Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TPHCM
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG VÀO HIỆN TƯỢNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ
PHÊ CỦA HOA KỲ GiAI ĐOẠN 2009-2012 Nhóm sinh viên thực hiện (lớp K50-CLC.D2)
2
Trang 2Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Trang 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trang 5 1/ Khái quát về dãy số thời gian Trang 5 1.1/ Khái niệm Trang 5 1.2/ Kết cấu Trang 5 1.3/ Tác dụng Trang 5 1.4/ Điều kiện vận dụng Trang 5 1.5/ Yêu cầu Trang 6 2/ Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng Trang 6 2.1/ Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Trang 6 2.1.1/ Phạm vi áp dụng Trang 6 2.1.2/ Nội dung phương pháp Trang 6
2.2/ Phương pháp bình quân di động (Moving averages method) Trang 7
2.3/ Phương pháp hồi quy Trang 8 2.3.1/ Nội dung Trang 8 2.3.2/ Yêu cầu Trang 8 2.4/ Biến động thời vụ Trang 9 2.4.1/ Khái niệm Trang 9 2.4.2/ Nguyên nhân Trang 9 2.4.3/ Ý nghĩa nghiên cứu Trang 10 2.4.4/ Phương pháp nghiên cứu Trang 10
Trang 3CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG VÀO HIỆN TƯỢNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA HOA KỲ GiAI ĐOẠN 2009-2012 Trang 11 1/ Bảng số liệu Trang 11 2/ Vận dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Trang 11
3/ Vận dụng phương pháp dãy số trung bình trượt Trang 12
3.1/ Phương pháp tính số trung bình di động (trượ) Trang 12
3.2/ Mục đích sử dụng Trang 13 4/ Phương pháp hồi quy Trang 13
5/ Phương pháp chỉ số thời vụ Trang 13
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể tự sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước Vì vậy tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết cho mỗi quốc gia Mỗi quốc gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu của mình Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia so với thế giới
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, ngoại thương – thương mại quốc tế, là hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia Trong bối cảnh hiện đại, mỗi doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đều có liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế Hoạt động xuất khẩu trở thành cầu lối kinh tế giữa các quốc gia với nhau Thông qua xuất khẩu các quốc gia khai thác được lợi thế vốn có của mình tạo nguồn thu ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn thứ ba của thế giới Xuất khẩu tại Hoa Kỳ tăng từ 182.491 triệu USD trong tháng 11 năm 2012 lên đến 186.372 USD triệu trong tháng 12 năm 2012, theo báo cáo của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ
Hàng xuất khẩu chính là: Thiết bị công nghiệp (34% tổng kim ngạch xuất khẩu), hàng hóa vốn (33%) Thực phẩm, thức ăn, và tài khoản nước uống cho 9%; Ô tô xe, bộ phận
và các công cụ khác 9% và tiêu dùng hàng hoá cho 12%
Đối với Hoa Kỳ, hoạt động xuất khẩu đã mang rất nhiều lợi nhuận về cho đất nước, thực
sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Trong các mặt hàng nông sản thì cà phê là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hoa Kỳ, hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không hề nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăn nghìn công ăn việc làm cho người lao động trong nước Trong năm 2011, xuất khẩu mặt hàng cà phê đã tăng đến 83,3%, thu về 1,2 tỷ USD cho Hoa Kỳ Với những kiến thức cơ bản về kinh tế qua quá trình học tập tại trường ĐH Ngoại thương cùng với những hiểu biết trong bộ môn Nguyên lý thống kê, nhóm tác giả đã chọn đề tài:
“Mặt hàng xuất khẩu cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2009-2012”, làm chuyên đề cho bài tiểu luận của môn học Nguyên lý thống kê
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1/ Khái quát về dãy số thời gian.
1.1/ Khái niệm
Vật chất luôn luôn vận động không ngừng theo thời gian Để nghiên cứu biến động của kinh tế xã hội, người ta thường sử dụng dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xềp theo thứ tự thời gian Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai
1.2/ Kết cấu
Dãy số thời gian gồm hai thành phần: thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu
• Thờt gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm,…tuỳ theo mục đích nghiên cứu Đơn
vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian
• Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy số thời gian Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian Các trị số này
có thể là tuyệt đối , tương đối hay bình quân
1.3 / Tác dụng
Dãy số thời gian có hai tác dụng chính sau:
• Thứ nhất, cho phép thống kê học nghiên cứu các đặc điểm và xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian Từ đó, chúng ta có thể đề ra định hướng hoặc các biện pháp xử lí thích hợp
• Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tương lai
1.4/ Điều kiện vận dụng
Để có thể vận dụng dãy số thời gian một cách hiệu quả thì dãy số thời gian phải đảm bảo tình chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy thời gian
Cụ thể là:
Trang 6• Phải thống nhất được nội dung và phương pháp tính
• Phải thống nhất được phạm vi tổng thể nghiên cứu
• Các khoảng thời gian trong dãy số thời gian nên bằng nhau nhất là trong dãy số thời kì
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi các điều kiện trên bị vi phạm do các nguyên nhân khác nhau.Vì vậy, khi vận dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp để tiến hành phân tích đạt hiệu quả cao
1.5/ Yêu cầu
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi hiên tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau
2/ Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng.
Sự biến động của hiện tưọng qua thời gian thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng còn có những nhân tố ngẫu nhiên gây nên những sai lệch khỏi xu hướng Cho nên muốn xác định được xu hướng cần sử dụng những phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên
Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động thường dùng:
2.1/ Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
2.1.1/ Phạm vi áp dụng
Dãy số thời gian có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà chưa biểu hiện được xu hướng phát triển của hiện tượng
2.1.2/ Nội dung phương pháp
Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian gần nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn với mức độ lớn hơn.Trước khi ghép, các mức độ trong dãy số
Trang 7chưa phản ánh được mức biến động cơ bản của hiện tượng hoặc biểu hiện chưa rõ rệt Sau khi ghép, ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên triệt tiêu lẫn nhau do ảnh hưởng của các chiều hướng trái ngược nhau và các mức độ mới bộc lộ rõ xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng
Giảm bớt số mức độ bằng cách mở rộng khoảng cách thời gian từ ngày → tháng → quý…
- Ưu điểm: nhanh
- Nhược điểm:
+ Thứ nhất, phương pháp này chỉ áp dụng đối với dãy số thời kì vì nếu áp dụng cho dãy số thời điểm, các mức độ mới trở lên vô nghĩa
+ Thứ hai, chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài và chưa bộc lộ rõ xu hường biến động của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian,số lượng các mức độ trong dãy số giảm đi nhiều
2.2/ Phương pháp bình quân di động (Moving averages method)
Dùng để điều chỉnh các mức độ trong dãy số có biến động do ảnh hưởng của những yếu
tố ngẫu nhiên nhưng mức độ biến động không lớn
Số trung bình di động (trượt) là số trung bình cộng được tính ra từ một nhóm các mức độ trong dãy số bằng cách lần lượt loại trừ mức độ đầu và thêm mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình là không đổi
Trang 8BẢNG 1
- Số trung bình di động có tác dụng san bằng hình ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhiên đồng thời làm giảm mức độ trong dãy số mới
2.3/ Phương pháp hồi quy
2.3.1/ Nội dung
Là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu diễn xu hướng phát triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường
Từ một dãy số thời gian căn cứ vào đặc điểm của biến động trong dãy số, dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế
2.3.2/ Yêu cầu
Phải chọn được mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng
Phương pháp chọn dạng hàm:
• Căn cứ vào quan sát trên đồ thị cộng với phân tích lý luận về bản chất lý luận của hiện tượng
• Có thể dựa vào sai phân (lượng tăng giảm tuyệt đối)
• Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất (lý thuyết lựa chọn dạng hàm của hồi quy tương quan)
Dạng hàm xu thế tổng quát:
TB thứ nhất:
TB thứ hai:
v.v…
Trang 9Các dạng hàm thường sử dụng là:
BẢNG 2 2.4/ Biến động thời vụ
2.4.1/ Khái niệm
Biến động thời vụ là hàng năm trong khoảng thời gian nhất định có sự biến động được lặp đi lặp lại gây ra tình trạng lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô hoạt động làm ảnh hưởng đến quy mô các ngành kinh tế
2.4.2/ Nguyên nhân:
Trang 10Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt của dân cư Nó ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngành như nông nghiệp, du lich, các ngành chế biến sản phẩm công nghiệp và công nghiệp khai thác… Hiện tượng biến động thời vụ làm cho việc sử dụng thiết bị và lao động không đồng đều, năng suất lao động khi tăng khi giảm làm giá thành biến động
2.4.3/ Ý nghĩa nghiên cứu
Giúp nhà quản lý chủ động trong quản lý kinh tế xã hội Giúp cho việc lập các kế hoạch sản xuất hoặc hoạt động nghiệp vụ thích hợp, hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội
2.4.4/ Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào số liệu trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm) theo tháng hoặc theo quý
Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định Cụ thể là các mức độ cùng kỳ từ năm này sang năm khác không có biểu hiện tăng giảm rõ rệt
- Công thức tính:
: Là số bình quân của các mức độ cùng tên i
: Là số bình quân của các mức độ trong dãy số
: Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i
- Ý nghĩa: Nếu coi mức độ bình quân chung của tất cả các kỳ là 100% thì chỉ số thời vụ của kỳ nào lớn hơn 100% thì đó là lúc “bận rộn” và ngược lại
Với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt việc tính chỉ số thời vụ phức tạp hơn Trước hết
ta cần điều chỉnh dãy số bằng phương trình hồi quy để tính ra các giá trị lý thuyết rồi sau
đó dùng các mức độ này làm căn cứ so sánh và tính chỉ số thời vụ
Trang 11CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG VÀO HIỆN TƯỢNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA HOA KỲ
GiAI ĐOẠN 2009-2012 1/ Bảng số liệu 1
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA HOA KỲ GiAI ĐOẠN 2009-2012
BẢNG 3 2/ Vận dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian.
Dãy số thời gian ở trên cho thấy: Sản lượng của các tháng khi tăng, khi giảm không phản ánh rõ xu hướng biến động Ta mở rộng khoảng cách thời gian từ tháng sang quý bằng cách cộng sản lượng của tháng 1, tháng 2, tháng 3 sẽ được sản lượng quý I, tương tự thế
ta có sản lượng quý II, III, IV của năm 2009-2012 Ta được kết quả sau đây:
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA HOA KỲ
GiAI ĐOẠN 2009-2012
1 Nguồn: Tổng cục hải quan: http://www.customs.gov.vn/default.aspx
Trang 12IV 36,699.0 40,939.0 36,973.0 55,277.0
BẢNG 4
- Bản trên cho thấy: sản lượng xuất khẩu cà phê của Hoa Kỳ có xu hướng giảm từ quý I đến quý III và tăng trở lại vào quý IV Trong đó, quý III là thời điểm sản lượng xuất khẩu
cà phê thấp nhất qua các năm
3/ Vận dụng phương pháp dãy số trung bình trượt
3.1/ Phương pháp tính số trung bình di động (trượt)
Số trung bình trượt là số trung bình cộng được tính từ một nhóm sản lượng của bốn tháng trong dãy số bằng cách lần lượt loại trừ sản lượng tháng đầu và thêm sản lượng tháng tiếp theo sao cho số lượng các sản lượng tham gia tính số trung bình là không đổi
Số trung bình trượt (nhóm 4 mức độ):
Năm 2009
y1 = = 14188.3
y2 = = 12866.0 …………
Tương tự, ta áp dụng tính cho các năm 2010, 2011 và 2012:
Sản lượng xuất khẩu cà phê trung bình di động của Hoa Kỳ giai đoạn 2009 – 2012
2009
(yi)
Số bình quân trượt 2009
2010 (yi)
Số bình quân trượt 2010
2011 (yi)
Số bình quân trượt 2011
2012 (yi)
Số bình quân trượt 2012
-4 13501 14188.3 14155 13452.0 10890 17110.3 18516 19895.0
5 9458 12866.0 13443 12748.3 9729 15074.3 22277 21093.5
6 9443 11869.5 9353 12645.5 8592 13242.8 16161 20031.8
11 15096 7724.5 14806 10427.8 11307 5487.5 16096 10372.3
12 15179 10372.8 18379 12437.8 22801 9890.3 27911 15326.0
BẢNG 5
Trang 133.2/ Mục đích sử dụng
- Dùng để điều chỉnh các mức độ sản lượng trong dãy sản lượng xuất khẩu cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2009 – 2012 có biến động do ảnh hưởng của những yếu tố ngẫu nhiên nhưng mức dộ biến động không lớn
- Trung bình trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng các ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên đến sản lượng xuất khẩu cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2009 – 2012 Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức dộ của dãy trung bình trượt
4/ Phương pháp hồi quy
BẢNG 6
Từ số liệu và đồ thị ta thấy sản lượng xuất khẩu cà phê của Hoa Kì biến đổi theo chu kì là
12 tháng, sản lượng biến đổi không đồng đều giữa các tháng mà tập trung vào quý I và quý IV Tổng sản lượng xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng sản lượng xuất khẩu dao động qua các tháng Do đó Hàm xu thế của sản lượng xuất khẩu cà phê của Hoa Kì không có dạng tuyến tính,parabol, hypebol,hoặc hàm mũ
5/ Phương pháp chỉ số thời vụ.
- Dùng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: thu được số liệu mỗi quý
BẢNG 7
- Xử lí số liệu:
- Tính Xuất khẩu bình quân từng quí i :
- Tính Xuất khẩu bình quân 1 quí tính chung 4 năm:
Trang 14- Tính chỉ số thời vụ từng quí :
- Ta có bảng kết quả sau:
2009 2010 2011 2012
XK bình quân từng quí
Chỉ số thời
vụ từng quí (lần)
Chỉ số thời vụ từng quí (%) QUÍ I 43252
3965
QUÍ II 32402 36951 29211 56954 38880 1.0010 100.10
QUÍ III 15065
3549
QUÍ IV 36699 40939 36973 55277 42472 1.0935 109.35
XK bình quân 1 quí tính chung 4 năm 38841
BẢNG 8
BẢNG 9
- Nhận xét:
+ Xuất khẩu cà phê theo thời vụ của Hoa Kì (2009-2012) cao nhất ở quí I với chỉ số lên đến 129.71% và thấp nhất ở quí III chỉ với 60.84%
+ Xuất khẩu tăng mạnh ở quí I, rồi đến ở quí II và giảm ở quí III Sau đó lại tăng ở quí IV
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC 1/ Tài liệu tham khảo
- Hoàng Ngọc Nhậm (Chủ biên), Giáo trình kinh tế lượng.
- Nguyễn Văn Thiều, Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến đông cơ bản của hiện hượng, http://voer.vn/content/m30994/latest/?format=pdf
- Bảng số liệu: Tổng cục hải quan, http://www.customs.gov.vn/default.aspx
2/ Phụ lục bảng biểu
- BẢNG 1 Trang 7
- BẢNG 2 Trang 9
- BẢNG 3 Trang 11
- BẢNG 4 Trang 11
- BẢNG 5 Trang 12
- BẢNG 6 Trang 13
- BẢNG 7 Trang 13
- BẢNG 8 Trang 14
- BẢNG 9 Trang 15