoán đó Việc người phát hành không thể thanh toánđược luôn gây ra những thiệt hại đáng kể đối với các Ngân hàng; nó

Trang 16

gián tiếp gây ra những thiệt hại đối với toàn bộ hệ thống kinh tế quốcgia Chính vì thế mà các quốc gia đều đặt ra những quy định chỉ chophép Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh số chứng khoán đãđược xếp hạng ở một mức nào đó Hiện nay ở Việt Nam các ngân hàngthương mại không được phép kinh doanh các loại hàng hoá là cácchứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nếu kinhdoanh về chứng khoán thì các ngân hàng phải xin phép thành lập cáccông ty chuyên kinh doanh về chứng khoán, và công ty này phải cónguồn vốn riêng (có thể là nguồn vốn ban đầu do ngân hàng cung cấp)nghĩa là trong quá trình hoạt động phải có sự rõ ràng giữa vốn của ngânhàng và của công ty nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với cácngân hàng khi thị trường chứng khoán không ổn định từ đó có thể tạo

sự ổn định cho nền kinh tế

- Rủi ro nhân sự: hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá của Ngânhàng thương mại rất đa dạng Nó đòi hỏi sự độc lập của các cá nhân,nhân viên Ngân hàng Chính vì thế mà những rủi ro phát sinh bởi chínhcác nhân viên của Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt làtrong hoạt động môi giới đầu tư cho khách hàng

- Rủi ro do yêu cầu thanh khoản: các Ngân hàng luôn phải đápứng một nhu cầu thanh khoản nhất định và việc đầu tư vào giấy tờ cógiá có thể làm giảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng, làm tăng rủi

ro do yêu cầu thanh khoản

- Rủi ro khác: các rủi ro khác mà một Ngân hàng phải đối mặttrong quản lý và kinh doanh giấy tờ có giá bao gồm những rủi ro nhưcháy, mất mát, cướp…Và còn nhiều rủi ro tới từ các hoạt động khác củaNgân hàng, chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau

Trang 17

- Rủi ro phạm tội: xảy ra khi những người chủ Ngân hàng, nhânviên hay các khách hàng có hành vi phạm pháp như thực hiện các hànhđộng lừa đảo, biển thủ, trộm cắp, hay các hành động bất hợp pháp kháclàm Ngân hàng thua lỗ.

- Rủi ro do các tình huống bất ngờ: đó là các tình huống mangtính chất bất ngờ như động đất, núi lửa, hoả hoạn…

1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Như đã trình bày ở phần trên: rủi ro tín dụng là khả năng xảy ranhững tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng không trảđầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc vàlãi không đúng hạn

Như vậy rủi ro tín dụng chịu tác động của hai yếu tố: chu kỳ kinhdoanh và các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp vay Rủi ro tín dụngthường giảm trong thời kỳ bùng nổ kinh tế vì các khoản thu nhập caogiữ cho tỷ lệ vỡ nợ chung thấp Rủi ro tín dụng tăng lên trong thời kỳsuy thoái kinh tế vì thu nhập của các công ty giảm sút khiến họ khó trảcác khoản nợ Nhưng rủi ro tín dụng liên quan đến một doanh nghiệp cụthể không liên quan đến chu kỳ kinh doanh, chúng thường xuất hiện từcác sự kiện liên quan đến một doanh nghiệp hay một ngành kinh tế

Trang 18

Rủi ro tín dụng là kết quả của việc Ngân hàng cấp tín dụng chokhách hàng và Ngân hàng nhận được các giấy nhận nợ do con nợ pháthành với sự cam kết là sẽ thanh toán cả gốc và lãi đúng hạn cho Ngânhàng Do đó tại thời điểm cấp tín dụng và chấp nhận giấy nhận nợ nghĩa

là Ngân hàng đã thừa nhận khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn củakhách hàng mình với một xác suất cao, còn xác suất mất khả năng thanhtoán của khách hàng là thấp hơn nhiều Trái phiếu coupon có thu nhập

cố định và giấy nhận nợ tín dụng đối với Ngân hàng là hai ví dụ điểnhình về giấy nhận nợ do công ty phát hành Trong cả hai trường hợp,Ngân hàng đều đầu tư vào các giấy nhận nợ nhằm nhận được trái tức từtrái phiếu và lãi suất từ khoản tín dụng nếu người vay tiền không bị phásản Trường hợp người vay tiền phá sản, Ngân hàng thường không thuđược lợi tức cũng như lãi suất và có thể bị mất toàn bộ hoặc một phầnvốn gốc là phụ thuộc vào khả năng Ngân hàng tiếp cận đối với tài sảncủa con nợ trong khi giải quyết phá sản hoặc giải thể

Sau đây là phân phối xác suất lợi tức đầu tư Ngân hàng vào tráiphiếu và các khoản cho vay tín dụng

Đồ thị 1.1: Phân phối xác suất của lợi tức đầu tư

Trang 19

Chúng ta thấy rằng đỉnh của đồ thị biểu diễn xác suất hoàn trảđầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay là tương đối cao (tuy nhiên luôn nhỏhơn 1) Đặc điểm luân chuyển vốn của các công ty có thể là nguyênnhân gây nên rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau Tỷ lệ khôngthanh toán được một phần hay toàn bộ tiền lãi là khoảng cách từ điểm

“gốc” đến điểm “gốc và lãi”; và tỷ lệ không thanh toán được một phầnhay toàn bộ tiền gốc là từ điểm “0” đến điểm “gốc” Đồ thị 1.1 cũng chỉ

ra rằng xác suất mà ngân hàng thu được cả gốc và lãi là cao hơn nhiều

so với trường hợp không thu được cả gốc và lãi, điều này nói lên rằngbổn phận của Ngân hàng là phải đánh giá được mức độ rủi ro dự tínhcủa các khoản đầu tư và đặt yêu cầu cho phần thu nhập phụ trội so vớirủi ro tương xứng với mức độ rủi ro của các chứng khoán mà Ngânhàng nắm giữ

Đồ thị 1.2: Phân bổ xác suất rủi ro đối với một danh mục đầu tư

Sự phân bổ lợi tức đối với rủi ro tín dụng đặt ra cho Ngân hàng làphải giám sát và thu thập được những thông tin về công ty mà Ngânhàng đã đầu tư Nghĩa là chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cùng vớiviệc quản trị công ty hiệu quả có ảnh hưởng đến đường cong phân bổ

P=1

Xác suất (p)

Trang 20

xác suất trong việc thu hồi tín dụng Ngoài ra, sự phân bổ rủi ro tíndụng trên Đồ thị 1.1 là trường hợp chỉ đầu tư vào một loại tài sản và đomức độ rủi ro của nó Một trong những lợi thế của Ngân hàng so vớinhững nhà đầu tư riêng lẻ là khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư củaNgân hàng là rất lớn, và thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tưthì rủi ro tín dụng giảm đáng kể Trong phạm vi Đồ thị 1.1 nếu thôngqua đa dạng hoá đầu tư thì rủi ro tín dụng sẽ được làm dịu đi Trongtrường hợp, một Ngân hàng thực hiện tốt việc đa dạng hoá danh mụcđầu tư của mình, thì hình dáng đồ thị phân bổ xác suất thu hồi gốc và lãinhư được chỉ ra ở Đồ thị 1.2.

Ngân hàng thu được lượng tiền cực đại khi mà toàn bộ các khoảntín dụng và trái phiếu được đầu tư thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi Trongthực tế, một số khoản tín dụng và trái phiếu không thể thu hồi đủ, thuđúng được một phần hay toàn bộ số lãi và gốc Vì vậy, mức độ thu hồitrung bình của các danh mục đầu tư có thể nhỏ hơn so với trường hợpthu được đầy đủ cả gốc và lãi Kết quả của việc đa dạng hoá đầu tư làviệc hạn chế được xác suất xảy ra các hậu quả xấu trong danh mục đầu

tư Một danh mục đầu tư được đa dạng hóa đã rút ngắn được phạm virủi ro tín dụng Trong thực tế, đa dạng hoá danh mục đầu tư chỉ có thểgiảm được rủi ro tín dụng đặc thù riêng của các ngành kinh tế, tuy nhiênrủi ro có tính chất hệ thống, chung cho cả nền kinh tế có ảnh hưởng đếntất cả các ngành kinh tế thì không thể loại trừ được

1.2.2 Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng

1.2.2.1 Nợ có vấn đề

Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, các Ngân hàng thương mại đềumong muốn rằng khoản cho vay đó sẽ được hoàn trả đầy đủ, đúng thờihạn như đã thoả thuận Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động củamình, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng phải thường

Trang 21

xuyên giám sát khoản tín dụng đã cấp đó, để xem khách hàng có sửdụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận không? Và mức độ hiệu quả sửdụng vốn vay của khách hàng như thế nào?

Do đó có thể nói rằng, hoạt động giám sát có vai trò hết sức quantrọng: nó hướng vào những dấu hiệu báo trước các vấn đề kinh doanhnảy sinh, cũng như những biện pháp khắc phục, giúp Ngân hàng nhậnbiết và phát hiện được các khoản nợ xấu có vấn đề, để có hành động vàbiện pháp cần thiết, kịp thời để ngăn ngừa hoặc xử lý

Nợ có vấn đề là những khoản vay, trong đó thoả thuận hoàn trảcủa khách hàng có khả năng đổ vỡ, dù hiện tại những khoản vay đóchưa đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi

Muốn tránh được thiệt hại và tổn thất, thì cán bộ tín dụng cầnsớm phát hiện ra những khoản nợ có vấn đề, để kịp thời ngăn ngừa hoặc

xử lý Nếu không có thể sẽ không giải quyết được vấn đề trước khi tìnhhình trở nên xấu hơn Trong thực tế có nhiều dấu hiệu biểu hiện khoảnvay sẽ gặp khó khăn Một số trường hợp cho thấy khó khăn xuất hiệnngay khi bắt đầu cho vay, một số khác có thể xuất hiện chậm hơn, vàmột số đột ngột phát sinh mà không hề có dấu hiệu báo trước Như vậy

có nghĩa là không có một mô hình nhất định nào về các biến cố thườngxuyên xảy ra để có thể kết luận rằng một khoản cho vay sẽ khó hoàn trả.Tuy nhiên, ta có thể dựa vào một số nhóm dấu hiệu để cảnh báo rủi rotín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

1.2.2.2 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thểthu hồi được đúng hạn, do những nguyên nhân khác nhau gây ra Nợquá hạn sẽ làm tăng các khoản chi phí cho việc đi đòi nợ, làm tăng chiphí cho hoạt động kinh doanh nên có ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Nợ quá hạn cũng sẽ làm mất cân bằng các cân

Trang 22

đối tài chính, ảnh hưởng xấu tới tính chủ động trong kế hoạch nguồnvốn của Ngân hàng Quy mô nợ quá hạn càng lớn thì tính rủi ro càngcao Tuy vậy, nó còn phụ thuộc vào cả quy mô cho vay của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ) là một chỉ tiêu

mà hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro tronghoạt động tín dụng Nếu tỷ lệ đó cao thì có thể nói rằng hoạt động tíndụng của Ngân hàng là không hiệu quả, nguy cơ rủi ro tín dụng rất cókhả năng xảy ra, Ngân hàng cần phải xem xét lại quy trình cho vay củamình nhằm làm giảm bớt nợ quá hạn Ngược lại, nếu tỷ lệ đó thấp thìrủi ro tín dụng nếu có xảy ra cũng không ảnh hưởng lớn tới hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng

Tỷ lệ nợ khó đòi = (Nợ khó đòi / Tổng dư nợ) cho biết Ngânhàng cho vay 100 đơn vị tiền tệ thì tỷ lệ tổn thất bao nhiêu đơn vị tiền

tệ Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi = (Nợ khó đòi / Tổng dư nợ) phảnánh trực tiếp chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh củaNgân hàng nói chung Nợ khó đòi cao làm cho Ngân hàng phải trích lập

Trang 23

quỹ dự phòng rủi ro nhiều hơn, chi phí hoạt động kinh doanh của Ngânhàng sẽ tăng, qua đó đẩy lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng lên, làmgiảm tính cạnh tranh của Ngân hàng.

1.2.2.4 Lãi treo

Lãi treo là số tiền lãi mà khách hàng không trả được cho Ngânhàng khi đến hạn thanh toán Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng đểnhận biết rủi ro tín dụng Bởi vì việc thanh toán lãi thường không gắnliền với việc trả gốc, và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vàonhững thời điểm nhất định, tuỳ theo sự thoả thuận của Ngân hàng vàkhách hàng Khi khách hàng không thanh toán được tiền lãi của khoảnvay thì có thể coi đấy là một dấu hiệu thể hiện rằng doanh nghiệp đanggặp khó khăn về tài chính

Tỷ lệ (Lãi treo phát sinh / Tổng thu nhập) từ hoạt động tín dụng,cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro củaNgân hàng

Tuy nhiên việc nhận biết rủi ro tín dụng nếu chỉ thông qua cáckhoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi và lãi treo thì dường như đãkhá là muộn đối với các Ngân hàng Bởi vì chỉ khi tình hình của kháchhàng là khó khăn đặc biệt thì những dấu hiệu này mới bộc lộ Đến lúc

đó thì tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp phải sẽ là rất lớn Vậy nên,điều mà các Ngân hàng quan tâm là những dấu hiệu có thể tạo ra rủi rotín dụng; để từ đó có thể chủ động và kịp thời đưa ra biện pháp phù hợp,nhằm hạn chế những khó khăn tổn thất cho cả Ngân hàng và kháchhàng Do đó, ngoài các dấu hiệu ở trên, các cán bộ tín dụng còn nhậnbiết rủi ro tín dụng thông qua một số dấu hiệu khác

Trang 24

1.2.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng

Giống như mọi hoạt động đầu tư khác: hoạt động tín dụng củaNgân hàng cũng phải tuân thủ nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vàomột giỏ” Bởi vì doanh thu của Ngân hàng chủ yếu từ lãi do hoạt độngtín dụng mang lại Nếu tỷ trọng cho vay đối với một khách hàng trongtổng dư nợ quá lớn thì khi khách hàng này gặp khó khăn trong việc trả

nợ cho Ngân hàng, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Ngânhàng Cũng như vậy, nếu Ngân hàng chỉ tập trung cho các doanh nghiệphoạt động trong một lĩnh vực nào đó vay thì rủi ro sẽ là rất lớn nếu nhưngành đó hoạt động không hiệu quả

- Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, có sự gia tăng bất thường

về hàng tồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại, đặc biệt

là các khoản nợ với thời gian dài

 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổchức của khách hàng

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản lý hoặc banđiều hành

- Có sự mất đoàn kết, bè cánh, tranh giành quyền lực trong nội

bộ doanh nghiệp, có hiện tượng nhân tài rời bỏ doanh nghiệp

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mụcđích, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán

Trang 25

- Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp không hợp lý, bộ phận quản

lý ngày càng phình to, có các hoạt động sát nhập với các doanhnghiệp yếu kém khác

- Có những khoản chi phí bất hợp lý

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như: nhóm các dấu hiệuthuộc về mặt pháp luật, nhóm các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật và thươngmại…

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng,

có thể phân thành các loại nguyên nhân như sau:

1.2.3.1 Những nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làmmất khả năng thanh toán cho Ngân hàng Ví dụ: Thiên tai, chiến tranh,hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi của Chính phủ, chính sáchkinh tế, hàng rào thuế quan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vaylẫn người cho vay

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tớingười vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều ngườivay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắcphục những khó khăn Trong những trường hợp khác, người vay có thể

sẽ bị tổn thất song vẫn có thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, đủ gốc vàlãi Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đốivới người vay là nặng nề thì khả năng trả nợ của họ bị suy giảm

1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh

tế, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng, châyì… là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Rất nhiều người vay sẵn sàngmạo hiểm với kì vọng thu được lợi nhuận cao Để đạt được mục đích

Trang 26

của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng nhưcung cấp thông tin sai, mua chuộc… Nhiều người vay đã không tínhtoán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc

có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăntrong kinh doanh Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh cólãi song vẫn không trả nợ cho Ngân hàng đúng hẹn, chây ì với hy vọng

có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt

1.2.3.3 Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hànghoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai… Là một trong những nguyênnhân của rủi ro tín dụng Nhân viên Ngân hàng phải tiếp cận với nhiềungành nghề, nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia Để cho vay tốt, họphải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môitrường mà khách hàng sống Họ phải có khả năng dự báo các vấn đềliên quan người vay… Như vậy họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo

kĩ lưỡng, liên tục và toàn diện Khi nhân viên tín dụng cho vay đối vớikhách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kĩ lưỡng, rủi ro tín dụngluôn rình rập họ Sống trong môi trường “tiền bạc”, nhiều nhân viênNgân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền Họ tiếp tay chokhách hàng rút ruột Ngân hàng Như vậy, chất lượng nhân viên Ngânhàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo lànguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Trang 27

1.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.1 Các loại rủi ro tín dụng

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chứctín dụng

Theo Quyết định này khái niệm nợ được định nghĩa rất rộng Nợkhông chỉ bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu,tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, tiền trả thay chongười được bảo lãnh, mà còn bao gồm các khoản ứng trước, thấu chi vàcác khoản bao thanh toán (một hình thức cấp tín dụng mới được phéptheo Quy chế bao thanh toán của các TCTD ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của NHNN) và các hìnhthức tín dụng khác

Việc phân loại nợ cũng được xác định hết sức rõ ràng Theophương pháp “định lượng” Quyết định 493 đã phân loại nợ thành 5nhóm, bao gồm:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá

có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phátsinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấpnhận thanh toán

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và cơ

cấu lại thời hạn trả nợ

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến

180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 ngày

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360

ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 ngày đến 180 ngày

Trang 28

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360

ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờChính phủ xử lý

Tuy nhiên cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ

cụ thể để phân loại nợ như trên, các tổ chức tín dụng (TCTD) và Ngânhàng (NH) vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại nợ nào vàonhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khảnăng trả nợ của khách hàng suy giảm

Điều đặc biệt ở Quyết định này là lần đầu tiên phương pháp “địnhtính” được cho phép áp dụng đối với các TCTD đủ điều kiện Theophương pháp này nợ cũng được phân thành 5 nhóm nợ tương ứng như 5nhóm nợ theo cách phân loại “định lượng”, nhưng không nhất thiết căn

cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của TCTD đượcNgân hàng Nhà nước chấp thuận Các nhóm nợ bao gồm:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng

thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không

có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng

tổn thất cao

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là

không còn khả năng thu hồi, mất vốn

Như vậy Quyết định 493 đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi

ro cao hơn đối với các TCTD và việc thi hành Quyết định 493 sẽ đánh

Trang 29

giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của các TCTD Những chuẩnmực đặt ra trong quy định này đã hướng tới sự hoà nhập với chuẩn mựcthế giới tức là yêu cầu cao hơn trong việc quản lý nợ Việc thi hànhnhững quy định mới sẽ đòi hỏi có những thay đổi mới ở các Ngân hàngthương mại và cả Ngân hàng Nhà nước, vì những chi phí phát sinh từnhững thay đổi đó sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay

sẽ có thể tăng Các NH cũng sẽ ưu tiên việc cho vay có bảo đảm đểgiảm gánh nặng về dự phòng rủi ro

1.3.2 Tình hình rủi ro tín dụng ở các NH thương mại Việt Nam

Kể từ khi Quyết định 493 ra đời, giới NH cũng e ngại rằng con sốbiểu thị nợ xấu của họ sẽ bị đẩy lên cao hơn nhiều so với trước đây Tuynhiên tỷ lệ nợ xấu của các NH không đáng ngại lắm, theo phát ngônchính thống từ Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu tổng hợp toàn bộ hệthống NH tính đến cuối năm 2005 là 4,4% Phải chăng con số này quáđẹp, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức kiểm tra và làm việc với

5 NH thương mại quốc doanh Theo Thống đốc Lê Đức Thuý, “kết quảkiểm tra cũng không xấu” Bình quân tỷ lệ nợ xấu các NH tự xếp theochuẩn mới là 6,27%, còn theo kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhànước là 7,7% Với các ngân hàng quốc doanh, nợ xấu theo chuẩn mớihiện ở mức trên dưới 23 ngàn tỷ (tính đến tháng 11/2005) Với khối NHthương mại cổ phần, nợ xấu dường như không phải là vấn đề lớn khihầu hết các NH đều có một con số khá đẹp, phần lớn đều nằm dưới mức1% Một số NH vừa thoát hiểm như Eximbank cũng có tỷ lệ nợ xấu khảquan dưới 4%; với VP Bank, nợ xấu chỉ ở khoảng 0,8-0,9%

Sang năm 2006, khi kết thúc hầu hết các NH đều đứng trướcnhững con số lợi nhuận ấn tượng Có thể nói năm 2006 là năm thànhcông nhất của ngành NH Việt Nam từ trước đến nay Nhưng có giá trịhơn, có chiều sâu hơn là những chuyển biến tích cực của việc xử lý nợ

Trang 30

xấu Nợ xấu của NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang ởmức khoảng 2,9-3,0% tổng dư nợ, cao hơn tiêu chí phân loại cũ là0,6% Và nếu so với mặt bằng chung cách đây khoảng 5 năm thì đó làmột tỷ lệ quá lý tưởng (so với 12-13%) Tỷ lệ nợ xấu của các NH quốcdoanh còn lại có mức chênh lệch đáng kể: NH Công thương(Incombank) ở vào khoảng 6% tổng dư nợ, NH Đầu tư và phát triển(BIDV) ở khoảng 9% tổng dư nợ Với NH thương mại cổ phần, tỷ lệtrên còn thấp hơn nhiều Theo báo cáo của một số NH cổ phần, tỷ lệ nợxấu chỉ xoay quanh mức 1%.

Điều đặc biệt, sau khi thống nhất với bộ tài chính, Ngân hàngNhà nước đã có công văn quy định một số nhóm nợ mà NH thương mạinhà nước được bán cho Công ty mua nợ, bán nợ và tài sản tồn đọng củadoanh nghiệp (DATC) Theo công văn số 7129/NHNN-TD ngày18/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu mà NH thươngmại nhà nước được bán cho DATC gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghingờ, nợ có khả năng mất vốn Vì vậy sẽ giảm được rủi ro cho ngânhàng, giảm quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng từ đó góp phần làm tănglợi nhuận cho ngân hàng

Trang 31

Chương 2: Lý luận về xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp 2.1 Tổng quan về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp

Xếp hạng doanh nghiệp là thuật ngữ bắt nguồn từ Tiếng Anh làCredit Ratings trong đó Credit là sự tín nhiệm còn Ratings nghĩa là xếphạng Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1909 trong cuốn

“Cẩm nang chứng khoán đường sắt” do John Moody phát hành Trongcuốn sách này ông đã nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạngcho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống các ký hiệu dễ hiểu,đơn giản được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái ABC Sau khi phát hànhcuốn sách, Moondy vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho công bố bảng xếphạng của các doanh nghiệp trong các ngành khác Một số tiêu chuẩn vànhững ký hiệu mà Moody đưa ra sau này đã trở thành các chuẩn mựcquốc tế

Bohn John viết trong cuốn sách “Phân tích rủi ro trong thị trườngchuyển đổi” thì hệ số tín nhiệm là sự đánh giá về khả năng một nhà pháthành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứngkhoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó

Đối với công ty chứng khoán Merrill Lynch (Mỹ), hệ số tínnhiệm là đánh giá hiện thời của công ty chứng khoán hiện thời về chấtlượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ về một khoản nợnhất định

Còn theo công ty Moody, hệ số tín nhiệm thể hiện khả năng sẵnsàng thanh toán đúng hạn của một nhà phát hành cho một khoản nợ nhấtđịnh trong suốt thời gian tồn tại khoản nợ đó

Tuy nhiên trong những năm đầu, việc xếp hạng chỉ mang tínhchất ngẫu hứng, lẻ tẻ; trong suốt hơn 50 năm sau khi ra đời hoạt động

Trang 32

này cũng chỉ phổ biến ở Mỹ Hoạt động này chỉ trở nên phổ biến ở cácnước phát triển từ những năm 1960 và ngày càng trở thành một hoạtđộng rất quan trọng của các TCTD Trên Thế giới hầu hết các chứngkhoán nợ được xếp hạng gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu chínhphủ, các loại trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng… Hiện nay một số nướccòn xếp hạng cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, các đối tượng vayvốn Ngân hàng Hệ thống xếp hạng tín nhiệm tiêu biểu nhất hiện nay là

hệ thống ký hiệu của hai công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Thế giới

là Moody và S&P, được xây dựng trên cơ sở khung ký hiệu do JohnMoody tạo ra và trở thành tiêu chuẩn để xây dựng hệ thống xếp hạng tínnhiệm của hầu hết các công ty xếp hạng tín nhiệm trên Thế giới

Bảng2.1: Bảng ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn

Aaa AAA Chứng khoán có chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ mạnh nhất

Aa AA Chứng khoán có chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ mạnh

A A Chứng khoán trên mức trung bình

Chứng khoán trung bình, mức độ an toàn và rủi ro không cao, không thấp, không có dấu hiệu nguy hiểm

Ba BB Chứng khoán có biểu hiện tính đầu cơ

B B Chứng khoán thiếu sự hấp dẫn cho nhà đầu tưCaa CCC Kỹ năng trả nợ thấp, dễ vỡ nợ

Ca CC Mức đầu cơ cao, thường bị vỡ nợ

C C Mức tín nhiệm thấp nhất, vấn đề trả lãi gặp

khó khănDựa vào ký hiệu xếp hạng tín nhiệm trên, nếu xếp hạng tín nhiệmđạt từ mức BBB (hoặc từ Baa) trở lên AAA hoặc (Aaa) thì được gọi làxếp hạng tín nhiệm đầu tư, nếu xếp hạng tín nhiệm đạt từ mức BB (hoặc

từ Ba) trở xuống được gọi là xếp hạng tín nhiệm đầu cơ

Trang 33

Ở Việt Nam hoạt động xếp hạng doanh nghiệp chỉ được cácTCTD áp dụng từ một vài năm gần đây, và xếp hạng tín dụng ở ViệtNam chỉ áp dụng cho các đối tượng vay vốn Ngân hàng Còn việc xếphạng tín nhiệm cho các chứng khoán nợ ở nước ta chưa được thực hiện

vì thị trường chứng khoán ở nước ta chỉ mới ra đời trong những nămgần đây Vì vậy chúng ta rất chú trọng tạo mọi điều kiện cho thị trườngchứng khoán phát triển và để nhằm khuyến khích, tạo sự an toàn tớimức có thể cho các nhà đầu tư Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã đề rađiều kiện niêm yết đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trườngchứng khoán Đó là những điều kiện về mức vốn điều lệ, tình hình hoạtđộng kinh doanh… , chính những điều kiện này đã chứng tỏ chỉ cónhững doanh nghiệp hoạt động tốt thì mới có thể niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam, do đó việc xếp hạng tín dụng các doanhnghiệp này hình như là chưa cần thiết trong điều kiện hiện nay

Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hoạt động này

nhưng chúng ta có thể hiểu Xếp hạng doanh nghiệp là sự đánh giá

hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả nợ (gốc và lãi) đối vớikhoản nợ của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại khoản nợ đó

Như vậy việc xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện trong mốitương quan giữa hiện tại và quá khứ để từ đó đưa ra những dự đoán vềtương lai hay nói cách khác việc xếp hạng doanh nghiệp là kết quả củaquá trình phân tích tỉ mỉ và kỹ lưỡng tình hình hoạt động của doanhnghiệp, tư cách khách hàng… tại thời điểm hiện tại và trong quá khứ từ

đó dự đoán thứ hạng tín dụng của doanh nghiệp nhằm xác định khảnăng thu hồi vốn (gồm cả gốc và lãi) của các TCTD và là cơ sở nềntảng cho việc ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp haykhông và nếu cấp thì ở mức nào là hợp lý

Trang 34

2.1.2 Sự cần thiết của công tác đánh giá xếp hạng doanh

nghiệp

Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các NHthương mại ngày càng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong thanhtoán tín dụng và các dịch vụ NH khác Song song với quá trình đó mức

độ rủi ro mà NH gặp phải ngày càng lớn do sự ảnh hưởng của biến độngkinh tế Thế giới, số lượng khách hàng ngày càng tăng và khó kiểm soátthông tin về họ Đặc biệt trong hoạt động tín dụng của NH, nó ngàycàng chứa đựng nhiều rủi ro và nhiệm vụ vủa NH là hạn chế rủi rothường gặp phải mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho NH Khi đưa ra bất kỳmột quyết định cho vay nào, NH cũng phải xem xét đến tình hình sảnxuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp bởi đây sẽ là nhân

tố quyết định đến rủi ro và khả năng thu hồi vốn của NH sau này Tuynhiên, không phải lúc nào, việc đánh giá này cũng chính xác, nhất là khithông tin về doanh nghiệp lại bé nhỏ và không đáng tin cậy Điều nàydẫn đến tình trạng: nhiều doanh nghiệp tốt không có nguồn vốn để pháttriển trong khi rất nhiều khoản tín dụng đã được cấp cho những doanhnghiệp làm ăn kém, không có khả năng trả nợ, thậm chí có nhiều trườnghợp khoản vốn vay còn được sử dụng sai mục đích ban đầu dẫn đến tổnthất rất lớn cho NH

Với tư cách một tổ chức kinh tế độc lập, trong quá trình tiến hànhcác hoạt động của mình, doanh nghiệp đã làm nảy sinh mối quan hệràng buộc với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Một trong cácmối quan hệ đó chính là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người chovay trong quá trình tìm kiếm nguồn tài trợ Đây là mối quan hệ quantrọng, có tính chất quyết định tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệpbởi đối với bất cứ doanh nghiệp nào, nguồn vốn huy động được sẽ là cơ

sở cho các hoạt động khác được tiến hành suôn sẻ và thuận lợi Có

Trang 35

nhiều nguồn tài trợ khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, trong

đó nguồn tài trợ từ các cá nhân cho vay và các TCTD là nguồn tài trợquan trọng, dồi dào và hiệu quả nếu doanh nghiệp có được kế hoạch cụthể nhằm khai thác một cách hợp lý Tuy nhiên do hoạt động cấp tíndụng của các NH đối với doanh nghịêp luôn hàm chứa các rủi ro chochính người cấp vốn, nên đôi khi việc tìm kiếm nguồn tài trợ này trởnên khó khăn và tương đối phức tạp Đặc biệt do không có một tiêuchuẩn nào để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tươnglai, việc cấp tín dụng càng khó khăn hơn trong việc xác định lãi suất chovay Bởi vậy trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải chấp nhận mộtmức lãi suất cao để có khoản vốn vay Vấn đề này đã làm nảy sinh mộtnhu cầu khách quan đối với công tác xếp hạng doanh nghiệp, vì hạngcủa doanh nghiệp sẽ là cơ sở để đưa ra các quyết định cho vay cũng nhưthời hạn của khoản tín dụng Công tác xếp hạng doanh nghiệp khi đượcthực hiên bài bản và công khai sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệptiếp cận được nguồn vốn vay một cách dễ dàng, góp phần giảm chi phívốn và thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Không chỉ gây khó khăn trong khả năng khai thác nguồn vốn vaycủa doanh nghiệp, công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nếu khôngđược tiến hành, còn gây cả sự bất công do tiềm năng của doanh nghiệpkhông được đánh giá đúng Khi không có công tác xếp hạng doanhnghiệp tức là không có thông tin công khai chính xác đánh giá năng lựccủa doanh nghiệp, các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao sẽ gặpnhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và hạn chế khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Trong khi đó, lại xuất hiện những doanhnghiệp làm ăn kém hơn song lại có thể nhận được nguồn vốn vay với lãisuất thấp hơn và dễ dàng hơn do người cho vay không có đầy đủ các

Trang 36

thông tin xác thực về doanh nghiệp Điều này đã tạo ra sự mất bìnhđẳng trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, làm giảm đi khảnăng cạnh tranh và hạn chế hiệu quả kinh doanh chung của cả nền kinh

tế Khi công tác xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện, hoạt động cấptín dụng sẽ được tiến hành dựa trên các kết quả xếp hạng có được,nguồn vốn sẽ được chuyển giao đến doanh nghiệp có hiệu quả kinhdoanh cao nhất, những doanh nghiệp tốt sẽ nhận được nguồn vốn rẻ và

dễ dàng hơn các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả Như vậy sẽkhuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục phát triển

Như vậy hoạt động xếp hạng doanh nghiệp là một đòi hỏi cầnthiết khách quan, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế cho vay mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế.Thực hiện được công tác xếp hạng doanh nghiệp một cách khoa học bàibản sẽ là cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp,giảm thiểu rủi ro và tăng cao thu nhập cho các tổ chức cho vay

2.1.3 Vai trò của xếp hạng doanh nghiệp

Xếp hạng doanh nghiệp không những chỉ là công tác rất quantrọng trong hoạt động của NH mà nó còn có vai trò quan trọng vớinhững chủ thể khác trong nền kinh tế Tại hầu hết các quốc gia trên thếgiới, xếp hạng doanh nghiệp đã được phổ biến từ giữa thế kỷ 20 vì nó

có tác động tích cực đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế như: NH, cácnhà đầu tư, doanh nghiệp, bạn hàng, các nhà quản lý…

Đối với doanh nghiệp

Dựa vào kết quả xếp hạng, doanh nghiệp tự đánh giá được mộtcách tổng quan tình hình kinh doanh của mình, tìm ra những điểmmạnh, điểm yếu từ đó đề ra những biện pháp, phương hướng trongtương lai nhằm khắc phục những thiếu sót, phát huy những điểm mạnh

để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn Xếp hạng

Trang 37

doanh nghiệp cũng giúp cho doanh nghiệp tiếp xúc được với các nguồnvốn vay một cách dễ dàng hơn vì doanh nghiệp nào có thứ hạng cao sẽđược các TCTD cho vay với những điều kiện ưu đãi về hạn mức tíndụng, về lãi suất cho vay… đồng thời nâng uy tín của mình, củng cố

và xây dựng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp Ngược lại doanhnghiệp có thứ hạng thấp thì uy tín trên thị trường giảm và trở nên khókhăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn Do đó xếp hạng doanhnghiệp sẽ là động lực để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn

Đối với nhà đầu tư

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp, nhàđầu tư phải nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, dựa trên các tài liệu thu thậpđược để từ đó dự đoán được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khảnăng thu hồi gốc, lãi trong thời gian tới Đó cũng chính là công việc củacông tác xếp hạng doanh nghiệp, do đó các nhà đầu tư có thể sử dụngkết quả công tác xếp hạng doanh nghiệp mà không phải tốn thời gian đithu thập, xử lý thông tin để đánh giá doanh nghiệp, không bỏ lỡ cơ hộiđầu tư Như vậy về mặt nào đó, hệ số tín nhiệm được xem là một hìnhthức tư vấn đầu tư chứng khoán Song đây không phải là một lờikhuyên mua hay bán bất kỳ một loại chứng khoán nào

Đối với các tổ chức tín dụng

Do có mối quan hệ thanh toán, tín dụng đối với các doanh nghiệpcác TCTD cũng hết sức quan tâm đến công tác xếp hạng doanh nghiệpbởi kết quả của quá trình này sẽ là cơ sở cho các TCTD đưa ra cácquyết định liên quan đến công việc cung cấp tín dụng cho doanhnghiệp Các TCTD không thể ra quyết định cho vay khi không nắm rõthông tin về doanh nghiệp đặc biệt là các thông tin liên quan đến khảnăng trả nợ của khách hàng Xếp hạng tín dụng đóng vai trò quan trọng

Trang 38

trong hoạt động của các TCTD trong việc tránh rủi ro và tăng thu nhậpcủa NH.

Đối với các cơ quan quản lý

Mục tiêu của các cơ quan quản lý là đảm bảo tính ổn định của thịtrường Thông qua công tác xếp hạng doanh nghiệp, các cơ quan đảmnhiệm chức năng quản lý có thể sử dụng các kết quả xếp hạng doanhnghiệp làm tiêu chuẩn để xem xét tình hình lành mạnh và tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp dự báo trước xu hướng của thị trường, đồngthời thấy được những sai phạm để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp

xử lý, giảm thiểu tính bất ổn của thị trường Điều này giúp ngăn chặn vàhạn chế các hậu quả tiêu cực do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quảgây nên và các quyết định sai lầm của các chủ thể liên quan khác

2.2 Thực trạng xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt Nam

Phần trên đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của công tác xếphạng tín dụng các doanh nghiệp Và thực tiễn ở trên Thế giới đã kiểmnghiệm điều này, xếp hạng doanh nghiệp là một hoạt động rất phổ biến

ở các nước phát triển từ những năm 1960 Chỉ số xếp hạng tín dụng củamột số tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp được công nhận rộngrãi, có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế, chính trị như: Moody’s, Standardand poor, Experian, Equifax, Transunion…Riêng tại Việt Nam việc xếphạng tín dụng chỉ thực sự bắt đàu từ năm 1999

2.2.1 Kinh nghiệm của Thế giới

Các mô hình xếp hạng thường được các tổ chức xếp hạng tíndụng áp dụng bao gồm:

Trang 39

2.2.1.2 Các mô hình phát hiện

Các mô hình phát hiện sử dụng phương pháp chuyên gia và dựatrên những kinh nghiệm đã được đúc kết để có thể tìm ra bản chất củamối quan hệ giữa vỡ nợ và các nhân tố ảnh hưởng đến nó Trong xếphạng tín dụng, những mô hình này sử dụng kinh nghiệm của các chuyêngia về hoạt động của công ty xin vay, khả năng sinh lời/trả nợ trongtương lai và lịch sử vay nợ của công ty đó để đưa ra đánh giá về khảnăng trả nợ của các doanh nghiệp và người đi vay trong tương lai Cáctiêu chí thường được xem xét trong quá trình phân tích đó là nhóm cácnguy cơ rủi ro trong kinh doanh {gồm các chỉ tiêu: chất lượng quản lý,đặc điểm ngành nghề (độ rủi ro, xu hướng biến động của thị trường),khả năng cạnh tranh/vị trí trên thị trường} và nhóm các nguy cơ rủi ro

về tài chính {gồm các chỉ tiêu: chính sách tài chính, khả năng sinh lời,cấu trúc đầu tư, khả năng thanh toán}

Trong quá trình đánh giá, các chuyên gia thường không nhất tríđược về cách xem xét các chỉ tiêu định tính như chất lượng quản lý, đặcđiểm ngành nghề, khả năng cạnh tranh hay chính sách tài chính Do đó,chất lượng của những mô hình này phụ thuộc vào kinh nghiệm chủquan của các chuyên gia và khó xác đinh thẩm tra Ngay cả khi chỉ xéttới các chỉ số tài chính được rút ra từ các báo cáo tài chính và báo cáokết quả kinh doanh của công ty đi vay thì việc xác đinh chính xác cácchỉ tiêu tài chính cần xem xét là hết sức khó khăn Mỗi chuyên gia lựachọn một số chỉ tiêu khác nhau, khó có thể xác định chỉ tiêu nào có tácđộng nhất quán và đáng kể tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp và cácchỉ tiêu đó lại có thể có quan hệ với nhau Các tổ chức tài chính cũng ítkhi lưu đủ các kết quả phân tích để so sánh với thực tế, rút kinh nghiệmnên khả năng suy diễn của các chuyên gia khó được nâng cao

Trang 40

Ngoài ra, toàn bộ quá trình đánh giá đều phụ thuộc vào tâm lý vànhiều yếu tố chủ quan khác của nhóm chuyên gia Các công trìnhnghiên cứu về hành vi đã nêu lên một số hạn chế của con người trongcác quá trình phân tích nói chung gồm: đánh giá quá cao trình độ củamình, quá tự tin khi thực hiện những công việc quan trọng, nhớ về cácthành công nhiều hơn thất bại, định lượng kém.

Trong mô hình loại này, các nhân tố được sử dụng không đượckiểm chứng thống kê và xét tính tối ưu

Do các hạn chế nói trên nên mặc dù các chuyên gia giỏi có thểđưa ra kết luận chính xác hơn mọi mô hình nhưng một mô hình đơngiản cũng có thể làm tốt hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn các chuyêngia trung bình

2.2.1.2 Mô hình thống kê

Các mô hình thống kê kiểm tra các giả thiết bằng cách sử dụngcác thủ tục thống kê trên bộ dữ liệu thực nghiệm Đối với thủ tục đánhgiá tín dụng, điều này liên quan tới việc thiết lập giả thuyết đối với cáctiêu chuẩn đánh giá khả năng trả nợ tiềm năng Những giả thuyết nàyxem xét những giá trị có thể là cao hơn (hoặc thấp hơn) giá trị trungbình đối với những người vay có khả năng trả nợ so với những ngườivay không có khả năng trả nợ Khi khả năng trả nợ của mỗi người vaythể hiện rõ trên bộ số liệu thực nghiệm, những giả thuyết này có thể bịbác bỏ hoặc chấp nhận một cách phù hợp Các thủ tục thống kê có thểđạt được sự lựa chọn khách quan và đặt trọng số cho những nhân tố cókhả năng trả nợ từ những thông tin có sẵn về khả năng có thể trả nợ

Các mô hình thống kê thường sử dụng: mô hình phân tích thống

kê nhiều chiều; mô hình hồi quy…

Ngày đăng: 12/04/2013, 14:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1.2: Phân bổ xác suất rủi ro đối với một danh mục đầu tư - Lí luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
th ị 1.2: Phân bổ xác suất rủi ro đối với một danh mục đầu tư (Trang 19)
Bảng2.1: Bảng ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn - Lí luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Bảng 2.1 Bảng ký hiệu xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w