Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 1Mục lục
I. Nguyễn Ái Quốc 3
II. Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Trong Việc Chuẩn Bị Các
Điều Kiện Về Tư Tưởng, Chính Trị Và Tổ Chức Cho Sự
Ra Đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam 7 1) Chuẩn vị về mặt tư tưởng
2) Chuẩn bị về tổ chức
3) Chuẩn bị về chính trị
III. Nguyễn Ái Quốc Và Hội Nghị Thành Lập Đảng 11
IV. Kết Luận 12
Tham khảo 13
1
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập
Đảng Cộng sản
Trang 2I Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trên quê hương có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
Nguyễn Ái Quốc lớn lên giữa nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào
đã nuôi chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc
Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, thực dân Pháp vạch ra những chính sách đàn áp, bóc lột dã man lên nhân dân ta, khiến cho các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ
Lúc này triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp vẫn diễn ra
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỉ XIX
Tiêu biểu là các phong trào Cần Vương, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Các cuộc khởi nghĩa này tuy diễn ra sôi nổi nhưng đều không thành công
2
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản
Trang 3Vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào Cần Vương Hoàng Hoa Thám lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (Đầu thế kỉ XX)
Các phong trào giải phóng dân tộc do các sĩ phu lãnh đạo, tiêu biểu như:
Phan Bội Châu: chủ trương dùng biện pháp bạo
động thông qua sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là
Nhật Bản.
Phan Châu Trinh: con đường cải lương
3
Trang 4 Ngoài ra còn có các phong trào đấu tranh khác nhưng cũng đều thất bại.
Thế nhưng các phong trào này đều không thành công
Qua đó đã thể hiện:
Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh
Tạo cơ sở cho phong trào yêu nước trở thành một trong 3 nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Sự yếu kém trong tiến trình giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản
Những hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa
tập hợp rộng rãi được lực lượng dân tộc
Nhìn thấy được con đường cứu nước của những nhà yêu nước đã lâm vào bế tắc, Nguyễn Ái Quốc quyết tâm rời quê hương đi tìm con đường cứu nước mới, tìm con đường giải phóng dân tộc
Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy và nghiên cứu được những vấn
đề hết sức có ý nghĩa trong việc giải phóng dân tộc qua các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới
Người nhận ra sâu sắc những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời Mặc dù khâm phục lòng yêu nước nhưng Người không đồng ý đi theo con đường cứu nước của họ Và ở đây Nguyễn
Ái Quốc đã vượt qua hạn chết của tầm nhìn để tìm cho dân tộc mình một con đường cứu nước khác
Người đã thấy được cách mạng dân chủ tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực
sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng
Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp Khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, Người tham gia các hoạt động chính trị sôi nổi Và vào tháng 6, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu
nước Việt Nam tại Pháp gửi “ Bản yêu sách 8 điểm” đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách
của Pháp và đòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam Dù không được chấp nhận nhưng nó cũng đã gây tiếng vang với nhân dân Pháp và các nước thuộc địa của Pháp
Trang 5Tháng 7-1920 : Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình
“Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin”
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Tháng 12-1920 :Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng
giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận
cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Và từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
Qua phần trình bày trên, các bạn đã thấy Nguyễn Ái Quốc khác với các nhà yêu nước đương thời , Người có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc
Trang 6Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản
Trang 7II Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Trong Việc Chuẩn Bị Các
Điều Kiện Về Tư Tưởng, Chính Trị Và Tổ Chức Cho Sự Ra Đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong các cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng rất là to lớn, nhưng người đã sinh ra và nuôi dưỡng Đảng đó trưởng thành
đó chính là Nguyễn Ái Quốc - là Chủ tịch Nguyễn Ái Quốc, vì vậy bây giờ chúng ta sẽ phân tích sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng để thấy được vai trò của Người
1 Chuẩn bị về mặt tư tưởng :
Do cách mạng thuộc địa không được quan tâm đúng mức nên Nguyễn Ái Quốc đã đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo,… để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa và cách mạng thuộc địa
Cuối năm 1917, Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã
hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với tờ báo “Việt Nam hồn” để tuyên truyền
giáo dục Việt Kiều ở Pháp
Năm 1922 Người làm chủ nhiệm chủ bút cho báo “Người cùng khổ” để vạch trần chính sách
đàn áp bọc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần vào việc thức tỉnh các dân tộc bị áp bức
đứng lên tự giải phóng Song song đó, viết nhiều bài đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, báo Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.
Đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa Mác
-Lênin Người có nhiều bài cho các báo “Sự thật” (là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Liên Xô) và tạp chí “Thư tín Quốc tế” của Quốc tế Cộng sản.
Qua các bài báo, tạp chí, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác – Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Đây là thời gian Người
thu thập tư liệu cho tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô và các đại hội
của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên,… Và nhất là Đại hội lần V, đã có bản báo cáo rất quan trọng về dân tộc và thuộc địa; làm sáng tỏ và phát triển một số luận điểm quan trọng của Lênin về bản chất chủ nghĩa thực dân và nhiệm vụ của các Đảng Cộng Sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh giải phóng dân tộc các ở thuộc địa
Trang 8“Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925) mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn
chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được bí mật truyền về Việt Nam vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược; " Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra "
Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho sự thành lập Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng Vì giống
như Lênin đã nói” Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh, vận động … Chỉ có
theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” (Trích hỏi đáp nôn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam _ NXB Đại học Quốc
gia 2010)
Trang 91922, Người làm chủ nhiệm chủ bút cho báo
“Người cùng khổ”
1923, có nhiều bài cho các báo “Sự thật”
Trang 102 Chuẩn bị về tổ chức:
Với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở
nhiều nước thuộc địa của Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa năm 1921 nhằm tập hợp tất cả
những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Và cũng thông qua hội này để truyền bá chủ nghĩa Mac – Lê Nin đến các dân tộc thuộc địa Đến ngày 11 / 11/ 1924, Người tới Quảng Châu Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung
Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,… sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (9/7/1925) đã nêu bật được
tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết dân tộc trên thế giới
Và bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN
chính là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
Hội được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6/1925 với cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Thanh niên
Sau khi thành lập, Hội đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận giải phóng dân tộc cho những người trong tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng Việt Nam Chống lại những đường lối dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi tiểu tư sản
Hội đã giáo dục và giác ngộ nhiều người yêu nước chân chính theo con đường Hồ Chí Minh, đào tạo và rèn luyện họ thành những chiến sĩ cách mạng trung thành, làm nòng cốt trong việc thành lập Đảng Cộng sản sau này
Truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh vào trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với xây dựng các tổ chức cơ sở của Hội ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng
Từ năm 1925 – 1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo nên đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam Những bài giảng ở đây của Người đã được tập hợp thành cuốn “Đường cách mệnh”
Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền
để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, để truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam
Những ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và các lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các phong trào công nhân, phong trào yêu nước Đưa lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin và tôn chỉ, mục đích đấu tranh của Hội vào các phong trào này
Chứng tỏ: “Lập trường cách mạng giải phóng dân tộc của vô sản đã thắng lập trường
cách mạng giải phóng dân tộc của tư sản”
3 Chuẩn bị về chính trị:
Sự chuẩn bị về chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện thông qua việc hình thành các quan điểm sau đây, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là cuốn
“Đường cách mệnh”:
Trang 111 Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng trên thế giới
2 Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng chính quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc
3 Trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc phong kiến
áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy cần phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, cần phải xây dựng khối công nông làm động lực cách mạng đồng thời tập hợp được sự tham gia đông đảo các giai tầng khác tham gia.
4 Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo Đảng muốn vững phải được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin
5 Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của một vài người "công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh của công nông" Cách mạng "là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người" Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.
Những quan điểm này đã được Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá trong nước dưới nhiều hình thức, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ Sau này, các quan điểm đợc phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị của Đảng
Trang 12III Nguyễn Ái Quốc Và Hội Nghị Thành Lập Đảng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc các
tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời
Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)
An Nam Cộng sản Đảng (mùa thu năm 1929)
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản
Trang 13 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/19290)
Việc phân tán, chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam Vì những người cộng sản đã nhận thức được nhiệm vụ cấp thiết, cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống nhất
Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi tài liệu “Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông
Dương” yêu cầu thành lập một đảng của giai cấp vô sản.
Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc; chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc tiến hành từ ngày 6/1 đến ngày 7/2 năm 1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của
Việt Nam lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam Thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Đến Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III của Đảng (9/1960) quyết định lấy ngày 3/2/1930 là ngày kỷ niệm thành lập Đảng
Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc tiến hành từ ngày 6/1 đến ngày 7/2 năm 1930
IV Kết Luận
Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng về tinh thần cách mạng, chí khí kiên cường bất khuất, toàn tâm toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, tận tụy hy sinh suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng loài người, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội cộng sản
Muốn cách mạng thành công thì điều kiện không thể thiếu là phải có một chính đảng vững mạnh lãnh
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản