MỤC LỤC
Như đã trình bày ở phần trên: rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng không trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn. Nhưng rủi ro tín dụng liên quan đến một doanh nghiệp cụ thể không liên quan đến chu kỳ kinh doanh, chúng thường xuất hiện từ các sự kiện liên quan đến một doanh nghiệp hay một ngành kinh tế. Rủi ro tín dụng là kết quả của việc Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và Ngân hàng nhận được các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết là sẽ thanh toán cả gốc và lãi đúng hạn cho Ngân hàng.
Do đó tại thời điểm cấp tín dụng và chấp nhận giấy nhận nợ nghĩa là Ngân hàng đã thừa nhận khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn của khách hàng mình với một xác suất cao, còn xác suất mất khả năng thanh toán của khách hàng là thấp hơn nhiều. Trường hợp người vay tiền phá sản, Ngân hàng thường không thu được lợi tức cũng như lãi suất và có thể bị mất toàn bộ hoặc một phần vốn gốc là phụ thuộc vào khả năng Ngân hàng tiếp cận đối với tài sản của con nợ trong khi giải quyết phá sản hoặc giải thể. Một trong những lợi thế của Ngân hàng so với những nhà đầu tư riêng lẻ là khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư của Ngân hàng là rất lớn, và thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư thì rủi ro tín dụng giảm đáng kể.
Trong trường hợp, một Ngân hàng thực hiện tốt việc đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, thì hình dáng đồ thị phân bổ xác suất thu hồi gốc và lãi như được chỉ ra ở Đồ thị 1.2. Trong thực tế, đa dạng hoá danh mục đầu tư chỉ có thể giảm được rủi ro tín dụng đặc thù riêng của các ngành kinh tế, tuy nhiên rủi ro có tính chất hệ thống, chung cho cả nền kinh tế có ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế thì không thể loại trừ được.
Do đó có thể nói rằng, hoạt động giám sát có vai trò hết sức quan trọng: nó hướng vào những dấu hiệu báo trước các vấn đề kinh doanh nảy sinh, cũng như những biện pháp khắc phục, giúp Ngân hàng nhận biết và phát hiện được các khoản nợ xấu có vấn đề, để có hành động và biện pháp cần thiết, kịp thời để ngăn ngừa hoặc xử lý. Một số trường hợp cho thấy khó khăn xuất hiện ngay khi bắt đầu cho vay, một số khác có thể xuất hiện chậm hơn, và một số đột ngột phát sinh mà không hề có dấu hiệu báo trước. Nếu tỷ lệ đó cao thì có thể nói rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả, nguy cơ rủi ro tín dụng rất có khả năng xảy ra, Ngân hàng cần phải xem xét lại quy trình cho vay của mình nhằm làm giảm bớt nợ quá hạn.
Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới sử dụng dự phòng chung. Bởi vì việc thanh toán lãi thường không gắn liền với việc trả gốc, và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào những thời điểm nhất định, tuỳ theo sự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng. Vậy nên, điều mà các Ngân hàng quan tâm là những dấu hiệu có thể tạo ra rủi ro tín dụng; để từ đó có thể chủ động và kịp thời đưa ra biện pháp phù hợp, nhằm hạn chế những khó khăn tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Nếu tỷ trọng cho vay đối với một khách hàng trong tổng dư nợ quá lớn thì khi khách hàng này gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Ngân hàng. Cũng như vậy, nếu Ngân hàng chỉ tập trung cho các doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nào đó vay thì rủi ro sẽ là rất lớn nếu như ngành đó hoạt động không hiệu quả.
- Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp không hợp lý, bộ phận quản lý ngày càng phình to, có các hoạt động sát nhập với các doanh nghiệp yếu kém khác. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như: nhóm các dấu hiệu thuộc về mặt pháp luật, nhóm các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật và thương mại…. Nhiều người vay đã không tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh.
Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho Ngân hàng đúng hẹn, chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai…. Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống.
Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kĩ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình rập họ. Như vậy, chất lượng nhân viên Ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
Thông qua công tác xếp hạng doanh nghiệp, các cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý có thể sử dụng các kết quả xếp hạng doanh nghiệp làm tiêu chuẩn để xem xét tình hình lành mạnh và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dự báo trước xu hướng của thị trường, đồng thời thấy được những sai phạm để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp xử lý, giảm thiểu tính bất ổn của thị trường. Trong xếp hạng tín dụng, những mô hình này sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia về hoạt động của công ty xin vay, khả năng sinh lời/trả nợ trong tương lai và lịch sử vay nợ của công ty đó để đưa ra đánh giá về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và người đi vay trong tương lai. Các tiêu chí thường được xem xét trong quá trình phân tích đó là nhóm các nguy cơ rủi ro trong kinh doanh {gồm các chỉ tiêu: chất lượng quản lý, đặc điểm ngành nghề (độ rủi ro, xu hướng biến động của thị trường), khả năng cạnh tranh/vị trí trên thị trường} và nhóm các nguy cơ rủi ro về tài chính {gồm các chỉ tiêu: chính sách tài chính, khả năng sinh lời, cấu trúc đầu tư, khả năng thanh toán}.
Ngay cả khi chỉ xét tới các chỉ số tài chính được rút ra từ các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty đi vay thì việc xác đinh chính xác các chỉ tiêu tài chính cần xem xét là hết sức khó khăn. Các công trình nghiên cứu về hành vi đã nêu lên một số hạn chế của con người trong các quá trình phân tích nói chung gồm: đánh giá quá cao trình độ của mình, quá tự tin khi thực hiện những công việc quan trọng, nhớ về các thành công nhiều hơn thất bại, định lượng kém. Do các hạn chế nói trên nên mặc dù các chuyên gia giỏi có thể đưa ra kết luận chính xác hơn mọi mô hình nhưng một mô hình đơn giản cũng có thể làm tốt hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn các chuyên gia trung bình.
Công thức này được dùng cho các doanh nghiệp sản xuất có tham gia thị trường chứng khoán và loại trừ doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ hơn 1 triệu đô la (nghĩa là chỉ áp dụng được đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn). Mô hình B được phát triển cho các doanh nghiệp không tham gia thị trường chứng khoán nói chung, trong đó có cả các doanh nghiệp dịch vụ nhưng giá trị tài sản của các doanh nghiệp trong mô hình này khoảng 100 triệu đô la.