VỀ CÁC ADR GẶP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau không streroid trong điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (Trang 40)

KHẮC PHỤC

Các ADR các thuốc NSAID gặp trong quá trình điều trị chủ yếu tai biến tiêu hoá (8.5%) và tai biến dịứng (2.5%).

Hầu hết các NSAID đều có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ

dày với nguy cơ xuất huyết dạ dày do mất tác động bảo vệ của PGE2. Trên thực tế tỷ lệ viêm loét dạ dày, tá tràng có thể cao hơn vì không thể soi dạ dày

đồng loạt cho tất cả người bệnh dùng NSAID mà chỉ tiến hành soi dạ dày cho những người đã có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, có hiện tượng đau rát vùng thượng vị trong quá trình điều trị. Biểu hiện viêm dạ dày ở những người bệnh dùng NSAID được phát hiện qua nội soi dưới dạng ban đỏ (phù nề, xung huyết), chấm chảy máu (thường là nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa), trợt hoặc loét. Các vết trợt thường nông, bờ có nhiều vòng và trên nền một viêm dạ dày lan tỏa. Các loét cấp tính do NSAID thường bé (đường kính <0,5cm),

đơn độc hoặc nhiều ổ loét ,phù nề và quy tụ các vết nhăn niêm mạc. Sau khi phát hiện thấy các ổ viêm loét, các bác sĩ đều cho người bệnh ngừng dùng thuốc NSAID và dùng thuốc chống loét.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ADR tiêu hóa như có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, phối hợp với corticoid, phối hợp các NSAID với nhau, nghiện rượu, thuốc lá, mắc một số bệnh như xơ gan...và tuổi của người bệnh.

Trong phạm vi của nghiên cứu, chỉ tiến hành khảo sát tỷ lệ ADR theo độ tuổi của bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân bị ADR tiêu hoá tăng theo tuổi của người bệnh đang dùng NSAID.Theo kết quả của chúng tôi, 100% các trường hợp bệnh nhân gặp ADR vềđường tiêu hóa đểu trên 50 tuổi.

Điều này có thể được giải thích do đối với người cao tuổi, chức năng của các cơ quan giảm dần. Ở bộ máy tiêu hóa, có sự giảm diện tích hấp thu, giảm tốc độ tháo sạch của dạ dày, giảm lưu lượng máu tới dạ dày, giảm nhu

động ruột, giảm lưu lượng máu tới ruột. Do đó làm các thuốc uống lưu lại dạ

dày lâu hơn và bị giảm hấp thu, dễ gây ADR tiêu hoá.

Những người bệnh đã có tiền sử bị ADR tiêu hóa thì nên tiến hành nội soi dạ dày trước khi dùng thuốc NSAID và chỉđịnh kèm theo các thuốc chống loét Rabeprazol, grangel (antacid)...

Có 2 trường hợp có biểu hiện dị ứng chiếm 2.5%: nổi mẩn, ban đỏ, ngứa... Do người bệnh này đều dùng nhiều thuốc NSAID và một số thuốc khác như: kháng sinh nhóm β lactam, alphachymotripsin... nên chưa xác định

được nguyên nhân gây dị ứng mà chủ yếu điều trị triệu chứng bằng các thuốc chống dịứng như: Loratidin, Certirizin... Sau khi dùng thuốc, các triệu chứng dịứng đều khỏi.

- Cách khắc phục tác dụng phụ của các NSAID trong kê đơn:

Trong mẫu khảo sát, hầu hết các trường hợp đều được chỉ định dùng thuốc trong và sau bữa ăn, chiếm 92.6% . Việc chỉ định dùng thuốc ngay sau bữa ăn, lúc no là để tránh tác dụng kích ứng dạ dày của thuốc nhưng lại kéo dài thời gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể từ 1 đến 8 giờ nếu viên rơi vào góc dạ dày và bị thức ăn che lấp.

Có 5 trường hợp được chỉ định uống thuốc với nhiều nước (chiếm 6.2%). Đây là một biện pháp có thể giúp hạn chế tác dụng phụ khi dùng các thuốc NSAID. Bởi vì lượng nước nhiều làm thuốc dễ trôi từ thực quản xuống

dạ dày, tránh sự đọng viên thuốc tại thành thực quản, giúp thuốc rời dạ dày nhanh, nhờ đó làm giảm tác dụng gây kích ứng, gây loét của thuốc nhất là đối với người cao tuổi. Đồng thời, lượng nước nhiều giúp thuốc khuếch tán khắp bề mặt ống tiêu hóa, tạo điều kiện cho thuốc hấp thu tốt hơn và giúp thuốc bài xuất nhanh qua thận giảm được độc tính của thuốc.

Tác dụng gây tổn thương loét tiêu hoá do NSAID nhiều khi không có các triệu chứng đi kèm nên đối với những người bệnh đang dùng thuốc NSAID cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện các dấu hiệu của tổn thương dạ dày và việc chỉ định thuốc chống loét tiêu hóa cần thiết để làm giảm tai biến và làm liền vết loét.

Thuốc kháng thụ thể H2 ức chế hầu hết các cơ chế tiết acid của dạ dày nên có hiệu quả trong việc làm giảm tiết acid dạ dày và đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. Ở những người bệnh đang dùng NSAID, thuốc ức chế thụ

thể H2 có tác dụng làm giảm loét tá tràng nhiều hơn so với giảm loét dạ dày. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 98.7% được chỉ định dùng kèm thuốc chống loét trên tổng số 81 bệnh nhân và chủ yếu là sử dụng Rabeprazol . Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác cho thấy dùng Omeprazol là thuốc dung nạp tốt, ưu tiên lựa chọn cho điều trị loét dạ dày liên quan đến NSAID.

KT LUN VÀ KIN NGH 1. KẾT LUẬN

Sau quá trình khảo sát chúng tôi thu được những kết quả sau:

1.1. Vềđặc điểm của mẫu nghiên cứu:

- Tỉ lệ bệnh nhân cơ xương khớp nữ chiếm 62%, nhiều hơn nam và độ

tuổi có nhiều bệnh nhân nhất là từ 50 tuổi trở lên (chiếm 86.4%).

- Qua khảo sát có 9 nhóm bệnh về cơ xương khớp tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh, trong đó nhóm bệnh có tỉ lệ cao nhất là bệnh đau cột sống thắt lưng chiếm 29.6%.

1.2. Vềđặc điểm sử dụng thuốc:

- Các NSAID được sử dụng đều có trong các phác đồđiều trị các bệnh cơ, xương, khớp của Bộ Y tế (trừ meloxicam). Trong đó, meloxicam được sử

dụng với tỉ lệ cao (chiếm 35.2%). Paracetamol được sử dụng phối hợp với các thuốc khác nhằm giảm đau cho người bệnh.

- Thuốc được dùng đường uống là chủ yếu (chiếm 75.6%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không có trường hợp nào sử dụng 02 NSAID cùng lúc ( không tính paracetamol).

1.3. Về ADR của thuốc NSAID và các biện pháp khắc phục ADR:

- Các ADR tiêu hóa khi dùng các NSAID xảy ra từ mức độ nhẹ như đau thượng vị đến mức độ nặng như chảy máu tiêu hóa, chiếm 8.5% trường hợp dùng thuốc.

- Độ tuổi thường bị ADR tiêu hóa nhiều nhất là từ 50 tuổi trở lên.

- Người bệnh được chỉ định uống thuốc trong và sau khi ăn chiếm 92.6%. Có 6.2% trường hợp chỉđịnh người bệnh uống nhiều nước.

- Người bệnh được chỉ định kèm thuốc chống loét chiếm 98.7%, chủ

2. Kiến nghị:

- Để bảo đảm an toàn hơn khi sử dụng NSAID, nên ghi hướng dẫn trong đơn thuốc rõ ràng đểđiều dưỡng thực hiện đúng :

+ Uống kèm một cốc nước to 200 - 250 ml.

+ Uống xa bữa ăn 30 phút nếu là viên bao tan trong ruột.

- Nên kê đơn NSAID kèm thuốc chống loét, nhất là khi dùng NSAID liều cao, kéo dài.

TÀI LIU THAM KHO

TIẾNG VIỆT

1-Bộ môn Dược lý trường đại học Dược Hà Nội (2004), Dược lý học, Đại học Dược.

2-Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học.

3-Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt nam, NXB Y học.

4-Bộ Y tế (2006), Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau, Dược lâm sàng (Hoàng Thị Kim Huyền chủ biên), NXB Y học, tr.220-234.

5-Bộ Y tế (2007), Bệnh viêm khớp dạng thấp (Lê Anh Thư), NXB Y học. 6-Trường Đại học Y dược Huế - Bệnh viện trường (2009), Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu.

7-Trần Thị Thu Hằng, ( 2007), Dược lực học, Nhà xuất bản Phương Đông. 8- Bộ Y tế (2005), Hưóng dẫn điều trị - Tập 1, Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 9- Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn “ Sử dụng thuốc hợp lí trong điều trị”, Nhà xuất bản Y học.

10- Trưòng Đại học Dược Hà Nội – Sách Bệnh học – Nhà xuất bản Y học.

TIẾNG ANH

1. Marry Anne Koda-Kimble. Applied therapeutics - The Clinical Use of Drugs (9th Ed. 2009). Pub. Lippincott Williams & Wilkins Press.

2. Michael D Randall, Disease Management – A Guide to Clinical Pharmacology (2nd Ed. 2009), Pub. The Pharmaceutical Press.

3. Philip O. Anderson, Handbook of Clinical Drug Data (10th Ed. 2002), Pub. MCGRAW-HILL.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau không streroid trong điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (Trang 40)