1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHAO SAT TINH HINH SU DUNG THUOC KHANG VIEM GIAM DAU KHONG STEROID TAI KHOA NGOAI BENH VIEN QUAN y THANH PHO CA MAU 6 THANG DAU NAM 2018 FINAL

55 434 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,4 MB
File đính kèm THUOC-KHANG-VIEM-GIAM-DAU-KHONG-STEROID.rar (1 MB)

Nội dung

đề tài tiểu luận tốt nghiệp về sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid tại khoa nội bệnh viện quân y cà mau, giúp cho chúng ta biết sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm trong bẹnh viện hợp lí để tìm ra cách điều trị phù hợp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH DƯỢC

MÃ SỐ: 7720201

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VIÊM GIẢM ĐAU TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y

THÀNH PHỐ CÀ MAU

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

LỚP: LT CĐ-ĐH DƯỢC 11A

Cần Thơ, năm 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người Để có kiến thức và kết quả ngày hôm nay

Với lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến quý thầy cô của trường Đại học Tây Đô đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường và ban lãnh đạo trường Đại học Tây Đô, các khoa, phòng, ban đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt bài tiểu luận này

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Thảo Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận

Vì vốn kiến thức còn hạn chế và còn nhiều điều bỡ ngỡ, có thể bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2018

Sinh viên thực hiện

Võ Thảo Nghi

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng em Các số liệu, kết quả trong bài tiểu luận này là trung thực và chưa được công bố ở các công trình nghiên cứu khác Nếu không đúng như nêu trên, em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài tiểu luận của mình

Cần Thơ, ngày tháng năm 2018

Sinh viên thực hiện

Võ Thảo Nghi

Trang 4

ra các lựa chọn an toàn, hợp lý

Bài luận được viết dựa trên việc nghiên cứu các khoá luận đã có và tham khảo trên các trang web khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị

Mục tiêu của bài luận nhằm:

 Nghiên cứu về tình trạng bệnh nhân ở các phương diện: tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật và không phẫu thuật, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nhóm bệnh

 Nghiên cứu về thuốc, thống kê các loại thuốc giảm đau được sử dụng tại khoa ngoại

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp hồi cứu cắt ngang Thu thập các bệnh án của bệnh nhân điều trị tại khoa Ngoại-Bệnh viện Quân Y thành phố Cà Mau trong 6 tháng đầu năm

2018 đã thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ mẫu

Kết quả:

Trong 341 đối tượng nghiên cứu thì bệnh nhân có độ tuổi từ 31-55 chiếm tỷ lệ cao nhất (39,88%) và thấp nhất là độ tuổi 1-18 có tỷ lệ (7,33%) Giới tính nam chiếm (66,86%) cao hơn so với giới nữ (33,14%) Nghề nghiệp cán bộ chiếm (46,33%) cao nhất Về nhóm bệnh thì các bệnh về đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (25,75%) Nhóm bệnh đường tiết niệu có tỷ lệ phẫu thuật cao nhất chiếm (66,34%) Tỷ lệ dùng thuốc ở các nhóm bệnh đều cao, trong đó cao nhất là nhóm tiêu hóa với tỷ lệ (30,21%) Nhóm bệnh tiêu hóa sử dụng nhóm giảm co thắt cơ trơn nhiều nhất chiếm (52,76%), nhóm tiết niệu sử dụng giảm đau Opioid nhiều nhất chiếm (41,94%), NSAID chiếm tỷ

lệ cao ở nhóm xương khớp (80,88%) Paracetamol sử dụng nhiều nhất ở nhóm bệnh phần mềm chiếm (32,17%)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU x

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐAU 1

1.1.1 Khái niệm về đau 1

1.1.2 Phân loại đau theo cơ chế gây đau 1

1.1.3 Đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại biên về hệ thống thần kinh trung ương 1 1.1.4 Các chất gây đau 2

1.1.5 Cơ chế kiểm soát đau 2

1.2 CÁC LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU 3

1.2.1 Thuốc giảm đau trung ương 3

1.2.1.1 Cơ chế 3

1.2.1.2 Tác dụng phụ 3

1.2.1.3 Một số chế phẩm 4

1.2.2 Thuốc giảm đau ngoại vi 5

1.2.2.1 Cơ chế 5

1.2.2.2 Tác dụng không mong muốn 5

1.2.2.3 Phối hợp thuốc 6

1.2.2.4 Một số dẫn chất giảm đau ngoại vi 7

1.2.3 Một số nhóm thuốc khác 7

1.3 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU 8

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Cách lấy mẫu 10

2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 10

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ 10

2.2.4 Xử lý kết quả nghiên cứu 10

2.2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 10

Trang 6

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10

2.3.1 Tình trạng bệnh nhân 10

2.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc 12

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 14

3.1 TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN 14

3.1.1 Tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi 14

3.1.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính 14

3.1.3 Tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp 15

3.1.4 Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh 15

3.1.5 Tỷ lệ phẫu thuật và không phẫu thuật 16

3.1.6 Các loại bệnh trong mỗi nhóm bệnh khảo sát 17

3.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU KHÁNG VIÊM 19

3.2.1 Các loại thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng 19

3.2.2 Sử dụng các Opioid 21

3.2.3 Sử dụng các thuốc giảm co thắt cơ trơn 22

3.2.4 Sử dụng các thuốc giảm đau ngoại vi 23

3.2.4.1 Sử dụng các NSAID 23

3.2.4.2 Sử dụng các chế phẩm chứa Paracetamol 24

3.2.5 Phối hợp thuốc giảm đau trong điều trị 25

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27

4.1 KẾT LUẬN 27

4.2 ĐỀ NGHỊ 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH NHÂN PL1 DANH SÁCH BỆNH NHÂN PL3

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Một sổ kiểu phối hợp thuốc giảm đau ngoại vi 7

Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi 14

Bảng 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính 14

Bảng 3.3: Tỷ lệ nghề nghiệp của bệnh nhân 15

Bảng 3.4: Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh 16

Bảng 3.5: Tỷ lệ phẫu thuật và không phẫu thuật trong mỗi nhóm bệnh 16

Bảng 3.6: Các loại bệnh trong mỗi nhóm bệnh khảo sát 18

Bảng 3.7: Tỷ lệ dùng các thuốc giảm đau kháng viêm trong từng nhóm bệnh 20

Bảng 3.8: Sử dụng Opioid giảm đau trong các nhóm bệnh 21

Bảng 3.9: Sử dụng các thuốc giảm co thắt cơ trơn trong các nhóm bệnh 22

Bảng 3.10: Sử dụng Meloxicam và Celecoxid trong các nhóm bệnh 23

Bảng 3.11: Sử dụng các chế phẩm Paracetamol trong các nhóm bệnh 24

Bảng 3.12: Sự phối hợp thuốc giảm đau với một số nhóm thuốc 25

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp PG của NSAID 5 Hình 1.2 Tháp đau và cách chọn thuốc giảm đau theo bậc 9

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh – nghĩa Tiếng Việt

AMP Adenosine monophosphate

IMAO Thuốc chống trầm cảm loại phong toả monoaminooxydase

NSAID Thuốc chống viêm không steroid

TKTƯ Thần kinh trung ương

Trang 10

MỞ ĐẦU

Đau là một trong những triệu chứng hay gặp nhất của người bệnh Đau làm cho bệnh nhân khó chịu, khổ sở về mặt tâm lý Quá đau có thể gây ra choáng, sốc, đe doạ đến tính mạng bệnh nhân Đau dai dẳng gây mất ngủ, suy nhược Đau triền miên thường dẫn tới trầm cảm Có khi tác hại do đau gây ra còn nguy hiểm hơn chính nguyên nhân gây ra đau Mặt khác, khi đã phát hiện ra nguyên nhân gây ra đau thì cần làm giảm đau để giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân Vì vậy việc sử dụng các thuốc giảm đau là điều cần thiết Tuy nhiên việc đánh giá mức độ đau là một vấn đề phức tạp Không có phương tiện nào đo được mức độ đau một cách chính xác Ngoài bệnh nhân ra không ai biết được đau nhiều hay đau ít, một phần do đau là một nhận thức hơn là một cảm giác Cùng một kích thích gây đau có thể gây ra đáp ứng khác nhau đối với từng cá thể phụ thuộc vào tình trạng thể chất, kinh nghiệm trải qua và sự lường trước của người đó Hiện nay, các loại thuốc giảm đau trên thị trường rất phong phú và

đa dạng về chủng loại, có tác dụng giảm đau ở nhiều mức độ Các thuốc đều có những tác dụng phụ không mong muốn Nếu sử dụng không hợp lý nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi, làm bệnh tình thêm phức tạp Căn cứ vào nhu cầu bức thiết đó, chúng tôi tiến

hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau non steroid tại bệnh viện Quân Y Thành Phố Cà Mau 6 tháng đầu năm 2018” nhầm các mục

 Tỉ lệ dùng từng loại thuốc trong mỗi nhóm bệnh

 Phối hợp thuốc giảm đau với các nhóm thuốc khác

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐAU

1.1.1 Khái niệm về đau

Đau là phản ứng của cơ thể đối với một tác hại nào đó do kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể

Đau là một cơ chế bảo vệ cơ thể, nó xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, và tạo nên một đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau Nhờ cảm giác đau mà con người nhận biết được bệnh tật Vì thế trong nhiều trường hợp, triệu chứng đau phải được đánh giá thận trọng để nhận định ý nghĩa của nó và xác định cách tiếp cận

xử lý (Bộ Y Tế, 2015)

1.1.2 Phân loại đau theo cơ chế gây đau

 Đau cảm thụ: là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau Đau cảm thụ có 2 loại:

+ Đau thân thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp…

+ Đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng

 Đau thần kinh : Là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên Đau thần kinh chia 2 loại:

+ Đau thần kinh ngoại vi do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh

+ Đau thần kinh trung ương do tổn thương ở não hoặc tủy sống

 Đau hỗn hợp: gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh

Đau do căn nguyên tâm lý (Nguyễn Hồng Ngọc, 2016)

1.1.3 Đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại biên về hệ thống thần kinh trung ương

Tín hiệu đau từ ngoại biên được truyền về tuỷ sống nhờ hai loại sợi thần kinh

Các sợi Aα và Aβ (tuýp I và II) là những sợi to, có bao myelin, tốc độ dẫn truyền nhanh

Các sợi Aδ (tuýp III) và C là những sợi nhỏ và chủ yếu dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và xúc giác thô Sợi Aδ có bao myelin mỏng nên dẫn truyền cảm giác đau nhanh hơn sợi C không có bao myelin Vì vậy người ta gọi sợi Aδ là sợi dẫn truyền cảm giác đau nhanh, còn sợi C là sợi dẫn truyền cảm giác đau chậm

Các sợi cảm giác đau Aδ và C truyền tín hiệu đau đến sừng sau tuỷ sống gây phản xạ thoát khỏi tác nhân gây đau Sau đó các tín hiệu được đưa lên não

Khi đường dẫn truyền cảm giác đau đi vào não, chúng được tách thành 2 đường: Đường cảm giác đau nhói và đường cảm giác đau rát

 Đường cảm giác đau nhói: Tới đồi thị và vùng cảm giác của vỏ não Tín hiệu đến vỏ não chủ yếu là khu trú cảm giác đau chứ không phải nhận thức cảm giác đau

Trang 12

 Đường cảm giác đau rát và đau sâu: tận cùng ở cấu tạo lưới của thân não và nhân lá trong của đồi thị (thuộc hệ thống hoạt hoá chức năng của hộ lưới)

Hệ thống này truyền tín hiệu đến các bộ phận chủ yếu của não, kích thích mạnh toàn bộ hệ thống thần kinh Đánh thức đối tượng, phát động các phản ứng bảo vệ làm

đối tượng thoát khỏi những kích thích gây cảm giác đau (Nguyễn Hồng Ngọc, 2016) 1.1.4 Các chất gây đau

Có nhiều chất hoá học tham gia vào cơ chế sinh đau, đấy là những chất gây đau Khi các tế bào bị tổn thương sẽ :

 Giải phóng histamin, serotonin, bradykinin Các chất này không những hoạt hoá trực tiếp các thụ thể đau mà còn hạ thấp ngưỡng hoạt động của các sợi có đường kính nhỏ làm cho những sợi này không nhạy cảm với các kích thích cơ học và nhiệt

 Khởi động việc tổng hợp acid arachidonic để sản sinh ra các prostaglandin và leucotrien là những chất làm cho các thụ thể tăng cảm với các chất gây đau

Người ta còn thấy là chính các thụ thể cũng giải phóng ra những chất gây đau

và chất P Chất P là một peptid được tạo thành từ 11 acid amin Nó có mặt ở những sợi hướng tâm tiên phát và sẽ được phóng thích khi các sợi này bị kích thích Chất P có tác động trực tiếp đến các mạch máu, làm giãn mạch và giải phóng histamin từ những dưỡng bào, giải phóng serotonin từ tiểu cầu để làm tăng tính nhạy cảm của các thụ thể lân cận Tất cả sẽ biểu hiện trên lâm sàng bằng giãn mạch và phù nề làm tăng cảm giác

đau và kéo dài cảm giác này dù là sự kích thích lúc đầu không còn nữa (Bộ Y Tế, 2015)

1.1.5 Cơ chế kiểm soát đau

Khi có kích thích đau, các thụ thể nhận cảm giác đau sẽ mã hóa thông tin đau rồi truyền vào theo các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau hướng tâm (sợi Aδ và C) qua hạch gai vào sừng sau tủy sống và tiếp xúc với tế bào neuron thứ hai hay tế bào T

từ đó dẫn truyền lên trung ương Trước khi tiếp xúc với tế bào T, các sợi này cho ra một nhánh tiếp xúc với neuron liên hợp Neuron liên hợp đóng vai trò như một người gác cổng, khi hưng phấn thì gây ra ức chế dẫn truyền trước sinap của sợi Aδ và C (đóng cổng) Nhưng lúc này xung động từ sợi Aδ và sợi C gây ức chế neuron liên hợp nên không gây ra ức chế dẫn truyền trước sinap sợi Aδ và C (cổng mở), do đó xung động được dẫn truyền lên đồi thị và vỏ não cho ta cảm giác đau

Các sợi to (Aα và Aβ) chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể Các sợi này cũng cho một nhánh tiếp xúc với neuron liên hợp trước khi đi lên trên Các xung động từ sợi

to gây hưng phấn neuron liên hợp, do đó gây ức chế dẫn truyền trước sinap của cả sợi

to và sợi nhỏ (đóng cổng), khi đó xung động đau bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất cảm giác đau

Trang 13

Khi có kích thích đau được dẫn truyền về, hệ thống thần kinh trung ương sẽ tiết

ra các chất enkephalin có tác dụng làm giảm đau giống như morphine, gọi là các endorphine (morphine nội sinh) Các endorphine gắn vào các thụ cảm thể morphine cũng gây giảm đau và sảng khoái, nhưng tác dụng này hết nhanh do các endorphine

nhanh chóng bị hóa giáng nên không gây nghiện (Trần Thị Thu Hằng, 2007)

1.2 CÁC LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU

1.2.1 Thuốc giảm đau trung ương

Đại diện tiêu biểu của nhóm này là morphin và các chế phẩm của morphin đều

có cơ chế tác dụng giống morphin

Tác dụng ức chế cảm giác đau rất đặc hiệu, những trung tâm ở vỏ não vẫn hoạt động nhưng cảm giác đau đã mất (tác dụng giảm đau chọn lọc), giảm đau phủ tạng

(Hoàng Thị Kim Huyền,2012)

1.2.1.2 Tác dụng phụ

Trên hô hấp: Liều cao ức chế trung tâm hô hấp, dễ gây suy hô hấp Tác dụng này dễ gặp ngay cả ở liều thấp với trẻ em dưới 5 tuổi do sự nhạy cảm bất thường của thần kinh trung ương với thuốc và khả năng thấm qua hàng rào máu não lớn hơn so với người lớn Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi Thận trọng khi sử dụng cho người già, người có bệnh tâm phế mãn

Thuốc qua được hàng rào nhau thai Không dùng Morphin và những Opioid khác cho phụ nữ có thai do có tác hại đến sự trưởng thành và thích nghi của trẻ sơ sinh

Trên cơ trơn: giảm nhu động ruột già, giảm tiết dịch tiêu hoá gây táo bón, co cơ vòng bàng quang gây bí tiểu Khi giảm đau trong do sỏi mật, sỏi niệu quản phải phối hợp với Atropin để giãn cơ vòng Làm co thắt cơ trơn phế quản nên không dùng trong hen phế quản, phù phổi cấp thể nặng

Kích thích trung tâm nôn gây trở ngại cho điều trị, nhiều khi phải phối hợp với thuốc chống nôn để giải quyết tác dụng phụ này

Trở ngại lớn nhất khi dùng morphin và các thuốc cùng nhóm là khả năng gây nghiện Dùng Morphin thường xuyên làm ức chế liên tục adenyl cyclase làm giảm

Trang 14

AMP vòng Cơ thể đáp ứng lại tình trạng này bằng cách tăng tổng hợp adenyl cyclase

và đó là cơ chế bù trừ để giữ cân bằng nồng độ adenyl cyclase nếu vẫn dùng Morphin liên tục Đó là trạng thái quen thuốc hay nghiện Khi cắt đột ngột Morphin, adenyl cyclase không bị ức chế sẽ kích thích tăng sản xuất AMP vòng gây kích thích đột ngột

dẫn đến những biểu hiện ở người nghiện thiếu thuốc (Hoàng Thị Kim Huyền,2012)

1.2.1.3 Một số chế phẩm

Trong số các thuốc giảm đau trung ương, có một số được xếp vào nhóm giảm đau mạnh như Morphin, Meperidin, Fentanyl, Hydromorphon, còn một số khác giảm đau mức độ vừa như Codein, Propoxyphen do cường độ giảm đau kém hơn

 Pethidin

Giảm đau kém morphin 6- 10 lần, ít gây nôn, ít gây táo bón, ít độc hơn Morphin

3 lần Hay dùng trong tiền mê, đau hậu phẫu, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn mật, niệu quản, đau do u không chế ngự được bằng các thuốc giảm đau nhẹ

Tương tác thuốc: Các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng và IMAO, Clopromazin làm tăng tác dụng, tăng độc tính Pethidin vì ức chế chuyển hóa Isoniazid: gây kích thích, co giật, ức chế hô hấp Dùng cùng thuốc ngừa thai làm kéo dài tác dụng pethidin

Chống chỉ định: Suy hô hấp, chấn thương đầu, tăng áp lực nội sọ, hen phế quản

Tác dụng phụ là buồn nôn , nôn, liều cao ức chế hô hấp

 Codein

Là chất chủ vận Morphin Tác dụng giảm đau kém hơn Morphin 10 - 15 lần, ức chế ho mạnh nên hay dùng để chữa ho Các chế phẩm thường ở dạng kết hợp với thuốc khác (giảm ho, hạ sốt, giảm đau) Không nên phối hợp với thuốc ức chế thần kinh trung ương (thuốc chống trầm cảm, kháng histamin H1 có tác dụng an thần, thuốc ngủ Barbiturat, Benzodiazepin) vì gây tăng ức chế thẩn kinh trung ương Không nên uống rượu khi dùng thuốc vì rượu làm tăng tác dụng an thần của Codein

Tính ổn định: Ổn định trong không khí (Trần Thị Thu Hằng, 2007)

Trang 15

1.2.2 Thuốc giảm đau ngoại vi

Là các chế phẩm vừa có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm (trừ Paracetamol) Tác dụng chống viêm tương tự các corticoid nhưng cấu trúc hoá học

không có nhân steroid nên gọi là các chất chống viêm không steroid (Bộ Y Tế, 2012)

1.2.2.1 Cơ chế

Làm giảm tổng hợp prostaglandin nên NSAID làm giảm tính cảm thụ các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamine, serotonin

Các tác nhân gây viêm Phospholipid màng

Phospholipase A2

Acid arachidonid (-)

Cyclo-oxygenase NSAID Prostaglandin (COX1,COX2)

Viêm Hình 1.1 Cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp PG của NSAID

Trên thần kinh trung ương, prostaglandin là chất trung gian hoá học Prostaglandin tác dụng ở vùng đồi thị như chất trung gian gây sốt Trên hô hấp, prostaglandin làm giãn phế quản, nhất là trên người bị hen

Một số prostaglandin được giải phóng do kích thích cơ học, hoá học, nhiệt hoặc

vi khuẩn có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây viêm Prostaglandin là

chất trung gian hoá học của phản ứng viêm (Hoàng Thị Kim Huyền,2012)

1.2.2.2 Tác dụng không mong muốn

 Loét dạ dày - ruột

 Độc tính trên thận: Do ức chế tổng hợp prostaglandin (prostaglandin có vai trò

hỗ trợ cho việc tưới máu thận) gây viêm thận kẽ mạn, giảm chức phận cầu thận Do

đó, cần thận trọng với bệnh nhân viêm thận

 Với phụ nữ có thai:

 Dùng NSAID trong 3 tháng đầu dễ gây quái thai

 Trong 3 tháng cuối, dễ gây những rối loạn ở phổi liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung NSAID có thể kéo dài thời gian

Trang 16

mang thai vì làm giảm tổng hợp prostaglandin (làm tăng co bóp tử cung, trước khi đẻ vài giờ, sự tổng hợp các prostaglandin này tăng rất mạnh)

 Hiện tượng mẫn cảm với thuốc như ban dỏ ở da, hen, sốc quá mẫn

 Mọi NSAID đều có khả năng gây cơn hen giả do ức chế cyclooxygenase nên làm tăng các chất chuyển hoá theo con đường lipooxygenase (tăng leucotrien) Tỷ lệ người hen không chịu thuốc cao

 Tác dụng phụ của NSAID tăng với các loại có T1/2 kéo dài

 Một số chất có độc tính cao như Phenylbutazol (ức chế tuỷ xương) hoặc Indomethacin (loạn thể trạng máu, giảm tiểu cầu), chỉ dùng khi thật cần thiết nếu thấy chỉ số hiệu quả /rủi ro lớn

Khi điều trị kéo dài, cần kiểm tra định kỳ (2 tuần một lần) công thức máu, chức năng thận Nếu dùng liều cao để tấn công, chỉ nên kéo dài 5-7 ngày (Trần Thị Thu Hằng, 2007)

1.2.2.3 Phối hợp thuốc

Do có ái lực cao với protein huyết tương nên dễ đẩy các thuốc khác ra dưới dạng tự do Nồng độ thuốc bị đẩy ra tăng lên, do đó độc tính tăng Không dùng NSAID với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp như:

+ Thuốc chống đông máu dạng uống(AVK) -Wafarin, Acenocoumarol, nguy

cơ chảy máu cao do quá liều AVK

+ Phenytoin, Sulfamid hạ dường huyết

+ Methotrexat: làm tăng nồng độ methotrexat, gây độc với hệ tạo máu + Lithium: do giảm bài tiết lithium qua thận gây tăng lithium huyết có thể đạt tới giá trị gây độc

Thận trọng khi phối hợp thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp vì NSAID ức chế tổng hợp prostaglandin gây giãn mạch nên làm giảm tác dụng hạ huyết áp

Mỗi thuốc giảm đau nhóm này đều có liều tối đa, không nên vượt quá mức này

vì sẽ gặp nhiều tai biến và tác dụng phụ

Để đạt được tác dụng giảm đau mạnh, không khuyến khích tăng liều mà nên phối hợp các thuốc khác nhóm để tránh lặp lại cùng một kiểu tác dụng phụ Tác dụng giảm đau sẽ là tổng tác dụng của các thuốc hợp thành nhưng tác dụng phụ lại không

Trang 17

+ NSAID với các thuốc co mạch và kháng histamin H1 trong người do cảm cúm

Bảng 1.1 Một sổ kiểu phối hợp thuốc giảm đau ngoại vi

Giảm đau sau mổ, đau

vừa cảm cúm có ho

Paracetamol

Clorphenyramin

Pseudoephedrin

Viêm gan Khô miệng, bí tiểu

 Dẫn chất propionic: Ibuprofen, Ketoprofen, Naproxen

 Dẫn chất acid phenylacetic: Diclofenac

 Dẫn chất anilin: đại diện là Paracetamol Chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt, không có tác dụng chống viêm nên không phải là NSAID Ít tác dụng phụ nhất, không gây kích ứng và viêm loét đường tiêu hoá Paracetamol phối hợp codein phosphate cho tác dụng giảm đau mạnh hơn nhiều so với từng hoạt chất riêng biệt, và thời gian tác dụng cũng dài hơn (Trần Thị Thu Hằng, 2007)

1.2.3 Một số nhóm thuốc khác

 Thuốc chống co thắt cơ trơn:

Cơ trơn là loại cơ co rút ngoài ý muốn, như các cơ nằm trong các nội tạng (dạ dày, ruột, tử cung)

Trang 18

Khi cơ trơn của ống tiêu hoá, đường mật, đường tiết niệu, âm đạo, tử cung bị tăng co bóp quá mức sẽ gây ra đau, hoặc khi luồn ống vào đó để thăm dò chức năng, ống tác động làm cơ phản ứng tăng co bóp cũng gây đau Các thuốc này làm giãn, chống lại sự co thắt của cơ trơn nên có tác dụng giảm đau

 Loại chống co thắt-chống tiết cholin: Atropin, Buscopan, Tiemonium (Visccralgin)

 Loại chống co thắt-không chống tiết cholin: Papaverin, Alverin (Spasmaverin), Drotaverin (Nospa)

 Thuốc giãn mạch:

Khi bị co thắt mạch (mạch não, mạch vành, mạch chi) do cường kiện co bóp tăng lên nên đau, mặt khác do co thắt mạch làm máu đến ít, thiếu máu nuôi cơ quan cũng gây đau Các thuốc chống co thắt mạch làm mạch không bị co thắt, máu đến cơ quan nhiều hơn nên giảm đau:

 Đau do co thắt mạch vành (Nitroglycerin, Isosorbid dinitrat)

 Đau do co thắt mạch não và ngoại vi: Piracetam (Nootropyl), Cinnarizin (Stugeron)

 Thuốc hướng thần, thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng:

Khi nguyên nhân gây đau không xác định được hoặc đau do tâm lý thì dùng các thuốc an thần, liệu pháp tâm lý, thư giãn cũng rất quan trọng Các thuốc an thần, thuốc ngủ làm giảm sự căng thẳng về cảm xúc, thần kinh đồng thời làm tăng ngưỡng đau nên

có thể dùng để giảm đau như Benzodiazepin (Diazepam) Các thuốc chống trầm cảm thường được dùng điều trị đau do tổn thương dây thần kinh ngoại vi như Imipramin

(Hoàng Thị Kim Huyền,2012)

1.3 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU

 Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tuỳ mức độ đau

 Liều căn cứ vào đáp ứng của bệnh nhân

 Đường dùng: ưu tiên đường uống

 Thuốc được dùng đều đặn để có nồng độ trong máu ổn định với đau do ung thư

 Sử dụng kèm thuốc hỗ trợ để giảm tác dụng phụ

Trang 19

Bậc 3: Thuốc giảm đau trung ương mạnh Morphin + (Thuốc phụ trợ)

Bậc 2: Thuốc giảm đau trung

Dextropropoxyphene + ( Thuốc giảm đau ngoại biên) + (Thuốc phụ trợ)

Bậc 1: Thuốc giảm đau ngoại

biên Aspirin, paracetamol và các NSAID

Hình 1.2 Tháp đau và cách chọn thuốc giảm đau theo bậc

(Hoàng Thị Kim Huyền,2012)

ĐAU NẶNG

ĐAU VỪA

ĐAU ÍT

Trang 20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Hồi cứu bệnh án của những bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa ngoại bệnh viện QUÂN Y trong 6 tháng đầu năm 2018 tại phòng kế hoạch tổng hợp nhằm khảo sát tình hình sử dụng các loại thuốc giảm đau

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu hồi cứu

2.2.1 Cách lấy mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả các bệnh án đạt tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ theo tiêu chuẩn loại trừ bên dưới trong thời gian từ 01- 01-2018 đến 30 - 06 - 2018 Cỡ mẫu thực tế 400 bệnh án, chúng tôi thấy có 341 bệnh án sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

Tất cả các bệnh án nội trú tại khoa ngoại bệnh viện Quân Y từ 01-01-2018 đến

2.2.4 Xử lý kết quả nghiên cứu

Kết quả số liệu được tính theo % và được biểu diễn bằng bảng số liệu hoặc hình Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 cùng với Excel để tính toán

2.2.5 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu phải được tiến hành một cách trung thực và nghiêm túc

Những kết quả nghiên cứu, ý kiến được đề xuất được sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa những tiến triển và biến chứng bệnh gây áp lực cho cộng đồng

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trên từng bệnh án, lập phiếu khảo sát ghi chép các nội dung cần thiết

Trang 21

 Mổ cắt thận (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Sỏi thận (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Sỏi niệu quản (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 U xơ tiền liệt tuyến (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Dị tật niệu đạo (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Cơn đau quặn thận (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Bí tiểu sau mổ tiết niệu (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Cắt túi mật do sỏi (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Viêm ruột thừa (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 U thực quản, dạ dày,đại tràng (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Viêm đại tràng (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Tắc ruột (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Nẹp vít xương, đóng đinh nội tuỷ (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Tháo nẹp vít, tháo đinh (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Thay chỏm xương, khớp (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Rạn xương (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Chấn thương (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Viêm vết mổ nẹp vít (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

Trang 22

 U phần mềm (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Chấn thương phần mềm (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Viêm nhiễm (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

 Các bệnh khác (có phẫu thuật và không phẫu thuật)

Trang 23

 Lợi tiểu

 Glucocorticoid

 Thuốc giảm tác dụng phụ

Trang 24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN

3.1.1 Tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi

Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng viêm giảm đau non steroid theo tuổi nhằm mục đích tìm hiểu mô hình bệnh nhân nội trú tại khoa ngoại bệnh viện Kết quả được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi

Tỷ lệ bệnh nhân có độ tuổi từ 31-55 chiếm cao nhất 39,88% Tỉ lệ bệnh nhân có

độ tuổi từ 1-18 chiếm thấp nhất 7,33% Độ tuổi từ 19-30 chiếm 28,45% và độ tuổi >55 chiếm 24,34%

Bàn luận:

So với kết quả nghiên cứu trên ta nhận thấy có sự tương đồng với kết quả của nghiên cứu của Tôn Đức Quý ở độ tuổi từ 18-30 chiếm tỷ lệ 35,78%, độ tuổi từ 31-55 chiếm tỷ lệ cao 40,10% Đây là lứa tuổi thuộc nhóm lao động và là trụ cột của gia đình, có vị trí quan trọng trong xã hội nên chịu nhiều áp lực của công việc đồng thời chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thất thường nên dễ mắc bệnh Ở dộ tuổi >55 chiếm 24,12% (Tôn Đức Quý ,2013)

3.1.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính

Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính

Trang 25

Do tính chất công việc và đặc điểm hoạt động của nam giới chịu nhiều áp lực

và khả năng xảy ra tai nạn cao hơn nữ giới, nên bệnh tật ở nam chiếm tỷ lệ cao So với nghiên cứu của Tôn Đức Quý thì có sự tương đồng so với kết quả nam chiếm 77,20%,

nữ chiếm 22,87% (Tôn Đức Quý, 2013)

3.1.3 Tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh nhân Vì vậy chúng tôi khảo sát nghề nghiệp của bệnh nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh Kết quả được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Tỷ lệ nghề nghiệp của bệnh nhân

Bàn luận:

So với kết quả nghiên cứu của Tôn Đức Quý cho thấy có sự tương đồng về liên quan giưa nghề nghiệp và việc sử dụng thuốc giảm đau, cán bộ chiếm 48,33, nông dân chiếm 22,77%, học sinh - sinh viên chiếm 19,20%, các trường hợp khác chiếm 9,7% (Tôn Đức Quý, 2013)

3.1.4 Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh

Qua khảo sát 341 bệnh án nội trú tại khoa ngoại từ 01012018 đến 3006

-2018, thu đươc kết quả được trình bày trong bảng 3.4

Trang 26

Bảng 3.4: Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh

Bàn luận:

So với nghiên cứu của Tôn Đức Quý thì thấy có sự khác biệt về tỷ lệ nhóm bệnh đường tiêu hóa chiếm 20,09% Xương khớp chiếm 39,10% Tiết niệu chiếm 25,2% Các bệnh phần mềm 5,1% Các bệnh khác chiếm 9,7% (Tôn Đức Quý, 2013)

3.1.5 Tỷ lệ phẫu thuật và không phẫu thuật

Qua khảo sát các bênh án, kết quả thu được được trình bày trong bảng 3.5

Bảng 3.5: Tỷ lệ phẫu thuật và không phẫu thuật trong mỗi nhóm bệnh

Trang 27

Nhóm bệnh đường tiết niệu có tỷ lệ phẫu thuật cao nhất chiếm 32,06% Phần mềm chiếm 11,96% Tiêu hóa chiếm 30,14% Xương khớp chiếm 22,96% Các bệnh khác chiếm 2,88%

Tỷ lệ không phẫu thuật của nhóm tiêu hóa có tỷ lệ cao nhất chiếm 30,3% Xương khớp chiếm 19,7% Tiết niệu chiếm 25,76% Phần mềm chiếm 18,18% Các bệnh khác chiếm 6,06%

Bàn luận:

Trong nhóm bệnh có phẫu thuật có sự tương đồng so với nghiên cứu của Tôn Đức Quý trong tiết niệu chiếm 35,50%, tiêu hóa chiếm 30,10%, xương khớp 20,40 %, phần mềm 9,7% Các bệnh khác chiếm 4,3%

Trong nhóm bệnh không phẫu thuật thì thấy có sự chênh lệch nhẹ so với kết quả của Tôn Đức Quý ở nhóm bệnh đường tiết niệu chiếm 30%, tiêu hóa chiếm 25,9%, xương khớp 22,00%, phần mềm 12,9% Các bệnh khác chiếm 9,2% (Tôn Đức Quý, 2013)

3.1.6 Các loại bệnh trong mỗi nhóm bệnh khảo sát

Số lượng và tỷ lệ % các loại bệnh trong mỗi nhóm bệnh được trình bày ở bảng 3.6

Ngày đăng: 28/05/2019, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w