1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Multimedia Corel Studio Nón lá Việt Nam

24 642 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 496,46 KB

Nội dung

Báo cáo Multimedia Corel Studio Nón lá Việt Nam Có sẵn videoNón lá Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời và luôn gắn bó với đời sống người dân. Điều này đã tạo cho Nón lá gần gũi với đời sống người dân đồng thời tạo nên nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho các cô gái Việt. Đồng thời Nón lá cũng là một vật dụng rất thực tiễn và gắn bó nhiều nhất với đời sống người nông dân một nắng hai sương. Qua từng giai đoạn lịch sử Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau và được sử dụng theo sự phân công xã hội thời đó

TÌM HIỂU CHUNG Trong thời đại công nghệ phát triển của ngày nay, đa phương tiện là một ứng dụng cực kỳ quan trọng và hữu ích trong đời sống con người và trong một vài năm trở lại đây chúng ta nghe nói rất nhiều đến multinmedia Vậy, một cách chính xác, multimedia là gì? Từ lâu thuật ngữ media dùng để chỉ các thực thể như là chiếc máy truyền thanh. máy truyền hình, nghĩa là không phải nói đến một vật mang thông tin đơn thuần, mà là một hệ thống tương đối phức tạp, có cơ cấu, có đối tượng nhắm tới. Loại truyền thông trực tiếp, từ miệng người này đến tai người kia, không sử dụng thành phần (media) trung gian. Không khí truyền các chấn động âm thanh không phải là một media mà chỉ là một vật mang vật là làm công việc tái thông tin. Media có mục đích là phát triển, truyền thông tin không đòi hỏi chỉ bằng cách nghe và nhìn. Học xong nội dung môn học này em đã nghiên cứu các khái niệm cơ bản về Multimedia. Hiểu được các ứng dụng rỗng rãi của Multimedia trong đời sống: các yêu cầu và xu hướng phát triển ứng dụng hiện nay của Multimedia, các cấu trúc thiết kế ứng dụng và các bước cần thiết để xây dựng ứng dụng đa phương tiện, nắm bắt được một số công cụ có sẵn trong thực tế để thiết kế các ứng dụng Multimedia. Và em đã quyết định làm một ứng dụng của multimedia là làm một video giới thiệu về Nón Lá Việt Nam Do đây là lần đầu tiên tìm hiểu, phân tích, và làm một video nên chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ các thầy cô và các bạn để em tiến bộ hơn trong các lần sau. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện PHẦN 1: TỔNG QUAN MULTIMEDIA 1.1 Lịch sử phát triển của multimedia: Một số mốc thời gian cho thấy đa phương tiện được dùng như thuật ngữ chưa lâu. • Năm 1965: Trong hội thảo quốc tế về phim xuất hiện thật ngữ đa phương tiện • Năm 1975: Người ta gọi đa phương tiện là trò,chơi quảng cáo,video • Năm 1985: Đã xuất hiện các ca sĩ nhạc POP dùng giàn nhạc điện tử có hệ thống tự chỉnh âm thanh ánh sáng…Từ đó người ta thấy rằng đa phương tiện là một phần đời sống hàng ngày. • Năm 1995: Con người đã sống trong môi trường có đầy đủ tiện nghi và sử dụng nhiều kết quả của đa phương tiện. Để triển khai các đề án đa phương tiện, người ta cần giải quyết một số vấn đề về nhận thức: • Khi dùng đa phương tiện,vì các phần mềm đa phương tiện là các phần mềm dẫn dắt người dùng nên cần có quan điểm nào đấy về sử dụng đa phương tiện; • Phần mềm đa phương tiện viết ra rất tốn kém,trong khi như cầu luôn luôn tha đổi vì thế cần phải có một công cụ để sửa đổi nhanh,rẻ; • Trong lĩnh vực đa phương tiện cần phải luôn sáng tạo, và đòi hỏi người lập trình đa phương tiện phải có cái nhìn tổng thể. Thông tin đa phương tiện có vai trò lớn trong xã hội tri thức, góp phần chuyển hóa sang quyền lực hay tiền bạc. Mối quan hệ theo A. Toffler Tuy có một vài khó khăn, trước hết là đầu tư cho đa phương tiện, người ta vẫn khuyến cáo các cơ quan, đơn vị nên dùng đa phương tiện, nhằm • Để theo kịp đà phát triển của khoa học công nghệ; • Đa phương tiện giúp tạo ra các thông tin mới; • Đa phương tiện cho phép thể hiện thông tin tốt hơn,,có nhiều các thể hiện cho nhiều loại người; • Cho phép dùng hiện thực ảo. Nhìn nhận về tình hình áp dụng công nghệ đa phương tiện, người ta thấy: • Tại nhiều nước khối Asean: có trung tâm đào tạo đa phương tiện, có các công ti chuyên về đa phương tiện. Bên cạnh đài phát thanh và truyền hình, đa phương tiện trở thành nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội (đặc biệt trong quảng cáo sản phẩm, nghe nhìn,…) • Tại Việt Nam:nhiều cơ quan,chẳng hạn Tổng cục du lịch đã sản xuất đĩa CD- ROM giới thiệu về du lịch Việt Nam;các công ty liên doanh về quảng cáo văn hóa đã tạo bộ ảnh Việt Nam;hãng phim hoạt hình trung ương làm phim hoạt hình quảng cáo,làm phim cho thiếu nhi… Đa phương tiện được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như quảng cáo, dịch vụ, giáo dục, y tế, ngân hàng… Và điều cần thiết nhằm phát triển đa phương tiện là giáo dục để mọi người nhận thức về đa phương tiện, có khả năng tổ chức các nhóm công tác về đa phương tiện. 1.2 Một số khái niệm: 1.2.1 Thế nào là đa phương tiện? Trong suốt chiều dài lịch sử, thông tin đã được chuyển tải thông qua một phương tiện duy nhất. Âm thanh, chẳng hạn như giọng nói của con người, chính là một loại phương tiện đó và qua nhiều thế kỉ trước khi chữ viết được sử dụng rộng rãi thì nói chuyện là một cách thức chủyếu dễ trao đổi thông tin. Sau này con người bắt đầu kể chuyện và để lại thông tin về cuộc sống của mình thông qua các hình vẽ, các bức tranh. Sự ra đời của chữ viết đã cho con người một phương tiện khác nữa để diễn đạt ý nghĩ của mình. Ngày nay, con người thường sử dụng lời nói, âm thanh, âm nhạc, văn bản, hình ảnh, đồ hoạ, hoạt ảnh và video để truyền tải thông tin. Những thứ này là tất cả các loại phương tiện khác nhau (thuật ngữ media là số nhiều của medium) và mỗi phương tiện thường được dùng để biểu đạt các loại thông tin nhất định. Như vậy trong ý nghĩa này, phương tiện chỉ đơn giản là một cách thức dễ truyền đạt thông tin. Theo nghĩa rộng, đa phhương tiện bao gồm các phương tiện: văn bản, hình vẽ tĩnh (vẽ, chụp), hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh. a. Định nghĩa theo 4 kiểu dữ liệu - Là kĩ thuật tích hợp trên 1 nền thống nhất các dạng dữ liệu khác nhau - Mục đích: Xử lý bằng các kỹ thuật tương tác trực tiếp vói sự hỗ trợ của máy tính số. Ba loại phương tiện tương tác thông dụng là: - Thể hiện tuần tự - Theo các nhánh chương trình hóa - Sêu đa phương tiện Bao gồm các dạng dữ liệu sau: - Văn bản - Âm thanh - Hình ảnh tĩnh - Hình ảnh động b. Định nghĩa theo công nghệ: Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng đa phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó các điểm mấu chốt để hiểu khái niệm này là: - Thông tin cần phải được số hóa - Phải dùng mạng máy tính - Sử dụng phần mềm có tương tác - Phải thiết kế giao diện người máy phù hợp. c. Định nghĩa theo một số khái niệm khác: - Phương tiện diễn tả - Phương tiện truyền thông Trong dịch vụ có: - Phương tiện công cộng - Phương tiện dùng riêng, thu gọn 1.2.2Truyền thông đa phương tiện là gì? Kể từ lâu con người đã khám phá ra rằng các thông điệp sẽ trở nên tác động hơn (có nghĩa là người nghe sẽ hiểu và nhớ chúng dễ hơn) khi chúng được biểu đạt thông qua một kết hợp của các phương tiện khác nhau. Loại kết hợp này chính là ý nghĩa của thuật ngữ truyền thông đa phương tiện. Truyền thông đa phương tiện là sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện vào cùng một thời điểm Ví dụ: • Giáo viên sử dụng bảng đen trong lớp học để viết các lời giải thích cho bài giảng của họ. • Sử dụng phim ảnh, truyền hình kết hợp nhiều loại phương tiện (âm thanh, video hoạt ảnh, hình ảnh tĩnh và chữ) để tạo ra nhiều loại thông điệp khác nhau có khả năng cung cấp thông tin và sự tiêu khiển cho mọi người theo những cách thức độc nhất là đầy ý nghĩa. 1.2.3Thế nào là một hệ truyền thông đa phương tiện? Các hệ thống thông tin đa phương tiện dùng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau (văn bản, dữ liệu ghi, dữ liệu số. đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, video ). Nhiều ứng dụng là đa phương tiện theo ý nghĩa là chúng dùng nhiều dạng trên. Tuy nhiên, thuật ngữ"đa phương tiện” thường được dùng để mô tả các hệ thống phức tạp hơn nhất là các hệ thống hỗ trợ hình ảnh và âm thanh. Các thông tin mới chủ yếu được tạo ra bên ngoài máy tính. Lời nói, nhạc, hình ảnh và phim được chuyển từ dạng Analog (tương tự) sang Digital (số) trước khi được dùng trong các ứng dụng trong máy tính. Ngược lại, với văn bản, đồ hoạ và thậm chí phim hoạt hình đều được tạo trên máy tính và vì vậy nó chỉ đáp ứng những mục tiêu nhất định, không thể mở rộng ứng dụng được. Một hệ nền máy tính, mạng thông tin hay dụng cụ phần mềm là một hệ đa phương tiện nếu nó hỗ trợ ứng dụng tương tác cho ít nhất là một trong các dạng thông tin sau không kể văn bản và đồ hoạ: âm thanh, hình ảnh tĩnh hoặc phim video chuyển động. 1.2.4Tính tương tác của các chương trình truyền thông đa phương tiện? Ngày nay, công nghệ máy tính đã đưa các sản phẩm truyền thông đa phương tiện trên PC tiến thêm một bước xa hơn. Không giống như sách, phim hay chương trình truyền hình: máy tính có thể nhận dữ liệu nhập từ người sử dụng. Do vậy nó có thể chứa các sự kiện truyền thông đa phương tiện tương tác có bao gồm vai trò người sử dụng.Thuật ngữ tương tác được hiểu là người sử dụng và chương trình phản ứng qua lại với nhau. Chương trình liên tục cung cấp cho người sử dụng một tập các lựa chọn để cho người sử dụng chọn, nhằm điều khiển các hoạt động của chương trình. Và thậm chí kiểm soát những gì họ thấy và nghe được. Bằng cách nhận vào dữ liệu nhập vào từ người sử dụng, các phương tiện tương tác tạo ra một vòng lặp phản hồi, nói chung hoạt động như sau: • Bắt đầu vòng lặp người sử dụng kích hoạt chương trình tương tác và chọn thông tin cần xem. • Chương trình đáp ứng lại bằng cách hiển thị ra cho người sử dụng thông tin với các lựa chọn. • Người sử dụng đáp ứng bằng cách chọn một lựa chọn. Chẳng hạn như di chuyển đến một nơi khác trong chương trình hoặc chọn thông tin khác. • Chương trình đáp ứng với lựa chọn của người sử dụng và thường đưa ra một tập các tuỳ chọn mới. • Quá trình tiếp diễn - đôi khi nhịp độ rất nhanh và phức tạp như trong nhiều trò chơi máy tính: cho tới khi người sử dụng ngừng chương trình. Như vậy, các chương trình truyền thông đa phương tiện được mô tả là có tính tương tác nếu chúng nhận dữ liệu nhập từ người sử dụng và cho phép người sử dụng điều khiển dòng chảy thông tin hoặc hoạt động của chương trình. 1.2.5Phương tiện mới Tương tác không chỉ liên quan đến một máy tính là một con chuột. Phương tiện mới (một thuật ngữ bao gồm tất cảcác loại công nghệ truyền thông đa phương tiện tương tác) có thể kết hợp nhiều công nghệ truyền thông khác nhau chẳng hạn như truyền hình cáp, các đường dây điện thoại. Các mạng riêng, mạng Internet và các công nghệ khác. Phương tiện mới được tạo ra như một sự hội tụ nhiều loại công nghệ, cho phép các cá nhân riêng lẻ cũng như các tổ chức lớn giao tiếp và truyền đạt thông tin bằng cách sử dụng máy tính và các hệ thống truyền thông. Phần cốt lõi của phương tiện mới là một khái niệm được gọi là sự hội tụ kỹ thuật số. Người ta dùng các máy tính để tạo ra các loại thông tin kỹ thuật số khác nhau, từ loại chỉ thuần là văn bản đến thông tin video. Tất cả những loại thông tin kỹ thuật số này có thể chuyển đến người sử dụng theo cùng một con đường - có thể là qua một đĩa CD-ROM một đường dây truyền hình cáp hay qua đường vệ tinh. Thay vì phải chuyền tải phim ảnh trong các trong các băng hình hay băng video, chuyển tải âm nhạc trên các băng nhạc hay đi và compact và chuyển tải sách bằng các trang in giờ đây ta có thể chuyển tải các loại thông tin khác nhau đến các máy tính hay hộp truyền hình cáp với cùng một cách thức. Do vậy ta có một tập hợp các thông tin kết hợp với nhau và hội tụ vào một luồng thông tin kỹ thuật số. Đối với người sử dụng công nghệ này có nghĩa là thông tin truyền thông đa phương tiện có thể được lưu trữ và chuyển tải theo nhiều cách. Nếu bạn sử dụng PC thông tin truyền thông đa phương tiện có thể có trong một đĩa compact, một đĩa VCD, đĩa cứng, mạnt Internet hay một dịch vụ trực tuyến. Nếu bạn sử dụng các đặc tính thu tín hiệu truyền hình trong Windows 98. Windows 2000 bạn còn có thể nhận được các thông tin như trên ở dạng thức chương trình phát hình được chuyển đến màn hình của bạn. Nếu bạn sử dụng một dịch vụ chẳng hạn như WebTV, bạn có thể sử dụng đồng thời các chương trình phát hình và thông tin lnternet. Tuỳ theo công nghệ được dùng, một sốcác sự kiện truyền thông đa phương tiện là những ứng dụng một người sử dụng và chạy đơn độc chẳng hạn như một quyển sách tham khảo hay một chương trình dạy học trên CD- ROM. Các sự kiện khác có thể liên quan nhiều hơn đến một người sử dụng. Ví dụ như các trò chơi nhiều người có thể được truy xuất thông qua một mạng cục bộ hay mạng Internet, các cuộc hội thảo video cho phép những người tham gia nhìn thấy nhau và chia sẻ dữ liệu trong thời gian thực thông qua đường dây điện thoại hay các kết nối vệ tinh hoặc các chương trình truyền hình tương tác nhận các dữ liệu người sử dụng thông qua một Website hay một phòng tán gẫu trên Web. 1.3 Thông tin đa lớp, đa chiều Các nhà phát triển truyền thông đa phương tiện liên tục cố gắng để tìm ra cách thức làm cho sản phẩm của họ lôi cuốn người sử dụng hơn cho dù sản phẩm đó là một trò chơi hành động nhịp độ cao hay một bản hướng dẫn trên đĩa hoặc một website thương mại điện tử. Một chiến lược cơ bản trong việc phát triển thông tin truyền thông đa phương tiện là cung cấp thông tin được sắp thành lớp và thông tin đa chiều. Yêu cầu này có nghĩa là sản phẩm phải cung cấp cho người sử dụng các mảnh thông tin một cách đồng thời, chẳng hạn như một hình ảnh 3 chiều đang quay tròn của một mô tơ, một đoạn âm thanh mô tả các chức năng của nó và các hộp văn bản hiển thị tạm thời về các thông tin thêm khi người sử dụng trỏ chuột vào các phần nhất định của hình mô tơ. Trong một cách thức trình bày đa chiều, người sử dụng có cơ hội để trải nghiệm các thông tin từ nhiều góc độ khác nhau, ví dụ một người sử dụng nào đó có thể sẽ chỉ xem phần minh hoạ sống động của một dự án tạo cảnh quan, trong khi người sử dụng khác sẽ chọn đọc đoạn văn bản mô tả. Một trong những cách để khiến cho những văn bản thuần và hình ảnh lôi cuốn người xem là thêm vào các thông tin có yếu tố thời gian chẳng hạn như âm thanh, hoạt hoạ và video. Tuy nhiên, điều quan trọng là ở chỗ các phương tiện thông tin bổ sung không chỉ đơn thuần là lặp lại vai trò của các nội dung và hình ảnh tĩnh. Thực vậy, việc theo dõi một đoạn video chỉ đơn thuần là đọc các đoạn văn trên màn hình là rất nhàm chán. Nhưng nếu cùng với đoạn văn bản đó là phần video hiển thị kèm theo để diễn tả thì nội dung phần văn bản sẽ thú vị hơn rất nhiều. Ngày càng nhiều các tư liệu giáo dục, bao gồm các cuốn sách giáo khoa, và sách bách khoa toàn thư đang được phát triển thành các sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Những sản phẩm này có sửdụng âm thanh: hoạt ảnh và đoạn trích video để làm cho phần nội dung sống động hơn. Điều cơ bản là ta phải biết tập trung vào nội dung của chương trình. Đó là cái mà người sử dụng cần. Ví dụ, sức lôi cuốn của một bộ phim hoạt hình chính là có cốt truyện hấp dẫn, cách xây dựng nhân vật tốt. Tương tự, các bộ phim hành động sử dụng công nghệ hoạt ảnh và đồ hoạ máy tính để cải tiến tạo ra các đối tượng hoặc các môi trường trên màn hình chẳng hạn Như chuỗi giấc mơ trong phim The Matrix (Ma trận) sẽ kém hấp dẫn nếu cốt truyện tẻ nhạt. 1.4 Ứng dụng của multimedia: Đa phương tiện thuộc về nhiều lĩnh vực, có nhiều ứng dụng trong: Các hệ thống soạn thảo và sản xuất: + Các hệ thống soạn thảo văn bản, bảng, biểu + Các hệ thống xử lý số, video-các hệ thống trình diễn: + Các phần mềm trình diễn + Các hệ thống tương tác + Các hệ thư mục như văn bản, âm thanh, hình ảnh… - Các hệ thống dạy học: + Các khóa học trực quan + Các lớp học trên mạng + Giáo dục từ xa + Đào tạo trên máy tính CBT (computer based training) - Các hệ mô phỏng: + Hiện thực ảo + Các hệ điều khiển kỹ thuật hàng không, trò chơi 1.5 Quy trình phát triển một sản phẩm đa phương tiện Hình 1.5 Quy trình phát triển một sản phẩm đa phương tiện [...]... ngựa Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội Nón Gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa Nón chảo: thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang Nón. .. gái Việt Đồng thời Nón lá cũng là một vật dụng rất thực tiễn và gắn bó nhiều nhất với đời sống người nông dân một nắng hai sương Qua từng giai đoạn lịch sử Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau và được sử dụng theo sự phân công xã hội thời đó, cụ thể như sau: - Nón dấu: là nón có chóp nhọn, loại nón này dành cho các chú lính thú thời xa xưa Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá. .. miệt vườn sông nước Nam Bộ ta cũng bắt gặp hình ảnh chiếc nón o Ngoài ra, có sử dụng các đoạn video và nhạc trong thư viện của phần mềm corel videostudio pro X6 đã có sẵn… Hình 3.2.3 Giới thiệu đề tài Phần 4:Lần lượt chèn các ảnh theo nội dung được định trước Lịch sử về nón lá: Nón lá Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời và luôn gắn bó với đời sống người dân Điều này đã tạo cho Nón lá gần gũi với đời... kỉ niệm về 1 đất nước nhiệt đới nhiều nắng mưa vất vả - Nón đã đi vào thơ ca văn học và trong nỗi nhớ của một ai về quê hương đất nước và nét duyên thầm ý nhị về 1 vành nón trắng chao nghiêng hay chiếc nón quai thao trong mùa quan họ Hình 3.2.5 Giá trị nón lá Phần 6: Để kết thúc bài thi là 1 video o Một video ngắn lấy từ thư viện của corel videostudio pro X6 o Chèn text lên video trên:lời cảm ơn o Một... hiện text,kiểu chữ,font chữ,màu sắc chữ,màu sắc nền chữ… cho hợp lý… Hình 3.2.4 Các loại nón Phần 5:Video nói về giá trị của nón lá: Chèn 1 đoạn video được cắt ra từ 1 video khác Tắt tiếng của video và chèn 1 đoạn nhạc khác phù hợp Ghi âm (nói) 1 đoạn âm thanh nói về giá trị của nón lá hiện nay và chèn vào: - Chiếc nón vốn đã thành biểu tượng vn bấy lâu nay và vẫn có những giá trị riêng của nó.Bên những... chèn thay thế: Những chiếc nón làm đẹp thêm cho những tà áo dài trên sàn diễn thời trang Những chiếc nón che cho vẻ e ấp mà duyên dáng của những cô nữ sinh cố đô huế.Và những chiếc nón che mưa che nắng cho các bà các mẹ tần tảo vất vả nơi bến sông, cửa biển hay che bớt cả những nhọc nhằn mà gánh hàng đè nặng trên vai người phụ nữ này.Những chiếc nón nơi ruộng đồng,những chiếc nón nhấp nhô trên thành phố... thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang Nón bài thơ: loại nón này có xuất xứ ở Huế, đây là loại nón lá trắng, mỏng khi ngiêng nón ra nắng ta thấy ẩn hiện bóng hình thắng cảnh Huế hoặc một vài câu thơ văn Chiếc nón theo thời gian Sử dụng các hiệu ứng chuyển ảnh, hiệu ứng cho từng ảnh trong thư viện có sẵn của phần mềm như: di chuyển ảnh,... PHẦN 2: GiỚI THIỆU VỀ CÁC PHẦN MỀM 2.1 Corel VideoStudio Pro X6 (Biên tập, thiết kế Video) Corel VideoStudio Pro cung cấp một bộ tính năng mở rộng và khá tiện dụng Bạn sẽ thấy hài lòng với khả năng cắt ghép video cũng như một dải rộng các lựa chọn biên tập chỉnh sửa của... tập, cọ sát thực tế Đặc biệt em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa CNTT đã dạy dỗ em tận tình hơn 2 năm học qua Em xin cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Multimedia của PGS.TS Đỗ Trung Tuấn 2 Google.com 3 Giáo trình Multimedia – TS Đào Nam Anh – Đại học Điện Lực ... 3.2 Nội dung: Phần 1:Ảnh động được thiết kế bằng photoshop CS5: o Tạo ra 1 template là 1 khung ảnh o Chèn các ảnh theo thứ tự xuất hiện o Lần lượt chèn các chữ theo thứ tự xuất hiện o Đưa ảnh vào Corel videostudio pro X6 o Chèn nhạc theo ý thích: gồm 2 đoạn nhạc (Tiếng dõ bàn phím và 1 đoạn nhạc nền) Hình 3.2.1 Template youtube Phần 2: Video mở đầu o Chèn 1 đoạn video cắt ra từ 1 video khác có nội dung

Ngày đăng: 23/07/2015, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w