1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI TẬP AUTOCAD CHI TIẾT - BẢN VẼ MÓNG

15 3,6K 186

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 602,2 KB

Nội dung

Các bước thực hiện cụ thể như sau: 1 ĐỊNH DẠNG 1.1 Tạo lớp Name tên lớp Color màu Linetype kiểu đường Lineweight bề rộng đường 1.2 Định dạng kiểu kích thước dimstyle: Bản vẽ này có mặ

Trang 1

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

BÀI TẬP 5- BẢN VẼ MÓNG

Bản vẽ bê tông cốt thép có đặc điểm:

- Các thanh thép được vẽ theo qui ước

- Tỉ lệ bản vẽ chỉ ảnh hưởng đến đường bao ngoài cấu kiện (thực chất chỉ ảnh hưởng đến kích thước mặt cắt ngang, còn chiều dài cấu kiện thường vẽ theo qui ước)

- Kích thước cấu kiện bê tông cốt thép thường là số tròn trăm (ít nhất cũng là những số tròn chục), mà tỉ lệ hình vẽ theo tiêu chuẩn thường là 1:10, 1:100, nên rất dễ chia

ÆDo những đặc điểm vừa nêu, nên ta có thể thực hiện bản vẽ theo kiểu vẽ tay:

- Không cần format Drawing Limits cho bản vẽ (do khi mở bản vẽ theo hệ mét (Metrics) ta

đã có sẵn Drawing Limits là A3 ngang)

- Format Linetype (giá trị của ô “Global scale factor” (tỷ lệ toàn cục) là 0.35)

- Khi format Dimension Stype thì trong bảng Fit, giá trị của ô Use overall scale of (tỉ lệ hình

dáng kích thước) giữ nguyên là 1

- Để việc ghi kích thước được dễ dàng, ta cần phải định dạng kích thước (format Dimstype)

cho các loại tỉ lệ hình vẽ: 1:100 (có thể đặt tên là Dim100), 1:20 (Dim20)) Bước định dạng

này cần điều chỉnh giá trị của ô Scale factor trong bảng Primary Units

- Như vậy, trong quá trình vẽ ta phải tự chia kích thước khi vẽ đường bao của cấu kiện (hoặc

vẽ đường bao theo đúng kích thước thật, sau đó dùng lệnh SCALE để thu về đúng tỉ lệ hình vẽ)

- Sau khi vẽ xong, bản vẽ sẽ được in với tỉ lệ 1:1

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

1 ĐỊNH DẠNG

1.1 Tạo lớp

Name (tên lớp) Color (màu) Linetype (kiểu đường) Lineweight (bề rộng đường)

1.2 Định dạng kiểu kích thước (dimstyle):

Bản vẽ này có mặt bằng móng được vẽ với tỉ lệ 1:100, còn hình biểu diễn cấu tạo móng thì được vẽ với tỉ lệ 1:20 nên ta sẽ định dạng 2 kiểu kích thước : Dim100 (để ghi kích thước cho mặt bằng móng), và Dim20 (để ghi kích thước cho hình biểu diễn cấu tạo móng)

1.2.1 Định dạng kiểu kích thước Dim100

- Mở hộp thoại định dạng kiểu kích thước

Command: DDIM (D)

Trang 2

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

Menu: FormatÆDimension Style

- Tạo kiểu mới: click nút NewÆnhập tên kiểu trong ô New Style Name là Dim100Æclick nút continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới Dim100

- Bảng Symbols and Arrows:

Có thể chọn dạng mũi tên là Architectural tick (kích thước 1.5) hoặc Dot (kích thước 1.25)

- Bảng Primary Units:

Nhập giá trị cho ô “Scale factor” là 100

Ta đã hoàn tất cho bước định dạng Dim100 Click chuột vào nút OK để đóng bảng Primary Units Click nút New để tiếp tục định dạng cho kiểu Dim20

1.2.2 Định dạng kiểu kích thước Dim20

- Nhập tên kiểu trong ô New Style Name là Dim20Æclick nút continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới Dim20

- Bảng Primary Units:

Nhập giá trị cho ô “Scale factor” là 20

Ta đã hoàn tất cho bước định dạng Dim20 Click chuột vào nút OK để đóng bảng Primary Units Æ

Click nút Close Ta đã hoàn tất việc đinh dạng kích thước

1.3 Định dạng chữ viết (textstyle):

Menu: FormatÆText Style (Thực hiện như các bản vẽ trước)

2 VẼ MẶT BẰNG MÓNG (Tỉ lệ 1:100)

- Bật layer Truc

- Dùng lệnh LINE vẽ 1 trục ngang ( dài khoảng 100) và 1 trục thẳng đứng (dài khoảng 60)

- Dùng lệnh OFFSET (với khoảng cách 40) vẽ các trục cột còn lại

- Bật layer Duong-bao

Trang 3

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Dùng lệnh RECTANG để vẽ một hình vuông có cạnh là 2 (nếu không biết cách dùng OTRACK để rà điểm thì nên vẽ thêm đoạn đường chéo để dễ bắt điểm trong lệnh COPY sau này)

- Dùng lệnh SOLID để tô hình vuông vữa vẽ (các điểm được click theo thứ tự 1, 2, 3, 4 như hình minh họa

- Dùng lệnh COPY (multiple) để copy mẫu vừa vẽ vào các vị trí của trụ móng

- Dùng lệnh RECTANGLE và LINE để vẽ dầm móng

Trang 4

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Vẽ một mẫu móng đơn:

Lệnh RECTANG với kích thước cạnh là 14 để vẽ đường bao ngoài của móng đơn Lệnh OFFSET với khoảng cách là 5.5 để vẽ hình vuông bên trong

Lệnh LINE vẽ các đoạn thẳng (là các cạnh của móng)

Nếu không biết sử dụng OTRACK, nên vẽ thêm một đoạn thẳng là đường chéo của hình vuông nhỏ bên trong để có thể bắt điểm base point trong lệnh COPY sau này Khi chọn đối tượng trong lệnh copy, nhớ không chọn đoạn nháp đã vẽ thêm

- Dùng lệnh COPY (multy) để copy mẫu vừa vẽ vào các vị trí của móng đơn

- Dùng lệnh OFFSET để vẽ móng băng với kích thước như sau: từ nét vẽ của dầm móng, offset với khoảng cách 0.5 để vẽ đường bao của sườn móng, và offset với khoảng 5 để vẽ đường bao ngoài của móng băng

- Ghi ký hiệu cho trục cột:

Bật layer Ky-hieu

Lệnh CIRCLE vẽ một vòng tròn có bán kính là 3.5

Lệnh DTEXT viết một chữ mẫu (ví dụ: A) có vị trí chữ được định ngay tâm vòng

tròn (đã hướng dẫn trong bài tập 2: Bản vẽ nhà) và có chiều cao chữ là 5

Trang 5

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

Có thể cần phải kéo dài thêm các trục để khi copy các mẫu ký hiệu trục vào hình vẽ, thì vị trí của vòng tròn ký hiệu trục cách đường bao của móng đơn khoảng 15mm

Lệnh COPY (multy) để copy mẫu vừa vẽ vào các vị trí cần ghi ký hiệu

Lệnh ED để chỉnh sửa các chữ, số theo đúng tên trục của chúng

- Để ghi tên gọi các móng, có thể dùng lệnh COPY để copy một chữ, số (A hay 1…) của trục cột rồi dùng lệnh ED để chỉnh sửa lại nội dung chữ và chiều cao chữ (3.5)

- Ghi ký hiêu cho dầm móng bằng “qleader”:

Dùng Toolbar Dimension

Click vào biểu tượng của qleader (có hình vẽ: )

Enter để chọn Settings

Trang 6

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG Trong hộp thoại, click vào nút Attachment, rồi đánh dấu chọn ô Underline bottom line

Tiến hành ghi ký hiệu cho dầm móng

- Ghi kích thước: bật layer kich-thuoc, để kiểu ghi kích thước Dim100 hiện hành, dùng

DIMLINEAR (ký hiệu ) để ghi kích thước khoảng cách trục cột và kích thước của các

móng (lưu ý: kích thước từ trục 1 đến trục 2 dùng DIMLINEAR để ghi, còn từ trục 2 đến

trục 3 nên dùng DIMCONTINUE (ký hiệu ) để ghi)

- Dùng lệnh MTEXT để ghi chữ MẶT BẰNG MÓNG, với style VN, chiều cao chữ là 5

Trang 7

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

3 VẼ HÌNH BIỂU DIỄN CẤU TẠO MÓNG ĐƠN (Tỉ lệ 1:20)

3.1 Vẽ hình biểu diễn chính

- Bật layer duong-bao

- Vẽ đường bao ngoài với kích thước như hình vẽ dưới (lưu ý các kích thước ghi dưới đây chỉ

để tham khảo khi vẽ hình, sinh viên không ghi các kích thước này vào bản vẽ của mình )

- Dùng lệnh BHATCH để vẽ ký hiệu vật liệu cho lớp bê tông lót đáy móng:

¾ Đánh lệnh BHATCH (H, BH), Acad hiển thị hộp thoại như hình dưới

¾ Ô “Pattern” chọn là AR-CON,

¾ Ô “Scale” là 0.05

Trang 8

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

¾ Click vào nút “Pick-points” để chọn vùng cần gạch ký hiệu Æmàn hình vẽ xuất hiệnÆclick

vào 1 điểm bên trong hình chữ nhật thể hiện lớp bê tông lót đế móng

¾ Sau khi chọn vùng cần gạch, hộp thoại sẽ xuất hiện trở lại, nút “OK” sáng lên Æclick vào

nút “OK”

- Vẽ lưới thép cho móng: bật layer cot-thep, vẽ một đoạn thẳng nằm ngang cách đáy móng 2mm

và có đầu thanh cách đường bao ngoài của móng 3mm:

Trang 9

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Vẽ móc thép: vẽ một đoạn thẳng có chiều dài là 2 như hình dưới đây:

- Dùng lệnh FILLET để vẽ đọan cong của móc thép: Nhập lệnh F, rồi lần lượt click vào 2 đầu

mút của đoạn thẳng vừa vẽ

Trang 10

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Dùng lệnh MIRROR để vẽ móc thép của đầu còn lại

- Vẽ mặt cắt ngang của các thanh thép: OFFSET nét nằm ngang của thanh thép vừa vẽ lên trên 0.75mmÆ DIVide đoạn vừa offset với số đoạn bằng nhau là 8:

Æ Setting OSNAP có cài truy bắt NODE:

Ædùng lệnh DONUT với đường kính trong là 0, đường kính ngoài là 1.5 để vẽ mặt cắt ngang của

các thanh thép tại các node mà lệnh divide đã đặt trên đường đã offsetÆ xóa đường đã offset

Trang 11

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Cốt thép của cốt đai vẽ trên layer cot-dai, các móc thép vẽ cho các thanh thép thẳng đứng (thép

của trụ móng) cũng có thể được vẽ bằng cách copy mẫu móc thép đã vẽ rồi dùng lệnh ROTATE

để xoay về đúng vị trí của móc thép

- Cách ghi kích thước cũng tương tự như mặt bằng móng Lưu ý vòng tròn ký hiệu thanh vẽ trên

layer ky-hieu và có bán kính là 2.5

3.2 Vẽ hình chiếu bằng cho móng

- Vẽ hình biểu diễn của hình chiếu bằng theo kích thước đã có

- Nét lượn sóng thể hiện phần bê tông bị đập vỡ để thấy được cốt thép bên trong được vẽ bằng

lệnh SPLINE

- Vẽ mặt cắt ngang của trụ móng:

• Lệnh RECTANGLE vẽ đường bao của trụ móng (nét mảnh)

• Từ đường bao của trụ móng, offset vào trong với khoảng cách 1 để có cốt đai của trụ móng (cốt đai sẽ được chuyển sang layer “cot-dai” có nét đậm) và từ nét vẽ của cốt đai, offset vào

trong với khoảng cách 0.75 để vẽ đường nháp nhằm bắt điểm trong lệnh DONUT

• Lệnh DONUT (vẽ mặt cắt ngang của thanh thép)

• Xóa đường vẽ nháp (hình vuông nhỏ nhất bên trong):

Trang 12

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

• Hình vẽ hoàn tất sau khi đã ghi ký hiệu cho các thanh thép và ghi kích thước:

4 LẬP BẢNG THỐNG KÊ

- OFFSET cạnh trên của khung tên lên với khoảng cách 10:

Trang 13

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Lệnh LINE, vẽ đoạn thẳng bên trái:

- Lệnh OFFSET, vẽ các đoạn thẳng đứng với khoảng cách có thể chọn như hình hướng dẫn dưới đây:

Trang 14

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

- Lệnh TRIM, tỉa các đoạn thừa, và đổi layer cho 1 nét mảnh để có được hình dạng của bảng

thống kê:

- Lệnh MTEXT, chiều cao chữ (height) = 2.5, canh lề (Justification): MC (Middle Center), để viết

chữ trong dòng tiêu đề:

- Hoàn tất các số liệu của bảng thống kê:

Trang 15

Hướng dẫn bài thực hành 5: BẢN VẼ MÓNG

5 HOÀN CHỈNH BẢN VẼ

- Hoàn tất khung bản vẽ, khung tên cho bản vẽ móng đơn

- Save bản vẽ

- Save as để lưu bản vẽ móng đơn và mở bản vẽ mới (VD đặt tên là MONG BANG M2) để vẽ bản

vẽ móng băng

6 VẼ MÓNG BĂNG M2

Sinh viên tự thực hiện bản vẽ móng băng M2

Ngày đăng: 24/07/2015, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w