Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị: chia làm 4 mức (theo nhận xét của bác sĩ ghi trên hồ sơ bệnh án lúc bệnh nhân ra viện).
+ Khỏi (bệnh nhân hết các triệu chứng viêm và đau)
+ Đỡ, giảm (vẫn còn các triệu chứng như viêm, đau nhưng đã giảm so với lúc nhập viện).
+ Không thay đổi (triệu chứng viêm, đau vẫn như lúc nhập viện). + Nặng hơn (triệu chứng viêm, đau tăng hơn so với lúc nhập viện).
2.3. Nội dung khảo sát
2.3.1. Khảo sát mô hình bệnh Cơ-Xương-Khớp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh:
* Đối tượng
* Mô hình bệnh Cơ-Xương-Khớp
2.3.2. Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc NSAID trong điều trị các bệnh lý về khớp: bệnh lý về khớp:
* Loại thuốc dùng * Cách dùng * Liệu trình điều trị
2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu.
Kết quả số liệu được tính theo % và được biểu diễn bằng bảng số liệu hoặc hình. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 cùng với Excel để tính toán.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình khảo sát tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, dựa vào
điều kiện chọn mẫu là 81 bệnh nhân (có danh sách bệnh nhân ở phụ lục), tiến hành phân tích đánh giá và có kết quả như sau :
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tỉ lệ bệnh nhân phân phối theo giới
Bảng 1: Biểu đồ về giới tính Nam 38% Nữ 62% Nữ Nam Nhận xét:
- Số bệnh nhân nữ chiếm 62% mẫu nghiên cứu. - Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nam.
3.1.2. Tỉ lệ bệnh nhân phân phối theo tuổi
Bảng 2 : Biểu đồ phân bố tuổi 29.6% 56.8% 11.1% 2.5% 0 10 20 30 40 50 < 30 tuổi 30 - 49 tuổi 50 - 69 tuổi > 69 tuổi Nhóm tuổi Tu ổ i
Nhận xét:
- Bệnh nhân trong độ tuổi 50 đến 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 56.8%. - Bệnh nhân nhỏ hơn 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 2.5%.
3.1.3 Mô hình bệnh tật về bệnh Cơ - Xương - Khớp tại bệnh viện ĐK Hà Tĩnh Tĩnh
Căn cứ vào hồ sơ bệnh án lưu trữ của các khoa tại Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh trong năm 2011, chúng tôi tiến hành phân loại và thống kê theo các nhóm bệnh. Bảng 3. Mô hình bệnh tật Cơ - Xương - Khớp Các nhóm bệnh về bệnh Cơ - Xương - Khớp Số lượng Tỉ lệ % Đau cột sống ngực 6 7.4% Đau cột sống thắt lưng 6 7.4% Đau khớp vai 5 6.2%
Đau dây thần kinh ngoại vi 6 7.4% Thoái hóa cột sống thắt lưng 24 29.6% Thoái hóa khớp gối 23 28.4% Thoái hóa cột sống cổ 7 8.6% Viêm khớp cổ tay, cánh tay 6 7.4% Viêm khớp dạng thấp 12 14.8%
Tổng (có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2- 3 nhóm bệnh )
- Có tất cả 9 nhóm bệnh về cơ xương khớp được điều trị tại Bệnh viện
đa khoa Tỉnh, điều đó thể hiện một mô hình phong phú, đa dạng về bệnh. Trong đó nhóm thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ cao nhất 29.6%, thoái hóa khớp gối chiếm 28.4%, các bệnh còn lại đều có tỷ lệ thấp hơn hẳn.
- Trong hồ sơ bệnh án cho thấy hầu hết bệnh nhân vào điều trị đều có các triệu chứng như: mệt mỏi, sưng, đau nhức các khớp, hạn chế vận động... vì vậy đều được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc NSAID nhằm mục đích giảm
đau, chống viêm. Việc sử dụng các thuốc NSAID trong điều trị một cách an toàn, hợp lý, sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quảđiều trị, giảm bớt chi phí và thời gian nằm viện của người bệnh.
3.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC NSAID TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP
3.2.1. Các thuốc NSAID dùng trong điều trịBảng 4. Các thuốc NSAID được sử dụng: Bảng 4. Các thuốc NSAID được sử dụng:
Loại thuốc Số lượng BN Tỉ lệ % Meloxicam viên 37 35.2% Meloxicam tiêm 8 7.6% Piroxicam viên 12 11.4% Piroxicam tiêm 7 6.7% Paracetamol viên 27 25.7% Diclofenac viên 10 9.5% Diclofenac tiêm 4 3.8% Tổng (có những bệnh nhân dùng 2-3 NSAID) Nhận xét:
- Meloxicam dạng uống được sử dụng nhiều nhất chiếm 35.2%, thấp nhất là diclofenac dạng tiêm chiếm 3.8%.
- Có 4 loại hoạt chất thuộc nhóm NSAID được sử dụng là paracetamol, meloxicam, piroxicam, diclofenac.
- NSAID sử dụng đường tiêm có 3 loại là meloxicam, piroxicam và diclofenac. Trong nhóm thuốc tiêm thì meloxicam được sử dụng nhiều nhất (7.6%).
3.2.3. Các kiểu sử dụng thuốc.
Để điều trị các bệnh cơ xương khớp, theo phác đồ có thể sử dụng NSAID hoặc không ( không tính paracetamol trong công thức phối hợp).
Bảng 5 : Biểu đồ về sử dụng thuốc NSAID 96.3% 3.7% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Sử dụng 01 NSAID Không dùng thuốc NSAID
S ố l ượ ng Nhận xét:
- 96,3% dùng đơn độc thuốc NSAID đểđiều trị.
- Có 03 trường hợp ( chiếm 3.7%) không sử dụng thuốc NSAID do bác sỹ thăm khám và kết luận chưa cần thiết phải sử dụng NSAID (những trường hợp này Bác sỹ thường chỉđịnh paracetamol để giảm đau).
3.2.4. Phối hợp các đường đưa thuốc khác nhau Bảng 6. Các kiểu phối hợp thuốc NSAID
TT Kiểu phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Thuốc dùng đường uống 59 75.6 % 2 Thuốc dùng đường tiêm 19 24.4 % 3 Thuốc dùng đường uống + thuốc dùng
đường tiêm
0 0%
Tổng cộng 78 100%
Nhận xét :
- Sử dụng NSAID theo đường uống 75.6%, theo đường tiêm chiếm 24.4%.
- 100% sử dụng theo đường tiêm đều là tiêm bắp.
- Không có trường hợp nào phối hợp sử dụng đồng thời 02 NSAID theo các đường dùng khác nhau ( Đường uống + đường tiêm), hoặc cùng đường dùng ( Đường uống+ đường uống, đường tiêm + đường tiêm).
3.2.5. Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc NSAID
Hiệu quảđiều trịđược đánh giá theo các mức mà Bộ Y tế đã quy định trong trong hồ sơ bệnh án lúc bệnh nhân ra viện là :
- Khỏi. - Đỡ, giảm.
- Không thay đổi. - Nặng hơn.
Mức thứ 5 là tử vong, trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào như vậy nên chúng tôi không đưa mức này vào.
Bảng 7: Tình trạng lúc ra viện 1.2% 2.5% 32.1% 64.2% 0 10 20 30 40 50 60 Khỏi Đỡ, giảm Không thay đổi Nặng hơn Tình trạng S ố l ượ n g Nhận xét :
- Bệnh nhân " Khỏi" chiếm tỷ lệ cao nhất 64.2%.
- Có 2 bệnh nhân tình trạng được đánh giá là " Không thay đổi" và 1 bệnh nhân " Nặng hơn". Đây là các bệnh nhân già trên 70 tuổi và mắc một số
bệnh đi kèm như tăng huyết áp, tiểu đường nên có thể đáp ứng điều trị của các bệnh nhân đó không tốt.
3.3. KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR) CỦA CÁC NSAID VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC NSAID VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
3.3.1.Các ADR đã gặp của thuốc NSAID trong mẫu khảo sát
Bảng 8: ADR 1% 88% 2.5% 8.5% Hội chứng dạ dày Dịứng Khác Không
Nhận xét:
- Có 7 trường hợp xuất hiện ADR là hội chứng dạ dày chiếm 8.5%. - 2 trường hợp bị di ứng chiếm 2.5%, các trường hợp này đều sử dụng meloxicam tiêm.
- 1 trường hợp chưa xác định được ADR do NSAID hay do thuốc đi kèm nên chúng tôi xếp vào nhóm " ADR khác".
3.3.2. Khảo sát liên quan tỷ lệ gặp NSAID và lứa tuổi
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ADR của NSAID bao gồm: tuổi của người bệnh, tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, dùng phối hợp với corticoid ... Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi người bệnh
đến nguy cơ tai biến tiêu hoá.
Bảng 9 : Sự liên quan giữa ADR và tuổi.
Các nhóm tuổi ADR Số lượng và tỷ lệ % < 30 30 - 49 50 - 69 > 69 Tổng Số lượng 0 0 4 3 7 Tỷ lệ % .0% .0% 57.1% 42.9%100.0% Hội chứng dạ dày % so với mẫu nghiên cứu .0% .0% 4.9% 3.7% 8.6% Số lượng 0 0 1 1 2 Tỷ lệ % .0% .0% 50.0% 50.0% 100.0% Dịứng % so với mẫu nghiên cứu .0% .0% 1.2% 1.2% 2.5% Số lượng 0 0 0 1 1 Khá Tỷ lệ % .0% .0% .0% 100.0% 100.0%
% so với mẫu nghiên cứu .0% .0% .0% 1.2% 1.2% Số lượng 2 9 41 19 71 Tỷ lệ % 2.8% 12.7% 57.7% 26.8% 100.0% % so với mẫu nghiên cứu 2.5% 11.1% 50.6% 23.5% 87.7% Không % so với mẫu nghiên cứu 2.5% 11.1% 56.8% 29.6% 100.0% Nhận xét:
- ADR hội chứng dạ dày 100% xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi, trong
đó độ tuổi từ 50 -> 69 chiếm 57.1%.
- Dịứng xảy ra 2 trường hợp đều ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
3.3.3. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID trong kê đơn
Theo lý thuyết và thực tế điều trị chứng minh thì ADR thường gặp nhất của thuốc NSAID là các bệnh lý vềđường tiêu hóa. Các biện pháp để hạn chế
ADR trên đường tiêu hoá được ghi trong bảng 10.
Bảng 10. Thời điểm uống thuốc
Số lượng Tỉ lệ %
Xa bữa ăn 1 1.2
Trong, sau bữa ăn 75 92.6
Bảng 10. Thời điểm uống thuốc Số lượng Tỉ lệ % Xa bữa ăn 1 1.2 Trong, sau bữa ăn 75 92.6 Nhiều nước 5 6.2 Tổng 81 100.0 Nhận xét:
- Trong tổng số 81 trường hợp dùng thuốc (bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm), có 75 trường hợp được chỉ định dùng thuốc trong, sau bữa ăn chiếm 92.6%. Việc chỉ định dùng thuốc trong, sau bữa ăn với mục đích để tránh tác dụng kích ứng dạ dày của thuốc.
- Chỉ có 1 trường hợp chỉđịnh dùng thuốc xa bữa ăn chiếm 1.2%
3.3.4 Sử dụng các thuốc chống loét tiêu hóa
Sử dụng kèm theo các thuốc chống loét nhằm điều trị dự phòng, hạn chế tác dụng gây loét của NSAID trong quá trình điều trị.
Bảng 11 : Các loại thuốc phòng và điều trị hội chứng dạ dày Thuốc Số lượng Tỉ lệ % Rabeprazol 75 98.7% Thuốc điều trị dạ dày khác 20 26.3% Thuốc phòng và điều trị hội chứng dạ dày Tổng 76 100.0% Nhận xét:
- Có 76 trường hợp chỉ định dùng thuốc phòng và điều trị loét dạ dày. Trong 81 trường hợp nghiên cứu thì có 3 trường hợp bác sỹ không chỉ định dùng NSAID. Như vậy tỷ lệ dùng thuốc phòng và điều trị loét dạ dày chiếm 97.4%.
- Thuốc phòng và điều trị loét dạ dày được dùng nhiều nhất là Rabeprazol chiếm 98.7%.
- Có 19 trường hợp dùng đồng thời 2 thuốc chống loét dạ dày, thường là rabeprazol và 1 thuốc khác như grangel.
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1. VỀĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Theo kết quả khảo sát ngẫu nhiên 81 bệnh nhân mắc các bệnh về Cơ - Xương - Khớp ở Bệnh viện đa khoa Tỉnh thì bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam ( nữ chiếm 62%). Độ tuổi thường gặp các bệnh trên là trên 50 tuổi, chiếm 86.4%.
Xét về mô hình bệnh tật về Cơ - Xương - Khớp ở Bệnh viện đa khoa Tỉnh thì khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm bệnh, trong đó các nguyên nhân vào viện hàng đầu của người bệnh là thoái hoá cột sống thắt lưng (chiếm 29.6%), thoái hóa khớp gối (chiếm 28.4%). Điều này cũng phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện Trung ương Huế trong đề tài của Nguyễn Thành Nam.
Nghiên cứu khảo sát ở Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ các bệnh thoái hoá khớp và cột sống chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về khớp (10, 41% ), ở Pháp tỷ lệ này được thông báo là 28,64%. Hầu hết các bệnh nhân vào viện đều có triệu chứng sưng đau các khớp nên việc chỉ định dùng các NSAID là cần thiết.
4.2. VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC THUỐC NSAID TRONG ĐIỀU TRỊ
4.2.1. Các NSAID được dùng trong điều trị
Các NSAID được sử dụng với mục đích chủ yếu là làm giảm sự đau, sự cứng và viêm trong nhiều chứng đau thuộc về các bệnh cơ, xương, khớp.
Theo bảng 4, các thuốc NSAID được sử dụng trừ Meloxicam đều nằm trong các phác đồ điều trị các bệnh cơ, xương, khớp của Bộ Y tế. Tuy nhiên trong mẫu khảo sát tỷ lệ sử dụng thuốc này lại khá cao so với các thuốc khác (meloxicam dạng uống chiếm 35.2%). Điều này có lẽ là do một số nghiên cứu cho thấy Meloxicam có tác dụng ức chế chọn lọc trên COX-2 nên ít gây tổn
hại niêm mạc dạ dày hơn các NSAID khác. Thêm nữa, thời gian bán huỷ của Meloxicam dài ( từ 15-20 giờ) nên có thể cho phép dùng liều duy nhất trong ngày, thuận tiện cho bệnh nhân tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Mặc dù vậy, mức
độ an toàn của Meloxicam vẫn đang cần có thời gian để kiểm chứng nên việc sử dụng cần thận trọng.
Paracetamol (chiếm tỷ lệ 25.7%) là dẫn chất của para-aminophenol
được sử dụng phối hợp thêm với các NSAID hoặc đơn độc với mục đích giảm
đau cho người bệnh. Đây là một thuốc giảm đau ngoại vi có ít tác dụng phụ
hơn Aspirin trong khi cường độ giảm đau như nhau, đặc biệt giảm được tác dụng phụ gây chảy máu kéo dài của Aspirin.
Piroxicam thuộc nhóm oxicam có tác dụng chống viêm mạnh, liều dùng 20mg/ ngày trong khi hiệu lực tương đương và có khả năng dung nạp tốt hơn so với Aspirin. Tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh. Thời gian bán hủy của piroxicam dài từ 45- 50 giờ, nên cho phép dùng liều duy nhất trong 24 giờ.
Tóm lại các thuốc NSAID trên được sử dụng trong phác đồ điều trị là hợp lý vì đa số các thuốc đều có tác dụng điều trị tốt. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có rất nhiều chế phẩm của các NSAID, có những chế phẩm có sự ứng dụng công nghệđể hạn chế tác dụng phụ. Do đó, việc lựa chọn các NSAID một cách hợp lý, thích hợp cho từng người bệnh cụ thể, mục đích điều trị cụ thể vẫn là vấn đề cân nhắc để an toàn và hiệu quả.
4.2.2 Các kiểu phối hợp các NSAID và hiệu quả điều trị của các kiểu sử dụng các NSAID kiểu sử dụng các NSAID
Các thuốc NSAID được đưa vào cơ thể bằng đường uống, tiêm nhưng
đường uống là đường được lựa chọn chủ yếu (75.6%) vì đây là đường dùng thuận tiện cho các bệnh nhân. 96.3% sử dụng NSAID đểđiều trị, có 03 trường
hợp (chiếm 3.7%) không sử dụng NSAID mà chỉ sử dụng paracetamol đơn
độc.
Theo kết quả nghiên cứu thì 100% NSAID được sử dụng đơn độc. Sau quá trình điều trị, số bệnh nhân có kết quả tốt, giảm các triệu chứng sưng đau, vận động bình thường chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ bệnh nhân khỏi chiếm 64.2%). Điều này cho thấy việc lựa chọn sử dụng các thuốc NSAID trong điều tri các bệnh lý về khớp là cần thiết, hợp lý và hiệu quả.
4.3. VỀ CÁC ADR GẶP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHẮC PHỤC
Các ADR các thuốc NSAID gặp trong quá trình điều trị chủ yếu tai biến tiêu hoá (8.5%) và tai biến dịứng (2.5%).
Hầu hết các NSAID đều có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ
dày với nguy cơ xuất huyết dạ dày do mất tác động bảo vệ của PGE2. Trên thực tế tỷ lệ viêm loét dạ dày, tá tràng có thể cao hơn vì không thể soi dạ dày
đồng loạt cho tất cả người bệnh dùng NSAID mà chỉ tiến hành soi dạ dày cho những người đã có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, có hiện tượng đau rát vùng thượng vị trong quá trình điều trị. Biểu hiện viêm dạ dày ở những người bệnh dùng NSAID được phát hiện qua nội soi dưới dạng ban đỏ (phù nề, xung huyết), chấm chảy máu (thường là nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa), trợt hoặc loét. Các vết trợt thường nông, bờ có nhiều vòng và trên nền một viêm dạ dày lan tỏa. Các loét cấp tính do NSAID thường bé (đường kính <0,5cm),
đơn độc hoặc nhiều ổ loét ,phù nề và quy tụ các vết nhăn niêm mạc. Sau khi phát hiện thấy các ổ viêm loét, các bác sĩ đều cho người bệnh ngừng dùng thuốc NSAID và dùng thuốc chống loét.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ADR tiêu hóa như có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, phối hợp với corticoid, phối hợp các NSAID với nhau, nghiện rượu, thuốc lá, mắc một số bệnh như xơ gan...và tuổi của người bệnh.
Trong phạm vi của nghiên cứu, chỉ tiến hành khảo sát tỷ lệ ADR theo độ tuổi