Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
1,33 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TÔN ĐỨC QUÝ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VIÊM GIẢM ĐAU KHÔNG STEROID TRONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CK CẤP I HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TÔN ĐỨC QUÝ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VIÊM GIẢM ĐAU KHÔNG STEROID TRONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CK CẤP I Chuyên ngành: Tổ chức – Quản lý Dược. Mã số: 62732001 Giáo viên hướng dẫn: - GS.TS Hoàng Thị Kim Huyền Nơi thực hiện đề tài: - Trường Đại học Dược Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, Thư viện, các Bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội. Các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội – những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm tháng học tập tại trường. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng Thị Kim Huyền đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Ban Giám đốc, Phòng tổ chức, Phòng tài chính kế toán, Phòng KHTH, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Đặc biệt là khoa Dược Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tĩnh, đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và thu thập số liệu luận văn. Tôi xin những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt; xin cảm ơn các anh chị và các bạn trong lớp chuyên khoa cấp 1 Dược K13 - Nghệ An, các bạn bè thân thiết đã cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và đã giành cho tôi những tình cảm, sự động viên trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2012. Học viên Tôn Đức Quý MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NSAID 3 1.2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG 3 1.3. TÁC DỤNG CỦA THUỐC NSAID 5 1.4. DƯỢC ĐỘNG HỌC 8 1.5. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 9 1.6. CÁC THUỐC NSAID THƯỜNG DÙNG 10 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHI ÊN CỨU 17 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 17 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHI ÊN CỨU 18 2.2.1. Cỡ mẫu dự kiến 18 2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá 18 2.2.3. Nội dung khảo sát 18 2.2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 20 3.1.1. Tỉ lệ bệnh nhân phân phối theo giới tính 20 3.1.2. Tỉ lệ bệnh nhân phân phối theo tuổi 20 3.1.3. Mô hình bệnh tật về bệnh Cơ - Xương - Khớp tại bệnh viện ĐK Hà Tĩnh 21 3.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC NSAI D TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP 22 3.2.1. Các thuốc NSAID dùng trong điều trị 22 3.2.3. Các kiểu sử dụng thuốc 23 3.2.4. Phối hợp các đường đưa thuốc khác nhau 23 3.2.5. Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc NSAID 24 3.3. KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR) CỦA CÁC NSAID VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 25 3.3.1.Các ADR đã gặp của thuốc NSAID trong mẫu khảo sát 25 3.3.2.Yếu tố ảnh hưởng đến tai biến tiêu hoá của thuốc NSAID 25 3.3.3 Chỉ định cách dùng thuốc NSAID 27 3.3.4 Sử dụng các thuốc chống loét tiêu hóa 28 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 29 4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 29 4.2. VỀ TÌ NH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC NSAID TRONG ĐIỀU TRỊ 29 4.2.1. Các NSAID được dùng trong điều trị 29 4.2.2 Các kiểu phối hợp các NSAID và hiệu quả điều trị của các kiểu sử dụng các NSAID 30 4.3. VỀ CÁC ADR GẶP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 31 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 1/ KẾT LUẬN 34 2/ KIẾN NGHỊ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ LỤC: DANH SÁCH BỆNH NHÂN 38 DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ. Bảng 1 : Biểu đồ giới tính. Bảng 2 : Biểu đồ phân bố tuổi. Bảng 3 : Mô hình bệnh tật Cơ – Xương – Khớp. Bảng 4 : Các thuốc NSAID được sử dụng. Bảng 5 : Biểu đồ về sử dụng thuốc NSAID. Bảng 6 : Các kiểu phối hợp thuốc NSAID. Bảng 7 : Tình hình bệnh nhân lúc ra viện. Bảng 8 : ADR. Bảng 9 : Sự liên quan giữa ADR và tuổi. Bảng 10 : Thời điểm uống thuốc. Bảng 11 : Các loại th uốc phòng và điều trị hội chứng dạ dày. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NSAID: Nonsteroidal anti-inflammatory drugs (Thuốc chống viêm không steroid) ADR: Adverse Drug Reaction (Tác dụng không mong muốn do thuốc) BN: Bệnh nhân IU: International Unit (Đơn vị quốc tế) SD: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) STT: Số thứ tự TB: Trung bình T ½: Thời gian bán thải THA: Tăng huyết áp WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) XN: Xét nghiệm ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, các bệnh cơ xương khớp đang chiếm một tỉ lệ khá cao trong dân số trên thế giới và ở Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau, các vùng miền địa phương khác nhau và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Bệnh có thể gây huỷ hoại rất nhiều về cấu trúc và chức năng của xương khớp nên làm cho bệnh nhân bị hạn chế vận động, cử động, đi lại khó khăn do tổn t hương và biến dạng các khớp. Trong số các thuốc giảm đau được sử dụng nhằm giảm nhẹ triệu chứng, đưa lại sự thoải mái dễ chịu hơn cho bệnh nhân, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng nhiều nhất vì vừa giảm được đau và lại vừa kháng được viêm. Tác dụng điều trị chủ yếu của các NSAID l à dựa vào ức chế tổng hợp Prostaglandin, chất trung gian hóa học quan trọng của phản ứng viêm và đau. Tuy nhiên, những tác dụng phụ hay gặp nhất của các thuốc NSAID là gây viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa Các tác dụng phụ này dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là khi phải điều trị trong thời gian dài và là một trong những vấn đề cần lưu ý của người thầy thuốc khi kê đơn cho người bệnh. Trên thị trường các chế phẩm NSAID rất phong phú, đa dạng, có nhiều dạng bào chế, nhiều biệt dược của các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc, dạng thuốc, cách dùng, thời gian dùng chưa được chú trọng và chưa thật sự hợp lý và đúng nguyên tắc. Do đó, vấn đề sử dụng thuốc NSAID trong điều t rị tại bệnh viện như thế nào để phát huy tác dụng điều trị và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc là một vấn đề cần quan tâm. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid trong điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” nhằm các mục tiêu sau: Khảo sát tình hì nh sử dụng các NSAID trong điều trị đau do các bệnh lý cơ - xương - khớp. Khảo sát các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa và biện pháp khắc phục. 1 Từ 2 mục tiêu trên, đề xuất được những biện pháp về vấn đề sử dụng thuốc NSAID hiệu quả - an toàn trong điều trị cho bệnh nhân. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Lịch sử ra đời các thuốc NSAID: Ngay từ năm 460 - 377 TrCN, Hyppocrates người được coi là ông tổ của nghề y, đã phát hiện ra tác dụng giảm đau hạ sốt của nước chiết xuất từ vỏ cây liễu (còn gọi là cây thùy dương). Nhưng mãi đến năm 1838 Raffaelle Piria (Ý) mới tinh chế được Acid Acetylsalicylic từ vỏ cây này, và 15 năm sau (1853) Charle Fredenic Gerherdt nhà hóa học người Đức mới chế tạo được Acid Acetylsalicylic thành thuốc kháng viêm hạ sốt g iảm đau đầu tiên của nhân loại. Đến năm 1899, sản phẩm Aspirin (Acid Acetylsalicylic) đầu tiên của hãng Bayer được lưu hành trên thị trường. Cho tới nay đã hơn 100 năm ra đời, nhưng Aspirin vẫn còn được trọng dụng với nhiều tác dụng hứa hẹn như: chống kết tập tiểu cầu trong dự phòng nhồi máu cơ tim, huyết khối Sau Aspirin, là Phenylbutason (1949) và Indomethacin (1964) được tổng hợp. Tiếp theo là sự ra đời của hàng loạt thế hệ thuốc NSAID khác như: Ibuprofen (1969), Fenoprofen (1970), Ketoprofen (1973), Naproxen (1973), Acid Tiaprofenic (1975), Sulindac (1977), Diflunisal (1977), Diclofenac (1979), Piroxicam (1981), Nimesulide (1983), Acemetacin (1985), Tenoxicam (1987), Meloxicam (1996), và gần đây là Celecoxib, Rofecoxib (1999) 1.2. Cơ chế tác dụng của thuốc NSAI D Tác dụng điều trị chủ yếu của các NSAID là dựa vào ức chế tổng hợp Prostaglandin (PG). Enzyme đầu tiên trong tổng hợp PG là cyclo - oxygenase (COX). PG được sinh tổng hợp ngay tại màng tế bào. Màng tế bào chứa nhiều phospholipid, dưới tác dụng của phospholipase sẽ giải phóng ra các acid béo tự do không bão hoà, chứa 20 nguyên tử carbon như acid arachidonic là những chất tiền thân của PG. Dưới tác dụng của PG synthetase các acid này sẽ đóng vòng và oxy hoá chuyển thành PG. Bình thường lượng acid 3 [...]... tác dụng trung ương của thuốc này đối với tác dụng giảm đau hạ sốt 1.3 Các tác dụng của NSAID 1.3.1 Tác dụng giảm đau Đặc điểm Các NSAID chỉ có tác dụng với các chứng đau nông nhẹ và trung bình Tác dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng) Khác với morphin, các thuốc này không có tác dụng giảm đau nặng, không kèm tác dụng gây ngủ và gây nghiện Cơ chế 5 Tác dụng. .. khảo sát 2.3.1 Khảo sát mô hình bệnh Cơ-Xương-Khớp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh: * Đối tượng * Mô hình bệnh Cơ-Xương-Khớp 2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc NSAID trong điều trị các bệnh lý về khớp: * Loại thuốc dùng * Cách dùng * Liệu trình điều trị 2.4 Xử lý kết quả nghiên cứu Kết quả số liệu được tính theo % và được biểu diễn bằng bảng số liệu hoặc hình Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 cùng... ứng điều trị: chia làm 4 mức (theo nhận xét của bác sĩ ghi trên hồ sơ bệnh án lúc bệnh nhân ra viện) + Khỏi (bệnh nhân hết các triệu chứng viêm và đau) + Đỡ, giảm (vẫn còn các triệu chứng như viêm, đau nhưng đã giảm so với lúc nhập viện) + Không thay đổi (triệu chứng viêm, đau vẫn như lúc nhập viện) + Nặng hơn (triệu chứng viêm, đau tăng hơn so với lúc nhập viện) 19 2.3 Nội dung khảo sát 2.3.1 Khảo sát. .. có bệnh gan + Tăng tỷ lệ cơn đau tim đột quy cho người có mảnh ghép bắc cầu tim 17 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án lưu trữ tại phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: - Bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa Tỉnh - Được chẩn đoán Viêm, sưng, đau liên quan đến các bệnh. .. hẳn - Trong hồ sơ bệnh án cho thấy hầu hết bệnh nhân vào điều trị đều có các triệu chứng như: mệt mỏi, sưng, đau nhức các khớp, hạn chế vận động vì vậy đều được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc NSAID nhằm mục đích giảm đau, chống viêm Việc sử dụng các thuốc NSAID trong điều trị một cách an toàn, hợp lý, sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt chi phí và thời gian nằm viện của người bệnh. .. phác đồ có thể sử dụng NSAID hoặc không ( không tính paracetamol trong công thức phối hợp) Số lượng Bảng 5 : Biểu đồ về sử dụng thuốc NSAID 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 96.3% 3.7% Sử dụng 01 NSAID Không dùng thuốc NSAID Nhận xét: - 96,3% dùng đơn độc thuốc NSAID để điều trị - Có 03 trường hợp ( chiếm 3.7%) không sử dụng thuốc NSAID do bác sỹ thăm khám và kết luận chưa cần thiết phải sử dụng NSAID (những... tay, cánh tay 6 7.4% Viêm khớp dạng thấp 12 14.8% Đau cột sống ngực Tổng (có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc 23 nhóm bệnh ) Nhận xét : 22 - Có tất cả 9 nhóm bệnh về cơ xương khớp được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh, điều đó thể hiện một mô hình phong phú, đa dạng về bệnh Trong đó nhóm thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ cao nhất 29.6%, thoái hóa khớp gối chiếm 28.4%, các bệnh còn lại đều có... dụng giảm đau của các NSAID là do ức chế tổng hợp PGE2 nên làm giảm tính thụ cảm của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin; histamin; serotonin Nên tác dụng giảm đau của thuốc NSAID liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm Tác dụng giảm đau được sắp xếp theo thứ tự sau: Diclofenac > Indomethacin > Flurbiprofen > Piroxicam > Aspirin 1.3.2 Tác dụng hạ sốt Điều. .. người bệnh 3.2 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC NSAID TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP 3.2.1 Các thuốc NSAID dùng trong điều trị Bảng 4 Các thuốc NSAID được sử dụng: Số lượng BN Tỉ lệ % Meloxicam viên 37 35.2% Meloxicam tiêm 8 7.6% Piroxicam viên 12 11.4% Piroxicam tiêm 7 6.7% Paracetamol viên 27 25.7% Diclofenac viên 10 9.5% Diclofenac tiêm 4 3.8% Loại thuốc Tổng (có những bệnh nhân dùng... các khoa tại Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh trong năm 2011, chúng tôi tiến hành phân loại và thống kê theo các nhóm bệnh Bảng 3 Mô hình bệnh tật Cơ - Xương - Khớp Các nhóm bệnh về bệnh Cơ - Xương - Khớp Số lượng 6 Tỉ lệ % 7.4% Đau cột sống thắt lưng 6 7.4% Đau khớp vai 5 6.2% Đau dây thần kinh ngoại vi 6 7.4% Thoái hóa cột sống thắt lưng 24 29.6% Thoái hóa khớp gối 23 28.4% Thoái hóa cột sống cổ 7 8.6% Viêm