1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phản ánh nghệ thuật

143 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 550,08 KB

Nội dung

Mô hình phản ánh nghệ thuật là sự đúc rút, khái quát hoá cao độ của đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong sự tương quan với lịch sử văn học

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong lịch sử mĩ học và lý luận văn học, phản ánh nghệ thuật là vấn

đề cơ bản Mô hình phản ánh nghệ thuật là sự đúc rút, khái quát hoá cao độcủa đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong sự tương quan với lịch sử văn học.Qua mô hình phản ánh nghệ thuật, ngoài những đặc trưng nghệ thuật, phầnnào còn tiếp cận được quan niệm thẩm mĩ cũng như đặc thù lịch sử của từnggiai đoạn văn học nhất định Đặc biệt, qua đây sẽ nhận ra những nét đặc sắc,nổi bật của phong cách chủ thể thẩm mĩ, của trào lưu nghệ thuật Vì vậy, đặtvấn đề nghiên cứu mô hình phản ánh nghệ thuật là một hướng tìm hiểu có ýnghĩa

1.2 Honore De Balzac là cột mốc đồ sộ và quan trọng trong lịch sử pháttriển của chủ nghĩa hiện thực, của lĩnh vực tiểu thuyết Những đóng góp tolớn của ông, cả về số lượng tác phẩm khổng lồ cũng như giá trị thẩm mĩ, đãlàm giàu có lên rất nhiều cho kho tàng của văn chương nhân loại Ông chính

là hiện thân của tiểu thuyết mà bất cứ ai khi nghiên cứu lịch sử tiểu thuyết đềukhông thể bỏ qua

Franz Kafka được coi là hiện tượng đặc biệt, là một trong những nhà vănlớn nhất thế kỷ XX Ngay từ khi ông xuất hiện cả thế giới nghệ thuật vốn bình

ổn, tĩnh lặng bỗng bừng tỉnh Kafka đã mở ra một thời kỳ mới của nghệ thuật.Chính nhà văn phức tạp này đã làm thay đổi tư duy tiểu thuyết Các sáng táccủa ông luôn là những tác phẩm mở ra nhiều đường tiếp cận với các tầngnghĩa khác nhau Cả hai tác giả, H.Balzac và F.Kafka, đều tạo bước đột phátrong lịch sử văn chương thế giới Cả hai cũng là đại biểu xuất sắc của chủnghĩa hiện thực Tuy cùng đối tượng miêu tả nhưng phương thức khái quáthiện thực của họ lại hoàn toàn khác nhau Một bên là sự thăng hoa của chuẩnmực truyền thống còn một bên lại tạo những phá cách táo bạo Tuy nhiên,trên phương diện nghiên cứu về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật chưa cócông trình nào nghiên cứu Balzac và Kafka một cách có hệ thống Vì vậy, đặt

sự tìm hiểu mô hình phản ánh nghệ thuật trong sáng tác của hai tác giả, quanhững tác phẩm tiêu biểu nhất của họ, là yêu cầu có tính thời sự

Trang 2

1.3 Tìm hiểu mô hình phản ánh nghệ thuật của Balzac và Kafka, một mặt

là dịp để nhìn nhận lại phần nào diện mạo của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIXcũng như chủ nghĩa hiện đại thế kỷ XX nhưng mặt khác quan trọng hơn, đóchính là thấy được sự vận động của tư duy nghệ thuật qua đặc trưng phản ánhnghệ thuật trong sáng tác của H.Balzac và F.Kafka

1.4 Hai cây đại thụ của văn chương thế giới, Balzac và Kafka, đã trùm cáibóng rộng lớn của mình, vượt khỏi không gian và thời gian Sự ảnh hưởngcủa hai tác giả cũng in dấu ấn đậm rõ ở Việt Nam Dòng văn học hiện thựcphê phán 1530- 1940 với những Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố chịu ảnh hưởng của ngòi bút Balzac còn cách viết của các nhà văn đương đạinhư Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp phảng phất cách viết của Kafka Ởkhía cạnh này việc tìm hiểu mô hình phản ánh nghệ thuật của hai tác giả chính

là để hiểu thêm nền văn chương nước nhà Tiếp cận những thành tựu to lớncủa giá trị thẩm mĩ nơi sáng tác của Balzac và Kafka, còn là cách nâng thêmtầng văn hoá để tạo những gợi mở khi chiếm lĩnh nền văn học nước ngoài nóichung

2 Lịch sử vấn đề

H.Balzac và F.Kafka đều là những nhà văn lớn của văn chương nhânloại Vì vậy, những sáng tác của họ đã được nghiên cứu rất nhiều trên mọiphương diện Ở đây, chúng tôi chỉ điểm lại một vài ý kiến liên quan đến vấn

đề của luận văn mà chúng tôi có dịp tham khảo

2.1 Trên thế giới, ngay từ rất sớm, Balzac đã được các nhà nghiên cứuvăn học quan tâm Từ các nhà chính trị như Marx, Engel, Lenin đến các nhàvăn V Hurgo, M.Gorki đều bày tỏ sự thán phục đối với tài năng cũng nhưphương thức phản ánh của Balzac Để có được số lượng sáng tác khổng lồ màkhông gây ấn tượng phản cảm của sự nhàm chán, đơn điệu, những sáng táccủa Balzac luôn linh hoạt, đa dạng trong hình thức biểu đạt Việc tái hiệnhiện thực khách quan một cách chân xác luôn được nhà văn thể hiện.Braghinxki trong “Sơ kết thảo luận về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực

trong văn học các nước Phương Đông”, ở Tập san nghiên cứu văn học năm

1962 đã kết luận rằng Balzac đã: “ Mô tả thực tế một cách xác thực, tức là mô

tả đời sống xã hội trong sự phát triển hợp với quy luật và những tính cáchđiển hình trong sự phát triển tự thân của chúng” (21,144) Nhà nghiên cứu

Trang 3

Rexnik trong các tiểu luận của mình cũng thường xuyên khẳng định yếu tốtính cách điển hình trong sự phát triển của nó trong các tác phẩm của Balzac.Nhà văn Đức Wanto – Victo, Jack Linxnay (Anh) hay A.I Vatenko (Xôviết) cũng đề cao Balzac ở nhiều bình diện trong đó có việc ông khắc hoạtính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Năm 1969, Léon Theoren trong Tổng quan các nền văn học đã có cái

nhìn hệ thống và toàn diện về quá trình sáng tác của Balzac cũng như ông đãthống kê số lượng tác phẩm cùng nhân vật của Balzac Một trong những luậnđiểm nổi bật của ông là nhấn mạnh sự khách quan hoá hiện thực ở Balzac vàkhả năng sáng tạo yếu tố kỳ ảo của nhà văn Ông cho rằng Balzac đã tạo ra

“một thế giới vừa phản ánh thế giới hiện tại, lịch sử, vừa tạo ra một sự chuyển

hoá mang tính huyền thoại” (15,34) Lagarde và Michard trong Hợp tuyển văn

học thế kỷ XX cũng có những ý kiến đồng thuận với Léon Theorens.

Baudelaine còn gọi Balzac là nhà “hiện thực linh giác” vì yếu tố kỳ ảo trongsáng tác của nhà văn Ở đây, Balzac đã sử dụng chất liệu hoang đường để phát

biểu những suy tư triết lý Bằng cách phân tích cụ thể tiểu thuyết Miếng da

lừa cũng như sự hệ thống, luận giải khác, X.M Petrop năm 1986 đã viết Chủ nghĩa hiện thực phê phán cũng khẳng định nhu cầu cách tân của Balzac từ yếu

tố kỳ ảo Từ đây X.M Petrop cũng đưa ra những phương thức khác về cácphương thức nghệ thuật của Balzac: “Balzac đã đặt nhân vật chính xác nhữngtình huống, những mối liên hệ ” (15,31) Hầu như các tác phẩm đều tậptrung chứng minh cho một luận điểm nào đó về phương diện nghệ thuật củaBalzac, nhưng bên cạnh ấy vẫn nhắc tới những thủ pháp nghệ thuật khác

Các nhà nghiên cứu lịch sử nước Pháp thế kỷ XIX như A Xoren,Haudo, Mozaze cũng luôn công nhận giá trị tư liệu các phẩm của Balzacbởi khả năng sử dụng những chi tiết chân thực, chính xác cũng như sự trungthành với nguyên tắc lịch sử - cụ thể của nhà văn

Những công trình, ý kiến viết về Balzac thì rất nhiều nhưng các nhànghiên cứu đều gặp gỡ nhau ở một điểm đó là thừa nhận những giá trị nghệthuật to lớn của Balzac Engel đã coi Balzac là “Người thày của chủ nghĩahiện thực” và Engel còn đề cao những tác phẩm của Balzac chính là bài họccủa mình: “học tập được qua các tác phẩm của Balzac nhiều hơn là qua tất cả

Trang 4

các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyênnghiệp thời ấy cộng chung lại” (54,80).

Là một đại biểu cho chủ nghĩa hiện đại, Franz Kafka với cách viết riêngcủa mình, cũng tập trung thu hút khối lượng khổng lồ các nhà nghiên cứu Đã

có hơn năm nghìn công trình viết về Franz Kafka - đó chính là sự thống kê chỉdựa trên các nhan đề nghiên cứa của Yvegili vào năm 1981 Chính sự quy tụ

đa dạng các lối viết và nhiều hệ tư tưởng mà Franz Kafka luôn được nhiềunhà văn xem là ông tổ của trường phái mình Năm 1939 là mốc đánh dấu sựảnh hưởng mạnh mẽ của Franz Kafka ở Phương Tây Michel Remon đã viết:

“Thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực vănchương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” (74,65) Phương thức nghệthuật cũng như nội dung phản ánh của Franz Kafka lúc này thực sự đã rời bỏbiên giới của nó để tạo nên tính phổ biến kỳ diệu

Viết về nghệ thuật là công trình khoa học với đối tượng chuyên biệt là

nghệ thuật, là văn học, đã có nhiều nhận định thoả đáng về Franz Kafka.Becton Brecht, tác giả của công trình ấy, đã có những nhận xét về thế giớinghệ thuật của Franz Kafka và cho rằng chỉ có tầm tư duy nhất định mới thẩmthấu được ẩn ý cũng như khả năng tiên tri của Franz Kafka: “Những cuốnsách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy mà thôi”

(74,65) Cũng bàn về nghệ thuật tiểu thuyết, tập tiểu luận Thời đại nghi ngờ,

tác giả Nathalie Saraute cũng bày tỏ quan niệm công nhận khả năng tiên tricủa Franz Kafka và khẳng định sự thất thế của phương pháp hiện thực cũ.Ông cũng tuyên truyền các nhà văn cũng phải đi khai thác: “Những miềnchưa khám phá” (71,32) theo gót của Franz Kafka

Còn nghiên cứu gia Hecman Brotso, tác giả của bài “Phong cách và

thời đại huyền thoại” trong tập tiểu luận: Sáng tạo văn học và nhận thức lại

nhấn mạnh đến “vũ trụ luận”, đến triết lý huyền thoại của Franz Kafka Ôngcũng khẳng định sự quay về của đương thời đối với huyền thoại “Theo gươngcủa Jenijoix và Franz Kafka” (71,32) Lấy hình thức huyền thoại để đả pháthế giới hiện thực là cách làm mang lại nhiều hiệu quả thẩm mỹ mới mẻ vàsâu sắc

Tại Lipbice, Tiệp Khắc trước đây, đã từng diễn ra hội nghị Quốc tế vềFranz Kafka Ở đây, R Graudy đã kiên quyết bảo vệ ý kiến cho rằng Franz

Trang 5

Kafka chính là đại diện tiêu biểu của phương pháp sáng tác hiện thực chủ

nghĩa Trong tác phẩm Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Graudy

khẳng định Franz Kafka đã xây dựng được một thế giới riêng, mà những vậtliệu của thế giới đó được tổ chức theo một quy luật khác Ngoài ra, Graudycòn phát hiện hình thức sáng tạo huyền ảo và chức năng dự báo ở những sángtác của Franz Kafka

Vào tháng 1 năm 2004, Nhà xuất bản văn hoá thông tin xuất bản tập

tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội của Milan

Kundera Trong tập tiểu luận dài 462 trang này, Milan Kundera đã trình bàynhững nhận định mới mẻ về các đặc trưng phản ánh nghệ thuật của Kafka:

"Họ đã chống lại nghĩa vụ phải gây cho người đọc ảo ảnh về cái có thật: cáinghĩa vụ đã toàn quyền thống trị suốt hiệp hai của tiểu thuyết” (41,250) Cũng

ở đây, Milan Kundera còn đưa ra một vài luận kiến và luận chứng để so sánhgiữa những sáng tác của Balzac, của các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XIXvới Kafka Qua đó để nhấn mạnh thêm sự cách tân mạnh mẽ của Kafka

A.Camus - nhà văn, đại biểu của trường phái triết học hiện sinh chủnghĩa, đã từng coi Dostoevski cùng với Kafka là những thần tượng của mình

Trong tập tiểu luận Hy vọng và phi lý trong tác phẩm Franz Kafka,ông đã thừa

nhận tài năng, trực giác sắc bén của Kafka A Camus khẳng định “ Toàn bộnghệ thuật của Kafka tập trung ở chỗ buộc độc giả phải đọc lại” (14,255)

Các tác gia nghiên cứu từ Fuxik, Milena Jedenka, B.Rechk đến các

tờ báo hay những nhà văn hậu thế đều luôn coi những sáng tác của Kafka làcánh cửa mở ra chiều sâu vô tận của nghệ thuật phản ánh

2.2 Ở Việt Nam, Balzac sớm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Kafka cũng được các công trình nghiên cứu khai phá Riêng ở bình diện phảnánh nghệ thuật, cả hai tác giả đều ảnh hưởng nhiều đến các nhà văn ViệtNam

Năm 1966, Đỗ Đức Dục cho xuất bản cuốn Hônôrê Đơ Banzăc - một

bậc thày của chủ nghĩa hiện thực Ở công trình này, ngay cách định danh tiêu

đề của nó, đã thấy được vai trò, vị trí của Balzac Đỗ Đức Hiểu đã hệ thốngmột cách cụ thể và hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và tóm tắt một số tácphẩm chủ yếu của Balzac Đặc biệt nhà nghiên cứu đã chú ý những nghệ thuậtcủa tiểu thuyết cũng như những cách tân của Balzac Ngôn ngữ tác phẩm

Trang 6

cũng được Đỗ Đức Dục quan tâm: “Chính Balzac biết mình tự cầm bút cókhó khăn, cho nên ông càng gọt sửa lời văn, thậm chí khuyến khích ngườiviết văn làm một thứ “tổng vệ sinh văn học”(21,39) Nhưng nguyên tắc lịch

sử - cụ thể là phương diện được Đỗ Đức Dục luận giải nhiều nhất Trong Chủ

nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Phương Tây, cũng do ông là tác giả,

đã thừa nhận sự chi phối mạnh mẽ của nguyên tắc lịch sử - cụ thể, sự chínhxác của các chi tiết nơi sáng tác của Balzac

Balzac và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ Tấn trò đời (Nxb

Giáo dục,1997) là công trình nghiên cứu của Đặng Anh Đào, nghiêng về địahạt nghệ thuật xây dựng nhân vật của Balzac Ở đây, bà đã có những nhận xétkhá thoả đáng về Balzac cũng như hệ thống nhân vật của ông Bên cạnh đócũng có một vài gợi mở khác trong lĩnh vực phản ánh nghệ thuật nói chungcủa Balzac: “cái đẹp của Balzac luôn đi liền với cái thật” (30,51); “Việc táixuất hiện một nhân vật qua nhiều tác phẩm, trước Balzac chưa có nhà vănPhương Tây nào sử dụng” (30,85) Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ ĐứcHiểu, Lê Hồng Sâm, trong các nghiên cứu của mình, cũng có nhiều quanđiểm trùng với Đặng Anh Đào

Lê Nguyên Cẩn lại đặc biệt chú ý tới yếu tố siêu nhiên trong sáng tác

của Balzac Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac do Nhà xuất bản Giáo dục

phát hành năm 1999, được ông chuyên biệt nghiên cứu một cách có hệ thống

về yếu tố kỳ ảo Ở đây ông trình bày sự xuất hiện của cái kỳ ảo trong Tấn trò

đời cùng các motif nổi bật, tác dụng của cái kỳ ảo trong tổ chức tác phẩm và

mối quan hệ của nó với hiện thực: “Hiện tượng Balzac trở nên phức tạp, cógóc cạnh cũng vì sự có mặt của các yếu tố kỳ ảo trong nhiều tác phẩm củaông" (15,28)

Trong giáo trình Văn học Phương Tây, Bài viết Hônôrê Đờ Balzắc của tác giả Đặng Anh Đào đã thống kê cụ thể hoàn cảnh đặc biệt khi viết Tấn trò

đời Riêng tiểu thuyết Engénie Grandet được bà phân tích tỉ mỉ về ngoại lệ và

điển hình, độ lệch thời gian và nhịp độ kể chuyện Đặng Anh Đào cũng kháiquát những đổi mới về quan niệm tiểu thuyết của Balzac, cụ thể như nhân vật,

thời gian, màu sắc lịch sử cụ thể, trường độ Tấn trò đời nổi bật với sự lên án đồng tiền và quyền chức: “với Tấn trò đời đồng tiền đã trở thành nhân vật

chính, giống như ngoài cuộc đời” (56,550)

Trang 7

Những công trình Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX do Lê Hồng Sâm chủ biên (Nxb Ngoại văn, 1990); Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX

(Thái Thu Lan, Nxb Giáo dục 2002) Hay các bài viết trên các tạp chí đềuhướng tới mục đích chung nhất đó là khái quát lại cách đánh giá Balzac cũngnhư nêu lên vai trò to lớn của giá trị hiện thực trong các tác phẩm của nhàvăn

Nói một cách khách quan và công bằng thì ở Việt Nam, tình hìnhnghiên cứu Kafka có phần thu hẹp hơn so với nghiên cứu Balzac Điều này

có nguyên nhân của nó,mà trước hết là do những yếu tố nội sinh của nền vănhọc chúng ta Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, Franz Kafka mới bắtđầu được đề cập Thời gian đầu đa số các ý kiến đều đồng thuận phê phán vănhọc hiện sinh chủ nghĩa mà Kafka là một trong những đại diện Tuy nhiên,khi đã thực sự thẩm thấu được tài năng của ông, người ta đã có những cáinhìn khác

Phương Tây – văn học và con người của G.S Hoàng Trinh đã chọn

Franz Kafka là đối tượng quan trọng cho công trình nghiên cứu của mình G.SHoàng Trinh đã tìm hiểu về con người tha hoá cũng như thế giới huyền thoạitrong sáng tác của Franz Kafka, bằng cách phân tích một cách khái lược các

tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài, Hoá thân Ông đã khẳng định thế giới hiện thực

của Franz Kafka chính là: “thế giới huyền thoại”, “ thế giới ảo ảnh”, một

“thiên nhiên thứ hai”, đối lập với hiện thực và cuộc sống” (71,30) Cũng ởđây, tác giả Hoàng Trinh còn mạnh dạn chỉ ra một vài nhược điểm của nhàvăn

Với cái nhìn khái quát hoá và đa diện, “Thế giới nghệ thuật của Franz

Kafka”, trong cuốn sách Từ văn bản đến tác phẩm văn học của PGS TS

Trương Đăng Dung (Nxb khoa học xã hội, 1998), đã có những cách kiến giảisắc bén và hệ thống đối với phương diện nghệ thuật của Franz Kafka Ở đây,tác giả Trương Đăng Dung đã trình bày một loạt các thủ pháp nghệ thuật củanhà văn: huyền thoại hoá, phi lôgic hoá Một cách khéo léo trong sự đan dệtvới các luận kiến, luận chứng Theo nhà nghiên cứu này thì các tác phẩm củaFranz Kafka luôn lơ lửng, khó nắm bắt bởi hệ ẩn ý sâu của nó: “người đọckhó có thể giải mã một cách nhất quán nội dung nào đó của một tác phẩm củaFranz Kafka ” (24,255) Cũng chính ở bài viết này, tác giả đã nêu một vài so

Trang 8

sánh giữa Franz Kafka với Balzac, với L.Tolstoi để thấy rõ những khác biệttrong phản ánh hiện thực của các nhà văn tiêu biểu này.

Đặng Anh Đào dành hẳn một phần để nghiên cứu Franz Kafka trong giáo trình Văn học Phương Tây Trong phạm vi bài viết của mình, ngoài

những hệ thống về tiểu sử và sự nghiệp văn chương, bà đã nghiên cứu cụ thể

ở các tác phẩm Hoá thân, Nước Mĩ, Vụ án gắn liền với các phương thức phản ánh nghệ thuật: “Một thày thuốc nông thôn và vấn đề huyền thoại” (56,650 – 654); “Nước Mĩ: Tính chất để ngỏ ” (56,654 – 657); “Vụ án: Kết

cấu, điểm nhìn của nhân vật; mối liên hệ với các tác phẩm khác” 662) Ở đây đã có nhiều cách kiến giải khá sắc sảo tuy nhiên lại thiếu tính hệthống, tổng hợp bởi tác giả Đặng Anh Đào đã cắt rời sự phân tích qua từngtác phẩm

(56,657-Năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục đã ấn hành tập chuyên luận Nghệ

thuật Phran – Dơ Kafka của tác giả Lê Huy Bắc Chuyên luận cũng tái hiện

được toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, những đề tài của Franz Kafka Các vấn đềnhư: huyền thoại hoá, nghệ thuật xây dựng nhân vật, hay các chi tiết ở mức độ

so sánh ngầm Nhìn chung là đã có nhiều quan điểm gặp gỡ với quan điểmcủa các nhà nghiên cứu trước Lê Huy Bắc cũng chú ý tới ngôn từ nghệ thuậtcủa Franz Kafka : “Kafka còn đề xuất một lối viết chứa đựng trong nó sự bíhiểm khó có thể cắt nghĩa và hầu như không thể bắt chước” (14,7) Cũng

trong tiểu luận Trên hành trình chân lý Kafka trước đó, tác giả Lê Huy Bắc

cũng đã biện giải những đặc điểm nghệ thuật đó của Kafka

Ngoài các tác giả trên, còn rất nhiều nhà nghiên cứu, các bài báo cũngtập trung khai thác về Kafka, về thế giới nghệ thuật của nhà văn tài năng này

Qua sự tổng hợp các ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu sáng tác củaH.Balzac và F.Kafka trong phạm vi có thể tìm hiểu được, chúng tôi nhậnthấy:

Đa số các tác giả đều hướng sự nghiên cứu vào khía cạnh cách tân nghệthuật của Kafka cũng như sự đa dạng, linh hoạt nhưng cũng rất sáng tạo củanghệ thuật Balzac Tuy nhiên, vấn đề đó mới dừng ở sự liệt kê hay chỉ đượcnhắc tới của công trình nghiên cứu hoặc nếu có đi sâu lại chỉ xoáy vào mộtđặc điểm nào đó của các nhà văn

Về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu chưa có công trình nào xâuchuỗi và hệ thống hoá một cách chuyên biệt về phương thức phản ánh nghệ

Trang 9

thuật của Balzac và Kafka Hơn nữa chưa đặt hai mô hình nghệ thuật đó songsong để thấy được sự vận động kỳ diệu của văn học nghệ thuật.

Những khoảng để ngỏ trên lại chính là sự gợi mở cho hướng tiếp cậncủa luận văn này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Để có cái nhìn hệ thống và cơ sở đánh giá đúng mực những đóng gópcủa Balzac và Kafka, trước hết chúng tôi tìm hiểu một cách khái lược nhất vềvấn đề phản ánh hiện thực trong lịch sử mĩ học và lý luận văn học cũng nhưđặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn học thế kỷ XIX, thế kỷ XX

3.2 Đi cụ thể tìm hiểu phương thức khái quát hiện thực của Balzac vàKafka, trong các sáng tác tiêu biểu của họ, để thấy rõ vai trò, vị trí và nhữngđóng góp to lớn của hai tác giả

3.3 Mỗi kết luận từ các nội dung trên là các dữ liệu để thừa nhận nhữngthành tựu thẩm mĩ đồ sộ của Balzac và những cách tân sáng tạo mới mẻ, sâusắc của Kafka Khi đặt vấn đề nghiên cứu mô hình phản ánh nghệ thuật củahai tác giả này chúng tôi không đặt mục đích so sánh làm trọng điểm mà ởđây, chúng tôi chỉ làm nổi bật sự khác nhau, để qua đó chỉ ra sự vận động củavăn học nghệ thuật hai trào lưu, hai thời đại

4. Phạm vi khảo sát

Do những khó khăn chủ quan và khách quan về tài liệu văn học nướcngoài mà phạm vi khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn trong cáctác phẩm tiêu biểu:

4.1 Trong các sáng tác của H Balzac:

- Lão Goriot, Lê Huy dịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.

- Vỡ mộng (2 tập), Trọng Đức dịch, Nxb Văn học 2001.

- Kiệt tác không người biết, Lê Hồng Sâm dịch, Tạp chí văn học nước

ngoài, số 4, 2001

- Miếng da lừa, Trọng Đức dịch, Nxb Văn học, 2004.

- Ơgiêni Grăngđê, Huỳnh Lý dịch, Nxb Văn học, 2004.

4 2 Trong các sáng tác của Kafka:

- Lâu đài, Trương Đăng Dung dịch, Nxb Văn học, 1998.

Trang 10

- Franz Kafka tuyển tập, Nxb hội nhà văn – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2003 (Bao gồm: Hoá thân (Đức Tài dịch); Vụ án (Phùng Văn

Tửu dịch), 13 truyện ngắn, nhật ký, thư từ)

5 Phương pháp nghiên cứu

Với ý nghĩa mang tính đường lối, phương hướng và tính thực thi cụ thể,các phương pháp luận văn vận dụng đó là: phương pháp hình thức (phân tíchcác khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ củachúng), phương pháp so sánh (để hiểu rõ bản chất và vị trí của một vấn đềtrong các mối tương quan đa chiều của nó); phương pháp loại hình (để phânloại các luận cứ, luận điểm trong luận văn trên cơ sở chứng minh các nhómhiện tượng giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó giúp chúng tôi nắm bắt đượccác hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, bao quát), phương pháp hệ thống(để xác định vị trí của một vấn đề trong mối quan hệ phân cấp với các vấn đềkhác, qua đó chúng tôi đánh giá được đầy đủ giá trị và ý nghĩa của vấn đề ấy)

6 Đóng góp mới của luận văn

Trên sự tham khảo các công trình liên quan, luận văn đã cố gắng đưa ra

mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của H.Balzac và của F.Kafka.

Đặc biệt luận văn trên cơ sở đối sánh gián tiếp hai mô hình phản ánhnghệ thuật của hai tác giả sẽ cố gắng chỉ ra sự vận động, biến chuyển, thayđổi tư duy nghệ thuật của hai trào lưu, hai thời đại Qua đó, thấy rõ được sự

mở rộng biên độ của chiều kích phản ánh hiện thực của F.Kafka mà cũngchính là những khả năng vô bờ bến của chủ nghĩa hiện thực hiện đại

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần “mở đầu” và “kết luận”, nội dung của luận văn được triểnkhai trong ba chương:

Chương I Chủ nghĩa hiện thực và mô hình phản ánh nghệ

thuật

Chương II Phương thức khái quát hiện thực trong sáng táccủa H Balzac

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Chương III Phương thức khái quát hiện thực trong

sáng tác của Franz Kafka.

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Trang 11

Ở các chương có thể sẽ có những vấn đề được kiến giải theo nhiều góc

độ, chúng tôi coi đó như là những mặt cắt khác nhau để đạt đến cái nhìn toàndiện về đối tượng

Sau cùng là mục Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1.

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ MÔ HÌNH PHẢN ÁNH NGHỆ THUẬT

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Phản ánh luận là học thuyết duy vật về cội nguồn khách quan của ýthức con người Nó giải thích một cách biện chứng nội dung của ý thức vàcon đường nhận thức thế giới của con người cũng như các hình thức khácnhau của nó Phản ánh luận chẳng những là cơ sở nhận thức luận của nhậnthức khoa học mà còn là sở hữu đặc thù của nghệ thuật - một lĩnh vực hoạtđộng tinh thần hết sức phong phú và phức tạp

Quan hệ văn học và hiện thực là một trong những vấn đề cơ bản hàngđầu của lý luận văn nghệ Nó chẳng những soi sáng và giải quyết các vấn đề

lý luận về phản ánh nghệ thuật mà còn là cơ sở cho việc nghiên cứu các quyluật của quá trình lịch sử văn học Chủ nghĩa hiện thực có phạm vi bao trùmrộng lớn trong tiến trình văn học, và tương ứng với nội dung phản ánh của nó

là sự phát triển theo thời gian của những quan niệm về phản ánh nghệ thuật

1.1 Vấn đề phản ánh nghệ thuật trong lịch sử mĩ học và lý luận văn học

Phản ánh là nguyên lý tổng quát của sáng tạo nghệ thuật Từ điển tiếng

Việt đã định nghĩa phản ánh là: “tái hiện những đặc trưng, thuộc tính, quan hệ

của một đối tượng nào đó”(60,738)

Sáng tạo văn học nghệ thuật là kết quả của một quá trình gồm nhiều tácđộng qua lại, vì vậy tất yếu dẫn đến các hình thức phản ánh khác nhau Điềunày cũng tỷ lệ thuận với những yếu tố cơ bản tạo nên những đặc trưng riêngbiệt của thế giới nghệ thuật từng nhà văn Phong cách đặc thù của từng nghệ

sỹ tương thích với thế giới quan, với phản ánh nghệ thuật của từng người

Lịch sử mĩ học và lý luận văn học đã xác định được tầm quan trọng củavấn đề phản ánh nghệ thuật Khái niệm đầy ý nghĩa khoa học này chúng tôi sẽtrình bày một cách khái lược nhất qua quan niệm của một số nhà mĩ học và lýluận văn học tiêu biểu

Trang 12

1.1.1 Trên thế giới

Hơn hai nghìn năm trước, các nhà triết học cổ đại Hy Lạp nhất làPlaton và Aristote, lần đầu tiên đã chú ý đến thuộc tính nổi bật của nghệ thuật,gọi nghệ thuật là “sự mô phỏng tự nhiên” Họ hiểu “tự nhiên” là toàn bộ cuộcsống thực tại, bao gồm cuộc sống của thiên nhiên và xã hội, được tạo thành từcác hiện tượng riêng lẻ Họ gọi “mô phỏng” chính là năng lực của nghệ thuật

và nó có thể tái tạo lại các hiện tượng riêng lẻ ấy với các loại hình nghệ thuậtnhư: điêu khắc, hội hoạ, biểu diễn sân khấu

Xocrat (469 – 399 TCN) khẳng định rằng: “Nghệ thuật chính là sự bắtchước thiên nhiên” Còn Platon (427 – 397 TCN) trên lập trường duy tâm chủnghĩa khách quan của mình, ông đã hình thành và phát triển hệ thống mĩ học.Platon đề cao thuyết trực cảm và ông luôn tạo ra sự tương phản giữa nhậnthức và cảm hứng nghệ thuật Ông cho rằng thế giới của các sự vật cảm biết làkhông nhận thức, không đứng đắn còn “thế giới ý niệm là thế giới của nhữngcái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn chân thực, và các sự vậtcảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm”(57, 69 ) Nhận thức của con người, theoPlaton không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan,

mà là nhận thức ý niệm Nghệ thuật cũng là sự phản ánh lại các ý niệm và sựdiễn tả của nghệ sỹ chính là bản sao lại một bản sao, là sự bắt chước lại một

sự bắt chước Tương tự như vậy, ông cho rằng phản ánh nghệ thuật cũngchính là sự phản ánh cái đã được phản ánh

Các nhà sáng lập chủ nghĩa coi Aristote là bộ óc bách khoa nhất trong

số các nhà tư tưởng cổ đại Hy Lạp Nhận thức luận của Aristote có một vai tròquan trọng trong lịch sử triết học cổ đại Ông thừa nhận thế giới khách quan làđối tượng của nhận thức và “tự nhiên là thứ nhất, tri thức là tính thứ hai”(57,72 ) Aristote cũng khẳng định chính nhờ khả năng bắt chước tự nhiên màcon người đã thu nhập, tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm Rồingay chính bản thân con người cũng cảm thấy thích thú khi nhìn thấy “nhữngkết quả của sự mô phỏng, bắt chước mang lại” Tuy nhiên, Aristote cũng lạicho rằng khi dùng những ẩn dụ để miêu tả sự vật phải như “hiện ra trước mắt”

và giải thích “phàm những thứ mang hiện thực cảm đều có thể mang sự vậtbày ra trước mắt chúng ta”(49,137) Rồi ông nhấn mạnh thêm về kỹ xảo, vềthủ pháp mà người nghệ sỹ sử dụng chứ không phải đơn thuần ở nội dung và

Trang 13

đối tượng của sự mô phỏng: “Vật được miêu tả làm cho thích thú không phải

ở bản thân sự mô phỏng mà ở chỗ kỹ xảo, hoặc do màu sắc, hoặc do mộtnguyên nhân nào đó cùng loại” (76,27)

Đạo đức học được Aristote xếp vào loại khoa học quan trọng sau triết

học Và ông rất chú ý tới mối liên hệ giữa nghệ thuật và giáo dục đạo đức củacon người Nghệ thuật chi phối, tác động, thanh lọc tâm hồn con người, đó

chính là những luận điểm tích cực của ông trong Đạo đức học.

Như vậy, tư tưởng triết học và mĩ học cổ đại có rất nhiều vấn đề nhưngnổi bật hơn cả ở các nhà mĩ học thời kỳ này đó là luôn đề cao học thuyết về

sự “bắt chước” Và mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực, với tự nhiênkhăng khít, gắn bó hữu cơ với nhau

Từ “Phục hưng” dùng để chỉ một thời kỳ canh tân văn học trải dài bathế kỷ Khái niệm phục hưng có mặt trong tất cả những công trình của thời kỳnày: nghệ sỹ, bác học, nhà khoa học, triết gia, nhà kiến trúc và cả nhà cầmquyền đều tin rằng chỉ có sự nghiên cứu thời đại hoàng kim Hy Lạp cổ đạimới có thể đưa con người tới sự vĩ đại của hiểu biết Họ thích trở lại truyềnthống văn học và triết học, cũng như những sáng tạo nghệ thuật và kỹ thuậtcủa Hy Lạp cổ đại hơn Do đó, học thuyết bắt chước từ thời cổ đại vẫn lànguồn cảm hứng chủ đạo của nghệ thuật Chính những người nghệ sỹ ở đầuthời kỳ phục hưng ở Ý khi bước vào giai đoạn hội hoạ mới, cũng lấy cuộcsống thực tế của con người làm cơ sở Người nghệ sỹ thời phục hưng luôn đềcao khám phá và diễn tả những “cái đẹp bắt rễ ngay chính bản chất của sựvật”, họ miệt mài khám phá và thụ cảm vẻ đẹp tự nhiên ấy Điều đáng nói là

họ không hề chú ý gắn cái đẹp với những lực lượng siêu nhiên, huyền bí haytrong ý niệm tuyệt đối của con người Những nhà mĩ học thời kỳ này, do đó,luôn đòi hỏi nghệ thuật phải “phát hiện ra những quy luật khách quan đó vàphải chịu sự điều khiển của chúng”(76,111)

Quan niệm đó đã chi phối mạnh mẽ tới ngòi bút sáng tạo của các nghệ

sỹ đương thời Họ luôn thể hiện nghệ thuật với những gì chân xác nhất củahiện thực Theo họ không có gì đáng thụ hưởng và ngưỡng mộ như chính vẻđẹp nguyên sơ đang hiện tồn Đối tượng của các nhà mĩ học này luôn hướngtới và phản ánh chính là mỹ vật Nhưng nét nổi bật tích cực của các nhà văn

mĩ học phục hưng chính là họ không chấp nhận thụ cảm và truyền đạt thế giới

Trang 14

một cách thụ động, sao chép nô lệ theo lối tự nhiên chủ nghĩa bắt chước mùquáng thiên nhiên và từ ấy, lần đầu tiên mối quan hệ giữa cái chung và cáiriêng, giữa phổ quát và cá biệt…đã được đặt ra Rõ ràng mĩ học phục hưng đã

có bước tiến phát triển tiến bộ so với mĩ học cổ đại Tuy vẫn phải thừa nhậnmặt hạn chế của họ đã không đề cập tới những mâu thuẫn xã hội và nhữngmặt tiêu cực mới nảy sinh

Mĩ học cổ điển được hình thành trong những năm thế kỷ XVII Hoàncảnh lịch sử với những biến động của nó về mặt xã hội đã có sự tác động tolớn tới tư tưởng mĩ học thời kỳ này Nếu khoa học kỹ thuật phát triển với sựtăng tốc của các bộ môn khoa học chính xác thì điều này cũng tỷ lệ thuận vớichế độ chuyên chế ngày càng được củng cố Và đây chính là cơ sở cho chủnghĩa duy lý khẳng định vị thế trong triết học N.Boileau (1636 – 1711) là mĩhọc gia tiêu biểu nhất trong thời kỳ này Quan điểm mĩ học của ông nói riêng

và mĩ học cổ điển nói chung tập hợp trong tác phẩm được coi là cương lĩnh đó

là cuốn nghệ thuật thi ca Nhà mĩ học này cho rằng thời cổ đại, nhất là nghệ

thuật chính là chuẩn mực cần dõi theo và hướng tới Thuyết bắt chước thiênnhiên được ông ủng hộ Nhưng vì nguyên lý tinh thần luôn được coi là khởinguồn của mọi cái đẹp nên thiên nhiên lúc này không còn đóng vai trò quyphạm mẫu mực cho nghệ sỹ Do đó, N.Boileau đã có phát kiến rất tiến bộ về

sự thanh lọc thiên nhiên khi nó trở thành đối tượng của nghệ thuật: “thiênnhiên phải được thanh khiết hoá, phải giải thoát khỏi tính thô lỗ nguyên sơcủa nó, phải được hình thành do sự hoạt động điều chỉnh của lý trí” (76,122).Lúc này lý trí lại được ông đề cao và sự khái quát hoá, điển hình hoá cũng lànhững luận điểm mà ông kiến giải Tuy nhiên, nhà mĩ học của chủ nghĩa cổđiển này lại phủ nhận việc hình thành tính cách trong quá trình vận động nộitại của nó Ông đã chủ trương xây dựng sự tĩnh hóa tính cách và do vậy, mốiquan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh đã không được chú ý đúng mức

Lịch sử của mĩ học đạt đến giá trị cao trong hoạt động thẩm mĩ khibước vào giai đoạn của mĩ học khai sáng thế kỷ XVIII Mĩ học khai sáng đã

có những thành tựu nhất định theo ý nghĩa tự thân của thuật ngữ này Trướchết, đây là thời kỳ nở rộ và tập trung hàng loạt tên tuổi những nhà tư tưởnglớn mà trong đó nổi bật là các đại biểu D.Diderot(1713 – 1784);I.F.Sile(1759-1805) và I.V Gorthe(1740-1832)

Trang 15

D.Diderot nhà khai sáng Pháp đã chỉ ra rằng: “mỗi tác phẩm nghệ thuậtchỉ đáng khen ngợi khi nào nó phù hợp với tự nhiên ở mọi nơi và trong tấtcả”(63,9) Như vậy, thuyết bắt chước đã được ông đề cao và khẳng định tuyệtđối Ông đã lý tưởng hoá thiên nhiên trở thành mẫu mực trước tiên của nghệthuật và luận điểm này của D.Dideirot đã tạo sự tương phản với mĩ học duytâm của chủ nghĩa cổ điển Tuy nhiên, ông đã cách tân và quy mô hoá hơn nộihàm khái niệm thiên nhiên Đối với ông, thiên nhiên là tất cả thế giới hiện

thực bao hàm cả giá trị tự nhiên và xã hội Trong Tiểu luận về hội hoạ, nhà mĩ

học lại yêu cầu nghiên cứu đối tượng con người trong sự tương hợp vớinhững mối liên hệ và những môi giới phức tạp Quan điểm của tác giả này vềthuyết bắt chước đã có sự xung khắc, mâu thuẫn nhau: một mặt ông nhấnmạnh phải tái hiện chân thực như chính người nghệ sỹ đang hoá thân vàocảnh huống đó nhưng mặt khác, ông lại khước từ sự mô phỏng tự nhiên ấy

“dù là thiên nhiên đẹp, là chân lý chăng nữa, cũng không nên bắt chước quását”(76,146)

Nếu như D.Diderot được xem là đỉnh cao của chủ nghĩa khai sáng Phápthì ở chủ nghĩa khai sáng Đức lại được thể hiện tập trung ở các thành tựu nơinhững sáng tác của I.F.Sile và I.V Goethe Nổi bật lên trong lý luận về phảnánh của I.F Sile là ý thức chống lại thuyết bắt chước Điều này được luậnchứng qua khái niệm “trò chơi” và “thế giới biểu tượng gợi cảm xúc thẩm mĩcủa ông” I.F.Sile luôn gắn liền với hình tượng cảm tính và các ý niệm, ônghoàn toàn phủ định sự đồng nhất nghệ thuật với hiện thực và chân lý Mặtkhác, ông rất đề cao tới vai trò tích cực chủ quan của người nghệ sỹ trong quátrình sáng tạo nghệ thuật Ông đã thể hiện điều này trong bức thư gửi thi hàoGoeth: “nghệ sỹ phải có hai đặc tính”, “một là phải tự nâng mình lên cao hơnhiện thực, và hai là phải ở trong giới hạn của thế giới thuộc giácquan”(76,177) Rõ ràng là I.F.Sile đã mong muốn về sự dung hoà giữa hiệnthực và lý tưởng trong thế giới nghệ thuật cùng với sự đề cao vai trò của chủthể sáng tạo Đây là quan điểm tiến bộ và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triểncủa mĩ học

Người học trò đầu tiên thấm nhuần và dung nạp quan niệm của I.F.Silechính là I.V.Goeth Theo ông, nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, với sựphát triển của xã hội về kinh tế chính trị và xã hội Mỗi thời đại lịch sử có một

Trang 16

nền nghệ thuật tương ứng: “Xã hội như thế nào thì văn nghệ như thế ấy”.Những biến động trong đời sống kinh tế, chính trị thường dẫn tới biến đổitrong lĩnh vực văn nghệ Ông khẳng định nghệ thuật phải bắt rễ từ thiên nhiên

và thiên nhiên chính là nguyên liệu để sáng tạo nghệ thuật Tuy nhiên, theoông, sự sao chép nô lệ thực tại khách quan hay sự bắt chước mù quáng tuyệtđối thiên nhiên là điều nghệ thuật cần né tránh và muốn phản ánh thực tại thìphải thông qua khái quát hoá, điển hình hoá Nhưng sự điển hình hoá cũngphải linh hoạt và có điểm dừng I.V.Goeth cũng nhấn mạnh vai trò của tưởngtượng, của hư cấu trong nghệ thuật Như thế cũng có ý nghĩa là ông đã thấusuốt vai trò tích cực, chủ động của chủ thể thẩm mỹ

Tất cả những luận điểm tiến bộ của I.V.Goeth đã tập trung khẳng địnhquan điểm mĩ học đúng đắn và đầy cách tân của ông Những thành tựu nàychính là điểm mấu chốt tạo sự phát triển lên tới đỉnh cao của chủ nghĩa duyvật trước Marx

Là những đại biểu của triết học duy tâm chủ nghĩa, I.Kant (1724 1804) và G.V.Hegel (1770 - 1831), đã đưa ra những kiến giải đặc thù về nghệthuật và lý luận phản ánh Có thể nói với hệ thống đồ sộ của mình, mỹ họcHegel tập trung nhiều nhất những thành tựu và truyền thống của mỹ họcphương tây từ Platon, Aristote trở đi Nó tràn đầy tính chất lý tính Điều nàythể hiện trực tiếp trong định nghiã nền tảng: “cái đẹp là hiện thân cảm tínhcủa ý niệm”(49,16) Hegel cho rằng nghệ thuật chính là sự phát triển tự thâncủa khái niệm Hegel đã xây dựng toàn bộ hệ thống lý luận nghệ thuật củamình, như cho rằng nghệ thuật phát triển theo quy luật “lấn át” dần các ýniệm tuyệt đối bên trong đối với cái vẻ vật chất cảm tính bên ngoài Với tínhchất lý tính cực đoan trong mỹ học và lý luận phản ánh nghệ thuật của Hegel,ông đã tập trung ở hai mặt phi nhân bản và phi thực chứng khoa học Tuy làngười chú ý chủ yếu vào sự tái tạo và thể hiện các hình tượng đời sống trongtác phẩm nghệ thuật nhưng Hegel lại từ chối hệ thuật ngữ “mô phỏng tựnhiên” Ông khẳng định rằng đặc trưng của nghệ thuật là sự sáng tạo ra “lý t-ưởng” Ông hiểu lý tưởng là sự biểu hiện tư tưởng sự phát triển tinh thần,trong “một hiện tượng bên ngoài” (63,9) trong tính cá thể sinh động của nó,tức là trong hình tượng

Trang 17

-Như vậy với những quan điểm riêng của mình, Hegel đã có nhiều đónggóp cho lịch sử mỹ học.

Nhắc đến lịch sử mỹ học người ta không thể không nhắc đến nhữngnhà cách mạng dân chủ Nga thế kỷ XIX Tư tưởng chủ đạo và chi phốiBielinxki chính là cơ sở triết học duy vật chủ nghĩa Bielinxki cho rằng đối t-ượng chủ yếu của nghệ thuật là hiện thực và khái niệm “hiện thực” ông đồngthuận với thiên nhiên và con người Như vậy ông đã gắn nghệ thuật với nhữngvấn đề của xã hội, của thời đại Cũng như Hegel, Bielinxki xoáy sự chú ý tớiđặc thù nổi bật của nghệ thuật đó là sự tư duy bằng hình tượng, sự tái hiệncuộc sống qua những hình tượng nghệ thuật Và ông cho đó chính là tiêu chí

để phân biệt khoa học và nghệ thuật Bielinxki cũng nhấn mạnh rằng tiêu chí

để khẳng định tác phẩm nghệ thuật là tính trung thực đối với hiện thực ưng tính trung thực ở đây không đồng nghĩa với sự phô tô tuyệt đối hiện thực.Người nghệ sỹ phải biết chọn lọc, biết khái quát những cái phổ biến quanhững nét cá biệt cùng với những mối quan hệ của đối tượng được mô tả.Ông đã xây dựng nên khái niệm điển hình dựa trên mĩ học truyền thống

Nh-Nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga Chernyshevski cũng đồng quanđiểm với Bielinxki về vai trò và nội dung của nghệ thuật là tái hiện hiện thựcsong ông đã mở rộng phạm vi đối tượng: Nó không chỉ gồm cái đẹp, cái cao

cả mà là hiện thực trong tính trọn vẹn đa dạng của nó Ông cũng cho nghệthuật phải biết truyền đạt nội dung sâu xa ở bên trong hiện tượng và chỉ biểuhiện những đặc thù, đặc trưng nổi bật và bản chất nhất Ông còn đẩy cao vaitrò của nghệ thuật khi cho rằng nó có thể chi phối, phán quyết các hiện tượngđời sống

Với những kiến giải riêng, các nhà cách mạng dân chủ Nga đã có sựtích hợp trong thế giới quan của mình, như vậy có nghĩa là sự đóng góp của

họ trong tiến triển lịch sử mĩ học là điều đáng lưu ý Và ở những quan điểmcủa họ, ý thức về sứ mệnh cải tạo xã hội của văn học, phương diện chủ quantrong nội dung tác phẩm mới được nhấn mạnh

Sự ra đời của triết học Marx tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạngtrong lịch sử phát triển triết học và khoa học xã hội của nhân loại C.Marx vàPh.Engel đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhânloại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không đồng quan điểm

Trang 18

với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình Chủ nghĩa Marx lấy chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận cho mình Sự phát triểncủa mĩ học macxit cũng ra đời từ đó.

Để hình thành nên những ý kiến bàn về văn học, nghệ thuật - một hìnhthái ý thức xã hội đặc thù, triết học Marx đều lấy vấn đề cơ bản của triết học

về mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng, bản chất và hiện tượng… làm xuất phát điểm Marx vàEngel đều không đồng ý trong quan điểm khi khẳng định sự sáng tạo nghệthuật là một trong những hình thức phản ánh thế giới Họ đặc biệt nhấn mạnhđến ý nghĩa nhận thức của nghệ thuật Engel rất đề cao những trước tác vừa

có giá trị nghệ thuật vừa có giá trị tổng hợp liên ngành của H.Balzac Cả hainhà kinh điển đều coi trọng những sáng tác hiện thực chủ nghĩa Engel còn đề

ra định nghĩa có tính chất tiêu chí cho văn học hiện thực chủ nghĩa Thườngxuyên nhấn mạnh về mối quan hệ giữa văn nghệ và xã hội, là mối quan tâmcủa Marx và Engel Cả hai ông đều thừa nhận và khẳng định tính giai cấp làthuộc tính tất yếu của văn nghệ trong xã hội có giai cấp: “khi mà mâu thuẫngiai cấp đã tự phơi bày, đấu tranh giai cấp đã được ý thức đầy đủ, thì tính giaicấp nói chung, và tính giai cấp của văn nghệ nói riêng, cũng sẽ công khai tựgiác hơn”(58,79) Ngoài ra hai ông còn khẳng định: Nhận thức của con ngườichẳng qua là sự phản ánh của thế giới khách quan Những tư tưởng của Marx

và Engel đã là nền móng cho phản ánh luận mà các hậu nhân thiết kế và xâyđắp Đứng trước yêu cầu lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp

vô sản, bao quát được mọi thành tựu khoa học nhẩy vọt vào cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX, Lenin đã phát triển tư tưởng mĩ học và văn nghệ của Marx vàEngel Quán triệt tinh thần lấy thực tế cách mạng làm nguyên liệu kết hợp vớivăn hoá truyền thống, Lenin đã giải quyết toàn diện và triệt để các mối quan

hệ giữa nền văn nghệ cách mạng với thế giới quan cộng sản, với hiện thựcđấu tranh cách mạng và với di sản ưu tú của nhân loại

Lenin còn vạch ra ba phương diện cơ bản cấu thành tư tưởng văn nghệ.Trước hết, ông khẳng định văn nghệ phải có tính Đảng Và ông còn giải quyếtvấn đề quan hệ tính Đảng với các phạm trù hữu quan về bản chất xã hội củavăn nghệ

Trang 19

Lenin đã tiến lên hoàn thiện chủ nghĩa duy vật biện chứng về mặt nhậnthức luận mà kết tinh của nó là phản ánh luận Từ ấy, Lenin đã đặt cơ sở vữngchắc cho việc giải quyết mối quan hệ giữa văn nghệ và hiện thực bao gồm cácvấn đề phản ánh với nhận thức, phản ánh sáng tạo…Tuy nhiên, Lenin cũngluôn đề cao vai trò của chủ thể sáng tạo Ông gay gắt phủ nhận sự sao chép tựnhiên trong văn học: “hình ảnh có thể phản ánh vật thể một cách trung thực,hoặc nhiều hoặc ít nhưng ở đây mà giống hệt thì thật là ngu xuẩn”(46,161).

Tiếp theo Lenin còn đồng thời giải quyết một cách hoàn chỉnh và có hệthống các mối tương quan biện chứng giữa kế thừa, phê phán và sáng tạo củanền văn hóa vô sản đối với di sản văn nghệ của quá khứ

Có thể ngay khi nói đến Lenin, tư tưởng văn nghệ của giai cấp vô sản

đã được định hình một cách hoàn chỉnh, mở ra một kỷ nguyên mới cho vănhọc nghệ thuật của nhân loại tiến bộ Từ Marx và Engel đến Lenin đã tạo cơ

sở nền móng cho lý luận về phản ánh nghệ thuật của mĩ học macxit Mà trướchết là nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng của các hậu bối

G.V.Plekhanov là thừa nhân xuất sắc những tư tưởng triết học củaMarx – Engel G.V.Plekhanov cũng khẳng định rằng đấu tranh giai cấp là đốitượng cơ bản của phản ánh nghệ thuật và là nhân tố quyết định sự phát triểncủa văn học nghệ thuật Tuy nhiên, quan niệm của ông về vấn đề văn họcphản ánh hiện thực còn nhiều điểm chưa dễ thuyết phục

Nhà mĩ học Hurggari G.Lukacs đã có cái nhìn đa diện hơn về mĩ học

macxit khi thế giới bước sang thế kỷ XX Những vấn đề của chủ nghĩa hiện

thực (1948) và Đặc trưng mĩ học(1965) là các tiểu luận mà những quan điểm

mĩ học của ông được tập trung thể hiện Trong Những vấn đề của chủ nghĩa

hiện thực thì luận kiến mĩ học đầy sắc sảo của G.Lukacs được thể hiện nổi bật

ở bài viết “nghệ thuật và chân lý khách quan” Ở đây, ông đã có những phátbiểu rất riêng Ông cho rằng mỗi tác phẩm đều có giá trị, sức sống và phongcách nghệ sỹ độc đáo của riêng chúng Và chính tính chất riêng của thế giớinghệ thuật làm cho “sự phản ánh hiện thực trung thực hơn, toàn diện hơn,sinh động hơn, uyển chuyển hơn sự phản ánh mà người tiếp nhận có đư-ợc”(45,60) Như vậy, G.Lukacs đã khẳng định tính chất khép kín, tự thân làthuộc tính đầu tiên của tác phẩm văn học Ông còn đặt văn học trong sự đốisánh với khoa học Nếu như khoa học nhằm khái quát hoá những quy luật tất

Trang 20

yếu của hiện thực khách quan thì văn học lại phản ánh đời sống trong sự vậnđộng và những mối liên hệ của nó Khoa học mang đậm tính hệ thống còn vănhọc lại trở lại trọn vẹn là văn học, chúng mang tính độc lập tự thân.

Ngay nhan đề Nghệ thuật và chân lý khách quan, đã thấy được mục

đích và nội dung ông đề cập Vấn đề chân lý nghệ thuật được ông luận chứngmột cách minh xác và vẫn luôn chú ý tới hình thức đặc thù của văn học

“Không thể so sánh với nguyên mẫu chính là điều kiện tiên quyết của ảo ảnhnghệ thuật”(45,137) Như vậy, nhà mĩ học người Hurgari đã tiếp thu và kếthừa luận kiến của Lenin rằng hiện thực khách quan không phải là độc quyềntuyệt đối của nội dung nghệ thuật Nghĩa là ông đã phủ nhận sự đồng thuậngiữa chân lý nghệ thuật và chân lý đời sống Sau những luận điểm trên,G.Lukacs đã đúc rút ra kết luận về tiêu chí để minh xét cho tính chân thực củaphản ánh nghệ thuật Ông cho rằng sự phản ánh nghệ thuật được khách thểhoá là kết quả của sự phản ánh đúng đắn mối liên hệ trong sự tích hợp tổngthể của nó Còn khoảng cách giữa chi tiết nghệ thuật và chi tiết trong hiệnthực đời sống không có sự liên quan với nhau Luận kiến đầy sáng tạo nàycủa G.Lukacs đã phá vỡ tính quy phạm yêu cầu sự chân thực của các chi tiết

của chủ nghĩa hiện thực Và công trình Đặc trưng mĩ học (1965), G.Lukacs

còn khái quát hơn nữa những luận điểm của ông

Ở tác phẩm này, G.Lukacs mặc dù vẫn thừa nhận nghệ thuật là phươngthức đặc trưng của sự phản ánh hiện thực nhưng ông kiên quyết khước từquan niệm văn học là bản sao của hiện thực Rồi G.Lukacs rất chú ý tới mốiquan hệ giữa khách thể và chủ thể trong cấu trúc phản ánh nghệ thuật Nhưngnhược điểm của ông lúc này là không phân biệt sự khác nhau giữa chủ thể củaphản ánh nghệ thuật và chủ thể của nhận thức luận nói chung Mặc dù vậyG.Lukacs vẫn luôn luôn đề cao vai trò của chủ thể sáng tạo Ông luôn coi conngười là đối tượng quyết định của phản ánh nghệ thuật và mối liên hệ hữu cơgiữa chủ thể hóa và khách thể hoá luôn mang tính dung hợp Như vậy, nhữngkiến giải của G.Lukacs tỏ ra chưa thật minh xác khi phân biệt chủ thể vàkhách thể Có sự phi logic trong quan điểm mĩ học của ông: một mặt ôngkhẳng định tác phẩm phải là hiện thân của phản ánh nghệ thuật và mặt kia lạicho tác phẩm sẽ bất khả tồn hiện nếu không phải là sự sáng tạo của cá nhânnghệ sỹ

Trang 21

Mặc dù còn nhiều điều chưa thoả đâng nhưng với sự xuất hiện câc quanđiểm của G.Lukacs, lịch sử của mỹ học có thím một công trình nghiín cứucâc vấn đề mỹ học cơ bản trong đó nổi bật lín lă vấn đề mối quan hệ giữanghệ thuật vă hiện thực khâch quan.

Nhă mĩ học người Anh - C.Caudwell, tuy cùng đối tượng nghiín cứu

mĩ học với G.Lukacs, nhưng ông đê có những phât kiến mới vă lấp đầykhoảng trống của G.Lukacs Hầu như tất cả những ý kiến của ông tập trung

trong Ảo ảnh vă hiện thực - một công trình nghiín cứu về thơ rất nổi tiếng.

Ngay từ đầu, C.Caudwell đê khẳng định rằng phản ânh nghệ thuật lă sự thểhiện câc đối tượng tạo ra câc ảo ảnh của hiện thực Nghĩa lă ông phản đối sự

mô phỏng thực tại khâch quan của phản ânh hiện thực Nếu như G.Lukacs đênhìn nhận tâc phẩm nghệ thuật không phải lă những “bản sao” của hiện thựcnhưng do yíu cầu biểu hiện trung thực đối tượng nín không phải lúc năo ôngcũng thoât khỏi quan niệm đồng nhất sự phản ânh với bản sao hiện thực thìC.Caudwell lại cho đối tượng phản ânh lă “hiện thực bín trong” của con ngư-

ời “còn hiện thực bín ngoăi” lă đối tượng của phản ânh khoa học Như vậy,C.Caudwell đê nắm tất cả hai đối tượng trong cùng một cấu trúc hiện thực vẵng đê nhìn nhận “câi hiện thực bín trong” với “hiện thực bín ngoăi” trongquan hệ mă cả hai đều lă hiện thực, đều có nội dung hiện thực(24,158)

Nếu như G.Lukacs chưa lý giải về mối liín hệ giữa chủ thể của phảnânh nghệ thuật vă chủ thể của nhận thức thẩm mĩ thì C.Caudwell phđn biệtđược phạm vi câc vấn đề lý luận đó một câch chủ động Ông không bao giờ

“xem tâc phẩm nghệ thuật đơn giản lă sự biểu hiện, một bản sao hiện thực măxem đó lă sự gợi nhớ vă suy tư về hiện thực”(24,161) Như vậy, ông đê coi sựsâng tạo nghệ thuật của chủ thể thẩm mĩ vă những tâc động, chi phối của sảnphẩm tinh thần ấy đối với người tiếp nhận lă tiíu chí để đânh giâ tính chđnthực của sự phản ânh

Những quan điểm triết học của Marx – Engel, Lenin về mĩ học macxit

đê khởi nguồn cho sự cộng sinh một câch hệ thống, hoăn thiện hơn ở câc hậunhđn về vấn đề phản ânh nghệ thuật trong lịch sử mĩ học Câc đại biểuG.Lukacs vă C.Caudwell có vai trò quan trọng trong lịch sử mĩ học thế giới,với những bổ khuyết vă sâng tạo độc đâo của mình

1.1.1 Ở Việt Nam

Trang 22

Thành tựu của mĩ học nước nhà có sự khởi điểm chủ yếu từ khi bướcsang thế kỷ XX Tuy những quan điểm về mĩ học đã được manh nha từ những

ý kiến của các đại biểu văn học trung đại nhưng nền mĩ học thực sự có dấu ấn

ở Việt Nam khi mĩ học macxit thâm nhập đời sống dân tộc

Công bằng mà nói, ở Việt Nam ta chưa thực sự có cái nhìn toàn diện và

hệ thống đối với vấn đề phản ánh nghệ thuật Các nhà nghiên cứu chưa thực

sự tập trung nghiên cứu vấn đề này một cách đa diện thấu suốt Đó đây lýluận về phản ánh chỉ rải rác trong vài luận điểm của các công trình và đượcthể hiện in đậm hơn ở các cuộc tranh luận văn học

Thời kỳ 1932-1945 nở rộ những khuynh hướng phê bình khác nhau vànhiều chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm Bên cạnh sự tranh luận vềthơ mới - thơ cũ, về vấn đề Vũ Trọng Phụng, về Truyện Kiều thì vấn đề tranhluận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” (1935-1939) đãphần nào thể hiện chủ kiến của các nghiên cứu gia về phản ánh luận của vănhọc Cuộc tranh luận này kéo dài 5 năm với 80 bài viết của hàng chục tácgiả Người châm ngòi nổ tạo sự tranh luận là Thiếu Sơn Thiếu Sơn khẳngđịnh văn chương duy chỉ cần có một chủ nghĩa là tìm kiếm và phô bày cáiđẹp Hoài Thanh và Lê Tràng Kiều cũng đồng thuận với quan điểm của ThiếuSơn Họ luôn khẳng định trước hết bản chất thẩm mĩ của văn chương phải đ-ược đề cao trước nhất Hoài Thanh cho rằng “Văn chương muốn gì thì trướchết cứ phải là văn chương đã” tức là ông muốn nhấn mạnh sức nặng vẻ đẹpđích thực của nghệ thuật ngôn từ qua quá trình sáng tạo của chủ thể rồi sau đómới phục vụ xã hội có hiệu quả được

Những ý kiến trên đã phản ứng dây chuyền tới Hải Triều, Bùi CôngTrừng, Lâm Mộng Quang… Những người này khẳng định phải gắn nghệthuật với đời sống xã hội, văn chương phải biến thành vũ khí để đấu tranh tưtưởng Họ nhất loạt đề cao “văn chương tả thực” và luôn coi vai trò, tác dụngcủa văn chương với thực tiễn xã hội: gốc gác của văn chương là ở trong xãhội, cứu cánh của văn chương là phục vụ cho nhân sinh

Cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhânsinh” có khai mạc và bế mạc nhưng kết quả cuối cùng không ngã ngũ về bênnào Tất cả những ý kiến rất hùng hồn và sôi nổi ấy đã chứng tỏ mối quan hệ

Trang 23

giữa văn học và hiện thực đã được quan tâm Đây chính là cái mốc quan trọngđánh dấu sự khởi nguyên của lý luận về phản ánh của văn học.

Là một bộ phận hữu cơ gắn bó và tác động qua lại với những bộ phậnkhác trong đường lối cách mạng nói chung, đường lối văn chương nói riêngcủa Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng được biểu đạt và có vai trò phục vụ đắclực cho chính trị Đất nước giành được độc lập và đi vào kỷ nguyên của chủnghĩa xã hội nhưng cuộc chiến đấu vệ quốc trường chinh vẫn tiếp tục diễn ra.Lúc này nghệ thuật không hình thành lý luận về phản ánh như một định thứcnhưng đường lối văn nghệ của Đảng ta cũng được triển khai trong những ýkiến về văn nghệ của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo kiệtxuất của Đảng Bác luôn định hướng và đề cao nhiệm vụ văn học nghệ thuậtphải phản ánh cũng như cổ vũ cho chiến trường nóng bỏng đạn bom: “vănhoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”.Người cũng cho thấy vai trò của chủ thể sáng tạo trong khi cả đất nước chungmột tuyến thù

Quán triệt phản ánh luận Marx - Lenin, Đảng ta đã có những đóng góp

về lý luận phản ánh con người mới trong quan hệ với cuộc sống mới “Vănhọc là nhân học” nên những quan niệm toàn diện và đúng đắn về con ngườimới không những có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức và thực tiễn, mà còn có tácdụng đến việc điển hình hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa Báo cáo chính trị tại

đại hội IV và công trình Về văn hóa nghệ thuật năm 1976 đã khái quát rõ điều

ấy Như vậy, lý luận về phản ánh của đất nước trong giai đoạn này, do đặc thùcủa lịch sử, mà có những luận kiến riêng được hình thành và manh nha trongcác văn kiện chính trị

Ở một số công trình lý luận văn học tiêu biểu trong thời kỳ ấy vẫn luônlấy tinh thần triết học Marx-Lenin làm cơ sở nền tảng cho vấn đề phản ánh

nghệ thuật của mình Với công trình Mấy vấn đề lý luận văn học (1976) các

tác giả Hoàng Minh Đức, Hoàng Xuân Nhị, Trần Văn Bích… đã chỉ rõ đốitượng của văn học không gì khác chính là hiện thực khách quan, con người vàcuộc sống xã hội Tiêu chí để đánh giá tác phẩm chính là khả năng phản ánhđúng đắn hiện thực khách quan cũng như tác động tới quá trình nhận chân củacon người Cũng trong tác phẩm này, các tác giả nhấn mạnh hơn nữa phươngpháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa và thể hiện sự bất đồng quan điểm với

Trang 24

những sáng tác của chủ nghĩa hiện sinh ở Phương Tây lúc ấy Đặc biệt là sựphát triển và khái quát thành những luận điểm đầy minh xác cũng như đãđược hệ thống hoá của Phương Lựu.

Trong những giai đoạn này các nhà nghiên cứu còn thể hiện sự hoàivọng về một nền văn học đổi mới Họ đã chỉ rõ những mặt hạn chế của những

tác phẩm thời ấy Bài "Viết về chiến tranh" của Nguyễn Minh Châu trên Tạp

chí văn nghệ quân đội, số 11 năm 1978 là bài viết đầy trăn trở và chứa sức

nặng của sự ám ảnh Nhìn chung, ông rất băn khoăn về nghệ thuật phản ánhcủa những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh đương thời Hiện thực mà vănhọc lúc ấy phản ánh có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là sự

hy vọng hoá, lý tưởng hoá hiện thực

Đồng thuận với ý kiến của Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến đãviết "Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật nước ta trong giai đoạn vừa

qua" trên Báo Văn nghệ số 23-1979 nhằm nhận diện một trong những đặc điểm cốt lõi của một thời kỳ văn học Bài viết này cùng với bản Đề cương đề

dẫn do Nguyên Ngọc trình bày tại Hội nhà văn tháng 6-1979, đều xoáy vào

mấy vấn đề thiết cốt của sự nghiệp văn học cũng như thẳng thắn chỉ ra nhữngnhược điểm của văn học một thời Đó là dung tục hoá mối quan hệ giữa vănhọc và hiện thực Hạ thấp văn học chỉ là sự sao chéo hiện thực và tuyệt đốihoá chính trị, tuyệt đối hoá sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học

Ngày nay, đối với vấn đề văn học và hiện thực, cuộc tranh luận sau mộtthời gian tạm lắng lại bắt đầu rộ lên với không khí hết sức sôi nổi, nhiệt tình.Mỗi nghiên cứu gia đều có luận kiến và luận chứng riêng của mình một cáchxác đáng Vấn đề phản ánh nghệ thuật cũng là trọng điểm của các cuộc hùng

luận Người châm ngòi nổ cho vấn đề này là Lê Ngọc Trà với bài viết Về vấn

đề văn học phản ánh hiện thực trên báo Văn nghệ số 20-1988 và cuộc hội thảo

về văn học và hiện thực được tổ chức tại Viện văn học vào đầu năm 1989,càng kích thích giới nghiên cứu hơn về đề tài tranh luận không có điểm dừngnày

Bài viết của Lê Ngọc Trà với lập luận logic, chặt chẽ và những bằngchứng xác thực đã nêu lên ba điểm chủ yếu đó là vấn đề văn học và nhiệm vụphản ánh hiện thực, chủ thể sáng tạo có vai trò như thế nào trong sáng tạo vănhọc, các tác giả kinh điển với vấn đề văn học phản ánh hiện thực

Trang 25

Những quan điểm của Lê Ngọc Trà đã hội tụ rất nhiều ý kiến khác nhaucủa các nhà nghiên cứu Nhiều người đã thể hiện sự đồng tình với những suynghĩ của Lê Ngọc Trà như Nguyên Ngọc, Đỗ Lai Thuý, Trương Đăng Dung,Hoàng Ngọc Hiến… Nhưng ngược lại vẫn có những ý kiến tương phản với LêNgọc Trà như Phong Lê, Phan Cự Đệ, Phương Lựu… sự xung khắc về quanđiểm của các nhà nghiên cứu làm cho cuộc tranh luận càng diễn ra sôi nổi vàgay cấn.

Trong luận điểm đầu tiên của mình, Lê Ngọc Trà đã khẳng định “Phảnánh hiện thực là thuộc tính chứ không phải nhiệm vụ của văn học” Ông chorằng văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là nghiền ngẫm về hiệnthực Đặt ra thuộc tính của văn học như vậy là nhằm chỉ ra những sai lầm của

lý luận những năm qua, đó là đã coi nhẹ nguyên lý tìm tòi, thể hiện tư tưởngtrong nghệ thuật do quá nhấn mạnh bản chất phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiệnthực của văn học Điều này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến một nền vănhọc tẻ nhạt về hình thức, khánh kiệt về nội dung

Ý kiến của Lê Ngọc Trà đã tạo một cơn sốt phản ứng với các nhànghiên cứu đã kể trên Lê Xuân Vũ đã phủ nhận ý kiến của Lê Ngọc Trà Ôngphân biệt từng thuật ngữ, riêng đối với phản ánh thì ông cho: “cũng khôngphải là sao chụp, phản chiếu lại như trong một tấm gương mà là phản ánhtheo lý luận phản ánh của Lenin, phản ánh có sáng tạo” Cuộc tranh luận chưa

có hồi bế mạc thì những luận điểm tiếp theo của Lê Ngọc Trà lại gây nhữngphản kích và đồng thuận khác nhau Theo Lê Ngọc Trà phải đề cao và đặt vaitrò chủ quan của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật với đúng vị thế của nó.Ông đặt vai trò của chủ thể ấy trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và khẳng địnhquan điểm phiến diện của ta trước kia Lê Xuân Vũ, Phan Cự Đệ, Phương L-

ựu lại phản đối luận điểm của Lê Ngọc Trà Lê Xuân Vũ cho rằng phải xuấtphát từ hiện thực, từ đối tượng được phản ánh, lấy đó làm cơ sở cho tìm tòi vàhoạt động của mình Và nhà văn sẽ lấy chính sản phẩm tinh thần của mình đểgián tiếp can thiệp vào cuộc sống

Đồng quan điểm với Lê Ngọc Trà về sự phân biệt nhất định giữa vai tròcủa chủ thể trong phản ánh nói chung, với tính tích cực chủ động trong sángtạo nghệ thuật nói riêng, Trương Đăng Dung khẳng định tầm thiết yếu của

Trang 26

chủ thể sáng tạo: “Vấn đề ở đây không phải là sự phản ánh hiện thực mà còn

là sự đối thoại mong muốn về hiện thực của người nghệ sỹ”

Như vậy, mọi người tham gia tranh luận tuy đều có ý thức về vai tròquan trọng của chủ thể trong sáng tạo nghệ thuật song mâu thuẫn lại bộc lộngay trong cách hiểu biết vai trò ấy Điều đó càng khẳng định vấn đề phảnánh nghệ thuật có sức kích thích và hấp dẫn đặc biệt

Luận điểm thứ ba mà Lê Ngọc Trà gây tranh luận đó chính là ý kiếncủa cá nhân ông về việc hiểu và tiếp thu ý kiến của các tiền nhân kinh điểntrên vấn đề phản ánh hiện thực Theo Lê Ngọc Trà cả Marx, Engel và Leninđều không cho nhiệm vụ phản ánh hiện thực chính là tiêu chí đánh giá vănhọc

Ông cũng cho rằng chủ nghĩa hiện thực mà Engel định nghĩa: ngoàitính chân thực của các chi tiết phải miêu tả các tính cách điển hình, đó khôngphải là yêu cầu về ý nghĩa nhận thức phản ánh của văn học mà chủ yếu làcách phản ánh hiện thực trong tác phẩm

Cách kiến giải này của Lê Ngọc Trà gây làn sóng tranh luận gay gắtnhất Cuộc tranh luận về cả ba quan điểm của ông vẫn chưa có câu trả lờichung cuộc và hậu kết của nó có lẽ sẽ như là quá trình…

Trong lịch sử tư tưởng nghệ thuật, vấn đề văn học và hiện thực cũngnhư vấn đề phản ánh nghệ thuật nói chung đã được ý thức qua hệ thốngnhững quan niệm Nhiệm vụ phản ánh này đã được ý thức qua quan niệm “bắtchước tự nhiên”, “tái hiện hiện thực”, “phản ánh hiện thực”… Truyền thốngnghệ thuật Phương Tây phản ánh hiện thực theo kiểu “chuyển dịch”, “bắtchước”, “tái hiện” nhấn mạnh quy trình đi từ khách thể tới tác phẩm Truyềnthống Phương Đông phản ánh hiện thực theo kiểu khác: tái hiện tác động củangoại giới, thời thế vào tâm hồn mình Sự biện giải khác nhau của mỗi người,mỗi thời đại về vấn đề phản ánh nghệ thuật là do đặc trưng nghệ thuật củatừng trường phái, trào lưu, có khi bị chi phối và chịu sự chế định của lịch sử.Tuy có sự tương đồng hay đối lập trong quan điểm nhưng vấn đề khẳng địnhmối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa văn học và hiện thực với yêu cầu mô tả hiệnthực khách quan luôn là một minh luận bất khả phủ nhận

Tuy nhiên, quan niệm về hiện thực thay đổi kéo theo cái biểu đạt thayđổi Sự đột phá của nghệ thuật bắt đầu từ những phương thức, phương tiện

Trang 27

biểu đạt mới Điều này cũng đồng nghĩa với việc định vị tài năng của nghệ sỹ.Cùng một nguyên liệu hiện thực như nhau nhưng cách thức phản ánh và hiệuquả thẩm mĩ của nó lại khác nhau Vai trò của chủ thể sáng tạo cũng phảiđược coi là yếu điểm của nghệ thuật Vì cá tính sáng tạo của nhà văn cũng nh-

ư tìm tòi, trăn trở của riêng họ luôn được khái quát thành những triết lý nhânsinh qua những sản phẩm tinh thần của mình

Chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật là tiếp nhận một chỉnh thể trọn vẹn.Giá trị tác phẩm không chỉ nằm trong nội dung, trong sự kiện được mô tả mà

nó còn hấp dẫn bởi cách trình bày, bởi ma lực của ngôn ngữ hay lớp sónghình ảnh của tác phẩm ấy Bởi vậy hình thức nghệ thuật cũng có vai trò tươngthích với nội dung của nó Chủ thể sáng tạo phải biết lựa chọn hình thức chophù hợp với nội dung và nếu nội dung tìm được hình thức biểu hiện độc đáo,sáng lạ của nó thì hiệu quả thẩm mĩ sẽ tăng lên Cũng có thể nói, sự lựa chọnphản ánh hình thức phù hợp cũng là hệ quả khác khi đánh giá tầm thiết yếucủa vai trò chủ thể sáng tạo

Điều đáng nói khác của vấn đề phản ánh nghệ thuật đó là phải có cáinhìn thấu hiểu và có chiều sâu đối với thuật ngữ mang nội hàm đặc thù này.Phản ánh nghệ thuật không phải đơn thuần chỉ là sự tái hiện những thực tạihoặc mô phỏng các hình thức của đối tượng mà còn biểu hiện thế giới ẩn kín,sâu lắng, đầy riêng tư, trăn trở với những tầng sâu thầm kín và tinh vi nhấtcủa chủ thể sáng tạo thông qua các thủ pháp nghệ thuật đa dạng …

1.2 Đặc trưng của phản ánh nghệ thuật trong chủ nghĩa hiện thực

Với tư duy hệ thống và mô hình, người ta càng tiến đến xác định mộtcách nhất quán hệ thống tiêu chí bao gồm những yếu tố làm nên tổ chức bêntrong của phương pháp sáng tác Từ chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạnđến chủ nghĩa hiện thực là sự thay đổi của một quá trình Đó là sự chuyểngiao của một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ những nguyên tắc tư tưởng nghệthuật được xác định bởi một thế giới quan nhất định trong những điều kiệnlịch sử xã hội nhất định, dùng để phản ánh cuộc sống bằng hình tượng Nóinhư vậy không có nghĩa là phương pháp sáng tác bị dung hoà và đồng nhấtvới thế giới quan mà nó chỉ gắn rất chặt với thế giới quan Một trong nhữngyêu cầu của tư duy khoa học hiện đại là tất cả các kiến giải đưa ra đều có thể

“thao tác hoá”, nghĩa là phải trực tiếp tìm thấy những biểu hiện vật thể của nó

Trang 28

- mà trong lĩnh vực này là cơ cấu tác phẩm Trong những chế tài lịch sử nhấtđịnh, nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng thường có những khuôn mẫu,

mô hình đặc thù Hay nói một cách khác, lịch sử văn học là lịch sử của sự

thay đổi các mô hình Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì mô hình là:

“hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủyếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy” (60,617) Mô hình nghệthuật chính là những yếu tố, đặc trưng bản chất nhất, thiết cốt nhất để cơ cấunên nghệ thuật Mô hình phản ánh nghệ thuật tương hợp với đặc trưng phảnánh nghệ thuật của từng giai đoạn, từng tác giả Chủ nghĩa hiện thực vớinhững đặc điểm của riêng nó đã bộc lộ mô hình, đặc trưng nghệ thuật mộtcách sống động và “hiện thực” nhất

Theo Lại Nguyên Ân, thì chủ nghĩa hiện thực là “nguyên tắc sáng tác

mà cơ sở của nó là các tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm nghệ thuật ược cắt nghĩa ở bình diện xã hội-lịch sử, sự liên hệ theo quy luật nhân quảgiữa chúng (quyết định luận xã hội), được khám phá trong sự phát triển vềchất (chủ nghĩa lịch sử) nhờ việc điển hình hoá các sự kiện tồn tại, tức là t-ương ứng với thực tại nguyên khởi…”(3,77) Khác với chủ nghĩa cổ điển vàchủ nghĩa lãng mạn thường chỉ bị chi phối một vài nguồn ý thức tư tưởng, chủnghĩa hiện thực có tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện, chonên nó phải khơi nguồn ở nhiều phương diện khác nhau và cuối cùng thườngkết tinh lại thành một nguyên tắc nhất định Với ý nghĩa là một nguyên tắcsáng tác cơ bản, thuật ngữ này trở nên thông dụng ở Nga và Châu Âu vàonhững năm 60 của thế kỷ XIX Và ý nghĩa của khái niệm này như một phư-ơng pháp sáng tác mới được đề xuất và sử dụng ở phê bình văn học cũng nhưnghệ thuật dưới thời Xô Viết từ những năm 20-30 của thế kỷ

đ-Quy luật văn học phản ánh hiện thực theo hình thức trọn vẹn và trựctiếp của cuộc sống, là sự mô phỏng thực tại khách quan được coi là quy luậtnghệ thuật tự trị từ thời Aristote: Có thể nhìn nhận rằng những sáng tác củacác nhà hiện thực chủ nghĩa ở Châu Âu nửa sau thế kỷ XIX là sự phát triểnđến đỉnh cao của quan điểm nghệ thuật này Tìm hiểu đặc trưng phản ánh củachủ nghĩa hiện thực để thấy được tính truyền thống và sự quy phạm hoá của

cơ sở nhận thức quan niệm về phản ánh nghệ thuật thời kỳ này Từ nền tảng

Trang 29

và tiền đề sẽ thấy sự phá cách kỳ diệu của chủ nghĩa hiện thực, từ khi xuấthiện F.Kafka.

Chủ nghĩa hiện thực nảy sinh như sự thừa kế đồng thời như sự đối lậpvới chủ nghĩa lãng mạn Đây là giai đoạn hình thành và phát triển mâu thuẫngiữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là hai lực lượng cơ bản trong xã hộihiện đại Các nhà văn chân chính khi quay về nhìn thẳng vào sự thật đã kiếngiải một cách tường minh rằng: nội dung cơ bản của những quan hệ xã hội làvấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp Để có cái nhìn trực tiếp, đa diện, vàbản chất nhất đối với chuyển biến xã hội, mà được đánh dấu là bước trưởngthành trong thế giới quan so với chủ nghĩa lãng mạn, nhà văn hiện thực cònđược cung cấp vốn hiểu biết, tri thức nhất định do sự kết tinh từ thành tựu củakhoa học Đó chính là sự chỉ rõ căn nguyên “bệnh lý” về mâu thuẫn và áp bứcgiai cấp trong xã hội tư bản, về khía cạnh xã hội học Đó là chứng minh rõràng của sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc

là một tất yếu lịch sử, về mặt sử học Đó là hệ thống tư tưởng của phép biệnchứng của Hegel, chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engel…đã đưa chủnghĩa duy vật lên đỉnh cao chưa từng có trước chủ nghĩa Marx, về phươngdiện triết học; Còn về khoa học tự nhiên thì nổi bật lên là tiến hoá luận củaDacuyn… Tất cả những đặc điểm về tình trạng xã hội và những thành tựu vềcác ngành khoa học nói trên chính là cơ sở, là tiền đề cho nhận thức của cácnhà văn về quy luật sinh tồn, vận động của xã hội cũng như quan niệm phảnánh nghệ thuật, trong thế giới quan của họ Từ đó, họ sẽ khám phá, nghiêncứu và thẩm định sâu sắc, thực tế, đầy đủ hơn về bản chất của chế độ xã hội

Quan điểm nghệ thuật về sự mô phỏng thực tại khách quan từ thời cổđại vẫn có dấu ấn và sự ảnh hưởng đối với chủ nghĩa hiện thực nhưng nó đã

có sự phát triển biến dạng, phát triển tương thích với nhận thức của tân khoahọc Đó cũng chính là sự đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn mới đối với văn họcnghệ thuật, tuy nó vẫn luôn xây dựng trên nền tảng mĩ học truyền thống Chủnghĩa hiện thực như một phương pháp, một trào lưu, một nguyên tắc nghệthuật phát triển và thịnh hành ở Châu Âu trong thế kỷ XIX với những đạidanh như Stendhal, Banzac, L.Tonlstoi…

Khác biệt và tạo sự cách tân với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãngmạn, chủ nghĩa hiện thực đặc biệt chú ý tới sự khách quan hoá trong thể hiện

Trang 30

nghệ thuật Đây là bước tiến lớn so với trừu tượng hoá và lý tưởng hoá hìnhtượng nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn Quan niệm đểchính cuộc sống, chính thực tại khách quan phát biểu ý nghĩa tự thân, quahình tượng nghệ thuật được bao phủ cả cái được phản ánh và cái phản ánh,trong chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX.

Trong bình diện cái được phản ánh, chủ nghĩa hiện thực quan tâm và đềcao hơn cả là những cảnh huống, hiện tượng chân xác của thực tại kháchquan ở đây các nhà chủ nghĩa hiện thực luôn luôn chú ý tới việc nhấn mạnh

sự tồn tại độc lập của khách thể miêu tả Đó cũng là đối tượng trung tâm củachủ nghĩa hiện thực Nhấn mạnh sự tồn tại độc lập của khách thể miêu tảnghĩa là luôn để bản thân cuộc sống được phơi bày một cách trực tiếp và tựnhiên như nó vốn có Ở đây là cuộc sống, là thực tại khách quan sống động,đang phập phồng và cựa quậy trong cuộc đời, trong thế giới chứ không phải là

sự tồn hiện trong ý niệm, trong lý tưởng như các tiền chủ nghĩa khác Coicuộc sống chính là khách thể cần phải tôn trọng là mục đích sáng tác của hầuhết các văn hào trong giai đoạn này Stendhal luôn cho rằng phải phát huy đếncao độ kiểu sáng tác tái hiện và ông coi nghệ thuật phải như “một tấm gương

xê dịch trên con đường lớn” (54,70) Văn học sẽ phản ánh trung thực và chânxác nhất mọi biến thái tinh vi và vận động của thực tại khách quan Sự linhhoạt trong sáng tạo của nghệ thuật nhưng luôn có giới hạn trong chu trình củahiện thực, của cuộc sống Đó là quan điểm và mục đích, phương châm sángtác của người đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực thế kỷXIX Còn Balzac, người thầy của chủ nghĩa này, lại tự cho mình là “thư ký”của thời đại: “chính bản thân xã hội Pháp mới là sử gia, mà tôi chỉ là thư ký”

và “tái hiện sự thật thực tại cuộc sống một cách chân thực và mạnh mẽ làhạnh phúc cao quý nhất của nhà văn, ngay cả khi sự thật ấy không phù hợpvới những thiện cảm của nhà văn” lại là ý kiến của Tuocghenhep L.Tolstoikhẳng định “người nghệ sỹ là nghệ sỹ vì đối tượng như thế nào thì anh ta thấynhư vậy, chứ không phải anh ta muốn thế nào thì anh ta thấy như vậy” Hầunhư các văn hào đều cho rằng giá trị của một tác phẩm là sự liên hệ hữu cơcủa nó với cuộc sống…

Nhấn mạnh sự độc lập của khách thể miêu tả không chỉ thể hiện ởnhững lời tuyên bố, những câu kết luận có tính định hướng cho sáng tạo của

Trang 31

mình mà ở ngay các lời tựa, những câu đề từ cho tác phẩm cụ thể cũng đượccác tác giả định danh trực tiếp Điều này được cụ thể hoá qua lời đề từ của

Stendhal trong Đỏ và đen và đặc biệt là lời tựa của Tấn trò đời Balzac đã thủ

thỉ, chậm rãi phơi lộ suy tư và cảm xúc của ông khi viết bộ tiểu thuyết vĩ đại

này Lời tựa của Tấn trò đời chính là gan ruột thầm kín của ông: “nhà văn khi

sao chép cả xã hội, hiểu thấu nó trong vô vàn những náo động, có khi và tấtnhiên phải như vậy”(5,20)

Cũng ở lời tựa này, ông còn phản đối quyết liệt sự sao chụp những sángtác của ông vào trường phái cảm giác luận, duy vật luận vì ông luôn chủtrương “thu lượm bấy nhiêu sự kiện và thể hiện các sự kiện ấy đúng nhưchúng tồn tại”(5,21) Cộng với sự say mê không có điểm dừng, trong các sángtác của mình Balzac còn định hướng cho sự tiếp nhận của người đọc đối vớisản phẩm sáng tạo của mình: “khi nắm vững ý nghĩa của những tác phẩm này,người ta sẽ nhận ra rằng tôi trao cho những sự kiện thường kì hằng ngày, bímật hay minh bạch, cho những hành vi của đời sống cá nhân, cho các nguyênnhân và nguyên lý của các hành vi đó, tầm quan trọng ngang với tầm quantrọng mà các nhà sử học đã dành cho những biến cố trong đời sống chung củacác quốc gia”(5,22)

Tất cả những lời phái biểu là cả sự nung nấu, đúc rút và định hướng củacác văn nghiệp Những lời tâm sự chân thành, thống thiết của họ lại cũngchính là bản cương lĩnh cho sáng tạo nghệ thuật đương thời Và những bảncương lĩnh mang phương châm này chi phối, thống ngự và xuyên suốt những

hệ tác phẩm của những nhà văn Tư tưởng của từng cá nhân nghệ sỹ lại được

cụ thể hoá thành đối tượng, thành cái được phản ánh qua từng sản phẩm tinh

thần của họ Tấn trò đời đã bao quát và tổng hợp hoá bức tranh đồ sộ của xã

hội Pháp thời kỳ 1789-1850 Ở đây một xã hội nhốn nháo, bon chen, ganhđua, với mùi vị hôi tanh của đồng tiền, với sắc mặt lạnh tanh vô hữu của cảmxúc, với âm thanh lừa lọc, phỉnh nịnh tởm lợm được phát ra duy nhất vì danhvọng, địa vị… Tất cả hoà tấu thành bản nhạc tuy không có lời nhưng lại tỷ lệnghịch về ý nghĩa Mục đích sống vị tiền, vị danh vọng cũng bị Stendhal vạch

trần, phơi lộ trong Đỏ và đen trước đó Ở đây, tình và tiền và danh vọng được

đặt ngang giá, được coi là các vế cân bằng của phương trình sống Phạm vi

hiện thực lại được kéo rộng biên độ trong Chiến tranh và hoà bình (L.Tolstoi).

Trang 32

Giới hạn về hiện thực không chỉ bó hẹp trong cuộc chiến tranh Pháp - Nga từ1805-1812 ở tác phẩm mà nó là sự phản ánh trung thực và đầy tính khái quátđối với bi kịch của con người trong chiến tranh.

Để thể hiện đối tượng của khách quan, thể hiện cái được phản ánh thìcái phản ánh của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX cũng có những phương thức,phương tiện tương thích Toàn bộ những nguyên tắc thẩm mĩ và những đặctính loại hình của chủ nghĩa hiện thực được bộc lộ trong sự phát triển của vănhọc thế kỷ XIX Và lúc này tiêu chuẩn chủ đạo của tính nghệ thuật chính là sựtrung thành với thực tại Vì vậy phương thức đầu tiên mà người ta phải nhắcđến của chủ nghĩa hiện thực để nhấn mạnh sự tồn tại độc lập của khách thểmiêu tả đó chính là sự phản ánh hiện thực theo các hình thức của đối tượng

“Sự miêu tả không còn mang tính ước lệ trừu tượng, phóng đại, nó đạt đếnmột mức độ mới của tính sống động, khiến người ta có thể nói về các nhânvật văn học như về những con người sống thực Dạng phát triển nhất là hướngtới tính xác thực trực tiếp của sự miêu tả, tái tạo đời sống trong hình thức củabản thân đời sống" (3,84) Và lúc này sự miêu tả đã phá vỡ tính ước lệ, phúngdụ… để vẹn nguyên trở về với sự thật trần trụi của cuộc sống Các nhà vănhiện thực luôn đặt con người trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai

sự phát triển tính cách của nó theo sự diễn biến của hoàn cảnh đó Đây cũng

là quá trình đúc kết sơ bộ trên bình diện lý luận ở các nhà văn và các nhà mĩhọc thế kỷ XIX Vì vậy, xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điểnhình là quy tắc đầu tiên của hệ thống thẩm mĩ quy ước trong phương thứcsáng tác nói trên Đây cũng chính là nét đặc thù, sáng lạ của chủ nghĩa hiệnthực so với chủ nghĩa lãng mạn và cổ điển Belinxki cho rằng điển hình chính

là “người lạ quen biết” tức ông muốn nói tới sự thống nhất hài hoà cao độgiữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao của tính cáchđiển hình Trong chủ nghĩa hiện thực, cá nhân tự nó là đối tượng trực tiếp của

sự miêu tả; cái khái quát, cái điển hình toát ra từ tính cách của con người cụthể Cá tính cao độ của nhân vật sẽ làm cho nó trở nên sống động và gợi cảm

hơn Ở thiên tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac đã xây dựng hàng loạt các

nhân vật điển hình Nhưng mỗi nhân vật mỗi vẻ, tươi mới, sống động mà lạirất chân thực Những Goriot, Grandet… là những điển hình quy phạm củanghệ thuật và cuộc sống vượt qua giới hạn không gian, thời gian mà chúng tôi

Trang 33

sẽ biện giải tường minh ở phần sau Nhà văn hiện thực Nga – Gonsarop, đãxây dựng nhân vật điển hình mà Lenin đã khái quát hoá và khẳng định sự hiệndiện trường tồn của nhân vật này: “đã có một điển hình cuộc sống Nga nhưthế là Ohomop Hắn ta nằm mãi trên giường và vạch kế hoạch […] chỉ cầnnhìn vào chúng ta, xem chúng ta họp hành, chúng ta làm việc như thế nàotrong các hội đồng cũng đủ để nói rằng Ohomop xưa kia vẫn đang còn, và cầnphải tắm rửa hắn nhiều lần, kì cọ, giũ dập mới hòng nên chuyện gì đư-ợc”(58,531) Như vậy là bản chất sự vật cũng như của con người có nhiềutầng bậc và đều được khái quát vào văn học nghệ thuật qua việc điển hìnhhoá Sự điển hình hoá nhân vật chịu sự chi phối và có mối liên hệ hữu cơ vớihoàn cảnh điển hình Tính cách điển hình trở nên phong phú và đa dạng bởi

vì nó chính là con đẻ của hoàn cảnh điển hình Sự tồn hiện và sinh động củanhân vật trong tác phẩm Stendhal, Balzac, L.Tonstoil… trở thành điển hìnhtrong sự tương tác với hoàn cảnh thực tại xã hội đương thời

Nhận định về chủ nghĩa hiện thực, Engel viết: “theo ý kiến tôi, đã nóiđến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự chính xác của các chi tiết ra còn phải nóiđến sự thể hiện chân thực tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”.Như vậy, theo ông những đặc tính để kết dệt nên một chủ nghĩa hiện thực, đócòn là sự chính xác của các chi tiết Chi tiết luôn tạo nên tính cụ thể của hìnhtượng Mà đây đã trở thành thuộc tính trong nguyên tắc sáng tác của chủnghĩa hiện thực Ở chủ nghĩa lãng mạn không thể sử dụng nhiều chi tiết chânthực vì được sáng tác theo thi pháp chủ quan hoá, phát huy đến mức tối đa

kiểu sáng tác tái tạo Trong Đỏ và đen, Stendhal đã tả khá tỉ mỉ quá trình leo

từng nấc thang danh vọng của Juylieng Xoren từ khi anh rời làng quê đếnbước chân đầu tiên đặt vào lâu đài và sự trả giá của nhân vật tham vọng này.Chân dung đài các, quyền quý của những quý bà trong tác phẩm hay sự giằng

co tâm lý - với những biến thái run rẩy tinh vi tận đáy sâu tâm hồn củaJuylieng cũng được Stendhal phơi bày lên trang giấy với sự chi tiết cụ thể.Những chi tiết chân thực này có một ý nghĩa tương đối độc lập của nó, đó là

nó đã góp phần đan dệt nên những cảnh sinh động làm cho người đọc quên điviệc đọc tác phẩm, mà như tiếp xúc chính cảnh đời thực, như đang chứng kiến

và giám khảo với bản sơ đồ tâm lý của Juylieng

Trang 34

Yêu cầu về sự trung thực, chân xác của chủ nghĩa hiện thực được coi lànguyên tắc sáng tác cũng chính được tạo tiền đề từ tiêu chí chân thực, minhxác về các chi tiết Không phải ngẫu nhiên mà truyện ngắn và tiểu thuyết đư-

ợc coi là lãnh chúa về thể loại của chủ nghĩa hiện thực Với lợi thế co giãn vềdung lượng và bá quyền trong việc thể hiện mọi thứ bộn bề, ngổn ngang củacuộc sống, tiểu thuyết là sự tích hợp, hệ thống hoá từng chi tiết nhỏ.L.Tonstoil đã chỉ ra hiệu quả của nghệ thuật “chỉ đạt được chừng nào mà nhànghệ sỹ tìm được thấy vô vàn các yếu tố nhỏ bé tạo thành tác phẩm nghệthuật” Trong sản phẩm sáng tạo của mình, ông tỉ mỉ ngồi kết từng chi tiết nhỏnhặt nhất của nét mặt, lời nói, ánh mắt đến các biến thái trong diện mạo Ngay

trong bốn chương đầu của Chiến tranh và hoà bình, những chi tiết nhỏ xíu

nhưng lại phát huy vai trò to lớn trong việc xác định không gian và thời gianmột cách tường minh, mạch lạc Petecbua hay những địa danh khác, tự nó đãmang ý nghĩa thông báo cụ thể về địa danh mà không cần phải thuyết minh,giới thiệu Đơn giản vì các chi tiết ở đây đều biết nói… Ngay cả cách giớithiệu khối lượng lớn nhân vật của L.Tonstoil cũng vậy Tác giả trực tiếp miêu

tả 11 nhân vật và nhắc tới 16 nhân vật khác rất rõ ràng, cụ thể cũng chỉ trong

4 chương tiền khởi của tác phẩm đồ sộ ấy Hãy thử lắng nghe và chiêm

ngư-ỡng chân dung Nekoliuzop - nhân vật chính trong Buổi sáng của một trang

chủ, của L.Tonstoil: “Nêkhơliudôp là một chàng trai cao lớn, cân đối, tóc

xoăn dậm, màu hạt dẻ, mắt đen và sáng, đôi má tươi tắn, môi đỏ, phía trên chỉmới loáng thoáng hàng lông tơ thanh xuân Mọi cử chỉ dáng vẻ của chàng đềutoát ra sức mạnh, nghị lực và lòng tự mãn hiền hậu của tuổi trẻ” (70,152) Rồihàng loạt các chi tiết miêu tả chân dung của cả những nhân vật phụ khác trongtruyện ngắn chỉ vẻn vẹn có 60 trang ấy Những tác phẩm của L.Tonstoil cóthể thấy ông luôn thiên về miêu tả hơn về kể chuyện Miêu tả lại đòi hỏi nhiềuchi tiết để dựng cảnh giống như thực Khi thưởng thức tác phẩm, người tiếpnhận tưởng như đang trực tiếp chứng kiến, thậm chí có thể tham gia vào câuchuyện của các nhân vật

Hiệu quả nghệ thuật thẩm mĩ của các chi tiết được phát huy cao độ hơn

cả những tác phẩm của Balzac, đặc biệt là thiên tiểu thuyết Tấn trò đời mà

chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau

Trang 35

Bên cạnh những phương thức khách quan hoá hiện thực trên, chủ nghĩahiện thực còn thể hiện sự miêu tả với sự tôn trọng hiện thực khách quan mộtcách tối đa Nghĩa là nhà văn để cho tự nhân vật, cảnh huống tự do thốngngự và phơi bày đặc điểm, ý nghĩa của chúng trong tác phẩm Không hề có sựbộc lộ trực tiếp hay chủ động giáo huấn của tác giả Tuy nhiên như thế vai tròcủa chủ thể sáng tạo không đồng nghĩa với việc bị hạ giá Bởi vì khách quantuyệt đối là thứ không thể đòi hỏi mà khi lựa chọn một lối viết, nhà văn đã đặtdấu ấn chủ quan lên tác phẩm của mình.

Tất cả những nguyên tắc sáng tác, những đặc trưng phản ánh nghệ thuậtcủa chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đã tạo thành hệ quy ước giá trị thẩm mĩvững bền và sâu sắc Không ít người đã xem nó như một mô hình lý tưởngtrong sáng tác cũng như trong tiếp nhận văn học trong một thời gian dài Tuynhiên, chủ nghĩa hiện thực không hề thụ động, rập khuân trong những môhình khuân mẫu ấy mà họ luôn quan tâm tới sự sáng tạo trong phản ánh Vìvậy, họ vẫn sử dụng các biện pháp cường điệu, ẩn dụ hay những yếu tố kỳảo…trong các tác phẩm của mình Vì thế giá trị thẩm mĩ của văn học thời kỳnày vẫn luôn hấp dẫn, tươi mới

Lấy thế kỷ XIX để làm mốc đối sánh với những hậu thế kỷ, mới thấy

sự thay đổi lớn lao của xã hội loài người trong thế kỷ XX Đến cuối thế kỷXIX, chủ nghĩa công nghiệp ở Phương Tây đã đạt đến đỉnh điểm và đến giữathế kỷ XX thì xã hội hậu công nghiệp, xã hội thông tin dần dần được hìnhthành Động lực của sự biến đổi đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

đã nổ ra làm xuất hiện một nền văn minh mới Nghệ thuật cùng đường đuacủa sự thay đổi và tăng tốc Chủ nghĩa hiện thực được coi là sự thống ngựtuyệt đỉnh trong thế kỷ XIX với những hằng số thẩm mĩ nghệ thuật của mình,thực sự đã trở thành sự khiêu khích trước cơn bão của cuộc cách mạng khoahọc văn học mới - chủ nghĩa hiện thực lúc này-cũng với nguyên bản địnhdanh ấy, nhưng đã mang một phương diện hoàn toàn cách tân hoá Đặc trưngphản ánh nghệ thuật ở thế kỷ XX biến đổi là tất yếu của lịch sử văn học Nếuvăn học chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX tham vọng phản ánh thực tại trong sựtrọn vẹn tổng thể và trực tiếp của dạng thức cuộc sống thì đến chủ nghĩa hiệnđại, các nghệ sỹ lại cho rằng khi sản phẩm tinh thần của mình ra đời cũng cónghĩa sự tạo lập nghĩa chính là chức năng và bổn phận của nó Những ý tưởng

Trang 36

và những chuẩn mực của kiến thức truyền thống thế kỷ XIX đã thành tiếntrình của sự phủ định, được đặc trưng ở sự chối bỏ hiện thực bản thể và ởquan niệm về tính xác thực của những lý thuyết đã được quy phạm hoá Cuộcsăn tìm những phương thức biểu đạt, những đặc trưng phản ánh của các nhànghệ sỹ thế kỷ XX thể hiện ở sự quyết liệt phủ định và khước từ ấy Họ thư-ờng phủ định dòng thời gian, không gian trường tồn của quy luật tự nhiên,phủ nhận sự tuyệt đối hoá tính chân xác của nghệ thuật… Rồi từ đó táo bạothiết lập một hiện thực hoàn toàn mới: hiện thực huyền thoại, hiện thực không

có mặt và hiện thực dang dở luôn khát khao đợi chờ những cánh cửa tạonghĩa… Với hàng loạt những sự kiện phi logic hoá mờ ảo như những mê cung

mê lộ, chất ngập của ảo giác… Tất cả những tân hình thức ấy được phục trangtrong lớp vỏ ngôn ngữ hoàn toàn mới Nó mang tính đa tầng, đa nghĩa và hàm

ẩn cao Những đại biểu tiên phong cho thứ chủ nghĩa hiện thực phá cách ấykhông ai khác là Ady Endre, F.Kafka, là Albert Camus… Với toàn bộ khảnăng sáng tạo đầy trọng lực của mình Chính sự đột phá đầy độc đáo và sáng

lạ của F.Kafka trong chiều kích của chủ nghĩa hiện thực khiến nhiều ngườingỡ ngàng và có khi băn khoăn trong việc xếp ông vào đội ngũ sáng tác hiệnthực Nhưng thực ra ông là ngọn cờ xuất sắc trong việc làm mới mình của chủnghĩa hiện thực, vì khả năng nhận biết và truyền cảm của ông vô cùng đặcbiệt: “Chọn lựa những chi tiết như thế và giải mã chúng như giải mã những bí

ẩn của một hiện thực còn chưa được phát hiện” (62,183)

Theo dòng chảy của lịch sử, chủ nghĩa hiện thực có vận mệnh phản ánhnghệ thuật một cách đặc thù Từ quan niệm phản ánh hiện thực giống như thậttrong những luận điểm khởi nguyên, chủ nghĩa hiện thực đã có nhiều thayđổi, cách tân trong việc biểu đạt chính nó Đó cũng chính là quy luật tất yếucủa sự vận động tư duy nghệ thuật và điều ấy cũng chứng tỏ năng lực sáng tạo

kỳ diệu của người nghệ sỹ trong phạm vi nguyên liệu vô cùng vô tận của cuộcsống

1.3 H.Balzac - bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực và F.Kafka - ngọn cờ tiên phong của chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hiện thực từ H.Banzac đến F.Kafka là cả một quá trình Nói

“quá trình” ở đây không phải là cách định danh của sự đo lường về mặt thờigian mà là ở sự tiến đổi của phương thức phản ánh nghệ thuật Một bên là

Trang 37

đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực với toàn vẹn sự kết tinh và thăng hoa củakiểu mẫu nghệ thuật thế kỷ XIX và một bên lại là sự từ chối những định thứcchuẩn mực nhằm tạo ra một con đường, một cách thức riêng để đổi mới chủnghĩa hiện thực.

Cuộc đời văn nghiệp của Honore De Balzac gắn với những đột biếntrong tiến trình lịch sử Pháp thế kỷ XIX Đây là thời kỳ người ta đã nhìn thấu

tỏ quan hệ sâu xa của giai cấp đồng thời là giai đoạn được đánh dấu bởi sựphát triển của nhiều ngành khoa học như đã biện giải ở trên H.Balzac (1799 -1850) đã được Engel trân trọng tôn là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”.Ông sinh ra trong một gia đình nông dân, ở tại Tours, thủ phủ xưa của vùngTouraine Ngay từ nhỏ Balzac đã phải chịu sự hành xử lạnh nhạt và bất côngcủa người mẹ sinh ra mình và ông đã nhiều lần than phiền chua xót về điều

đó Balzac đã từng theo luật nghiệp nhưng cuối cùng ông đã hiểu ra mốiduyên lành giữa ông và văn chương là định mệnh tiên thiên H.Balzac thích

và từng làm nhiều nghề, ngay cả khi ông đã thành văn hào Nhưng tất cảnhững ngành ngoài văn chương ấy ông đều thu được kết quả là hai từ thất bại.Tuy nhiên, Balzac không chỉ mất mà ông lại được rất nhiều, đó là vốn sốnggiàu có: ông từng làm việc trong văn phòng viên đại tụng, tham gia công tácbáo chí, xuất bản, lại ngụp lặn trong hoạt động kinh doanh… nhà văn đã cóđiều kiện để tiếp xúc, quan sát rất nhiều hạng người khác nhau trong xã hội

Đó chính là những bài học và kho tư liệu đắt giá, phong phú mà ông tích luỹđược Do vậy, thế giới đa dạng muôn màu, cùng những thủ đoạn dung tục tầmthường đều được ông phơi lộ trên trang giấy Đã có thời kỳ Balzac tự giấumình và chìm đắm trong sách vở Đó chính là những khởi điểm vinh quangcủa ông Sự nghiệp sáng tác của đại văn hào này có thể chia làm bốn giaiđoạn Trong đó đáng chú ý là giai đoạn thứ hai và thứ ba Ở giai đoạn sáng tácthứ hai (1830-1835) ông đã trở thành nhà văn tiếng tăm bậc nhất của nướcPháp Balzac kiên quyết lên án quyền lực của đồng tiền, nguyên nhân căn bảncủa những bi kịch trong gia đình và xã hội Điểm nổi bật nhất trong chủ nghĩahiện thực của tác giả trong giai đoạn này là ông đã kết hợp nhuần nhuyễn giữaviệc phát hiện và tái hiện chính xác những tính cách, tình huống sinh động.Giai đoạn sáng tác thứ ba là thời kỳ phát quang rực rỡ nhất văn nghiệp củatiểu thuyết gia này Từ 1836-1840 ông lăn xả và ngụp lặn trong những sáng

Trang 38

tác dầy đặc mà bỏ rơi cả sức khoẻ của chính mình Từ đây, Balzac manh nhacấu tứ và tập trung thành bộ tiểu thuyết vĩ đại, mà cái tên của nó ông đã từng

trăn trở và chọn lựa: Tấn trò đời vào năm 1940 Ngay ở chính cách định danh

tiêu đề này, nội dung của nó đã được phơi lộ trong sự trọn vẹn của xã hội

đang vận động, diễn tiến Năm 1942, Balzac viết Lời nói đầu cho cả công

trình Đây chính là bản cương lĩnh nghệ thuật đã tuyên bố nhiều quan điểm mĩhọc, triết học, chính trị của toàn bộ thiên tiểu thuyết cũng như tư tưởng củaông Balzac đã thực hiện một quá trình lao động căng thẳng mà cường độ của

nó cho đến nay vẫn khiến người ta kinh ngạc Có nhà nghiên cứu đã tínhtrung bình mỗi năm Balzac phải viết 2000 trang liên tục không nghỉ suốt 20năm Và điều ấy tạo nên một “hiện tượng đặc biệt phi thường”(72,54)

Ý định của tác giả say mê văn học đến không mệt mỏi này là thực hiện

một sáng tác quy mô, gồm 143 tiểu thuyết sẽ tập hợp trong Tấn trò đời, Tấn

trò đời trong cấu trúc nội tại hoàn chỉnh của nó, được ông chia ra làm ba phần

với sự tập trung của từng tiểu thuyết có sự đồng nhất về đề tài Đó là: Phần I:

Khảo luận phong tục, trong đó tiêu biểu là những tác phẩm Lão Goriot, Vỡ mộng, Bước thăng trầm của kỹ nữ… Hầu như mọi tư tưởng và thế giới quan

sắc sảo của ông được khái quát qua bức tranh quy mô về xã hội, qua phần

này Ngoài ra phần II: Khảo luận triết học và Phần III khảo luận phân tích

cũng góp tiếng nói để tạo nên sự đa âm trong phong cách sáng tác của nhàvăn Khảo sát sự chia nhánh trong bản sơ đồ hoá những sáng tác của Balzac

đã thấy được sự dụng công và vốn sống của ông lấp lánh qua từng tác phẩm

“Bộ nghìn lẻ một đêm của Phương Tây”- theo cách gọi và ý đồ sáng tác củaông, đã có tới 425 nhân vật quý tộc,188 nhân vật tư sản và 487 nhân vật tiểu

tư sản…Tổng cộng đến trên 2000 nhân vật bao gồm cả địa chủ, nhà kinhdoanh, nhà buôn, chính khách, chủ ngân hàng, quan toà, thầy kiện, linh mục

“Tất cả đã góp phần dựng lên những bức bích hoạ quy mô hùng vĩ mà sử thicủa Hôme cũng không sánh kịp” (58,534) Chính sự phong phú về đối tượngsáng tác đã dẫn đến sự đa dạng muôn màu trong những cốt truyện mà ông thểhiện Cuộc sống thường nhật của các nhân vật chính là vấn đề của các cá nhânđược đặt trong lịch sử, dưới sự vận động bên ngoài của các tình tiết là sự vậnđộng sâu xa của lịch sử Để tạo nên một bức tranh rộng lớn của xã hội Phápvới mọi đối tượng, mọi ngóc nghách của đời sống mà không hề gây sự nhàm

Trang 39

chán, đơn điệu Đó chính là tài năng của Balzac trong việc quy phạm hoá cáctiêu chí phản ánh nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX và đã đưa chủnghĩa hiện thực phát triển tới đỉnh cao của nó.

Ở những tác phẩm của Balzac là sự kết hợp, hài hoà linh động và đầysáng tạo quy luật tự trị của nghệ thuật thế kỷ XIX Sáng tạo nghệ thuật làkhám phá tính quy luật và phá vỡ tính ngẫu nhiên bên ngoài của sự vật và đócũng chính là hành động nhận thức của người nghệ sỹ Chính bản cương lĩnh

Lời nói đầu của Tấn trò đời, ông đã trình bày những quan điểm nghệ thuật

xuyên suốt của mình: “tiểu thuyết sẽ không là gì cả […] nếu nó không chânthực trong chi tiết” nhưng “cái thật của nghệ thuật không đồng nhất với cáithật của tự nhiên, mà trường cửu hơn, đích thực hơn và vấn đề này chỉ có thểgiải quyết bằng điển hình” (68,13) Những nguyên do cơ bản để Balzac xứngdanh là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, theo cách gọi của Engel, không chỉ

ở đỉnh cao của nghệ thuật tiểu thuyết truyền thống mà ông vận dụng sáng tạo.Nhà nghệ sỹ hình thành nên phong cách riêng cũng đồng nghĩa với việc tựchính mình đã ký tên trong lòng độc giả, khi có những sáng tạo đặc thù vàmới lạ Balzac không ngừng tìm tòi và vươn tới chân trời sáng tạo, tuy vẫnnằm trong những giới hạn bất khả thủ của tiểu thuyết truyền thống quy định

Vào năm 1834, từ Lão Goriot, một phát kiến của ông được ứng dụng, đó

chính là thủ pháp nhân vật tái xuất hiện Balzac đã để cho đích danh một nhânvật nào đó tồn tại và xuất hiện trong liên tác phẩm Đây là thủ pháp miêu tảnhân vật với tính đa dạng và sự vận động cũng như đặt trong thử thách củanhiều mối quan hệ Đây là thủ pháp mới mà Balzac đã thực hiện trong cácsáng tác của mình Xã hội và sự vận động của nó vẹn nguyên dòng chảy trongcác sáng tác của ông chính một phần nhờ thủ pháp này

Phản ánh nghệ thuật được coi là tấm gương trung thành để từ đó hiệnthực cuộc sống đúng như dạng thức vốn có hiện lên sinh động và đa dạng làmục đích sáng tác của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX Vị “thư ký trung thànhcủa thời đại” - Balzac, lại sử dụng cả chất liệu hoang đường để phát biểunhững suy tư, triết lý trong phạm vi hiện thực của mình Đó chính là nhữngyếu tố kỳ ảo xuất hiện trong tác phẩm của ông với tư cách là phương tiệnphản ánh hiện thực đặc thù

Như vậy, chủ nghĩa hiện thực và tác giả ngự trị trên đỉnh điểm của nó,Honore de Balzac, đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử văn học nhân

Trang 40

loại “Có thể nói về Balzac rằng ông không chỉ là nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất,phong phú nhất và đa dạng nhất của chúng ta mà là bản thân tiểu thuyết […]Những tìm tòi và đóng góp của Balzac với nghệ thuật tiểu thuyết và cơ bảnđến mức các điều đó nhập vào tiểu thuyết sau ông một cách tự nhiên, tiểuthuyết của Balzac trở thành một cái mốc, một thí dụ, một dẫn chứng bắt buộcđối với tất cả tác giả đến sau, dù họ khâm phục hay phản đối” (66,204).

Franz Kafka xuất hiện như sự đột phá của lịch sử văn học Phương Tây,đang trong dòng chuyển động của nó Là nhà văn Tiệp Khắc, gốc Do Thái,viết bằng tiếng Đức, ông đã dành trọn cuộc đời ngắn ngủi của mình (1833-1924) để hun đúc nên những tác phẩm văn học với những đóng góp lớn trongvăn học hiện đại Cuộc đời của F.Kafka đầy những trắc trở và cay đắng Điểmtựa hạnh phúc của gia đình ở Kafka lại là sự ức chế, căng thẳng và run rẩy củacậu bé ngây thơ với sự khắc nghiệt độc đoán và đầy quyền uy của bốmình.Trong hạnh phúc riêng tư, nếu như Balzac sau những trắc trở vẫn cậpđược con thuyền tình ái của mình với người trong mộng, tuy chỉ có thời gianngắn ngủi, muộn màng tuổi xế chiều thì ở Kafka là những bi kịch, cay xót, côđơn đến tận cuối đời Nếu như Balzac còn may mắn chứng kiến những đứacon tinh thần của mình được khởi sắc thì Kafka, cay nghiệt và chua xót hơn,lại yêu cầu bóp chết những hun đúc tinh thần mà ông vắt kiệt sức để hoài thaibằng cách yêu cầu người bạn thân, Max Brot đốt sạch những tác phẩm củamình, sau khi ông chết Nếu như Balzac chỉ được chứng kiến những thay đổicủa xã hội trong lòng chế độ tư bản thì Kafka lại là chứng nhân trong dự cảmtrước những biến động dữ dội của nhân loại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXvới những cuộc thế chiến sẽ diễn ra mà hậu quả của nó là 60 triệu nhân mạng

bị chết, 90 triệu người khác bị thương Sự khủng hoảng trầm trọng của xã hội

đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt trào lưu triết học, mĩ học và văn học nghệthuật Cơ sở thế giới quan triết học của chủ nghĩa hiện đại được tập trungtrong tư tưởng ý chí luận của Schopenhauer và Nietzsche, chủ nghĩa trực giáccủa Bergson, hiện tượng học của Husserl, phân tâm học của Freud… Các họcgiả chủ trương phạm trù này có cái nhìn phi lý, bế tắc, vô nghĩa và bất lựctrước cuộc đời Vì vậy, cả những tác nhân chủ quan và khách quan đã thấmsâu vào tâm hồn quá nhạy cảm và đầy những chấn thương của Kafka Do đó,những tác phẩm của ông là những đứt đoạn khiến nhịp tim của con ngườinhư chùng lại, máu không dồn nhanh trong huyết quản vì “đối tượng trung

Ngày đăng: 12/04/2013, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1999), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1999
2. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà dịch, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2003
4. Bùi Văn Ba (2001), “Những yếu tố kỳ dị trong truyện Miếng da lừa của Balzac và truyện Người đã khuất của Maupassanh”, Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố kỳ dị trong truyện "Miếng da lừa"của Balzac và truyện "Người đã khuất" của Maupassanh”, "Những vấn đềlý thuyết lịch sử văn học và ngôn ngữ
Tác giả: Bùi Văn Ba
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
5. Balzac.H (1999), “Lời nói đầu (của bộ Tấn trò đời)”, Đỗ Đức Hiểu dịch, Văn học nước ngoài, (2), tr.14- 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời nói đầu (của bộ Tấn trò đời)”, Đỗ Đức Hiểudịch," Văn học nước ngoài
Tác giả: Balzac.H
Năm: 1999
6. Balzac.H (2001), Lão Goriot, Lê Huy dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Goriot
Tác giả: Balzac.H
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia
Năm: 2001
9. Balzac.H (2001), “Kiệt tác không người biết”, Lê Hồng Sâm dịch, Văn học nước ngoài, (4), tr.121- 150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiệt tác không người biết”, Lê Hồng Sâm dịch,"Văn học nước ngoài
Tác giả: Balzac.H
Năm: 2001
10. Balzac.H (2002), Miếng da lừa, Trọng Đức dịch, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miếng da lừa
Tác giả: Balzac.H
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
11. Balzac.H (2004), Ơgiêni Grăngđê, Huỳnh Lý dịch, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ơgiêni Grăngđê
Tác giả: Balzac.H
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
12. Bakhtin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Bộ văn hoá thông tin và thể thao Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin. M
Năm: 1992
13. Bakhtin. M (1993), Những vấn đề thi pháp Đôttôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôttôiepxki
Tác giả: Bakhtin. M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
14. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran – Dơ kafka, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Phran – Dơ kafka
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
15. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzăc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzăc
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1999
16. Lê Nguyên Cẩn (1999), “Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết Balzac”, Văn học, (6), tr.47 – 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyếtBalzac”," Văn học
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 1999
17. Nguyễn Văn Dân (2000), “Những bước tiến hoá của văn học phi lý”, Văn học nước ngoài, (2), tr.173- 198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước tiến hoá của văn học philý”," Văn học nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 2000
18. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia
Năm: 2000
19. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lý, Nxb Văn hoá Thông tin Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lý
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tinTrung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2002
20. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
21. Đỗ Đức Dục (1966), Hônôrê De Banzăc - Một bậc thày của chủ nghĩa hiện thực, Nxb Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hônôrê De Banzăc - Một bậc thày của chủnghĩa hiện thực
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1966
22. Đỗ Đức Dục (1981), Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Phương Tây, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn họcPhương Tây
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1981

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w