1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc thái

63 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 466,72 KB

Nội dung

Truyện cổ dân gian là một bộ phận khá đồ sộ cùng với truyện thơ, tục ngữ ca dao, đồng dao đã làm nên diện mạo cho văn học dân tộc Thái ở Sơn La, những câu chuyện cổ mang những giá trị gi

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Ths HOÀNG THỊ VÂN TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP & XÚC TIẾN VIỆC LÀM

NỘI DUNG PHẢN ÁNH, NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA TRUYỆN DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC: 2011-2012

Cộng tác viên: Ths.Hoàng Xuân Nghiêm

Sơn La, tháng 5 năm 2012

Trang 2

2

MỤC LỤC Phần mở đầu

Chương 1 Những vấn đề chung về truyện dân gian dân tộc Thái 9

1 Các khái niệm liên quan tới đề tài 9

2 Yếu tố dị bản trong truyện dân gian Thái 14

Chương 2 Nội dung phản ánh của truyện dân gian Thái 18

5 Các mối quan hệ xã hội và cuộc sống của con người 35

6 Sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nội dung phản ánh của

truyện cổ dân gian Thái

43

Chương 3 Nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian Thái 46

Trang 3

3

NT: Nghệ thuật TPVH: Tác phẩm văn học

Trang 4

và làm nên bản sắc riêng cho dân tộc Thái Truyện cổ dân gian là một bộ phận khá đồ sộ cùng với truyện thơ, tục ngữ ca dao, đồng dao đã làm nên diện mạo cho văn học dân tộc Thái ở Sơn La, những câu chuyện cổ mang những giá trị giáo dục con người về lẽ sống và giàu trí tưởng tưởng luôn hấp dẫn người nghe, người đọc, theo thời gian vẫn hiện diện trong đời sống của mỗi người con dân tộc Thái, vẫn âm vang trong từng nếp nhà sàn và hạn khuống, tìm hiểu về văn học địa phương Sơn La không thể không nghiên cứu truyện dân gian

1.2 Các công trình nghiên cứu về văn học dân tộc Thái chủ yếu vẫn nghiên cứu khái quát, hoặc sưu tầm giới thiệu các câu ca dao, các câu chuyện cổ, cũng có tác giả đi sâu vào nghiên cứu thể loại tục ngữ, đồng dao nhưng thể loại truyện cổ dân gian dân tộc Thái vẫn là mảnh đất màu mỡ cần được tìm hiểu khám phá ở nhiều chiều đặc biệt là nội dung, nghệ thuật, các giá trị chức năng và vai trò của nó trong đời sống con người

1.3 Trong chương trình văn học dân gian của ngành đào tạo cao đẳng Sư phạm Ngữ văn có phần văn học dân gian và có lượng thời gian dành cho chương trình văn học địa phương, nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung tư liệu tham khảo giúp cho sinh viên ngành Văn Sử, Tiểu học, Quản lý văn hóa học tập có hiệu quả phần văn học dân gian địa phương

1.4 Nghiên cứu về truyện dân gian dân tộc Thái nhằm khơi thêm niềm say mê tìm hiểu về truyện cổ dân tộc Thái cho những người yêu mến việc nghiên cứu về văn học dân gian Thái, đồng thời tăng cường tính tự học tự nghiên cứu cho HSSV ngành Ngữ văn trường CĐ Sơn La

Trang 5

5

1.5 Văn học dân tộc Thái từ lâu đã trở thành mối quan tâm và hứng thú nghiên cứu của đông đảo học giả, nhiều vấn đề được đặt ra khi nghiên cứu: Làm thế nào để phát huy bảo tồn văn học dân tộc Thái? Sưu tầm và lưu giữu văn học Thái như thế nào? Góp phần gìn giữ những giá trị tinh thần và bản sắc dân tộc Thái theo nghị quyết của Đảng cần thực hiện như thế nào? Khai thác văn học văn hóa dân tộc Thái ra sao? Với đường lối văn hóa văn nghệ đúng đắn Đảng ta

đã chủ trương qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã chỉ rõ: Nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung XHCN và có tính chất dân tộc …Nền văn hóa ấy là sự kết hợp hài hòa những tinh hoa văn hóa có phong cách riêng của các anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Về vai trò của văn hóa văn học dân gian của các dân tộc ít người, Đảng

và Nhà nước cũng hết sức quan tâm, trong bài viết của đồng chí Phạm Văn Đồng về Sự nghiệp XHCN và vấn đề văn hóa các dân tộc ít người, đăng trên báo Nhân Dân số 8734 đã nêu lên vấn đề lớn: Các dân tộc nước ta đều có truyền thống tốt đẹp, quý báu và khả năng phát triển nó rất phong phú Từ phong tục tập quán cho đến ca, múa, nhạc, ngôn ngữ, chữ viết đều là những cái vốn làm nên văn hóa dân tộc Trong cái vốn đó có rất nhiều cái hay cái đẹp cái quý mà Đảng ta đã có ý thức từ trước, cho nên chúng ta cố gắng giữ gìn, sưu tầm và phát huy, cố gắng không để nó mai một Từ cái vốn này, chúng ta sáng tạo nên những thành tựu mới làm cho nền văn học chung của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng phong phú tươi sáng đẹp đẽ

Vì lý do trên việc nghiên cứu truyện cổ dân gian dân tộc Thái ở Sơn La là

hết sức cần thiết, cho tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc Thái ở Sơn La ”

Trang 6

6

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài : Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở nước ngoài nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật biểu hiện của truyện cổ dân gian dân tộc Thái ở Sơn La

2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Đã có những đề tài nghiên cứu

về văn học dân tộc Thái như: “Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam” của tác giả Cầm Cường, tác giả đã nêu lên được nguồn gốc của văn học dân tộc Thái

ở Việt Nam, khái lược được các loại hình văn học dân tộc Thái như: văn học sử liệu, văn học thành văn, đi sâu vào nghiên cứu giá trị của các câu tục ngữ và thể hiện được vai trò của văn học với đời sống xã hội dân tộc Thái…Cuốn “Tuyển tập Truyện dân gian Thái” của tác giả Cầm Cường đã sưu tầm được hầu hết các truyện cổ dân tộc Thái với số lượng truyện khá phong phú đa dạng về đề tài, chủ đề…nhưng chưa phân tích tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật biểu hiện của các truyện được khảo sát, sưu tầm, biên soạn, đồng thời cũng chưa làm rõ đặc điểm của các truyện với những nét chung nhất và những nét riêng đặc sắc Đề tài

“Thống kê chuyện cổ mang chủ đề hôn nhân” của tác giả Mai Thu Hương thể hiện bức tranh đa dạng của văn học dân tộc Thái về vấn đề hôn nhân và gia đình, tác giả đã đi sâu tìm hiểu về chủ đề hôn nhân với quan niệm của người Thái về gia đình, về đời sống tâm linh, về phong tục…Nghiên cứu về những câu hát giao duyên của dân tộc Thái, tác giả Hoàng Trần Nghịch tập trung sưu tầm Quam Khắp sau đó biên soạn và dịch từ chữ Thái sang chữ Việt, sắp xếp các bài ca giao duyên từ các câu hát cổ cho đến những câu hát có sự giao thoa của văn hoá Thái với văn hoá các dân tộc khác, tác giả cũng đã phân tích được sự thành công và dấu ấn của thể loại ca dao dân ca đối với đời sống tinh thần của người Thái Như vậy: Nghiên cứu về văn học dân tộc Thái cũng đã được một số tác giả quan tâm khai thác nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi sưu tầm giới thiệu mà chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nội dung, nghệ thuật của truyện cổ

dân tộc Thái

Trang 7

7

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu phân tích nội dung, nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc Thái, xây dựng thành tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và lưu giữ văn học dân tộc Thái tại địa phương

Nâng cao chất lượng tìm hiểu văn học địa phương cho HSSV ngành Văn

Sử, Tiểu học, Mầm non, và HSSV các ngàng học khác trong trường CĐSL

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.Nghiên cứu các khái niệm có liên quan

4.2.Các nội dung phản ánh của truyện dân gian dân tộc Thái

4.3.Nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc Thái

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, đọc, lựa chọn, tổng hợp các thông tin

5.2 Phương pháp Phân tích: Trên cơ sở các truyện cổ dân gian đã sưu tầm giới thiệu, nghiên cứu, phân tích các nội dung thể hiện và nghệ thuật của truyện thông qua các chi tiết, hình tượng, ngôn ngữ…

5.3 Phương pháp So sánh : Tìm hiểu, nghiên cứu so sánh các truyện dân gian dân tộc Thái với truyện dân gian các dân tộc khác, hoặc truyện cổ nước ngoài ở các phương diện chủ đề, đề tài, nội dung, hình thức, hình tượng, nhân vật…

5.4 Phương pháp tổng hợp: Quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp, tổng kết kinh nghiệm, khảo nghiệm…

5.5 Phương pháp điền dã: Gặp gỡ các người cao tuổi, chuyên gia nghiên cứu, am hiểu về văn học dân tộc Thái…

6 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc Thái

7 Phạm vi nghiên cứu

Trang 8

8

Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc Thái ở Sơn La trên cơ sở các tập truyện dân gian dân tộc Thái đã được sưu tầm giới thiệu

8 Cấu trúc đề tài

Mở đầu

Nội dung

Chương 1: Những vấn đề chung về truyện dân gian dân tộc Thái

Chương 2: Nội dung phản ánh của truyện dân gian dân tộc Thái

Chương 3 Nghệ thuật biểu hiện của truyện dân gian dân tộc Thái

9 Kế hoạch nghiên cứu

TT Thời gian Nội dung công việc Mức độ hoàn

thành

Ghi chú

Trang 9

9

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI

1 Khái lược về dân tộc Thái

Người Thái Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng Ngữ hệ Thái trên thế giới, bao gồm khoảng một trăm triệu dân ở các nước: Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Miến điện, Ấn Độ, Ma lay xia…Địa bàn cư trú rải rác khắp các nước thuộc khu vực Châu Á

Ở Việt Nam, dân tộc Thái là dân tộc thiểu số có dân số đông ở nước ta sau dân tộc Kinh, với khoảng 80 vạn dân, sống tập trung ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng và cũng sống rải rác ở các nơi khác trong cả nước Dân tộc Thái là một trong số dân tộc

có mặt ở nước ta từ thời Hùng Vương dựng nước

Dân tộc Thái được chia thành 2 nhánh: Thái đen và Thái Trắng Việc phân chia căn cứ vào quy ước, phong tục tập quán, trang phục…Chẳng hạn: Người Thái đen chuộng số lẻ cho rằng số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, người Thái đen mặc áo thường là màu đen, nhà có mái hai chái hình khum mu rùa…Người Thái trắng chuộng số chẵn coi đó là số mạng ý nghĩa tạo nên sự ổn định vững chãi, áo cổ liền, lấy chồng không búi cẩu, nhà có 4 mái phẳng…

Người Thái đen có thống nhất cao về mặt cư trú bởi lãnh vực cư trú liền nhau từ Mường Lò (Nghiã Lộ) đến Mường Then (Điện Biên) choán gần hết tỉnh Sơn La và nửa phía nam tỉnh Lai Châu, và Tây Bắc tỉnh yên Bái Nhánh người Thái trắng chia thành địa bàn cư trú không liền nhau ở các khu Mường Lay (Phong Thổ), Mường Tấc (Phù Yên Bắc Yên), Mường Sang (Mộc Châu)… Việc chia thành nhánh Thái đen và Thái Trắng phản ánh những thời kỳ lịch sử hiện diện tại địa bàn cũng như các điểm xuất phát khác nhau từ các vùng lãnh thổ chung của cộng đồng ngữ hệ Thái để định cư tại các vùng đất Việt Nam Nó còn

Trang 10

( Quam lụk đếch), truyện đời xưa ( Quam tô mừa lài), thành ngữ ( Chiên lang), những bài hát giao duyên( Khắp báo sao), truyện thơ (Khắp sư), …Về nội dung

văn học dân tộc Thái bao hàm tất cả các nhận thức và phản ánh đủ các mối quan

hệ của con người với tự nhiên, vũ trụ, cũng như quan hệ xã hội và sinh hoạt của

xã hội dân tộc Về nghệ thuật, văn học dân tộc Thái đạt đến sự tinh tế chuẩn mực về ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật đa dạng, chi tiết nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu tính hàm nghĩa…

Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, người thái Việt Nam nói chung người Thái Sơn La nói riêng đã khẳng định được bản sắc riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với vốn ngôn ngữ, văn học, văn hoá phong phú đa dạng, mang nét độc đáo riêng

2 Khái niệm truyện dân gian Thái

Từ diển thuật ngữ văn học (4.trang 311dòng 14) đã khái niệm truyện dân gian: Truyện dân gian là một thể loại của văn học dân gian, nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ, chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp, với chức năng chủ yếu phản ánh và lý giải những vấn đề về xã hội cuộc sống, tự nhiên, con người và vạn vật

Trang 11

11

Khi nghiên cứu về tên gọi và tìm hiểu khái niệm về truyện dân gian Thái cũng có những quan niệm khác nhau: Có ý kiến cho rằng những câu chuyện cổ tích là truyện dân gian, hay truyện thơ là truyện dân gian Các ý kiến này mới chỉ bó hẹp khái niệm về truyện dân gian ở loại thể, mang tính cảm tính và chỉ đúng một phần Cũng có ý kiến khác cho rằng: Các truyện bao gồm truyện thơ, trường ca, sử thi, cổ tích…đều là truyện dân gian Quan niệm này đem đến khái niệm về truyện dân gian khá rộng, trong khi đó sử thi và trường ca lại có những đặc trưng riêng

Khái niệm về truyện dân gian Thái của tác giả Cầm Cường : Truyện dân gian Thái là những sáng tác tập thể truyền miệng, là sản phẩm tinh thần của dân tộc Thái, ra đời từ thời xa xưa, phản ánh quan niệm của người Thái về cuộc sống, xã hội, thiên nhiên vũ trụ và con người…

Khái niệm này đã chỉ rõ phương thức phản ánh của truyện dân gian là truyền miệng, là sản phẩm của quần chúng nhân dân, phản ánh thế giới tinh thần phong phú của quan chúng nhân dân, quan niệm này sâu sắc và bám sát các đặc trưng của văn học dân gian

3 Phân loại truyện dân gian Thái

Văn học dân tộc Thái là di sản quý giá và khá hoàn chỉnh, trong đó phải

kể đến truyện dân gian là một bộ phận khá lớn, truyện thường là những tác phẩm

có cốt truyện, nặng về hư cấu, có cốt truyện, nhân vật, tình tiết và thường khái quát những vấn đề triết lý mang tư tưởng, quan niệm của quần chúng nhân dân Khi phân loại truyện dân gian Thái cũng có những cách phân loại khác nhau Có

ý kiến căn cứ vào nội dung chia thành hai loại: Truyện cổ lịch sử, truyện cổ thế

sự Trong thực tế truyện dân gian Thái các yếu tố thần thoại, truyền thuyết, lịch

sử, sự tích, thế sự, ngụ ngôn, hài hước…các yếu tố này đan xen nếu cho rằng truyện dân gian dân tộc Thái chỉ có hai thể loại thì quá nghèo nàn và khó khăn trong việc tìm hiểu nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của truyện

Trang 12

12

Có ý kiến khác lại cho rằng truyện dân gian bao gồm các loại truyện bao gồm cả quam tô mừa lài (Truyện kể đời xưa), và quam sư maư (truyện kể ngày nay) Việc phân chia như vậy không hợp lý vì truyện cổ dân gian là những truyện truyền miệng mang yếu tố cổ xưa, còn truyện ngày nay là những truyện

ra đời từ khi có chữ Việt, và là sản phẩm của một cá nhân cụ thể, nội dung và hình thức nghệ thuật thường mang các yếu tố hiện đại

Trong thực tế các nhà nghiên cứu văn học dân tộc Thái vấn đề phân loại truyện dân gian đã được đặt ra căn cứ vào các yếu tố thần thoại, truyền thuyết, lịch sử, nhân tình thế thái, thế sự, ngụ ngôn răn đời, hài hước…vì thế có thể thể phân loại truyện cổ dân gian Thái thành các loại: Truyện cổ tích, truyện thân thoại, truyện ngụ ngôn…

Truyện cổ tích dân tộc Thái chủ yếu phản ánh xã hội đã có có sự phân chia giàu nghèo, số phận của những nghười nghèo và ước mơ khát vọng của quần chúng nhân dân Truyện ngụ ngôn của dân tộc Thái là những tác phẩm của ngươig Thái khi tư duy đã đạt đến trình độ phân biệt được ý niệm trừu tượng ẩn đằng sau những sự kiện, hình tượng trong câu chuyện, khi nhân dân cần đến một thứ vũ khí thích hợp để vừa tiến công vào giai cấp thống trị vừa bảo vệ được những người sử dụng vũ khí ấy Truyện cười cũng là thứ vũ khí sắc bén để người Thái đấu tranh nhằm lật tẩy bộ mặt tham lam giả dối ngu dốt của tầng lớp thống trị Phìa, Tạo và khát vọng lật đổ chế độ phong kiến đang lung lay đến tận gốc Những câu chuyện mang tính truyền thuyết được lưu hành trong đời sống của người Thái cổ xưa thường phản ánh những sự kiện lịch sử xây dựng nên những hình tượng người anh hùng đẹp đẽ đại diện cho tộc người Thái với những chiến công hiển hách lẫy lừng dẹp giặc, dẹp loạn, mang đến cuộc sống âm no cho nhân dân

Như vậy truyện dân gian dân tộc Thái bao gồm các thể loại khác nhau, mỗi một thể loại chọn cho mình một hình thức biểu hiện riêng để đem đến cái nhìn của nghệ sỹ dân gian và những người dân Thái về cuộc sống các thể loại

Trang 13

13

của truyện cổ dân gian cũng tập trung miêu tả các hành động của nhân vật, các

sự kiện có liên quan, các sự vật trong đời sống… để từ đó thể hiện những ước

mơ và khát vọng công bằng, cái Thiện cái Đẹp sẽ trường tồn Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của tất cả các truyện, chứ không tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian theo từng thể loại

4 Nội dung tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư tình cảm thái độ của chủ thể trước thực tại, tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật được ghi giữ qua văn tự có thể viết bằng văn vần hay văn xuôi Các tác phẩm nghệ thuật có dung lượng khác nhau, và cũng là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố: Chủ đề, hình tượng, nhân vật, cốt truyện, lý tưởng thẩm mỹ…Hai yếu tố góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm nghệ thuật là nội dung và hình thức

Là một trong hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời của tác phẩm văn học Nội dung là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm đánh giá của nhà văn Đó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố khác quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau, nó cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú nhiều chiều nhiều vẻ và hết sức độc đáo của đời sống mà tính loại hình để làm nên đề tài Vấn đề bức xúc nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, và đưa ra ý kiến từ qua tư tưởng của tác phẩm Thái độ đánh giá nhiệt tình của tác giả tạo nên cảm hứng chủ đạo và nội dung thẩm mỹ cho hình tượng Nội dung của tác phẩm văn học là kết quả khám phá phát hiện các tác giả Như vậy một tác phẩm văn học sẽ có hai chức năng: Vẽ lên bức tranh của đời sống và thể hiện cái nhìn của tác giả

5 Nghệ thuật tác phẩm văn học

Trang 14

14

Chính là hình thức nghệ thuật là phương diện không thể thiếu được trong tác phẩm văn học, bức tranh của đời sống luôn được tác giả xây dựng thành văn bản hình tượng mà ý nghĩa của nó phải được khám phá qua chi tiết, tình tiết nhân vật, cốt truyện, nhịp điệu, kết cấu, thể loại…Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng độc đáo ứng với nội dung độc đáo Trong tính chỉnh thể hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận cuộc sống, là cách bộc lộ nội dung và là kênh duy nhất để truyền đạt nội dung của tác phẩm Về mặt triết học khi nghiên cứu về hình thức nghệ thuật của tác phẩm nội dung luôn quyết định hình thức và hình thức phù hợp với nội dung

6 Yếu tố dị bản trong truyện dân gian Thái

Đặc trưng của truyện dân gian người Thái là tính tập thể của quá trình sáng tácbiểu hiện thành tính thống nhất biện chứng giữa nguyên tắc sáng tác cá nhân và sáng tác tập thể, truyền thống và ứng tác, do vậy truyện cổ dân gian nói chung, các thể loại văn học dân gian dân tộc Thái nói riêng tồn tại thông qua nhiều dị bản, thể hiện cả tính chất động cả về văn bản nghệ thuật lẫn nghệ thuật diễn xướng tác phẩm, và tính không xác định của hình tượng

Tính vô danh, tính dị bản cùng nhiều thuộc tính đặc điểm của truyện dân gian dân tộc Thái là ngắn gọn, dễ nhớ, kết cấu, tình tiết… tập trung phản ánh nguyện vọng của nhân dân, chính vì thế hầu hết truyện dân gian dân tộc Thái mang tính vô danh, tính dị bản Thuật ngữ vô danh nhằm phản ánh sự không mang tên của tác giả tác phẩm truyện, bởi truyện dân gian dân tộc Thái nói riêng truyện dân gian các dân tộc nói chung là những sáng tác tập thể Thực ra tính vô danh không chỉ là hệ quả đơn thuần của riêng tính tập thể mà còn là kết quả tổng hợp của tính truyền miệng và các thuộc tính hữu quan khác Quá trình sáng tác tập thể truyện dân gian thường diễn ra một cách tự nhiên tự phát, và nối tiếp nhau giữa các cá nhân cụ thể trong quần chúng nhân dân địa phương Mỗi truyện dân gian ra đời phải có một người khởi xướng, sau đó được những người khác hưởng ứng, nối tiếp nhau lưu truyền, thêm bớt phát triển và tạo ra những

Trang 15

15

dị bản, hay diễn bản hoặc tạo ra điểm mới… Những người khởi xướng, ban đầu cũng như những người tham gia tạo ra những dị bản mới cho các truyện dân gian đều là những cá nhân cụ thể, nói chung đó là những người có vốn sống, có năng khiếu, văn nghệ hoặc sở trường một thể loại văn học dân gian nào đó, họ là hạt nhân, là nòng cốt của sinh hoạt văn nghệ dân gian mỗi địa phương, nhưng tất cả những sáng tác mà họ khởi xướng cũng như những dị bản dặc sắc mà họ góp phần tạo nên đều được coi là của chung, là sáng tác vô danh không có bản quyền tác giả Ý thức về tên tác giả và quyền sở hữu cá nhân về các giá trị tinh thần hình thành và phát triển gắn liền với sự phân công lao động và chuyên môn hoá các lĩnh vực sản xuất tinh thần trong xã hội Tính vô danh của văn học dân gian

có tác dụng tích cực làm cho nhân dân không bị quyền tác giả ràng buộc, đo đó

ai cũng được tự do tham gia lưu truyền sửa chữa sáng tạo lại những tác phẩm đã

có, làm cho vốn văn học dân gian truyền thống không ngừng sinh sôi nảy nở, vận động biến đổi, và như vậy tính vô danh đã tăng thêm tính dị bản, vốn là hệ qủa của tính tập thể tính truyền miệng, tính dị bản làm cho truyện dân gian không đứng yên, không nhất thành bất biến, dễ thích ứng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của nhân dân các địa phương, các thời kỳ lịch sử khác nhau

Tóm lại: Dị bản là những văn bản khác với bản chính được dùng để tham khảo trong khi nghiên cứu, khảo sát tác phẩm hoặc chuẩn bị xuất bản Trong văn học truyền miệng có những chỗ khác biệt, xê dịch về câu chữ chi tiết ở cùng một tác phẩm đã tạo ra các dị bản về tác phẩm đó

7 Chất thơ trong truyện dân gian Thái

Môi trường sinh hoạt của văn học dân gian là do những điều kiện lịch sử

xã hội của đời sống nhân dân và những hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của đời sống nhân dân quy định Đối với bản thân văn học dân gian với tư cách

là một loại hình nghệ thuật môi trường sinh hoạt của văn học dân gian tạo nên những đặc điểm quan trọng thuộc bản chất thẩm mỹ của loại hình nghệ thuật này

Trang 16

16

Chưa có những nghiên cứu so sánh chính thức về văn học dân gian Thái với các cộng đồng người Thái trong ngữ hệ, hoặc so sánh truyện dân gian dân tộc Thái với các dân tộc khác nhưng có thể khẳng định truyện dân gian dân tộc Thái với các thể loại đa dạng đã đạt được những thành tựu đáng kể Đặc điểm riêng của văn học dân tộc Thái những cũng có sự giao thoa với văn học các dân tộc Kinh, Mường, kháng… là truyện dân gian đậm chất thơ Truyện dân gian dân tộc Thái về chủ đề tập trung vào các vấn đề: Quan niệm về thế giới và vũ trụ, sự tích muôn loài, khai sơn phá thạch mở mang bờ cõi, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, các mối quan hệ xã hội và cuộc sống của con người Mỗi một chủ đề lại được nghệ sỹ dân gian sáng tạo thành những câu chuyện mang đậm giá trị nhân văn và những câu chuyện lại có sự xen kẽ những lời hát những câu thơ ở đoạn kết hoặc

ở giữa câu chuyện để thêm phần hấp dẫn sinh động cho truyện Đặc trưng nếp sống sinh hoạt của người Thái là các câu chuyện dân gian thường được kể vào đêm khuya, bên bếp lửa, ở hạn khuống, hoặc ở đầu sàn, người nghe cũng là những người hát đế hoặc kể tiếp câu chuyện nên những lời hát trong chuyện kể

đã tạo nên tính nhịp điệu, chất thơ cho các câu chuyện dân gian Tìm hiểu truyện Chín ếch hay Ý ưởi Ý noọng là chuyện về quan hệ giữa chị, em, cha, con, vợ chồng được nghệ sỹ dân gian tập trung giải quyết không chỉ bằng ý niệm mà còn

cả bằng những pháp lực của siêu nhiên để ca ngợi cái thiện phê phán cái ác Ý Uởi hiền lành nhân hậu có cuộc sống hạnh phúc, Ý Noọng sảo quyệt bị trừng phạt đích đáng, trong trường đoạn của câu chuyện khi Ý Uởi được tạo Khun Chương chọn làm vợ, Ý Noọng ghen ghét rắp tâm muốn hại chị đến nỗi tiếng giã gạo của Ý Noọng cũng phát ra tiếng vọng

“ Chẳm bắc bắc, chẳm bương bương

Hảư đảy pên mia Tạo Khun Chương

Xương Ý ưởi chăng nhá !”

(Cắc cắc cum cum

Phải được làm vợ tạo Khun Chương

Trang 17

17

Như Ý Uởi mới xứng)

Không phải là thơ, nhưng những câu thơ, những lời hát có vần có điệu, có nhịp đã góp phần tạo nên chất thơ, cái riêng, cái mới và bản sắc riêng cho truyện

cổ dân gian dân tộc Thái ở Sơn La

* Tiểu kết chương 1

Văn học nảy sinh từ nhu cầu đời sống tinh thần của con người, khi văn học định hình nó đã gắn với trách nhiệm phục vụ xã hội, phục vụ dân tộc Văn học dân gian dân tộc Thái từ khi ra đời đã bám sát từng cuộc đời của mỗi người, bởi thế từ lâu dân tộc Thái đã biết quý trọng di sản văn hoá văn học và trân trọng những người biết, có khả năng diễn tụng và truyền thụ những truyện cổ dân gian phổ cập nó trong quần chúng nhân dân, biết vận dụng ngôn ngữ của văn học dân gian vào giáo dục thế hệ trẻ và bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc

Trang 18

18

Chương 2 NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TRUYỆN DÂN GIAN THÁI

1 Quan niệm về thế giới và vũ trụ

Truyện cổ dân gian dân tộc Thái ra đời từ xa xưa, theo các nhà nghiên cứu thì truyện ra đời từ thời công xã nguyên thủy khi trình độ về mọi mặt của con người con rất thấp và hạn chế nhận thức chưa đầy đủ, vốn ngữ còn nghèo, sự tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, bộ tộc còn ít ỏi, chính vì thế phần lớn các truyện cổ dân gian mang chủ đề quan niệm về thế giới và vũ trụ vừa là khoa học sơ khai, vừa là tôn giáo nguyên thủy (thể hiện ở sự sùng bái tự nhiên) của người Thái Khi bắt đầu có khả năng tư duy, người Thái đã sáng tác những câu chuyện giải thích thế giới theo trình độ và quan niệm của mình: Tại sao có trời? tại sao có đất? tại sao có sấm, chớp, mưa, gió? Câu hỏi thì rất lớn, mà khả năng

lý giải và trình độ của người Thái khi đó còn rất thấp, cho nên họ không thể tránh khỏi những sai lầm ảo tưởng khi giải thích thế giới vũ trụ qua những câu chuyện

cổ Nghệ sỹ dân gian người Thái đã dùng trí tưởng tượng của mình và quan niệm vạn vật có linh hồn để giải thích, coi tất cả mọi hiện tượng vạn vật đều có linh hồn và mọi sự vật hiện tượng đều có thần linh chế ngự, từ đó mà hình thành những câu chuyện khá hoang đường kỳ ảo về thế giới, vũ trụ, và có thể kể tên những câu chuyện cổ như: Ải Lậc Cậc, Thi Thôn, Bả Khó…

Văn học Thái luôn muốn tìn cách lý giải sự thuỷ chung trong mỗi cuộc đời, các bước phát triển của xã hội, các mối quan hệ của con người với vũ trụ, với thiên nhiên, và cũng muốn tìm ra sự khởi thuỷ, sự phát triển, các giai đoạn các mối quan hệ của con người Đó là vấn đề rộng lớn, thách thức trí tuệ lớn lao của loài người nói chung và dân tộc Thái nói riêng Để đi sâu vào nhận thức, hình dung các vấn đề rộng lớn ấy đòi hỏi xã hội con người định hình một triết học rõ ràng, đòi hỏi một vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan được chấp nhận rộng rãi trong phạm vi cộng đồng ngôn ngữ dân tộc, có thể nói rằng xã hội bản

Trang 19

19

mường Thái ở Việt Nam từ xưa đã có quan điểm triết học cổ xưa của mình về vũ trụ, thế giới và nhân sinh Và quan niệm về xã hội, bản mường của người Thái cổ xưa đã được phản ánh vào các truyện dân gian Trong truyện cổ Pò Mè (Bố mẹ) người Thái đã thể hiện sự hiểu biết của mình về vấn đề có tính quy luật là “ âm” (mè) và “ dương “(Pò) Đó là hai mặt của thể thống nhất mà vũ trụ là quan trọng nhất Từ đó thiên biến vạn hóa thành mọi hiện tượng trời đất cũng như muôn loài

và đến cả xã hội con người và từ đó các cặp đối lập mà thống nhất đựợc sinh ra: Trời - đất, nắng - mưa, núi - vực, nước - lửa… Các quan điểm triết học và nhân sinh quan sơ khai này đã làm nên các tác phẩm truyện dân gian dân tộc Thái với chất trí tuệ mặc dù mới chỉ là trí tuệ ở mức độ chưa được đánh giá cao

Trong truyện dân gian Trời và Người, người Thái cho rằng: “Ngày xưa trời và đất liên lạc với nhau bằng một cây song lớn gọi là Chuốc Khau Cát, nhờ

đó mà dân ở đôi bên, bên trời và đất giao thiệp được với nhau” Còn truyện Ải Lậc Cậc kể về người khổng lồ có công khai sơn phá thạch, bằng sức lực phi thường đã làm nên núi sông đồng ruộng của Tây Bắc hiện nay Sông Hồng, sông

Đà là những luống cày của ông, Ải Lậc Cậc đã khai phá cánh đồng Mường Lò, Muờng Tấc, để cấy lúa mở ruộng, bừa ruộng xong thành cánh đồng Mường Thanh mới đủ làm rộng mạ, Ải Lậc Cậc lại dẫn đường mở nước làm mương phai tưới tiêu chính vì thế người Thái quan niệm nước là thế giới tự nhiên thuần túy Hình ảnh Ải Lậc Cậc cho thấy chính bàn tay con người đã tạo thành dòng mương phai biến những khu đất hoang vu thành những đồng ruộng Có ruộng cuộc sống của con người mới được định canh định cư Khi đang bừa ở Mường Lò, Mường Tấc… Ải Lậc Cậc thấy trâu ăn mạ, tức quá sẵn nắm xôi nướng trong tay, ông ném đuổi trâu, nắm xôi ải Lậc Cậc ném biến thành quả đồi gọi là Pom Khảu Chí Đây là cách lý giải khá phổ biến của người Thái về hiện tượng tự nhiên, nhìn thế giới rộng lớn không gian bao la, nhân dân lao động đã hình dung và xây dựng nên nhân vật khổng lồ là Ải Lậc Cậc , nhân vật ấy có các hoạt động vừa như thần vừa như người thường, vừa tạo ra không gian, địa danh rộng là phạm vi sinh sống của người Thái, tạo ra ruộng đồng, núi non để người Thái tạo dựng cuộc

Trang 20

20

sống, nòi giống sinh sôi… qua câu chuyện có thể thấy rằng người Thái đã xây dựng hình tượng các nhân vật sáng tạo ra trời đất mới chỉ là những nét phác thảo, khởi phát, mang dáng dấp thần linh nhưng lại mang dạng là những nhân vật văn hóa dân gian tham gia vào công cuộc lao động chinh phục cải tạo thiên nhiên trong buổi đầu lịch sử của con người Cho nên, tuy là thần với những nét kỳ diệu vốn có của thế giới thần linh, họ cũng đã mang dấu ấn trần thế của con người, biểu hiện không chỉ ở nét bên ngoài như hành động mà còn thể hiện ở những tình cảm sâu kín bên trong như cảm xúc, sự vui buồn giận dữ

Người Thái quan niệm mọi vật sinh ra, cuộc sống và con người luôn có sự hiện hữu và cai quản của các vị thần, đồng thời họ cho rằng xã hội cõi trời được hoàn thiện trước sau đó mới xuất hiện xã hội loài người và xã hội loài người là con đẻ của Phạ theo mẫu của Then Quan niệm này thể hiện trong các thể loại của truyện dân gian và được biểu hiện trong các truyện: Khun Lu- Nàng Ủa, Thi Thôn, Chương Han… các câu chuyện đã cho rằng mợi chuyện khởi sinh từ cõi trời, do tự nguyện hoặc bị một hình phạt nào đó và nhân vật trong các truyện bị cõi trời trừng phạt hoặc bị đẩy xuống trần gian với biết bao niềm vui nỗi khổ và niềm vui, nỗi khổ ấy đáng để mọi đời chiêm nghiệm tự rút ra các bài học Dĩ nhiên quan niệm về cõi trời, cõi tiên và cả cõi ma quỷ chính là sự tưởng tượng suy diễn từ cõi đời mà ra, từ cõi đời ấy đã phát triển mở rộng thành trình độ hiểu biết của bản mường

Trong cuộc đấu tranh sản xuất, người Thái quan sát các hiện tượng các sự vật trong thiên nhiên, sự quan sát càng tinh tường bao nhiêu, sự hiểu biết càng phong phú bấy nhiêu thì kết quả lao động càng tăng thêm lên bấy nhiêu Truyện Thần Sắt kể về sự phát triển trong lao động sản xuất của người Thái cổ, câu chuyện giúp người nghe có thể hình dung rất cụ thể công cuộc lao động sản xuất ban đầu của người Thái: “Xưa anh nông dân sống ở cái lều ven rừng, anh không

có một tấc sắt nên làm ăn vất vả Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng que, khổ sở hết chỗ nói những nghèo vẫn hoàn nghèo” Với hình

Trang 21

21

tượng các vị thần được thần linh hóa, tác giả dân gian thể hiện người Thái từ lao động thô sơ đã có sự sáng tạo, tích cực trong lao động sản xuất để tạo ra những nông cụ như cuốc, cày… làm từ sắt để đời sống khá hơn, mùa màng từ đó bội thu hơn Kết thúc câu chuyện âm thanh của cuộc sống không ngừng vang mãi theo thời gian: “Từ đó, nhờ có sắt và làm ăn chăm chỉ, đời sống của anh khá dần lên, con gái đi qua nhìn thấy anh vui vẻ, trẻ con thấy anh tíu tít bám xung quanh, người già thấy anh đều mừng rỡ, chim chóc thấy anh ca hót líu lo, muông thú thấy anh nô đùa trong nắng, và con suối trong rừng kia cũng ngày đêm reo mừng như cuộn thác” Tư duy càng phát triển thì yêu cầu giải thích thiên nhiên thế giới

vũ trụ ngày càng tăng và không chỉ nhằm mục đích trước mắt, nhân dân đã quan sát thế giới để suy ngẫm về các sự vật như: Núi, rừng, sông, suối, mặt trời, mặt trăng, và các hiện tượng như mưa, gió, sấm chớp, và sự sợ hãi trước các thế lực thiên nhiên mà con người chưa hề chế ngự được

Trong truyện Chương Han khởi thủy là Nhĩ Nọi con út của Vua Then là một trong mười hai vị then đã tình nguyện xuống hạ giới để dạy cho con người biết tổ chức xã hội của mình, biết lẽ phải, điều ngang trái, biết bênh vực cho lẽ phải Hệ thống các thần chính là thế giới quan xa xưa của dân tộc Thái Quan điểm này xem xét và cho rằng mọi sự kiện lớn trong xã hội con người, mọi tình tiết éo le trong đời con người do chính các thần sắp đặt Xuất xứ và kết cục của các truyện đều có những dạng: từ trên trời xuống hạ giới lại từ hạ giới về trời, hoặc kết bạn, kết duyên nơi hạ giới Những truyện cổ nói về thời kỳ hỗn mang của vũ trụ mang đến những mô típ khá quen thuộc Truyện về nàng Ni là một câu chuyện tình lãng mạn, nàng Ni công chúa ở mường Trời gặp Khun Tĩnh một nhân vật anh hùng làm chủ Mường Đi với bao chiến công hiển hách, nàng Ni đem lòng yêu thương ấp ủ mối tình và sống với Khun Tĩnh thụ thai được một đứa con đặt tên là An Ca, cuộc tình duyên của nàng Ni và Khun Tĩnh làm cảm động

cả đất trời và họ đã làm chủ cả mường Đất và mường Trời Tác phẩm đã dựng nên câu chuyện cảm động về tình yêu và xây dựng hai nhân vật anh hùng người đàn ông và người đàn bà tài ba nhiều khát vọng đầy đam mê, chính tình yêu đã

Trang 22

22

vượt qua những quan niệm thông thường đã giúp cho hai nhân vật chiến thắng đạt được ước vọng cao xa Câu chuyện kết thúc ở vai trò của nàng Ni và dường như muốn phản ánh một quan niệm là đất và trời có mối quan hệ hết sức bền chặt, khi đã chinh phục được vũ trụ thì con người không phải ước ao gì thêm nữa!

Vũ trụ hình thành khi cuộc sống của người Thái bắt đầu được ổn định, họ

đi vào lao động sản xuất để cuộc sống của mình có cái ăn, cái mặc, và bản mường cũng định hình trên cở sở kinh tế lúa nước, đời sống thực tại và đời sống tâm linh đã in dấu vào nếp nghĩ của mỗi người, dân tộc Thái quan niệm con người sinh ra có hồn có vía, người đi đến đâu vía theo đến đấy, và cuộc sống không chỉ có giặc giã là con người mà còn là thế lực siêu nhiên như Phi, Ma (ma quỷ), con người phải đấu tranh từ tà, diệt Phi, Ma để tồn tại Hay nói theo cách khác, từ xa xưa người Thái luôn gắn bó với tập thể, có tính cộng đồng cao, gắn

bó mật thiết với bộ tộc nếu tách rời bộ tộc thì không thể tồn tại và làm mồi cho thú dữ, vì thế cuộc đấu tranh bảo vệ bản muờng có ý nghĩa vô cùng trọng đại Đó

là cuộc đấu tranh nhằm khắc phục thiên nhiên, nhưng cũng là cuộc đấu tranh chống lại những kẻ thù hai chân Chiến tranh giữa các bản mường nhằm cướp khu vực săn bắn, đánh cá hoặc chăn nuôi, trồng cấy thường là hiện tượng phổ biến trong xã hội người Thái xưa Trong cuộc đấu tranh ấy, những người anh hùng có công nhất hoặc đã hi sinh anh dũng vì quyền lợi chung được tập thể luôn biết ơn và tôn trọng hoặc trở thành Tạo cai quản bản mường, và nghệ sỹ dân gian khi xây dựng hình tượng những người anh hùng, họ đã tô điểm bằng những hình ảnh chi tiết kỳ vĩ làm cho những người anh hùng toàn uy toàn năng, người anh hùng sẽ sống mãi trong ký ức mỗi người

Câu chuyện Bả Khó cắp Phi gia bôm gia vai (Chàng trai nghèo và mụ yêu tinh) đã được xây dựng trên mô típ người anh hùng trừ ma làm yên bản muờng Câu chuyện khắc họa “Ở xứ nọ có mụ quỉ Gia bôm gia vai gây biết bao đau khổ cho dân bản, món mà mụ thích nhất là rau thai nhi, thịt gái đẻ và trâu bò khi

Trang 23

23

không có thịt người Dân bản căm thù mụ lắm nhưng khi hô hào mọi người đi giết mụ thì không ai dám liều thân.Tạo bản đã hứa ai giết được Phi Gia bôm gia vai sẽ gả con gái cho, trong bản có Bả Khó (Anh nhà nghèo) vốn có tình thương với cả những sự vật nhỏ bé như cỏ cây hoa lá đến con người đã quyết tâm đi giết yêu tinh, chàng nghĩ phải diệt nó đi cho dân làng không phải sống trong cảnh sợ hãi, và đi giết yêu tinh cùng Bả Khó còn có sự tham gia của cá Trê, ớt, mák khén, rắn, tổ ong…” Cuộc chiến đã diễn ra đầy kịch tính với sự phát huy hết khả năng của Bả Khó và từng thành viên, Trê quẫy mạnh trong tro bếp làm cho mụ yêu tinh bụi phủ đầy mặt, chưa kịp hoàn hồn thì ớt và mák khén bay vào mắt của mụ, Gia bôm gia vai chạy ra lấy nước thì rắn rết xô lại cắn, chạy đến tảu khảu thì ong đốt, chạy ra cầu thang thì rong rêu làm trơn trượt ngã xuống, quả bí đao đè làm cho mụ chết tươi…Và Bả Khó được mọi người yêu quý, Tạo mường đã gả con gái cho anh, từ đấy bản mường yên vui Câu chuyện cũng là cách lý giải về các hiện tượng trong đời sống một số phụ nữ khi mang thai, sinh nở không được chăm sóc chu đáo dễ bị tử vong, các loài vật nuôi chết bất đắc kỳ tử, vì không lý giả được vì sao các đối tượng này dễ chết như vây, nên nghệ sỹ dân gian đã lý giải theo cách của mình và cho rằng cuộc sống của con người có nhiều bí ẩn, bị chi phối bởi thế lực ma quỷ, và ma quỷ đe dọa, đày mưu kế nhằm phá hoại cuộc sống của con người cần có sự đề phòng chống chọi với nó để giữ bình yên cuộc sống.s

2 Sự tích muôn loài

Khắp các vùng đất Thái hầu hết các ruộng đồng, gò đất, bãi mô đá, hang động, khe suối bến nước thậm chí cả những gốc cây kì dị ven đường cỏ, cây, hoa

lá, các loài vật, con người đều có những dấu tích riêng có đặc điểm riêng và có sự

ra đời hết sức gần gũi song không kém phần li kỳ Các tác giả dân gian giải đáp các câu hỏi vì sao chúng có mặt trên trái đất, tại sao chúng lại có những đặc điểm riêng như vậy? tại sao trước kia hạt thóc to như quả bí ngô nay lại nhỏ, tại sao con người là chúa tể muôn loài, tại sao có hang thủng trên vách núi, và tại sao

Trang 24

24

con rắn lại hại con người còn con rùa lại là bạn thân… Thời xưa người Thái cho rằng mỗi một vật, mỗi chi tiết trên một sự vật đều có hồn cho nên mọi vật có sự tích riêng

Trong những câu chuyện dân gian, người Thái cho rằng muôn loài ra đời trong những hoàn cảnh riêng, ra đời với những gốc tích khác nhau, mỗi sự ra đời của muôn loài chứng tỏ khả năng quan sát và trí tưởng tượng của người Thái cổ rất tinh tế, phong phú đa dạng Truyện Khau Cát (Dây cát bằng vàng nối trời và đất) kể về việc sinh ra một cái cây hình nấm, trên tán nấm là một người đàn ông chuyên nằm sấp ăn toàn mây và mù, dưới gốc nấm là mụ đàn bà chuyên nằm ngửa ăn sương và gió Qua Khau Cát, một hôm ông dương mò xuống với bà âm sau cuộc gặp gỡ đó bà âm sinh bảy người con và đột nhiên gốc nấm sinh ra đủ thứ: những hạt lúa tám mẹ con ăn không hết, những tảng thịt ăn không xuể tự dưng mà đến, người mẹ đã trải qua bao vất vả để nuôi con Sau khi sai bẩy đứa con lần lượt theo “Khau Cát” trèo lên trời gọi bố giúp, chẳng đứa nào trở về, bà goá bực mình quá vác búa chặt đứt dây Khau Cát Khau Cát đứt rời, trời đất bỗng tách nhau và càng ngày càng to dần ra đến mức không thấy ánh sáng từ bầu trời nữa vì thế đến nay trời đất không chạm nhau, có ngày có đêm, và sinh ra loài vật: cú, chim chóc sống ở rừng bay trên bầu trời, có trâu bò, lợn sống ở mặt đất… Câu chuyện đã được sản sinh trên cơ sở các vấn đề của cuộc sống và thực tiễn lao động sản xuất sinh hoạt của người Thái, nó vừa có những sự kiện mang tính hiện thực như chuyện vợ chồng, ăn uống, nuôi con nhưng cũng có những yếu tố hoang đường như cây nắm khổng lồ, Khau Cát tách rời sinh ra trời và đất Những chi tiết được cường điệu hoang đường là sự giải thích và khái niệm thế giới qua trí tưởng tượng, mà sự hiểu biết về thế giới vượt qua tầm hiểu biết thời đó của con người Đôi khi sự giải thích mang tính huyễn hoặc, sai lầm nên Ăng Ghen đã giải thích: “Cơ sở của mọi nhận định sai lầm về giới tự nhiên, về sự cấu tạo bản thân của con người, về quỷ thần, về những thế lực mầu nhiệm… là do trình độ thấp kém của người tiền sử”

Trang 25

25

Truyện Chết tu đét – pét tu phôn (Bẩy cửa nắng – tám cửa mưa) kể về nắng hạn mưa nhiều ngập lụt do các cửa mưa nắng Then giao cho người đãng trí trông coi nên quên mất phần việc được giao Sau Trời thấy phải hoàn thiện các công việc nên yêu cầu bẩy cặp thợ xây làm nên trời đất, đó là các cặp thợ scông Phạ - Đin (Trời - Đất) , Scông Nhả- Mok (Cỏ- Sương), Scông Phẻ - Phét (Sấm- Sét), Scông Đét - Phôn (Mưa - Nắng) ,Scông Hao - Lôm (Khoảng không và Gió), Scông Pu- Họng (Núi- Vực) ,Scông Phay - Nặm (Lửa - Nước)… bẩy cặp lực lượng siêu nhiên đã làm ra các hiện tượng ở trời và đất, các scông này đã hoàn thiện các hoạt động trong tự nhiên sau đó hoàn thiện những hoạt động của muôn loài Còn truyện Pò Chục – mè Chào (Ông Xúc- bà San) là câu chuyện kể

về loài người trong đó có người Thái chui ra từ Quả bầu mẹ họ là mầm mống tổ tiên của loài nguời, loài người đã tìm ra cây lúa, thuần dưỡng súc vật, có được sức kéo và sản xuất nông nghiệp, rồi khái phá làm nên Bản Lầm, bản Pứng, bản Pưới…có nhiều truyện dân gian người Thái cho rằng Trời có 12 vị then mỗi một

vị cai quản một việc trong đời sống con người Vì thế xã hội loài người là con đẻ của xã hội trên thiên đình, theo mẫu xã hội trên thiên đình, và cũng có những rắc rối của con người do trò chơi của các vị then trên thiên đình mà ra

Câu chuyện về người anh hùng Lò Lẹt ở Mường Muổi cũng mang dấu ấn của những câu chuyện cổ kể về sự tích muôn loài Biết bao câu chuyện về sự bạc đãi của những người mẹ, cho đến cái chết của ông khi ông cưỡi hổ về Mường Muổi, đi thăm nhân tình ở Mường Lay trong sự ghen tuông của vợ cả Bà vợ cả

đã cầu đảo thần thánh đã hóa con hổ của ông thành hồ rộng mênh mông Ông đã chết chìm trong đó vì thế ở Thuận Châu Mường Muổi có cái hồ mang tên hồ chồng Có thể thấy rằng người Thái cổ cũng như các dân tộc khác thường đưa ra cách lý giải về các vấn đề đậm chất tưởng tượng, các câu hỏi luôn luôn được đặt ra: Thế giới này do đâu mà ra? Loài người do đâu mà ra? Tại sao lại có bốn mùa với sự tuần hoàn? Những sự vật xung quanh hiện hữu thế nào? Những vấn đề đó được đặt ra khi dân tộc Thái trong quá trình lao động, trong sự trưởng thành bắt đầu ý thức về bản thân mình , bắt đầu phân biệt với muôn loài bắt đầu có ý niệm

Trang 26

26

về quá khứ hiện tại và tương lai, bắt đầu hiểu về vai trò quan trọng của điều kiện

tự nhiên môi trường với cuộc sống của con người

Truyện Nộc Cạu – Tô Phăn (Cú và Hoẵng) đây là chuyện có sự hiện diện của con người và các loài Cú, Kiến đỏ, Trâu, cây Vừng, Cua, và Hoẵng Hoẵng

đi tìm quả mak cók rơi để ăn, đến cây mák cók Hoẵng gặp chị Cú tham lam chỉ muốn dành riêng mák cók cho mình Cú nói với Hoẵng bằng giọng tưởng thương tình lắm lắm: “Thôi, thế này nhé, bây giờ thì chịu thôi, chú hãy cố nhịn đến sáng mai để ăm mák cók một thể cho đỡ thèm …chú đến đây trước mọi loài khi nào thấy tôi kêu kếp cók (Nhặt hạt dẻ) thì chú nhanh chân đến nhé, sẽ có nhiều quả rụng lắm đấy” Hoẵng thật thà vâng lời nhưng sáng hôm sau đến Cú lại kêu lái đi: “hók sục” (Giáo chọc) Hoẵng sợ quá chạy thục mạng đâm vào cây vừng, hạt vừng bay tung tóe vào mắt Hoẵng làm bắn cả hạt vừng vào chị gà rừng , làm cho chị gà rừng chạy đi đá vào tổ kiến Kiến bâu vào Sóc, Sóc cắn đứt quả bí đao quả

bí đao rơi vào lưng anh Trâu, anh Trâu chạy đá vào hòn đá làm nó lăn xuống rơi trúng đầu anh “Già tớ” làm đầu anh ta bẹt dí Chưa hết anh Trâu bị đau lưng đi tìm chỗ đằm nên dẫm vào lưng cua Và cua đã có vết đen từ đó Vua Then đã sử phạt và trừng phạt Cú sai tôi tớ đem vôi bôi vào mắt Cú làm cho Cú từ đó đến nay mắt đục ngầu, và cũng từ đó Cú xấu hổ chỉ sống trong bóng tối, và từ đó Cú sống ở cây cao cách xa muôn loài để khỏi làm hại người lương thiện Câu chuyện

đã cho thấy cách lý giải mang tính chủ quan, tạo ra các sự kiện xâu chuỗi vào nhau, từ những sự vật to lớn như trâu đến bé nhỏ như Kiến, từ những sự vật sống trên cạn, đến Thiên đường đều được đưa vào câu chuyện, một xã hội được dựng lên với mọi tầng lớp, mọi hạng người đang đấu tranh với cái ác để cái Thiện tỏa sáng, và khát vọng cuộc sống công bằng được đề cao Câu chuyện đem đến bài học giáo dục trong cuộc sống sự vô ý có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc …

Truyện Nọng pì khó khẳm khon (Sự tích con chẫu chàng) cũng nằm trong mô típ các câu chuyện kể về sự tích muôn loài, câu chuyện đã xây dựng hình ảnh một gia đình quá nghèo khổ bố mẹ mất đi chỉ để lại cho hai đứa con

Trang 27

27

một con dao cùn, người anh vì quá ích kỷ trên hành trình đi tìm cuộc sống ấm no

đã đánh lừa cây thần và chém vào kheo chân của người em để khỏi bị vướng chân, và câu chuyện cứ tiếp diễn tiếp diễn theo các sự kiện hết sức ly kỳ khi khắc họa hình ảnh của người anh một mình đi tìm cuộc sống sang giàu, hắn đã đến vùng đất nơi có cái ăn cái mặc nhưng không phải lao động, hắn cũng có cơ may lấy được con gái Vua Thủy Tề để trở thành phò mã, nhưng lòng tham càng dâng lên đối với gã trai lười khi hắn được Vua Thủy Tề cho đến chốn thần tiên Nhưng hắn lại lừa dối lấy tiên và kết qủa bị con gái Vua Thủy Tề bắt quả tang thu hết phép màu và trở lại là một kẻ rách rưới với chiếc dao cùn, còm cõi vì đói ăn và biến thành con chẫu chàng Người em chưa hết bàng hoàng vì người anh ác độc, chàng lấy được chiếc lá thần cải tử hoàn sinh, chàng đi khắp nơi để cứu người, chàng đã cứu được con gái xinh đẹp của Tạo bản và có được gia đình hạnh phúc nhưng vẫn không nguôi tìm kiếm người anh trai Câu chuyện có màn kết “Người

ta chỉ cho chàng hốc cây mà người anh đã từng dùng làm nhà để tránh mưa tránh nắng Khi đến hốc cây, chàng thấy con dao cùn Chàng thốt lên: Anh ơi! Anh ở nơi nào? Có tiếng đáp lại: Plạt-plạt-plạt… Nhìn lên cây chàng thấy một con chẫu chàng gầy rạc, cẳng chân cố bám lấy gốc cây xù xì…” Đó chính là kết cục của những kẻ lười biếng tham lam giả dối không còn tình người

Người Thái xưa tạo ra thế giới truyện của mình là sống trên mặt đất không chỉ có các loài thực vật, động vật, con người mà còn có các lực lượng khác luôn luôn can thiệp vào cuộc sống của muôn loài đặc biệt là của loài người đó là các vị thần, các vị thần này các có thiện có, nhiều vị thần còn có những hành động bất trắc Bởi vậy con người phải đề phòng họ làm hại, nhiều lúc phải kết giao với họ, tranh thủ cảm tình của họ, và hai thế giới thế giới của con người, của

ma quỷ thần thánh tồn tại cạnh nhau, điều này đã chứng tỏ khi đó dân tộc Thái đã

có ý thức sự sống cái chết, đã quan tâm đến chiều sâu của đời sống tâm linh… Bởi thế văn học dân gian dân tộc Thái gian có sức sáng tạo dồi dào, đã lý giải sự

ra đời của sự vật hiện tượng và con người bằng mọi mối quan hệ, với mọi góc độ của cuộc sống, những hình ảnh chàng mồ côi, mụ yêu tinh, ma quỷ… đều là cái

Trang 28

28

cớ để lý giải sự ra đời, hiện hữu của môn loài, từ những câu chuyện dường như

có thật, và cả những câu chuyện mang tính chất hoang đường cho đến câu chuyện tình lãng mạn của Tạo Hôm – Nàng Hai đã làm cho người nghe say mê thích thú theo dõi, đón nhận và hiểu hơn về cuộc sống

Mọi góc độ của cuộc sống đều được quần chúng nhân dân khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, những câu chuyện kể tưởng chừng như chỉ dừng lại trong phạm vi của gia đình nhưng nó lại giàu sức khái quát khi tìm hiểu ở phạm

vi xã hội, có những thời kỳ người Thái phải trải qua rất nhiều khó khăn để có được sống, được tồn tại họ phải trải qua cái nghèo, cái đói, sự khắc nghiệt của thời tiết, sự đểu cáng, dối trá của lòng người, sự đe dọa của giặc giã thú dữ… Câu chuyện Khảu bái say ma ha, khảu bái pa ma tỏn đã kể lại nạn đói khủng khiếp mà người Thái phải trải qua bởi “Thời đó xa xưa lắm rồi, trời đổ hạn hán, thiêu đốt cỏ cây ruộng đồng nứt nẻ, đến con ốc cũng chẳng sống được huống hồ

là lúa má Nạn đói chẳng ai giúp được ai, chẳng mường nào giúp được bản nào” Trong cái đói một gia đình nghèo khổ đông con cực khổ hơn ai hết: “Đến cả lõi ngô cũng đã tận dụng đun lấy nước cho các con húp cầm hơi” Bố mẹ thương con nên nghĩ cách đưa các con vào rừng sâu cho các con thuổng, dao để các con tự tìm đào củ hái quả may ra sống qua ngày, còn bố mẹ trở về nhà để làm ruộng nương chờ đến vụ mùa sẽ đón các con về… mặc dù câu chuyện không có quá nhiều sự kiện, không có quá nhiều tình tiết, chỉ bằng ngôn ngữ trao đổi giữa bố

và mẹ, bằng những hành động vì con đã thể hiện được nỗi đau của bố mẹ khi không nuôi nổi con, và những cố gắng trong điều kiện có thể mà bố mẹ mang lại cho con, câu chuyện kết thúc khi vào mùa thu hoạch bố mẹ mang những gió cơm xôi có cá có trứng đến tìm đưa con về, nhưng những đứa con vì đói vì rét vì quá

bé bỏng đã chết biến thành con thạch sùng bụng hóp, bố mẹ đau khổ vứt đồ ăn khắp rừng, những cây dính xôi có cá là cây lau, những cây bương xôi có trứng ném vào tạo nên loại cây có khảu nók náy…

3 Khai sơn phá thạch mở mang bờ cõi:

Trang 29

29

Truyện cổ dân gian với câu chuyện được truyền tụng kể về Tạo Vuông, Tạo Ngần đưa những người Thái đen vào Mường Ôm, Mường Ai, đến Mường

Lò và làm nên Mường Lò đẹp đẽ với cánh đồng lúa trù phú, và lập ra dòng họ

Lò, lập Tạo, để rồi những người Thái Mường Tấc, Mường Thanh cũng đến xin nhập cộng đồng, sau đó bản mường đại có tên gọi, Tạo Ngần đã bỏ công khai phá phá những “Rừng dướng bằng cột nhà”, “Rừng lau đủ vác khiêng” để dựng nhà lập bản, mở mang chốn dung thân, lập bản chia đất, kết nghĩa anh em để từ

đó họ Cầm, họ Bạc ra đời, cuộc sống của người Thái ấm no về vật chất phong phú về tinh thần với những câu chuyện cỏ, và những điệu xoè rất đỗi thân thương vẫn lưu truyền tới ngày nay…

Truyện Pú - Già ải nháư là một trong những truyện trong chủ đề này Câu chuyện tập trung kể về hai vợ chồng người khổng lồ làm nên đất đai, xứ sở với những chi tiết li kỳ Người vợ khi muốn ăn cá dưới sông đã dùng cái váy hừng dòng sông tạo nên đập, phai, gò đồi Người chồng đi khua cá từ đầu nguồn đến cuối nguồn tạo nên những dòng sông con suối… hoặc trong truyện Cẩu hay một người vì một lúc ăn hết chín trõ xôi hoá thành người khổng lồ khai sơn phá thạch trừ khử ác thú Truyện Ta Đúc Ta Đẩu là chuyện kể về người anh hùng Lan Chương có công thu phục và khám phá mở mang sứ sở Dấu tích anh hùng in suốt chặng đường từ Mường Muổi đến Mường Thanh

Với truyện Nhọt Chọm Căm mà những người cao tuổi người Thái ở Mộc Châu truyền lại: Sơn La với hòn đá Chiềng Đi, với vách đá Pha Khỉ Sút còn sừng sững Hòn đá Chiềng Đi là hòn ngọc lớn được Tạo cha trao cho để tìm đất Khi xuống đến Mộc Châu hiện nay thấy đất rộng hoang vu hòn ngọc rơi xuống đất và biết nói lên rằng đất tốt và hòn ngọc to đến nỗi không thể khiêng đi nổi Tạo cha nghĩ rằng thần đã cho mình đất này nên ở lại đó lập bản lập mường, lấy tên là Chiềng Đi (Đất tốt), nhưng lại động vào tranh chấp của thổ dân là người Xá nên người Thái và người Xá thi bắn cung nỏ vào vách đá, nếu tên bắn vào vách đá không rơi thì người ấy làm chủ, hòn ngọc nói thần linh bảo thế Người Thái

Trang 30

trai thuồng luồng và và cô gái xinh đẹp của trần gian, câu chuyện kể về chàng

trai trẻ xinh đẹp nhất làng, hỏi nhà thì chàng trai chỉ về phía Bó Bua, nhưng chẳng thấy nhà đâu Vài hôm vắng bóng , nhớ người tình người con gái xinh đẹp mang vịt con ra đấy thả chăn Cô còn mang cả xa quay ra đấy ngồi xe sợi, nhóm thêm đống lửa nhỏ để xua giá lạnh của mùa đông Cô ngồi đấy mà mong được thấy mặt người yêu Những người nhà, mãi chiều tối không thấy cô về liền đi tìm Đàn vịt còn đấy, nhưng cô gái đã biến đi Tìm mãi người ta thấy một sợi chỉ còn dính vào cuộn mà đầu kia thì cứ đi mãi về phía hang mó nước Bó Bua ấy Sợi chỉ đi thẳng vào hang nước Người ta cho rằng nàng đã đi vào hang ấy với bạn tình của mình Đấy là sự tích của Noong Bua (Hồ Sen) ở Môn Sơn Nghệ Tĩnh

Hầu khắp các vùng Thái, hầu hết các ruộng đồng, gò đất, hang động khe suối bến nước, thậm chí gốc cây chim chóc… đều có những đặc điểm riêng trong

Trang 31

31

truyện kể, tác giả dân gian như muốn giải đáp các câu hỏi tại sao chúng có mặt

và tại sao chúng có đặc điểm như vậy Rõ ràng chẳng phải chuyện giải đáp thực

tế mà chính những những điều kỳ lạ về đặc điểm dáng hình và những tên gọi lạ

kỳ đã gợi cảm văn học cho các sáng tác truyện dân gian Thực vậy, trong văn học Thái đã tồn tại những truyện nói lên tại sao hạt thóc nhỏ như bây giờ, đúng ra nó phải bằng bí đỏ, bí đao, tại sao có con đỉa hay chui vào mũi trâu, con muỗi lại hút máu người, tại sao con ngườilà chúa tể muôn loài, trong đó lại có con hổ con rắn đôi khi lại hại người, còn con rùa lại là ân nhân là bạn của người Trong thực tế tồn tại một dòng suối tên gọi là Suối Pàn có quãng dài vài chục cây số cứ chảy ngược mãi theo chiều chảy của con sông Đà, nó chảy ngược mãi khá xa mới chịu nhập vào Sông Đà chảy xuôi Mà người Thái có chuyện Sự tích suối Pàn chảy ngược Sông Đà, truyện kể rằng thần suối Pàn nghe tiếng nàng Mường Lay xinh đẹp hơn người, muốn đến xem tận mắt, đi mãi chẳng tới Mường Lay, đến gần quãng Ta Lú nó gặp con chim Thua Lãng chim mách rằng Mường Lay còn xa lắm, ngay chim có cánh bay dù có bay mãi đến bạc đầu vẫn chưa tới, đành quay lại, suối Pàn nghe vậy, hết cả quyết tâm đành đâm ngang lòng núi chảy vào sông

ở gần quãng đó

Lại nữa người có tên là Ban ở vùng Thái cũng nhiều, vùng Tây Bắc lại có sẵn hoa ban (hoa Ban là hoa ngọt) Người sáng tác dân gian đã nghĩ cách ghép điều này và dựng nên câu chuyện sự tích Hoa Ban và kể lại rằng: Xua có một vị tướng quân trẻ tài giỏi bách chiến bách thắng tênlà Lò Ban Anh yêu nàng con gái nhà Tạo và Tạo cũng quý anh Ở nhà Tạo lại lắm kẻ ganh ghen với tài năng

và ưu ái của Tạo đối với anh Họ đã dựng chuyện xúi Tạo ghép vào tội chết hoặc thủ tiêu để tránh hậu hoạ Họ bày thế loạn lạc ngoài biên ải và bầy mưu xúi Tạo sai anh đi dẹp giặc, nhân tình thế thái loạn lạc mà khủ đi Bị kẻ phản nghịch bất ngờ chém trọng thương gần chết, anh cố bò lên quả đồi cao, từ đó có thể nhìn rõ cánh đồng Mường Thanh quê hương thân yêu của mình và cũng nhìn rõ cả chính quyền Tạo đang xiểm nịnh khống chế Anh quyết định chết tại đây để từ đó đời đời được nhìn khắp quê hương yêu dấu của mình cũng là để đời đời lên án bọn

Ngày đăng: 01/04/2016, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cầm Cường - Tuyển tập truyện dân gian Thái - NXB KHXH và NV.Hà Nội 1986 ( Tập 1,2,3) Khác
5. Mai Thu Hương - Thống kê chuyện cổ dân gian dân tộc Thái mang chủ đề hôn nhân- Luận văn Thạc sỹ Khác
6. Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Văn học dân gian - những công trình nghiên cứu. NXB Giáo dục, 1999 Khác
7. Nguyễn Xuân Lạc- Văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục, 1998 Khác
8.Vi Trọng Liên- Một số nét về người Thái Sơn La. NXB Văn hoá Dân tộc 2002 Khác
9. Nguyễn Thị Luyến- Đời sống văn hoá dân tộc Thái ở Sơn La - Luận văn Tiến sĩ ĐHSP Hà Nội, 2003 Khác
10. Phương Lựu- Lí luận văn học. NXB GD năm, 1998 Khác
11. Đỗ Quang Lựu- Tập nghiên cứu và bình luận chọn lọc về Văn học dân gian Việt Nam. Tập 1,2. Nxb Hà Nội, 2000 Khác
12. Hoàng Phê- Từ điển tiếng Việt.NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội, 2002) Khác
13. Dân ca Thái - Mạc Phi - NXB Văn hoá Dân tộc, 1979 Khác
14. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn- Văn học dân gian tập 1. NXBGD 2000 Khác
15. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn- Văn học dân gian tập 2. NXBGD 2001 Khác
16. Hoàng Tiến Tựu. Văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục, 1990 Khác
17. Hoàng Tiến Tựu. Bình giảng truyện dân gian. NXB Giáo dục, 1994 Khác
18. Hoàng Tiến Tựu. Văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục, 2000 Khác
19. Tô Ngọc Thanh -Văn hoá Tây bắc thành tựu và thách thức -Tạp chí văn nghệ dân gian tập 3 – 2, 1993 Khác
20. Cầm Trọng - Người Thái ở Tây bắc Việt Nam - NXB KHXH, 1978 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w