Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÝ THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY
GÙ HƯƠNG (CINNAMOMUM BALANSAE H LECOMTE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM, TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÝ THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY
GÙ HƯƠNG (CINNAMOMUM BALANSAE H LECOMTE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM, TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐẶNG KIM VUI
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Lý Thị Thương
Trang 4Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Đặng Kim Vui cùng với các thầy, cô giáo phòng Đào tạo Sau đại học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong phòng Đào tạo Sau đại học, Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển thủy sản vùng Đông Bắc,Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Cao Bằng đã tạo điều kiện cho tác giả theo học và hoàn thành luận văn Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế bản luận văn này chắc không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để bài luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lý Thị Thương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở nghiên cứu 3
1.1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.2 Cơ sở tế bào học 4
1.1.3 Cơ sở di truyền học 4
1.1.4 Sự hình thành rễ bất định của cây 5
1.2 Những nghiên cứu trên thế giới 6
1.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 11
1.4.1 Đặc điểm, vị trí địa hình 11
1.4.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 12
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 16
Trang 62.2 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1 Phương pháp kế thừa và chọn lọc số liệu 17
2.3.2 Phương pháp giâm hom cây Gù Hương 17
2.3.3 Công tác nội nghiệp 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Xác định một số đặc điểm cơ bản về sinh học của cây Gù Hương làm căn cứu xác định nhân giống 28
3.1.1 Đặc điểm sinh vật học của cây Gù Hương 28
3.1.2 Đặc điểm sinh thái học 29
3.1.3 Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù Hương 30
3.2 Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hom của cây Gù Hương 31
3.2.1 Kết quả giâm hom lần 01 (ngày 20 tháng 5 năm 2016) 31
3.2.2 Kết quả giâm hom đợt 2 ngày (01 tháng 10 năm 2016) 42
3.2.3 So sánh kết quả hai lần giâm hom cây Gù Hương 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 65
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT1A : Công thức NAA nồng độ 1000 ppm
NAA : Thuốc Axit napthlen axetic
IBA : Thuốc Axit Indol Butylic
IBA : Thuốc Axit Indol Axetic
VUA1c : Sẽ nguy cấp, suy giảm quần thể ít nhất 20% ở nơi
cư trú, khu phân bố
KMnO4 : Thuốc tím potassium permanganate
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn biết khí hậu, thời tiết từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017 13
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức giâm hom Gù Hương với 3 lần nhắc lại 20
Bảng 2.2: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai một
nhân tố 24
Bảng 2.3: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA 27
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ hom sống cây Gù Hương đợt 01 32
Bảng 3.2: Phân tích sai dị từng cặp [ i - j] để tìm công thức trội nhất cho tỷ lệ sống của hom Gù Hương đợt 01 34
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống hom giâm đợt 01 sau khi chuyển vào bầu 35
Bảng 3.4: Tỷ lệ ra mô sẹo và tỷ lệ ra rễ ở hom giâm đợt 01 37
Bảng 3.5: Phân tích sai dị từng cặp [ i - j] để tìm công thức trội nhất cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm gai đoạn 105 ngày đợt 01 39
Bảng 3.6 Các chỉ tiêu ra rễ cây Gù Hương ở giâm hom đợt 1 40
Bảng 3.7: Sinh trưởng chồi hom giâm sau khi cấy vào bầu 41
Bảng 3.8 Tỷ lệ sống giâm hom đợt 02 của cây Gù Hương 42
Bảng 3.9: Phân tích sai dị từng cặp [ i - j] để tìm công thức trội nhất cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm gai đoạn 105 ngày đợt 01 44
Bảng 3.10 Tỷ lệ sống giâm hom sau khi chuyển vào bầu 46
Bảng 3.11 Tỷ lệ ra mô sẹo và tỷ lệ ra rễ ở hom giâm đợt 02 48
Bảng 3.12: Phân tích sai dị từng cặp [ i - j] để tìm công thức trội nhất cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm gai đoạn 105 ngày đợt 02 50
Bảng 3.13 Các chỉ tiêu ra rễ cây Gù Hương ở giâm hom đợt 2 51
Bảng 3.14 Sinh trưởng của chồi hom Gù Hương lần 2 54
Bảng 3.15 Sự khác nhau giữa 02 đợt giâm hom 57
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ sống của hom Gù Hương sau khi chuyển vào bầu 36
Hình 3.2 Biểu đồ số hom ra rễ và tỷ lệ ra rễ 105 ngày giâm hom lần 1 38
Hình 3.3: Tỷ lệ sống của hom Gù hương lần 2 sau khi chuyển vào bầu 45
Hình 3.4: Rễ của hom Gù Hương ở lần đo cuối 47
Hình 3.5 Biểu đồ số hom ra rễ và tỷ lệ ra rễ 105 ngày giâm hom lần 02 49
Hình 3.6: Sinh trưởng của hom gù hương sau khi chuyển vào bầu 53
Hình 3.7: Cây Gù Hương sau khi chuyển vào bầu 120 ngày 56
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Người dân Việt Nam từ xa xưa đã khai thác các loài cây làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên nhiên liệu và sử dụng vào các mục đích khác Do sự tăng nhanh của dân số và phát triển kinh
tế đã tạo ra sức ép đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, ngoài ra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm diện tích và chất lượng rừng suy giảm nghiêm trọng Nhiều loài thực vật rừng quý, hiếm loài có lợi ích cho nghiên cứu khoa học và cuộc sống của con người đã và đang bị khai thác, chặt hạ trái phép làm cho một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Công tác nghiên cứu bảo tồn được coi là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ các nguồn gen quý, hiếm góp phần duy trì
sự tồn tại của một số loài bị đe dọa cho các thế hệ tương lai Do đó việc bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ hàng đầu trong nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng là một sự tiếp nối các định hướng chiến lược bảo tồn nguồn gen đã được hoạch định, với những mục tiêu mới và các kết quả mới nhằm mở rộng điều tra các nguồn gen cây rừng và thúc đẩy mạnh việc phát triển nguồn gen các loài cây có giá trị kinh tế, đưa thêm nguồn gen có giá trị vào trồng rừng
Đa số các loài cây bản địa quý hiếm phân bố rải rác, số lượng cá thể mẹ
ít, khó thu hái hạt, mùa hoa quả không ổn định và năng xuất thấp Do đó việc nhân giống bằng phương pháp giâm hom là giải pháp tích cực nhằm phục vụ cho bảo tồn khôi phục lại nguồn tài nguyên quý, hiếm
Gù Hương (xá xị) Cinnamomum balansae H Lecomte (1913) được sử
dụng ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn ghế, đồ kĩ nghệ, lục bình Do gỗ Gù Hương tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nhẹ nên được Vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ Thân là cây gỗ to thường xanh, lá mọc cách hình trứng, hạt chứa dầu béo
Trang 11Gù Hương là loài có giá trị kinh tế rất cao, ngày càng trở nên quý hiếm
là do bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác, qua điều tra khảo sát và theo dõi thấy rất ít cây ra hoa kết trái trong khi đó một số cây ra hoa kết quả thì tỷ lệ bất thụ cao, hạt Gù Hương có hàm lượng tinh dầu cao rất nhanh mất sức nảy mầm vì vậy việc thử nghiệm nhân giống bằng hom
cũng rất cần thiết Luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống cây Gù Hương (Cinnamomum balansae H Lecomte) bằng phương pháp giâm hom, tại vườn ươm Trường Đại học nông lâm
Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm cơ bản về sinh học của cây Gù Hương tại khu vực nghiên cứu
- So sánh được 03 loại chất kích thích ra rễ (NAA, IBA, IAA) với các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ và nảy chồi của hom cây Gù Hương
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng chồi sau khi chuyển vào bầu
3 Ý nghĩa của đề tài
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Bước đầu đưa ra được một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhân giống cây Gù Hương từ hom
- Kết quả nghiên cứu, là tài liệu cho các bên liên quan tham khảo và
áp dụng
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở nghiên cứu
1.1.1 Cơ sở lý luận
Trong nghiên cứu Đa dạng sinh học còn có hiện tượng “cái chết đang sống” khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng Một cây sống tách biệt không sinh sản có thể sống hàng trăm năm nhưng loài này được coi là hiện thân của “cái chết đang sống” tương lai của loài này chỉ giới hạn trong vòng đời của những cá thể còn sống sót đó nếu không có sự tác động của con người [15]
Thuật ngữ “Bảo tồn sinh học” xuất pháp từ mỗi quan tân của các nhà
hoa học về nạn phá rừng nhiệt đới, sự biến mất của nhiều loài, hay việc suy giảm đa dạng duy truyền trong nội bộ loài
Bảo tồn loài là khả năng tồn tại loài đó trong hiện tại và tương lai gần
có những yếu tố được xem xét khi đánh giá tình trạng bảo tồn của một loài không chỉ đơn giản dựa vào cá thể còn sống mà tỷ lệ tăng hay giảm của loài
đó theo thời gian, tỷ lệ nhân giống thành công, mỗi đe dọa với loài… [14]
Bảo tồn nguồn gen:
“Nguồn gen là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay những bộ phận của chúng mang thông tin di truyền sinh học, và là những vật liệu ban đầu có khả năng tạo ra hay tham gia tạo giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật”
Vì vậy bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn các vật thể mang thông tin di truyền sinh học, những vật thể có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới
Nhân giống là bước cuối cùng trong chương trình cải thiện giống, là việc xây dựng các loại rừng giống và vườn giống để cung cấp hạt hoặc hom cành cho trồng rừng Tất cả thực vật có hai phương thức sinh sản chủ yếu là nhân giống hữu tính (bằng hạt) và nhân giống sinh dưỡng (nhân giống bằng hom, chiết, ghép,…)
Trang 13Đặc điểm của cây rừng là đời sống dài ngày, lâu ra hoa, kết quả, lâu
thu hoạch sản phẩm do đó là một thành công hoặc thất bại trong cải thiện giống cây rừng phải mất 5-7 năm, thậm chí phải hàng chục năm mới có thể nhận thấy Vì thế chọn tạo giống cây lâm nghiệp để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chọn tạo các giống cây rừng có năng suất cao, có tính chống chịu bệnh và vẫn giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ do đó việc nhân giống bằng nhân giống bằng hom trên quy mô công nghiệp đang được áp dụng rộng
rãi ở nhiều nơi trong cả nước [2]
1.1.2 Cơ sở tế bào học
Tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào Tế bào là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất, cơ bản nhất của sinh vật Tế bào có tính toàn năng: Bất cứ tế bào nào hoặc mô tế bào nào thuộc cơ quan như rễ, thân, lá đều chứa
hệ gen giống như tất cả các tế bào sinh dưỡng khác trong cơ thể, đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh [8]
1.1.3 Cơ sở di truyền học
Sinh vật bậc cao được phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần phân bào liên tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan Đặc trưng của hình thức phân bào trên là số lượng nhiễm sắc thể của tế bào khởi đầu và tế bào mới được phân chia như nhau nên được gọi là phân bào nguyên nhiễm hay nguyên phân Phân bào nguyên nhiễm là quá trình phân chia tế bào mà kết quả từ một tế bào ban đầu cho ra hai tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể cũng như cấu trúc, thành phần hóa học của nó giống như tế bào ban đầu [11]
Nhờ có quá trình nguyên phân mà các nhiễm sắc thể được phân phối đồng đều, chính xác cho các tế bào con Ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể tự tái bản trước tiên theo chiều dọc rồi tách theo chiều ngang, sau đó qua các kỳ tiếp theo nhiễm sắc thể phân chia về các tế bào con đảm bảo cho các tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể như nhau và giống tế bào ban đầu Nhờ có quá trình nguyên phân mà khối lượng cơ thể tăng lên, sau đó nhờ
Trang 14có quá trình phân hóa các cơ quan trong quá trình phát triển cá thể mà tạo thành một cây con hoàn chỉnh Đây là một quá trình đảm bảo cho cây con duy trì tính trạng của cây mẹ
Hom của các loài cây thân gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây (bao gồm cả chồi vượt) Các loại cành giâm thường gặp là cành non, cành hóa gỗ chủ yếu, cành nửa hóa gỗ và cành hóa gỗ Tùy thuộc vào các yếu tố như đặc tính loài cây, điều kiện thời tiết lúc giâm hom… mà chọn cành có khả năng ra rễ cao nhất
Rễ bất định của hầu hết thực vật được hình thành sau khi cắt cành khỏi cây mẹ, nhưng cũng có một số loài rễ bất định được hình thành từ trước dưới dạng các mầm rễ ở trong phần vỏ và chúng nằm yên đến khi cắt cành thì ngay lập tức đâm ra khỏi vỏ Với các đối tượng như vậy thì cành giâm, cành chiết
ra rễ một cách dễ dàng Nhưng đa số trường hợp rễ bất định được hình thành trong quá trình con người có tác động đến nó nhằm mục đích nhân giống [16]
Có hai loại rễ: rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh
- Rễ tiềm ẩn: Là loại rễ có nguồn gốc từ trong thân cây, cành cây nhưng chỉ phát triển khi bộ phận của thân được tách ra khỏi cây mẹ
- Rễ mới sinh: Là rễ được hình thành sau khi cắt hom và giâm hom Khi đó các tế bào chỗ bị cắt, bị phá hủy, bị tổn thương và các tế bào dẫn chuyền đã chết của mô gỗ được mở ra, dẫn đến dòng nhựa được dẫn từ phần
Trang 15lá xuống đây bị dồn lại khiến cho các tế bào phân chia hình thành nên mô sẹo, đây là cơ sở hình thành rễ bất định [10]
Sự hình thành rễ bất định có thể được phân chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành lên một lớp tế bào bị thối trên bề mặt
- Giai đoạn 2: Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia
và hình thành lớp mô mềm gọi là mô sẹo
- Giai đoạn 3: Các tế bào vùng tượng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu hình thành rễ
Mô sẹo là khối tế bào nhu mô có mức độ ligin hóa khác nhau Thông thường trước khi xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên thường tin rằng sự xuất hiện của mô sẹo là sự xuất hiện của rễ hom
Nhân tố ngoại sinh: là đặc đặc điểm của di truyền của từng xuất xứ, từng
cá thể cây, tuổi cành, pha phát triển của cành và các chất điều hòa sinh trưởng
Nhân tố nội sinh: các loại hóa chất khích thích sinh trưởng và các nhân
tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…)
1.2 Những nghiên cứu trên thế giới
Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia [23] Ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp tại Sepilok đã báo cáo các công trình có giá trị về nhân giống sinh dưỡng cho cây họ dầu Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: Các biện pháp vệ sinh tốt hơn, chế độ che bóng, phun sương mù, kỹ thuật trẻ hóa cây mẹ,… thì tỷ lệ ra rễ đã cải thiện hơn [24] Tại Indonesia, các nghiên cứu về giâm hom cây họ dầu được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống Tắm bong bóng, Phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90 - 100% so với các loài Shorea Leprosul6 [22]
Trang 16Tại Trung Quốc đã xây dựng được một quy trình công nghệ về sản xuất cây con bằng cây mô hom cho hàng loạt cây gỗ, cây ăn quả và cây cảnh
Trong lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử dụng trên 100 năm nay Từ những năm 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã ghép 10.000 cây Thông Đen Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình nghiên cứu nhân giống một số loài cây lá kim và lá rộng thường xanh bằng hom Ở Pháp năm 1969, Trung tâm lâm nghiệp đới bắt đầu chương trình nhân giống Bạch đàn Năm 1973 mới có 1ha rừng trồng bằng cây hom đến năm 1986 có khoảng 24.000 ha rừng trồng bằng hom, các rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35 m3/ha/năm [19]
Hiện nay ở một số nước, do kết hợp được công tác chọn giống, kĩ thuật tạo cây con bằng mô - hom và kĩ thuật thâm canh trong trồng rừng đầu dòng
vô tính mà đã đưa được năng suất từ 5 m3/ha/năm lên 15 m3/ha/năm trên đất xấu Năng suất trồng rừng bạch đàn 30 m3/ha/năm ở Zimbabuê, 30 m3/ha/năm
ở Công Gô, ở Brazin 50 m3/ha/năm đặc biệt có nơi năng suất đạt từ 75 - 100
m3/ năm/ ha [12]
Trên thế giới, cây lá kim rất được tập trung vào nghiên cứu Riêng hai
nước Australia và Newzealand sản xuất hàng năm trên 10 triệu cây hom Pinus
radiate, Canada sản xuất hàng năm trên 3 triệu cây hom Vân sam đen (Picea maiana), Vân sam đen (Picea sitchensis) được các nước trên tạo ra hơn 4
triệu cây hom mỗi năm Năm 1989, Nhật bản sản xuất 31,4 triệu cây hom
Liễu sam (Cryptomeria japonica) Vân sam Na Uy (Picea abies) là loài cây lá
kim cũng thu được những thành công trong việc nhân giống bằng hom với số lượng lớn phục vụ công tác trồng rừng dòng vô tính, nhất là ở Châu Âu Chỉ tính riêng ở một số cơ sở giâm hom chính của 11 nước mà đã sản xuất được hơn 11 triệu cây hom mỗi năm và qua 10 năm khảo nghiệm ở Mỹ mới đưa
vào sản xuất đại trà Cây thông Noel (P attenuate x P radiate) với đặc tính
tốt của cây trang trí, sinh trưởng nhanh, chịu lạnh, chịu hạn [9]
Trang 17Họ Re (Long não, Nguyệt quế) có tên khoa học là Lauraceae, là một họ của ngành thực vật ngành hạt kín (Ngành Ngọc Lan) Họ này chứa khoảng 55 chi và trên 2.000 loài (có thể nhiều tới 4.000), phân bổ rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và Brasil Chúng chủ yếu là các loài cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hương thơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là các loại cây sớm rụng, còn Cassytha (tơ xanh) là chi có các loài dây leo sống ký sinh, phân bố rộng
Gù Hương (Cinnamomum balansae) là loài cây trong chi Quế (Cinnamomm)
Gù Hương là loài cây đặc hữu của Việt Nam nên các tài liệu nghiên cứu trên thế giới hầu như không có hoặc rất ít
1.3 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Thái Văn Trừng (1978) [21] đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ Trong đó ngành hạt kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (39,4%) và 239 họ (82,7%) Ngành Dương Xỉ có 599 loài (8,6%),
205 chi (5,57%) và 42 họ(14,5%) Ngành hạt trần có 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%)
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988) giới thiệt khá chi tết về các loài cây trong đó có các hình minh họa [4]
Trong quá trình phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen thực vật, năm
1996 các nhà thực vật Việt Nam suất bản cuốn”Sách đỏ Việt Nam”, phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng
và được bổ sung tái bản năm 2017 [3]
Nghiên cứu về họ long não
Họ Long não được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bởi tính đa dạng và phong phú của nó Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) đã mô tả và
vẽ hình các loài thuộc họ Long não với 243 loài thuộc 18 chi [1]
Trang 18Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), nghiên cứu hệ thực
vật Pù Mát đã công bố 18 loài thuộc chi Cinnamomum và 21 loài trong chi
Cinnamomum và 10 loài trong chi Litsea[20]
Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của Nguyễn Kim Đào (2003) [5], đã nghiên cứu về thực vật, sự phân bố các loài trong họ Long não ở các khu vực khác nhau trên cả nước và tổng hợp thống kê thành phần đầy đủ trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” với 265 loài thuộc 21 chu
trong đó chi Cinnamomum có 45 loài
Đặc tính tinh dầu trong họ Long não
Tinh dầu là hợp chất phúc tạp các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp khác nhau về tính chất lý học và hóa học Tinh dầu có đặc tính như có mùi thơm, có khả năng bay hơi, dễ tan trong dung môi, có tác dụng rõ rệt đến cơ thể như có tính sát trùng, kháng khuẩn ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm,…
Long não (C camphora) cũng có chứa một lượng tinh dầu đáng kể ở trong các bộ phận của cây hàm lượng tinh dầu khác nhau (1 - 3 trong gỗ; 0,5 - 2,5% trong lá, 0,4 - 1,5% trong hoa, quả.) dựa ào các hợp chất hóa học chủ yếu trong tinh đầu người ta xác định nhiều nòi hóa học khác nhau trong loài long não [7]
Những nghiên cứu về Gù Hương
Cây Gù Hương trong Sách đỏ Việt Nam (2007) [3] đã mô tả chi tiết: Gù
Hương - Cinnamomum balansae H Lecomte, 1913 Tên khác: Quế balansa
Họ Long não - Lauraceae Sách đỏ đã mô tả về đặc điểm nhận dạng, đặc điểm sinh học và giá trị sử dụng và phân hạng của loài cây Gù Hương: VUA1c
Hà Văn Tiệp (2015) [18] Báo cáo kết quả đề tài: “Nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia
fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa
(Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt
Trang 19tại Tây Bắc”, đã đưa ra kết luận: Các chất khích thích sinh trưởng (IAA và ABT1) đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Vù Hương và thuốc ABT1 với nồng độ 1,5% ảnh hưởng trội nhất đến tỷ lệ ra rễ khi giâm hom.Vù Hương Giâm hom mùa khô có tỷ lệ ra rễ cao hơn mùa mưa
Đỗ Đình Tiến (2012) [17] Báo cáo “Bảo tồn nguồn gen loài Kim giao
núi đất (Negelia wallichiana), Gù Hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Sến mật (Madhuca pasquieri) ở Vườn quốc gia Tam Đảo” Đã đưa ra kết luận:
Đối với việc nhân giống Gù Hương từ hom, thì cần thiết phải giâm vào cát, sau đó cấy vào bầu đất để đạt tỷ lệ sống cao hơn
Nguyễn Văn Hải (2016) [6] “Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù
Hương Cinnamomum balansae H Lecomte tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” tác giả đã nêu rõ công dụng của cây Gù Hương đồng
thời tác giả cũng chỉ rõ đối tượng và mục đích khai thác ngoài ra tác giả đã nói lên hiện trạng của loài tại khu vực nghiên cứu như sau:
Bên cạnh đó Trịnh Hoài Nam (2016) [13] đã nghiên cứu về “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học của loài cây Gù Hương (Cinnamomum blalansace H Lecomte,1913) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” tác giả đã mô tả các đặc
điểm về thân, lá, hoa, quả đồng thời đã so sánh với mô tả trong sách đỏ Việt Nam, ngoài ra tác giả còn nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái nơi loài Gù Hương phân bố
Như vậy, theo chỉ tiêu đánh giá, ước tính do có giá trị khinh tế cao và thường được người khai thác, sử dụng nên dẫn đến suy giảm về quần thể loài
Ở Việt Nam trong công tác bảo tồn loài Gù Hương cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập đến nhân giống vô tính bằng biện pháp giâm hom bằng các chất khích thích ra rễ khác nhau Nhưng chưa có nghiên cứu nào về giâm hom loài cây Gù Hương so sánh về ảnh hưởng của ba chất khích thích ra rễ NAA, IBA, IAA với nồng độ 1000 ppm, 1500 ppm và 2000 ppm tại tỉnh Thái
Trang 20Nguyên, đồng thời để xác định giữa hai mùa (mùa mưa và mùa khô) có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom hay không Từ đó Lận văn tiến hành nghiên cứu về nhân giống cây Gù Hương bằng hom với các nồng độ nêu trên với 02 lần thí nghiệm: thí nghiệm lần 01 vào mùa mưa, thí nghiệm lần 02 vào mùa khô Cả hai lần thí nghiệm đều thực hiện cách chăm sóc và đo đếm thu thập
số liệu giống nhau
* Tóm lại:
Theo tài liệu đã phân tích cho thấy: Trên thế giới việc nhân giống cây lâm nghiệp bằng hom đã được tiến hành với quy mô lớn, diện tích trồng rừng bằng hom ngày càng được mở rộng, nhưng chủ yếu tập chung vào loài cây lá kim Đối với các cây thuộc họ có dầu, việc nhân giống bằng hom theo phương pháp thông thường thì tỷ lệ ra rễ còn thấp, nên việc tạo giống vô tính của những họ có dầu chủ yếu sử dụng kỹ thuật tạo cây con bằng cây mô hom
Gù Hương là loài cây đặc hữu của Việt Nam nên các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và nhân giống vô tính hầu như không có hoặc rất ít
Ở Việt Nam, cây Gù Hương là loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn Do nhân giống hữu tính cây Gù Hương có nhiều hạn chế, vì vậy đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về nhân giống vô tính bằng biện pháp giâm hom, và có những kết luận ban đầu về sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong việc xử lý hom giâm cây Gù Hương Nhưng chưa có nghiên cứu nào về so sánh ảnh hưởng của ba chất kích thích ra rễ NAA, IBA, IAA với các nồng độ 1000ppm, 1500ppm, 2000ppm tại tỉnh Thái Nguyên
1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1 Đặc điểm, vị trí địa hình
Địa điểm nghiên cứu đề tài tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu phát triển thủy sản vùng Đông Bắc
Trang 21Vị trí địa lý: Trung tâm đào tạo, nghiên cứu phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về phía Tây Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên xác định được vị trí như sau:
Phía Bắc giáp với phường Quan Triều
Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
Phía Tây giáp xã Phúc Hà
Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.4.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Do Trung tâm đào tạo, nghiên cứu phát triển thủy sản vùng Đông Bắc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô lạnh, diễn biến khí hậu thời tiết được biểu hiện trong bảng 1.1 như sau
Trang 22-Bảng 1.1: Diễn biết khí hậu, thời tiết từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017 Thời gian
Trang 23Qua bảng 1.1 cho thấy diễn biết thời tiết tỉnh Thái Nguyên thay đổi như sau:
- Nhiệt độ chi thành các mùa rõ rệt mùa hè có thời tiết nắng nóng hơn mùa thu và mùa xuân Nhiệt độ trung bình từ tháng 5 năm 2016 - tháng 5 năm
Từ tháng 10 năm 2016 có nhiệt độ trung bình là 27,40C, ở các tháng tiếp theo nhiệt độ bắt đầu giảm dần đến tháng 01 năm 2017 có nhiệt độ thấp nhất 19,00C sau tháng 01 nhiệt độ bắt đầu tăng dần đến tháng 5 năm 2017 có nhiệt độ trung bình là 27,5 0C
- Lượng mưa ở Thái Nguyên có sự khác biệt giữa mùa mưa à mùa khô:
Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016 lượng mưa trung bình các tháng cao từ 134,9 - 454,3mm
Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 lượng mưa trung bình riêng tháng 01 năm 2017 có lượng mưa là 170mm, các tháng còn lại ít hơn chỉ giao động từ 2 - 95 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 12 chỉ 2mm và tháng 11 chỉ 14mm
- Độ ẩm: Giữa các tháng khác nhau không cớ sự khác biệt lớn về độ
ẩm, độ ẩm trung bình các tháng giao động từ 7,2 - 8,6% Tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 3 năm 2017 và tháng có ẩm độ thấp nhất là tháng 12 năm 2016
1.4.3 Đặc điểm khu vực gieo ươm
Vườn thí nghiệm giâm hom cây Gù Hương được thực hiện tại Trung tâm Đào tạo, NCPTTS vùng Đông Bắc (tiền thân là trại Thực tập - Thí
Trang 24Nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) được Bộ NN&PTNT đầu
tư xây dựng
Tổng diện tích vườn ươm có trên 300m2, được sử dụng để sản xuất các loại giống Chùm ngây, Măng tây xanh và giống cây Gù Hương Trong đó, tổng diện tích làm thí nghiệm nghiên cứu giâm hom cây Gù hương là 45 m2
Được Bộ NN&PTNT đầu tư xây dựng, nên cơ sở vật chất của Trung tâm có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và chuyển giao KHCN cụ thể:
Nhà điều hành và phòng thí nghiệm 3 tầng, diện tích sàn 1000 m2 với đầy đủ trang thiết bị như: Máy vi tính, máy in, máy Photocopy, máy chiếu…
Một trạm biến áp 320 KVA, máy phát điện dự phòng 12KVA và một trạm bơm nước công suất 270m3/giờ gồm 2 máy bơm đồng bộ
Hệ thống lưới che đảm bảo theo yêu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của của giống cây và yêu cầu của thí nghiệm
Trang 25Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là cây Gù Hương (Cinnamomum balansae), nguồn gốc tại
khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu giâm hom loài cây Gù Hương (Cinnamomum
balansae) sử dụng ba loại chất khích thích sinh trưởng (IAA, IBA và NAA)
tương ứng với các nồng độ khác nhau (100ppm, 1500ppm và 2000ppm)
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Thời gian: Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu từ tháng 5/2016 đến 5/2017
2.2 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
Để đáp ứng được đối tượng và mục tiêu tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
1) Xác định một số đặc điểm cơ bản về sinh học của cây Gù Hương làm căn cứu xác định nhân giống
- Đặc điểm sinh vật học của cây Gù Hương
- Đặc điểm sinh thái học của cây Gù Hương
- Thực trạng khai thác và sử dụng
2) Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hom của cây Gù Hương
- Tỷ lệ hom sống ở các công thức thí nghiệm
- Tỷ lệ ra rễ của hom ở các công thức thí nghiệm (%)
+ Tỷ lệ ra mô sẹo và tỷ lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm
Trang 26+ Chỉ tiêu ra rễ của Gù Hương:
Số rễ/hom (cái)
Chiều dài rễ (cm)
Chỉ số ra rễ
- Sinh trưởng của chồi hom Gù Hương
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp kế thừa và chọn lọc số liệu
Kế thừa những tài liệu đã được công bố (sách, báo, nghiên cứu khoa học, các báo cáo,…) về:
- Một số đặc điểm cơ bản về sinh thái học và sinh vật học, thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù Hương tại huyện Võ Nhai làm căn cứu xác định
nhân giống theo Nguyễn Văn Hải (2016) [6] “Thực trạng khai thác và sử
dụng cây Gù Hương Cinnamomum balansae H Lecomte tại huyện Đồng Hỷ
và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”
- Nghiên cứu giâm hom bằng chất khích thích ra rễ NAA, IBA, IAA trong và ngoài họ Re
- Kế thừa tài liệu liên quan đến khí hậu về: lượng mưa, ẩm độ, nhiệt độ không khí tại Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên
- Kế thừa một số hình thức và phương pháp nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.3.2 Phương pháp giâm hom cây Gù Hương
Thí nghiệm giâm hom loài Gù Hương được tiến hành thực hiện 02 lần
vào các thời gian khác nhau:
Thời gian thí nghiệm lần 01 vào mùa mưa tiến hành từ ngày 20/5/2016; Thời gian thí nghiệm lần 02 vào mùa khô thời gian tiến hành từ ngày 01/10/2016 đến khi xuất vườn là tháng 5/2017 tại Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc
Trang 27Các bước thực hiện thí nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị:
Chuẩn bị vườn ươm: Nơi làm luống là nơi cao, ráo, kín gió, có điều kiện tốt cho giâm hom
- Làm vòm che: Trên luống cát làm khung vòm bằng tre chiều cao vòm
là 1m trên mặt luống, hai đầu vòm che cắm xuống luống cát, khoảng cách giữa các que 60 - 70cm Khung được uốn theo hình vòng cung để phủ nilông gọi là giàn giâm hom luống giâm chứa cát vàng mịn, sạch và được khử trùng bằng dung dịch thuốc diệt nấm và được bao phủ bởi mái che bằng túi PE trắng và có lưới đen che phủ để đảm bảo cho cành sau khi giâm hom không bị thoát hơi nước, tránh ánh sáng trực xạ, tránh nóng
- Chuẩn bị giá thể: Cát mịn, rửa sạch và loại bỏ những tạp bẩn, được làm thành luống: chiều rộng 1m cm, cao 0,8m bố trí thành các ô tiêu chuẩn để tiến hành thí nghiệm
- Xử lý giá thể: Thuốc xử lý giá thể, hom: dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,5% để xử lý giá thể ba lần lên giá thể trước 5 ngày, 1 lần/ngày Sau khi chuẩn bị xong giá thể ta tiến hành xử lý giá thể bằng thuốc tím có nồng độ 0,5% trước khi cắm hom 12h, sau đó tưới nước sạch lên luống giâm hom trước lúc cắm hom
Bước 2: Chọn và xử lý hom
Hom giống là những đoạn được cắt ra từ cành của cây trưởng thành Cây cắt hom có đường kính D1.3 = 20 cm, Hvn = 12 m Khi cắt cành cây mẹ ra làm giống giâm hom ta phải bỏ vào túi nilông rồi buộc kín, chứa trong thùng xốp để tránh sự thoát hơi nước và luồn thêm một cái bao tải ở bên ngoài để tránh cho túi không bị rách, bảo quản thật tốt để vận chuyển về nơi tiến hành thí nghiệm hom được lấy từ khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên do đó công tác bảo quản cành hom
là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của thí nghiệm
Trang 28Thời gian lấy hom lần 01 là ngày 20/5/2016 lần 02 là 01/10/2016 Hom cây Gù Hương lấy ở cây trưởng thành và mọc trực tiếp từ thân chính Khi lấy hom nên sử dụng dao chặt cành có sức sống, chặt cành mang nhiều cành con
và bảo quản thật tốt để vận chuyển về nơi tiến hành thí nghiệm
Lưu ý: Cành hom giống cần tránh xây xước, khi cắt cành phải dùng dao sắc cắt dứt khoát để tránh cành bị dập, bị vỡ, chọn hom mang lá non hoặc mang lá chuyển tiếp
Cắt hom: Kích thước hom giâm 10 - 15 cm, mỗi hom có 4 - 6 lá, dùng dao thật sắc cắt vát 450 để tránh dập nát và tạo bề mặt tiếp xúc lớn với thuốc khi xử lý hom và tạo mô sẹo để tạo điều kiện tối đa cho hom ra rễ Cắt bớt 2/3 diện tích các phiến lá đã thành thục và cắt bỏ toàn bộ phiến lá đầu tiên và phân nhánh phụ từ dưới gốc hom chỉ để lại 1 thân chính để tạo điều kiện cho trục thân chính phát triển tốt
Ngâm trong dung dịch thuốc thuốc tím (KMnO4 nồng độ 0,5%) khoảng
10 - 15 phút thì vớt ra cho ráo nước ta tiếp tục đem hom ngâm vào các chất khích thích sinh trưởng (NAA, IBA, IAA) với các nồng độ 1000ppm, 1500ppm
và 2000ppm, cấy ngay lên luống cát giâm hom
Bước 3: Bố trí thí nghiệm và cắm hom
Thí nghiệm sử dụng 03 loại chất khích thích ra rễ (NAA, IBA, IAA) với
03 lần nhắc lại/ loại thuốc, tương ứng với các nồng độ khác nhau (1000 ppm,
1500 ppm, 2000 ppm) và công thức đối chứng không sử dựng thuốc mỗi lần nhắc lại là 30 hom Số hom giâm là: 10 (công thức thí nghiệm) x 30 (hom) x 3 (lần nhắc lại) = 900 (hom), Thí nghiệm được bố trí theo các công thức như sau:
CT1A: Thí nghiệm với NAA 1000ppm
CT1B: Thí nghiệm với NAA 1500ppm
CT1C: Thí nghiệm với NAA 2000ppm
CT2A: Thí nghiệm với IBA 1000ppm
CT2B: Thí nghiệm với IBA 1500ppm
Trang 29CT2C: Thí nghiệm với IBA 2000ppm
CT3A: Thí nghiệm với IAA 1000ppm
CT3B: Thí nghiệm với IAA 1500ppm
CT3C: Thí nghiệm với IAA 2000ppm
CT4: Công thức đối chứng không dùng thuốc
Trên mỗi khối bố trí các ô thí nghiệm như sau:
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức giâm hom Gù Hương
độ ẩm cho giá thể cát trước khi giâm hom, hom được cắm sâu 3 - 4 cm với khoảng cách là 3 x 3 cm, sau khi cắm hom xong tưới qua luống bằng bình phun sương làm chặt gốc và làm cho hom đủ ẩm, cắm hom với góc nghiêng 45° để tăng diện tích tiếp xúc bề mặt hom với giá thể
Bước 4: Chăm sóc và thu thập thông tin
Chăm sóc hom: Chăm sóc quan trọng nhất là làm sao duy trì được độ
ẩm thích hợp cho luống giâm hom và toàn bộ hom giâm Không được khô,
Trang 30mất nước, giúp cho hom giâm có được độ ẩm cần thiết cho việc hình thành
mô sẹo, nhằm đảm bảo độ ẩm cho hom sau khi cắm hom xong
Hom Gù Hương ở giai đoạn đầu hom cần cường độ và thời gian chiếu sáng ít do đó Luận văn tiến hành giâm hom dưới ánh sáng tán xạ trong lồng
PE, ánh sáng này đã được giảm 50% đi qua lưới đen
Tiến hành tưới nước sạch ngay cho hom giâm dưới dạng phun sương
mù, tưới xong phủ kín vòm che bằng nilon để đảm bảo ẩm độ chống sự thoát hơi nước cho hom Tiến hành tưới nước cho hom bằng hình thức phun sương hằng ngày nếu thời tiết râm mát cần tưới khoảng 04 lần/ngày, nếu thời tiết nắng, nóng tăng thêm số lần tưới nước là khoảng 06 lần/ngày
Lưu ý: khi tưới nước cho hom cần tránh phun vào thời điểm nắng nóng trong ngày như thời gian vào giữa trưa hay đầu giờ chiều, đảm bảo làm cho lá hom tươi và luôn luôn giữ được độ ẩm cho lá Nhưng nếu tưới nước quá nhiều thì hom sẽ bị chết thối Số lần phun, khoảng cách giữa hai lần phun sương phụ thuộc vào thời tiết hằng ngày và giai đoạn giâm hom (ở giai đoạn đầu mới cắm hom cần độ ẩm cao hơn giai đoạn)
- Thu thập số liệu: Quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích đến sự hình thành rễ, tại mỗi công thức tiến hành theo dõi trực tiếp ở tại khu giâm hom theo các chỉ tiêu đã định Định kỳ 15 ngày theo dõi một lần Quan sát bằng mắt thường đo đếm số liệu cần theo dõi thông qua chỉ tiêu sinh trưởng:
- Tỷ lệ hom sống ở các công thức thí nghiệm (%)
- Tỷ lệ ra rễ của hom ở các công thức thí nghiệm (%)
+ Tỷ lệ ra mô sẹo và tỷ lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm
+ Chỉ tiêu ra rễ của Gù Hương:
Số rễ/hom (cái)
Chiều dài rễ (cm)
Chỉ số ra rễ
Trang 31Bước 5: Kỹ thuật chuyển hom
Với đặc điểm, rễ hom giâm loài Gù Hương rất yếu nên rất dễ gãy do vậy nên chọn loại bầu có kích thước lớn: Bầu rộng 8 cm, dài 16 cm Sau khi hom được lấy ra từ giá thể cát nên chuyển ngay vào bầu và đặt bầu vào môi trường thoáng mát, theo dõi cho đến khi Gù Hương thích hợp với môi trường sống mới
Chọn thành phần ruột bầu: Đất feralit phát triển trên đá Sa Thạch Do vậy đất ít màu mỡ, ít dinh dưỡng và đây là đất dùng cho các hoạt động gieo ươm tại Trung tâm
Khi giâm hom phủ nilon trên mái vòm và để thoáng hai đầu luống để vừa giữ ẩm vừa thông thoáng
Thường xuyên kiểm tra phá váng cho bầu
Theo dõi, tưới cây tạo độ ẩm thích hợp cho Gù Hương sinh trưởng tốt, tưới 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối Lượng nước tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nếu trời nắng nóng thì tưới nhiều hơn những ngày mát mẻ Định kỳ thu thập số liệu 30 ngày một lần đến khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
Thu thập số liệu:
- Tỷ lệ sống (%)
- Số lá của chồi, chiều cao, và chỉ số nảy chồi của hom Gù Hương
2.3.3 Công tác nội nghiệp
Phương pháp xử lí số liệu
Các phương pháp phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp đánh giá
có sự tham gia, ý kiến của các nhà quản lý, nhà chuyên môn
Quá trình xử lí số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel cài đặt sẵn trên máy tính
Trang 32Tiến hành
Bước 1 Nhập số liệu vào máy vi tính
Bước 2 Phân tính và xử lý số liệu :
- Các chỉ tiêu được theo dõi là:
+ Tỷ lệ hom sống = (tổng số hom sống/ tổng số hom thí nghiệm) × 100% (2.1)
+ Tỷ lệ mô sẹo = (tổng số hom ra mô sẹo/ tổng số hom điều tra)
×100% (2.2)
+ Tỷ lệ hom ra rễ = (tổng số hom ra rễ/ tổng số hom điều tra) × 100% (2.3) + Chiều dài rễ trung bình = ∑ (10 rễ ngắn nhất +10 rễ dài nhất)/ 20 rễ (2.4) + Số rễ trung bình/ hom = (tổng số rễ/ tổng số hom ra rễ) × 100% (2.5) + Chỉ số ra rễ = số rễ trung bình/ hom × chiều dài rễ trung bình/ hom (2.6) + Tỷ lệ nảy chồi = (tổng số hom nảy chồi/ tổng số hom thí nghiệm) × 100% (2.7)
+ Chiều dài chồi trung bình = ∑ số chiều dài chồi/ ∑ số chồi (2.8) + Chỉ số nảy chồi = chiều dài chồi trung bình × số chồi trung bình (2.9)
- Để kiểm tra xem mức độ ảnh hưởng của mỗi công thức khả năng ra rễ của hom cây Gù Hương như thế nào Luận văn dùng phương pháp phân tích
phương sai 1 nhân tố để kiểm tra kết quả thí nghiệm
Trong đó coi:
- Nhân tố A là công thức thí nghiệm (CTTN)
Giả sử nhân tố A được chia làm a (a công thức thí nghiệm) cấp khác nhau, mỗi cấp các trị số quan sát lập lại (bi) lần, kết quả ghi vào bảng 2.2:
Trang 33Bảng 2.2: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai một
- Cột 3: Tổng giá trị quan sát trong mỗi cấp
- Cột 4: Số trung bình chung của n trị số quan sát
- X số trung bình chung của n trị số quan sát
Đặt giả thuyết H0: 1 2 3 Nhân tố A tác động đồng đều lên kết quả thí nghiệm
Đối thuyết H1: 1 2 3 Nhân tố A tác động không đồng đều đến kết quả thí nghiệm, nghĩa là có ít nhất 1 số trung bình tổng thể i
khác với số trung bình tổng thể còn lại
- Tính biến động tổng số:
VT là biến động của n (ab) trị số quan sát trong trường hợp số lần nhắc lại bi bằng nhau được xác định bằng công thức:
Trang 34C x
V
a i
b j ij
a
x C
a i b j
Do số lần nhắc lại ở các công thức là như nhau: b1 =b2…… =bi= b
b a
S A Si b
V
a i
2
1 2
1
(2.11) Biến động ngẫu nhiên: VN là biến động giữa các trị số quan sát trong cùng một mẫu (trong cùng một cấp nhân tố A), biến động này gọi là biến động ngẫu nhiên, do các giá trị quan sát của các phần tử trong cùng 1 cấp được chọn một cách ngẫu nhiên
Do tính chất cộng của biến động của n trị số quan sát được xác định bằng công thức:
VN = VT - VA (2.12) Người ta đã chứng minh được rằng, nếu giả thuyết Ho là đúng thì biến ngẫu nhiên VN có nhân tố 2 với df = a(b-1) độ tự do và VA có nhân tố 2
với: df = a - 1 độ tự do Vì vậy biến ngẫu nhiên có phương sai:
- Do số lần nhắc lại ở các công thức là như nhau:b1 = b2…….= bi = b:
Trang 352 2
N
A A
Số lần lặp lại ở các công thức là bằng nhau b1 = b2…….= bi = b
Ta sử dụng chỉ tiêu sai dị bảo đảm nhỏ nhất LSD (Least significant diference), được tính theo công thức sau:
b S LSD t * * 2
Trang 36Bảng 2.3: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA
Source of
Variation (Nguồn
biến động)
SS (Tổng biến động bình phương)
Df (Bậc tự do)
MS (Phương sai)
F (F thực nghiệm)
P-value (Sự hoán đổi
từ giá trị
t tính)
F crit (Giá trị
F lý luận)
* Để có bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA như trên:
Ta thực hiện trên phần mềm Excel như sau:
Nhập số liệu vào bảng tính
Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor
Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor
Input range: Khai vùng dữ liệu (….)
Grouped by:
Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng
thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào
có chứa cột tiêu đề
Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì
đánh dấu vào columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu
vào có chứa hàng tiêu đề
Alpha: Nhập (0.05) Output range: Khai vùng xuất kết quả
Kết thúc lệnh bằng Ok
Trang 37Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Xác định một số đặc điểm cơ bản về sinh học của cây Gù Hương làm căn cứu xác định nhân giống
3.1.1 Đặc điểm sinh vật học của cây Gù Hương
Tên khoa học:: Cinnamomum balansae Lecomte(1913)
Tên Việt Nam: Gù Hương, Vù Hương, Kháo Gừng (Võ Nhai)
Họ: Long não Lauraceae
Bộ: Long não Laurales
- Rễ cây Gù Hương: Vỏ bên ngoài của rễ cây Gù Hương nứt thành mảng có màu nâu, bên trong lõi có màu vàng, rễ tập trung nhiều tinh dầu nên mùi thơm hơn thân và cành
- Thân cây Gù Hương là cây gỗ lớn, thường xanh, cao đến 20 - 25m, đường kính thân từ 70 - 90cm, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô; vỏ xám nâu nứt thành mảnh, khía thành rãnh, nứt dọc không sâu Trong thân và vỏ có mùi thơm như cây Re hương (mùi Long Não)
- Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn
về hai đầu; gân bậc hai 4 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn
- Cây Gù Hương có chu kỳ ra hoa giãn cách, khả năng ra hoa, kết quả không đồng đều giữa các năm, có một số cây ra hoa nhưng không kết quả Gù hương ra hoa từ tháng 1 - 2 và 6 - 7 quả chính từ tháng 10 - 12 hàng năm Cụm hoa chuỳ, ở nách lá, dài 4 - 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài
1 - 4 mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông; nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa
Trang 38Quả non có màu xanh hình cầu, khi quả chín có màu tím đen đính trên ống bao hoa hình chén, chiều dài trung bình quả là 1,35cm đường kính 0,94cm, đính trên đế hoa hình chén
3.1.2 Đặc điểm sinh thái học
Cây Gù Hương là loài cây ưa sáng, phân bố rải rác ở khu vực đồi, núi thấp của của các tỉnh phía Bắc Hiện nay, số lượng cây vù hương còn rất ít, chỉ còn thấy ở VQG Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây) và rải rác ở một số nơi; song hiện nay đã bị khai thác quá mức, không còn gặp nhiều trong rừng tự nhiên nên được xếp vào loại hiếm
- Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổng hợp và mức độ tham gia của các loài thực vật trong quần xã, tổ thành các loài cây là chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định và bền vững của hệ sinh thái rừng Tổ thành cây phản ánh mỗi quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật và điều kiện ngoại cảnh
Qua điều tra tại huyện Võ Nhai cho thấy Gù Hương (Gh) cũng chiếm tỷ
lệ khá cao trong tổ thành rừng cây: Mạy tèo (Mt), Nghiến (Ngh), Trai lý (Tl) với công thức là: 12,94Gh + 7,64Mt + 7,58Ngh + 5,25Tl + 66,59Lk
Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm các loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của loài cây cao thì loài đó được coi là loài ưu thế Gù Hương được coi là loài ưu thế cho kiểu rừng tại khu vực nghiên cứu, những loài tham gia công thức tổ thành trên cũng là loài đi kèm với cây Gù Hương có sự liên hệ mật thiết với nhau về quan hệ cạnh tranh, giúp đỡ nhau trong sự sinh trưởng và phát triển
- Gù Hương là loài cây ưa sáng, phân bố ở khu vực có độ tàn che trung bình là 0,32
- Gù Hương tái sinh bằng hai hình thức hạt chiếm tỷ lệ 37,5% và bằng chồi là 62,5% tại khu vực điều tra cây tái sinh được tìm thấy tại những nơi có
độ che phủ trung bình 6,21% và chỉ xuất hiện ở những nơi từng có cây mẹ tồn