1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Kỹ thuật gieo ươm giống cây Quế (Cinnamomum casia. BL) tại Vườn ươm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

60 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 5,85 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu về qúa trình nảy mầm của hạt giống ở các phương pháp kích thích khác nhau ..... Kết quả nghiên cứu về quá trình nảy mầm của hạt cây Quế ở các công thức thí nghiệm....

Trang 1

QUỐC VIỆT HÙNG

KỸ THUẬT GIEO ƯƠM GIỐNG

CÂY QUẾ (CINNAMOMUM CASIA BL) TẠI VƯỜN ƯƠM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp

Khóa học : 2010 - 2014

Thái nguyên, năm 2014

Trang 2

QUỐC VIỆT HÙNG

KỸ THUẬT GIEO ƯƠM GIỐNG

CÂY QUẾ (CINNAMOMUM CASIA BL) TẠI VƯỜN ƯƠM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp

Khóa học : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn: GS TS Đặng Kim Vui

Thái nguyên, năm 2014

Trang 3

không sao chép ai Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang wed theo danh mục tài liệu tham khảo

Giáo viên hướng dẫn

GS.TS Đặng Kim Vui

Giáo viên phản biện Tác giả khóa luận

SV Quốc Việt Hùng

Trang 4

đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên khi ra trường

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Tôi đã tiến hành đợt tốt nghiệp với đề tài:

“Kỹ thuật gieo ươm giống cây Quế (Cinnamomum casia BL) tại

Vườn ươm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”

Trong quá trình thực tập bằng niềm say mê, nhiệt tình, và sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy GS.TS Đặng Kim Vui, các thầy cô trong khoa và các cán bộ trong Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giúp

đỡ, chỉ bảo tôi để hoàn thành đề tài này

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới tất cả các sự giúp đỡ đó

Do thời gian có hạn và trình độ có hạn, nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý của các thầy

cô và các bạn đồng nghiệp để bản đề tài này hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

SV Quốc Việt Hùng

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tế sản xuất 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5

2.2 Những nghiên cứu trên thế giới 8

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam 9

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 11

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 11

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 11

3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 12

3.3 Nội dung nghiên cứu 12

3.4 Phương pháp nghiên cứu 12

3.4.1.Phương pháp ngoại nghiệp 13

3.4.2 Phương pháp nội nghiệp 17

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 23

4.1 Kết quả nghiên cứu về qúa trình nảy mầm của hạt giống ở các phương pháp kích thích khác nhau 23

Trang 6

4.2.1 Thành phần ruột bầu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng về chiều cao (Hvn)

của cây Quế 28

4.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Quế 32

4.2.3 Đánh giá chất lượng cây con, dự tính tỷ lệ xuất vườn cây Quế 36

4.3 Đề xuất bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cây Quế (Cinnamomum cassia BL) 37

4.3.1 Làm đất đóng bầu 37

4.3.2 Xử lý kích thích hạt nảy mầm 38

4.3.3 Thời vụ gieo hạt 39

4.3.4 Cấy hạt mầm 39

4.3.5 Chăm sóc 39

PHẦN 5 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.3 Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC

Trang 7

CT Công thức CTTN Công thức thí nghiệm

Trang 8

Bảng 3.1 Theo dõi số hạt nảy mầm 14

Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm 15

Bảng 3.3 Theo dõi sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Quế 16

Bảng 3.4 Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố 18

Bảng 3.5 Phân tích phương sai một nhân tố 21

Bảng 4.1 Theo dõi quá trình nảy mầm ở các công thức thí nghiệm 23

Bảng 4.2 Kết quả nghiên cứu về quá trình nảy mầm của hạt cây Quế ở các công thức thí nghiệm 24

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp kết quả số hạt nảy mầm của các công thức 26

Bảng 4.4 Phân tích phương sai một nhân tố đối với số hạt nảy mầm của hạt Quế 27 Bảng 4.5 Bảng sai dị từng cặp xixj đối với hạt nảy mầm ở các công thức 28

Bảng 4.6 Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng (Hvn) của cây quế ở các công thức thí nghiệm 28

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) ở các công thức cuối đợt thí nghiệm 30

Bảng 4.8 Phân tích phương sai một nhân tố đối với hỗn hợp ruột bầu tác động đến sinh trưởng chiều cao (Hvn)của cây Quế 31

Bảng 4.9 Bảng sai dị từng cặp xixj cho sự tăng trưởng chiều cao vút ngọn của cây Quế 31

Bảng 4.10 Kết quả theo dõi sinh trưởng đường kích cổ rễ ở các công thức thí nghiệm 32

Bảng 4.11 Sắp xếp các chỉ số quan sát đường kính trung bình trong phân tích phương sai một nhân tố 34

Bảng 4.12 Phân tích phương sai một nhân tố đối với đương kính cổ rễ cây Quế 34

Bảng 4.13 Bảng sai dị từng cặp x ix j cho sự tăng trưởng đường kính (D00) của cây Quế 35

Bảng 4.14 Kết quả đánh giá chất lượng cây con ở lần đo cuối ……… 36

Trang 9

Hình 4.1 Hình ảnh hạt Quế nảy mầm ở 3 công thức 23 Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nảy mầm của hạt cây Quế ở các công thức thí

nghiệm 25 Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn sinh trưởng về chiều cao của cây Quế 29 Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Quế ở các CTTN 33 Hình 4.4 Biêu đồ tỷ lệ % cây con xuất vườn của cây Quế ở 4 công thức thí nghiệm 37

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Vai trò của việc trồng cây rừng ngày càng được quan tâm chú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và chức năng phòng hộ, cảnh quan điều hòa khí hậu, Do việc tăng lên về dân số và sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp đã dẫn tới việc phá rừng, lạm dụng tài nguyên rừng một cách trầm trọng Gây ra những hậu quả quan trọng như: xói mòn, rửa trôi, cạn kiệt nguồn nước, phá hủy môi trường sống của động vật, mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hàng loạt những hậu quả xấu diễn ra khi diện tích rừng bị giảm

Những năm gần đây đã dược nhà nước quan tâm đến và cũng có chính sách hợp lý để đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm tăng diện tích và nâng cao các chức năng của rừng Tuy nhiên diện tích rừng những năm gần đây có tăng nhưng đa phần tăng về diện tích, còn thành phần, cấu trúc, tổ thành rừng đơn giản, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay thì người ta quan tân nhiều hơn về mặt kinh tế, ít chú tâm đến chức năng khác của rừng Diện tích rừng được trồng hiện nay chủ yếu là rừng sản xuất với mục đích kinh tế và những cây trồng chính là là những cây có thời gian sinh trưởng ngắn như: Keo, Mỡ, Bạch đàn, Bồ đề, Do vậy cấu trúc rừng chưa kịp ổn định thành phần loài ít, chưa phát huy được hết chức năng của rừng, chính vì đó mà thiếu nước ở các thủy điện, nước sản xuất, nước ăn, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, vẫn chưa được cải thiện là mấy

Những cây đặc sản đa tác dụng như: Trám trắng, Trám đen, Trám ba cạnh, Dẻ, Quế, vẫn chưa được chú trọng mà trong khi đó loài cây này có tính chất gỗ tốt, lại có khả năng phòng hộ cao, tao cấu trúc rừng bền vững

Trang 11

Với những hậu quả do thiếu rừng gây nên và những nhu cầu về gỗ tốt của con người thì chúng ta quan tâng đến những cây lâm nghiệp có kích thước đảm bảo chức năng của rừng

Nước ta với điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió ẩm, trong điều kiện đó nông dân vùng trung du, cao nguyên hoặc miền núi nước ta có thể gây trồng một số cây gỗ có thời gian tương đối mọc nhanh, có hiệu quả kinh tế cao chỉ sau một thời gian khá ngắn Đó là cây Quế, tên khoa học là Cinnamomum casia BL thuộc giống Cinnamomum , họ Lauraceae

Giá trị kinh tế: Cây quế là loại cây thân gỗ, sống lâu năm lá rộng,

thường xanh Cây quế thường mọc tự nhiên thành rừng và cũng được người dân gây trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta để lấy vỏ, và chế biến tinh dầu Lượng tinh dầu của quế tập trung nhiều nhất ở vỏ Vỏ quế ở Việt Nam có hàm lượng tinh dầu từ 2- 4% cao hơn quế trồng ở Trung Quốc,

Srilanka và nhiều nước khác trên thế giới

Gỗ quế sử dụng để dùng đồ gia dụng và làm gỗ xây dựng Vỏ quế còn được dùng làm dược liệu và gia vị Rừng quế sau 8-10 năm tuổi có thể cho 6000kg vỏ lấy từ thân và cành Lá quế cũng có thể dùng để trưng cất tinh dầu cung cấp cho thị trường địa phương và xuất khẩu

Yêu cầu sinh thái: Cây quế mọc tự nhiên và nhiều ở vùng núi Bắc bộ và

Bắc Trung bộ Việt Nam ở độ cao lừ 300-800m so với mặt nước biển; lượng mưa khá cao 1800 -3000mml/năm, không có mùa khô rõ rệt; độ ẩm không khí cao 85%

Cây quế cần đất tốt giàu mùn, đạm và kali Đất có thành phần cơ giới giàu hạt sét, ít đá lẫn tầng dầy thấm nước nhanh, thoát nước tốt

Cây quế sinh trưởng với tốc độ trung bình ở thời gian từ 1-5 tuổi và sinh trưởng nhanh từ 10-20 tuổi sau đó sinh trưởng chậm lại

Trang 12

Ở giai đoạn non từ 1- 4 tuổi, cây quế cần độ tán che 0,5 - 0,7; nhưng nếu độ tán che quá lớn cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây

Từ 5-7 tuổi, yêu cầu ánh sáng của cây tăng lên và trở thành cây ưa sáng, nên nếu bị che bóng sẽ làm cho cây phát triển kém

Trong điều kiện tự nhiên, Quế thường tái sinh dưới tán rừng gỗ và mọc hỗn hợp với nhiều loài cây gỗ khác như mỡ, ràng ràng

Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc khu Tây Bắc với địa hình nhiều đồi núi rất phù hợp cho trồng cây Quế Nhưng việc yêu cầu về giống đang được chú trọng Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Kỹ thuật gieo ươm giống cây Quế (Cinnamomum casia BL) tại

Vườn ươm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

- Góp phần tạo giống cây Quế một cách nhanh nhất, đạt chất lượng cao phục vụ trồng rừng

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Lựa chọn được phương pháp kính thích hạt giống cây Quế Nảy mầm nhanh, đều

- Xác định được công thức hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Quế trong giao đoạn vườn ươm

- Đề xuất được bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cây Quế

Trang 13

- Đề tài thực hiện giúp chúng tôi biết phương pháp theo dõi tỉ lệ nẩy mầm và thế nảy mầm, phương pháp điều tra theo dõi tình hình sinh trưởng của cây

- Việc tìm hiểu đề tài là cơ sở đề xuất phương pháp tạo bầu, chăm sóc cây Quế giai đoạn vườn ươm

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tế sản xuất

- Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào công tác tạo giống cây Quế nhằm cung cấp giống cho việc trồng rừng hiện nay được nhanh hơn và hiệu quả hơn

- Rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành

Trang 14

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Nhân giống suốt thời gian qua bằng hạt là phương pháp nhân giống đem lại hiệu qủa cao và áp dụng phổ biến trong suốt thời gian qua

Trong gieo ươm, việc sử lý hạt giống là một khâu quan trọng, tùy vào đặt điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của hạt giống khác nhau thì việc sử lý hạt giống khac nhau thì việc xử lý hạt cũng khác nhau Xử lý kích thích hạt giống

là tác động đồng loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mầm mống sâu bệnh hại, đồng thời kích thích hạt nảy mầm nhanh và đều, có nhiều phương pháp sử lý kích thích hạt giống khác nhau như: phương pháp vật lý, hóa học,

cơ giới,…Nhưng hiện nay phương pháp vật lý (dùng nước có nhiệt độ để kích thích hạt nảy mầm) thường được sử dụng nhiều hơn Phương pháp này đơn gian dễ làm mà lại còn an toàn có hiệu quả cao, áp dụng cho nhiều loại hạt

Quá trình nảy mầm chia ra làm 3 giai đoạn gối nhau:

+ Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu hiệu đầu tiên của nảy mầm

+ Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác động của nhiệt độ và ẩm hoạt tính mem,

hô hấp và đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và chuyển đến vùng sinh trưởng

+ Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và chồi mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm (Lương Thị Anh – Mai Quang Trường, 2007) [1]

Loại hạt khác nhau thì phương thức xử lý kích thích khác nhau căn cứ vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu trong hạt để lựa chọn phương pháp xử lý

Kích thích được hạt nảy mầm tốt không có nghĩa là được cây con tốt,

mà cần nuôi dưỡng cây trong môi trường tốt Với cây con nuôi trong bầu, hỗn

Trang 15

hợp ruột bầu phù hợp thì cây mới sinh trưởng tốt, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng đáp ứng cho trồng rừng

Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [9], thành phần ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thẫm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con

Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ)

và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa của ruột bầu đất được chọn làm ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới

từ cát pha thị nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại

Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) [8] để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện thêm tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là cần thiết trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia

Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng Nitơ có vai trò quan trọng bậc nhất Thiếu Nitơ cây không thể tồn tại Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật Vai trò của Nitơ trong cơ thể thực vật là không thể thay thế được

Nitơ có trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật Nói chung, Nitơ là những chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men,

Trang 16

nhiều loại vitamim trong cây như B1 B2 B6……Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng

Nhưng bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây

Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ

đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều

(Trịnh Xuân Vũ, 1975 [12]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998; Ekta Khurana and J.S.Singh, 2000 [14] Thomas D Landis,1985 [13])

Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng Lân

có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của

hệ rễ Lân cần thiết cho sự phân chia của tế bào, mô phân sinh, kích thích cho

sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng tính chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm

Nếu thiếu lân, kích thích cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng,

lá màu xanh đậm, sau khi chuyển dần sang vàng, thân cây mềm thấp, năng xuất chất khô giảm Ngoài ra thiếu lân sẽ làm hạn chế hiệu quả sử dụng đạm Một vài loài lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay

đỏ Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa Nitơ (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [12]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [11]; Ekta Khurana and J.S.Singh, 2000 [14]; Thomas D Landis,1985 [13])

Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong chuyển hóa năng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH+4, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng nhắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét Do vậy nếu thiếu Kali, thì cây có biểu hiện

Trang 17

về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và hơi nhìu màu lục tối, sau chuyển sang vàng xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [12]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [11])

Các chất phụ gia thường được sử dụng là sơ dừa, tro trấu….chúng có tác dụng làm cho xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí…

2.2 Những nghiên cứu trên thế giới

Theo Thomas 1985 [13], chất lượng cây con có mỗi quan hệ logic với tình trạng chất khoáng Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển cây con Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá Phân tích thành phần hóa học của mô là cách duy nhất đi lường mực độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con

Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu một phân tích proteomic của quá

trình nảy mầm của hạt giống cây Arbidopsis bằng cách sử dụng ecotype

Landsberg Landsberg erecta

Nghiên cứu về số lượng và kích cỡ hạt cây nảy mầm bằng gỗ Tếch

(Tectona grandis L.) được tổ chức tại Mae Tha của Lampang tỉnh và phòng

thí nghiệm hạt giống, Cục Lâm Nghiệp Hoàng Gia, Bangkok

Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing, phương pháp điều trị hạt Giống nảy mầm của 10 loại cây lâm nghiệp, sau khi lưu trữ cho một

năm, được thực hiện nhằm tăng tỉ lệ nảy mầm của nhửng hạt giống bằng cách xem xét giá trị nảy mầm Năm presowing phương pháp điều trị khác nhau được sử dụng, bảo gồm cả cắt hạt giống vào cuối đối diện để rễ nhỏ, ngâm hạt giống trong cồn Axit sunfuric trong 15 phút, ngâm hạt trong nước sôi 980C

và để lại cho hạt mát trong 24 giời và kiểm soát

Bên cạnh đó trên thế giớ nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón giúp cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, phân bón còn giúp cho cây chống chịu hạn hán, sâu bệnh Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ biến

và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp

Trang 18

Ở Mỹ, Cannada, Braxin … những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương pháp bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25 tấn/ha Do đó tính ưu việt của chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát huy hiệu lực phân đa lượng giữa cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao Nên trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu,

sử dụng các chế phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư Phân bón sinh học trở thành loại phân phổ biến và không thể thiếu trong sản xuất nông lâm nghiệp hiện đại

2.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo ươm Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con Nhưng nhân tố được quan tâm nhiều nhất là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng

Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (pinus merkusii, Nguyễn Xuân

Quát (1985) [8] cũng đã tập trung xem ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) [8] và Hoàng Công Đãng (2000) [5] đã bón lót super lân, kaliclorua, sunphat amôn với tỷ lệ 0 – 6% so với trọng lượng ruột bầu Đối với phân hữu

cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với lượng bầu Một số cũng nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết Nguyễn Xuân Quát (1985) [8]

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây con cũng đã được nhiều tác giả quan tâm.Theo Nguyễn Tuấn Bình

Trang 19

(2000) [2], kích thước bầu thíc hợp cho gieo ươm Dầu song nàng la 20x30

cm, đục 8 lỗ

Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [9], sự phát triển của cây con phụ thuộc không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính chất của ruật bầu) Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều cần một hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây

Theo Nguyễn Thị Mừng (1997) [6], thành phần ruột bầu được cấu tạo

từ 79% đất + 18% phân chuồng + 0,5%N + 2%P + 0,5%K hoặc 80% đất +15% phân chuồng + 1%N + 3%P + 1%K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai

(Dalbergia bariaensis Pierre ) sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm

Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpur dyerii),

Nguyễn Tuấn Bình (2002) [2] cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng cây con Theo tác giả, đất feralit đổ vàng trên phiến thạch sét và đất sám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng Hàm lượng lân supe photphat (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của cây Dầu song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK

là 3% so với trọng lượng bầu

Theo Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004) [10], bón lót cho

chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai ) trong giai đoạn 6 tháng tuổi vườn

ươm là việc làm cần thiết Nếu bón phân tổng hợp NPK (16:16:8) cho Chiêu liêu nước, thì hàm lượng thích hợp là 1% so với trọng lượng ruột bầu Tương

tự, phân super photphat là 1%, còn phân hữu cơ hoai là 15% - 20% so với trọng lượn ruột bầu Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [7], khi gieo ươm cây Huỷnh Liên (Tecoma stans ( L ) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2:2:1 và 0,3% kaliclorua, 0,5 super lân và 0,1% vôi

Trang 20

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Cây Quế con trong giai đoạn vườn ươm

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

3.2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

- Phía Bắc giáp giáp với phường Quán triều

- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán

- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà

- Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên

3.2.1.2 Đặc điểm đất đai

Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao Độ dốc trung bình 10 – 150, độ cao trung bình 50 – 70m địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Vườn ươm nằm ở khu chân đồi, hầu hết đất ở đây là đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch

Trang 21

3.2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Do vườn ươm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ đặc điểm của thành phố Thái Nguyên Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và

mùa khô lạnh

Lượng mưa trung bình năm: 1500-2000mm

Nhiệt độ trung bình năm: 24-25°C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29°C

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 16°C

Độ ẩm trung bình: 80-85%

3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu

- Thời gian bắt đầu thực hiện : 10/01/2014

- Khoảng thời gian thu thập số liệu định kỳ là 2 tuần

- Thời gian kết thúc theo dõi: 15/05/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

Để áp dụng được mục tiêu đề tài thực hiện một số nội dung sau:

- Nghiên cứu phương pháp xử lý kích thích hạt giống theo công thức nước có nhiệt độ khác nhau

- Nghiên cứu ảnh hưởng ruột bầu đến sinh trưởng của cây Quế (Hvn, D00) -Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất kỹ thuật gieo ươm loài cây Quế

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:

- Kế thừa chọn lọc những kết quả, tài liệu có liên quan, tài liệu tham khảo

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, so sánh ảnh hưởng của các công thức đến hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây Quế bằng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố

Trang 22

3.4.1.Phương pháp ngoại nghiệp

Vật liệu và vật dụng cụ thí nghiệm

- Chuẩn bị hạt giống cây Quế

- Túi bầu, cuốc, xẻng, sàng đất, đất đóng bầu,

- Dụng cụ tưới, bình phun, khay đựng hạt,

- Văn phòng phẩm: giấy, bút, tài liệu tham khảo, bảng biểu, thước đo chiều cao, kẹp kính,

- Vật tư nông nghiệp: thuốc giệt nấm, phân bón, thuốc trừ sâu

Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Xử lý kích thích hạt giống Quế nảy mầm

Tiến hành thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên ( CRD ) với 3 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp là 30 hạt, vậy trong mỗi công thức là

ẩm và rửa chua mỗi ngày

Theo dõi số hạt nảy mầm, định kỳ theo dõi 5 ngày 1 lần vào mỗi buổi sáng, kết quả theo dõi ghi chép số hạt đã nảy mầm vào bảng 3.1

Trang 23

Bảng 3.1 Theo dõi số hạt nảy mầm

Ngày theo dõi Công

thức

Số hạt nảy mầm

Số hạt sống chưa nảy mầm

Số hạt thối

Ghi chú

Thế nảy mầm thể hiện tốc độ nảy mầm của hạt giống Thế nảy mầm càng cao thì phẩm chất hạt càng tốt và thời gian nảy mầm bình quân chậm chứng tỏ phẩm chất kém

Tỷ lệ sống: Là những hạt tuy không nảy mầm nhưng vẫn còn sống khỏe

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của ruột bầu đến sinh trưởng của cây Quế

Thí nghiệm gồm 4 công thức và 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 100 bầu vậy trong một công thức là 300 bầu, tổng số bầu của cả 4 công thức là 1200 bầu

- Công thức 1: Đối chứng (không phân)

- Công thức 2: 95% Đất tầng A + 5% phân vi sinh hữu cơ

- Công thức 3: 90% Đất tầng A + 10% phân vi sinh hữu cơ

- Công thức 4: 85% Đất tầng A + 15% phân vi sinh hữu cơ

Trang 24

Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm

Số lần nhắc lại Công thức thí nghiệm

Luống xếp bầu phải có nền phẳng, luống phải được bố trí bằng mặt vườn ươm Xếp bầu theo hàng tạo thành luống theo đáy luống, dùng đất tơi mịn vun xung quanh luống để cố định luống bầu và giữ độ ẩm cho cây Cách xếp bầu cho đều và đứng: xếp bầu lên luống đã chuẩn bị sẵn, hàng đầu xếp thảng hàng ngay ngắn, hàng sau xếp so le với hàng đầu

-Cấy hạt mầm:

Trang 25

Chuẩn bị được bầu (theo 4 công thức) tiến hành tưới nước cho luống bầu

đủ ẩm trước khi cấy hạt từ 1 – 2 giờ, độ sâu cấy hạt từ 0,5 – 1cm, chú ý phần đặt chóp rễ của cây mầm xuống phía dưới, lấp kín bằng đất mịn dày 0,3 – 0,5cm

Thời gian: cấy ngày 14/02/2104

Sau khi cấy che phủ mặt luống bằng rơm dạ hoặc bằng cỏ tranh, ràng ràng đã phơi khô, tẩy trùng bằng Cerezan hoặc thuốc tím 0,05%.Tưới nước thường xuyên để đủ độ ẩm cho luống bầu, khi cây mầm hình thành trên mặt đất thì dỡ bỏ vật liệu che phủ

Theo dõi và thu thu thập số liệu:

Thời gian theo dõi sinh trưởng của cây được sắp xếp như sau:

-Lần 1 cây được điều tra vào ngày 21/04/2014

-Lần 2 cây được điều tra vào ngày 02/05/2014

-Lần 3 cây được điều tra vào ngày 12/05/2014

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Sinh trưởng về chiều cao Hvn (Cách đo chiều cao vút ngọn: sử dụng thước đo chiều cao độ chính xác là 0,1 cm, đặt thước sát miệng bầu đến điểm bắt đầu phân lá non)

- Đường kính cổ rễ D00 (cách đo đường kính ngang cổ rễ: Dùng thước kẹp kính loại nhỏ đo tại vị trí ngang cổ rễ của cây)

- Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.3:

Bảng 3.3 Theo dõi sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Quế

H vn (cm)

D 00 (mm)

H vn (cm)

D 00 (mm)

H vn (cm)

D 00 (mm)

1

2

3

Trang 26

3.4.2 Phương pháp nội nghiệp

B1 Nhập số liệu vào máy tính

B2 Phân tích và sử lý số liệu:

Tính tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm tính theo tỷ lệ phần trăm

Tính tỷ lệ nảy mầm: Là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm bình thường so với hạt đem kiểm tra, được biểu thị bằng công thức

-Tỷ lệ nảy mầm: G(%) = Tổng số hạt nảy mầm x 100

Tổng số hạt kiểm nghiệm Thế nảy mầm: Là tỷ số phần trăm hạt nảy mầm bình thường trong 1/3 thời gian đầu của quá trình nảy mầm so với hạt để đem kiểm tra, được biểu thị bằng công thức

-Thế nảy mầm: TE(%) =

Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu của thời kỳ nảy mầm

x 100 Tổng số hạt kiểm nghiệm

+ Các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình Hvn , số lá được thực hiện bằng phần mềm Excel với hàm sum( ), hàm average( )…

+ Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của một công thức xử lý kích thích hạt nảy mầm đến khả năng nảy mầm và công thức hỗn hợp ruột bầu tới khi sinh trưởng của cây Quế như thế nào Tôi dùng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố, để kiểm tra kết quả thí nghiệm và được sắp sếp như trình tự trong mẫu bảng 3.4

Trang 27

Bảng 3.4 Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố

A

Các trị số quan sát Kết quả trung bình của các lần

SiA

Trong đó tôi coi:

-Nhân tố A là công thức thí nghiệm (CTTN)

-Giả sử nhân tố A được chia làm a (a là công thức thí nghiệm) cấp khác nhau, mỗi cấp các trị số quan sát lập lại (bi) lần

-Cột 1: Các cấp nhân tố A

-Cột 2: Các trị số quan sát (số lần nhắc lại cho mỗi công thức của nhân

tố A)

-Cột 3: Tổng giá trị quan sát trong mỗi cấp

-Cột 4: Số trung bình chung của n trị số quan sát

- X Số trung bình trung của n trị số quan sát

- Đặt giả thuyết H0: u1=u2=u3……=u Nhân tố A tác động đồng đều lên kết quả thí nghiệm

Trang 28

- Đối thuyết H1: u1 # u2 # u3……# u Nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm, nghĩa là có ít nhất 1 số trung bình tổng thể u1 khác với số trung bình cảu tổng thể còn lại

n

S b

a

x C

a

i b

- Tính biến động do nhân tố A : VA là biến động giữa các trị số quan sát

ở các mẫu mà đại diện là biến động giữa các số trung bình mẫu (trung bình các cấp nhân tố A) Loại biến động này có thể là ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là không ngẫu nhiên Nó ngấu nhiên nếu nhân tố A tác động kết quả thí nghiệm ở tất cả các cấp Nó không ngẫu nhiên nếu nhân tô A tác động khác nhau lên kết quả thí nghiệm Được tính theo công thức:

Do số lần nhắc lại ở công thức là như nhau : b1 = b2 ……bi = b

C A Si b V

1

2 (3.2)

- Tính biến động ngẫu nhiên: VN là biến động giữa các trị số quan sát trong mỗi mẫu (trong cùng một cấp nhân tố A), biến động này gọi là biến động ngẫu quan sát của các phần tử trong cùng một cấp được chọn một cách ngẫu nhiên

Do tính chất cộng của biến động của n trị số quan sát được xác định bằng công thức:

A T

V = − (3.3)

Trang 29

Người ta chứng minh được rằng, nếu giả thuyết H0 là đúng thì biến ngẫu nhiên VN có nhân tố x2 với df = a ( b – 1 ) độ tự do và VA có nhân tố x2 với: df = a -1 độ tự do Vì vậy biến ngẫu nhiên có phương sai:

Do số lần nhắc lại ở công thức là như nhau: b1 = b2 … = bi = b:

) 1 (

2

=

b a

2

N

A A S

2 α

= (3.7) Tìm công thức trội nhất

- Ta lập bảng hiệu sai các số trung bình x ix j và so sánh với LSD:

- Nếu x ix j ≤ LSD ta kí hiệu dấu -, nghĩa là 2 công thức không có

sự khác nhau

Trang 30

- Nếu x ix j > LSD ta kí hiệu dấu *, nghĩa là 2 công thức có sự khác

nhau rõ Vậy công thức ảnh hưởng trội hơn là công thức x lớn hơn và công thức là trội nhất có xmax

Giá trị của LSD thay đổi phụ thuộc vào mức có ý nghĩa α tương ứng

với mức ý nghĩa khác nhau thì có LSD khác nhau Thông thường người ta

tính LSD ở độ tin cậy 95% hay 99% tức là α = 0.05 hay 0.01 Kết quả tính ở

bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA (bảng 3.5)

Bảng 3.5 Phân tích phương sai một nhân tố

Df (Bâc tụ do)

MS (Phương sai)

F (F thực nghiệm)

P-value (Sự hoãn

đổi từ giá

trị t tính)

F crit (Giá trị F

Click tools → Data Analysis → ANOVA: single Factor

Trong hộp thoại ANOVA: : single Factor

Input range: Khai vùng dữ liệu (…)

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Thi Anh và Mai Quang Trường, (2007), giáo trình trồng rừng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình trồng rừng
Tác giả: Lương Thi Anh và Mai Quang Trường
Năm: 2007
3. Công ty giống và phục vụ trồng rừng, (1995), Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng
Tác giả: Công ty giống và phục vụ trồng rừng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
4. Nguyễn Đăng Cường, (2010) bài giảng thống kê ứng dụng trong nông nghiệp, Đại học nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng thống kê ứng dụng trong nông nghiệp
5. Hoàng Công Đãng, (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm
Tác giả: Hoàng Công Đãng
Năm: 2000
6. Nguyễn Thị Mừng, (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensisPierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum. Luận án thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis "Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum
Tác giả: Nguyễn Thị Mừng
Năm: 1997
7. Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị
Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Năm: 2006
8. Nguyễn Xuân Quát, (1985), Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng
Tác giả: Nguyễn Xuân Quát
Năm: 1985
9. Nguyễn Văn Sở, (2004), Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm
Tác giả: Nguyễn Văn Sở
Năm: 2004
10. Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải, (2004), Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm. Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm
Tác giả: Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải
Năm: 2004
11. Viện Thổ nhưỡng nông hóa, (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng
Tác giả: Viện Thổ nhưỡng nông hóa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1998
12. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác, (1975), Sinh lý thực vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý thực vật
Tác giả: Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1975
13. Thomas D. Landis, (1985), Mineral nutrition á an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, proceducres predictive abilities of major ttests. Workshop held October 16 – 18, (1984), Forest Research Laboratory, Oregon state Univercity Sách, tạp chí
Tiêu đề: principles, proceducres predictive abilities of major ttests
Tác giả: Thomas D. Landis, (1985), Mineral nutrition á an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, proceducres predictive abilities of major ttests. Workshop held October 16 – 18
Năm: 1984
14. Ekta Khurama and J.S. Singh, (2000), Ecology of seed and seedling growth for concervation and retration of tropical dry forest: a review.Department of Botany, Banras Hindu Unniversity, Varansi India Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecology of seed and seedling growth for concervation and retration of tropical dry forest: a review
Tác giả: Ekta Khurama and J.S. Singh
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w