Tại Việt Nam, công nghệ xử lý bằng thực vật hay sử dụng thực vật để xử lý sinh hoạt là một công nghệ mới được nghiên cứu trong những năm gần đây nhờ sự hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyể
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ HỒNG MAI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HẤP THỤ KẼM (Zn),
ASEN (As) CỦA CÂY CỎ LINH LĂNG (Medicago sativa)
TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG ĐẤT KHÁC NHAU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đàm Xuân Vận
Thái Nguyên, 2014
Trang 2Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường cùng các thầy, cô giáo trong khoa đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đàm Xuân Vận giảng viên khoa Quản lý tài nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên đã định hướng, tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng, em bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần rất lớn giúp em hoàn thành tốt mọi công việc được giao trong suốt thời gian học tập
và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Do thời gian có hạn, lần đầu nghiên cứu một đề tài khóa luận tốt nghiệp
em đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Dương Thị Hồng Mai
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép
trong nước mặt 5
Bảng 2.2 Một số thực vật thủy sinh tiêu biểu 15
Bảng 2.3 Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý 15
Bảng 2.4 Cơ chế loại bỏ các chất ô nhiễm trong quá trình xử lý 19
Bảng 3.1 Các phương pháp bảo quản mẫu trước khi phân tích 21
Bảng 4.1 Kết quả phân tích hàm lượng một số chất có trong nước khu nuôi trồng thủy sản 25
Bảng 4.2.Biến động số lá của thực vật thủy sinh trong thí nghiệm 27
Bảng 4.3.Biến động số cây của thực vật thủy sinh trong thí nghiệm 29
Bảng 4.4 Khả năng xử lý 1 số chỉ tiêu ô nhiễm nước của thực vật thủy sinh sau 2 và 4 tuần 31
Bảng 4.5 Hiệu suất xử lý một số chỉ tiêu sau 2 và 4 tuần thí nghiệm 36
Trang 4và 4 tuần thí nghiệm 29 Hình 4.4 Biểu đồ theo dõi khả năng xử lý COD của thực vật thủy sinh sau 2 và 4 tuần thí nghiệm 32 Hình 4.5 Biểu đồ theo dõi khả năng xử lý hàm lượng BOD5 của thực vật thủy sinh sau 2 và 4 tuần thí nghiệm 33 Hình 4.6 Biểu đồ theo dõi khả năng xử lý hàm lượng P tổng số của thực vật thủy sinh sau 2 và 4 tuần thí nghiệm 34 Hình 4.7 Biểu đồ theo dõi khả năng xử lý hàm lượng TSS của thực vật thủy sinh sau 2 và 4 tuần thí nghiệm 34 Hình 4.8 Biểu đồ theo dõi khả năng xử lý hàm lượng N tổng số của thực vật thủy sinh sau 2 và 4 tuần thí nghiệm 35 Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện hiệu suất xử lý các chỉ tiêu của thực vật thủy sinh sau 2 tuần thí nghiệm 36 Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện hiệu suất xử lý các chỉ tiêu của thực vật thủy sinh sau
4 tuần thí nghiệm 37
Trang 5DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Biologcal Oygen Demand BOD5 Nhu cầu ôxi sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường BVMT Bảo vệ môi trường
TN Nitơ tổng số
TP Photpho tổng số TSS Tổng chất rắn lơ lửng TTLT Thông tư liên tịch
VSV Vi sinh vật
Trang 6MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở pháp lý 4
2.1.1 Khái niệm về ô nhiễm nước và nước thải 4
2.1.2 Các văn bản có liên quan 4
2.2 Cơ sở thực tiễn 6
2.2.1 Một số vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta: 6
2.2.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản 7
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước và trên thế giới 8
2.3.1 Trong nước 8
2.3.2 Ngoài nước 10
2.4 Các phương pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường 12
2.4.1 Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật 12
2.4.2 Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm 13
2.5 Tổng quan về thực vật thủy sinh 14
2.5.1 Các loài thực vật thủy sinh 14
2.5.2 Cơ chế loại bỏ chất thải của thực vật thủy sinh trong hệ thống xử lý 19
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
Trang 73.1.1 Đối tượng 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20
3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 20
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 20
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 20
3.3 Nội dung nghiên cứu 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống 20
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 21
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 22
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Vài nét về Đại học Thái Nguyên 23
4.1.1 Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển của ĐH Thái Nguyên 23
4.1.2 Vài nét về ĐH Nông Lâm Thái Nguyên và khu nuôi trồng thủy sản 23
4.2 Hiện trạng chất lượng nước và thực trạng xử lý nước khu nuôi trồng thủy sản 25
4.3 Khả năng sinh trưởng của thực vật thủy sinh trong nước nuôi trồng thủy sản 27
4.3.1 Biến động về số lá của thực vật thủy sinh trong thí nghiệm 27
4.3.2 Biến động về số cây của thực vật thủy sinh trong thí nghiệm 29
4.4 Khả năng xử lý nước nuôi thủy sản bằng thực vật thủy sinh 30
4.5 Những thuận lợi và khó khăn khi xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh 38
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 8PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" [10]
Trong những năm trở lại đây, loài người đang sống trong một thế giới
có nhiều biến động lớn về môi trường, điều kiện khí hậu thay đổi, nhiệt độ trái đất tăng, mực nước biển đang dâng, sự xâm nhập của loài ngoại lai ngày càng nhiều, các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước đang bị thu hẹp và phân cách, tốc độ mất mát các loài sinh vật ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức ép của công nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Vì vậy mục tiêu phấn đấu của cả nhân loại là phát triển bền vững nhằm đảm bảo giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Việt Nam là một quốc gia có diện tích đất ngập nước rất lớn Theo thống kê của Bộ Thuỷ Sản diện tích mặt nước sử dụng cho NTTS đến năm
2013 của cả nước là 1.037 triệu ha [4] Trong vài năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của nghề NTTS, Chính phủ và Bộ Thuỷ sản đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho phát triển bền vững của NTTS Một trong số các hỗ trợ đó là tăng cường nguồn kinh phí cho nghiên cứu, phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng của toàn bộ ngành nuôi trồng Chính vì thế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc Ngành thủy sản cùng với ngành dệt may, dầu khí có tốc độ tăng trưởng cao nhất và có đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, thiếu quy hoạch, sử dụng bừa bãi thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học làm cho Môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng Việc đổ nước và chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông, hồ, biển cũng đã góp phần không nhỏ vào
Trang 9việc làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu Như vậy, việc tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải Ngành Thủy sản đang là một vấn đề mang tính thời sự, rất cấp bách
Để xử lý ô nhiễm môi trường người ta có rất nhiều biện pháp: Từ biện pháp lý học, hóa học, cơ học đến sinh học Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng phương pháp nào cho hiệu quả Các biện pháp lý học, hóa học và cơ học về
cơ bản xử lý triệt để nhưng thường có chi phí đầu tư rất lớn
Đã từ lâu người ta quan tâm đến biện pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học này là mọi sinh vật sống trên trái đất đều chịu ảnh hưởng của môi trường sống và chúng có khả năng thích nghi với điều kiện sống đó khi tồn tại lâu ở đó
Tại Việt Nam, công nghệ xử lý bằng thực vật hay sử dụng thực vật để
xử lý sinh hoạt là một công nghệ mới được nghiên cứu trong những năm gần đây nhờ sự hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hóa, chống chịu và loại bỏ tạp chất của một số loài thực vật Việc nghiên cứu dùng thực vật trong xử lý nước
bị ô nhiễm cũng đã được thực hiện và áp dụng trên thực tế đối với một số loài cây như: Thực vật thủy sinh, Sậy, Thủy trúc, Rau muống, Rau Ngổ…
Xuất phát từ thực tế trên, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, lợi dụng vào những loại thực vật có khả năng thích nghi và xử lý được nước nuôi trồng
thủy sản Em xin đề xuất việc: " Ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước khu nuôi trồng thủy sản trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên" 1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm từ nguồn nước khu nuôi trông thủy sản trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Ứng dụng cây thực vật thủy sinh để xử lý nước khu nuôi trồng thủy sản
- Đánh giá được hiệu quả xử lý nước của Thực vật thủy sinh
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm chắc Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 24:2009/ BTNMT
- Nắm chắc phương pháp lấy mẫu
- Nắm chắc quy trình làm thí nghiệm với thực vật thủy sinh
Trang 101.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ công tác học tập và nghiên cứu sau này;
- Đóng góp về mặt lý luận trong việc nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm bằng thực vật thủy sinh
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Biết được khả năng sinh trưởng của thực vật thủy sinh trong môi trường nước bị ô nhiễm COD, BOD5, N tổng số…
- Đánh giá được khả năng hấp thụ, hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm của thực vật thủy sinh
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở pháp lý
2.1.1 Khái niệm về ô nhiễm nước và nước thải
Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: Ô nhiễm
nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho nông nghiệp, công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã [9]
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải
là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra qua một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó
2.1.2 Các văn bản có liên quan
Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của các cơ quan quản lý nhà nước Từ năm 1993 đến nay đã có các văn bản chính sau trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường (BVMT):
- Hiến pháp năm 1992
- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT- BNN – TCTK ngày 26/3/2000 của Bộ Nông Nghiệp và Tổng Cục Thống Kê Quy định về chỉ tiêu đánh giá qui mô một số trạng thái chăn nuôi
- Thông tư số 125/2003.TTLT – BTC – BTNMT V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ – CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Nghị quyết số 41/NQ – TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ Môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005
Trang 12- Nghị quyết liên tịch số 01/2005 NQLT – HPN – BTNMT ngày 07/01/2005 về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững
- Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT Về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
- Nghị định của chính phủ số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm
2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo
vệ môi trường
- Nghị định số 81/2006/NĐ – CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03 tháng 07 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục
cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý
- Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT 2005
- Quyết định 322/QĐ-TTg Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản
- QCVN 08: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước mặt
Trang 13- Nuôi trồng thủy sản ven biển tăng nhanh dẫn đến nguồn giống tự nhiên của một số loài cá giống kinh tế cư trú ở các rạn san hô bị đối tượng nuôi lồng bè khai thác cạn kiệt Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng duy trì nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh thái đặc hữu và ảnh hưởng tới khả năng khai thác hải sản tự nhiên của vùng biển
- Việc thiết kế, xây dựng đầm ao NTTS ở vùng cửa sông ven biển dẫn đến những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm tích và sói lở bờ biển Một số hoạt động của nghề NTTS không dựa trên các căn cứ khoa học đã tác động xấu đến nguồn giống thiên nhiên (cá, tôm hùm, cua), làm giảm sức sản xuất tự nhiên và mất tính đa dạng sinh học
- Tại một số khu vực nuôi tôm, cá tập trung (trong đó có nuôi trên cát), do việc xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất độc vi sinh vật (cả mầm bệnh) và các chất sinh hoạt bừa bãi làm cho môi trường suy thoái, bùng nổ dịch bệnh [5] và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như về điều kiện môi trường sinh thái
- Lạm dụng nước ngầm để nuôi tôm trên cát, không tuân thủ luật tài nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở vùng cát ven biển miền Trung Hậu quả lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô nhiễm biển
và nước ngầm, gây mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng
hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát
Trang 142.2.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản
Ô nhiễm môi trường ao nuôi bị hình thành trong quá trình nuôi như các chất thải từ thức ăn và các hoá chất tích tụ ở đáy đầm nuôi tạo thành một lớp bùn ô nhiễm Thành phần lớp bùn chủ yếu là các chất hữu cơ như protein, lipids, axit béo với công thức chung CH3(CH2)nCOOH, photpholipids, Sterol
- vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm lột xác,
Tác động của các hoạt động kinh tế và xã hội đến ngành thuỷ sản: Hiện nay, môi trường đô thị bị ô nhiễm do các chất thải rắn, lỏng, khí, chưa bị thu gom và xử lý kịp thời Mặt khác tỷ lệ dân số tăng nhanh và các khu công nghiệp, chế biến dịch vụ cũng đang phát triển mạnh Hiện nay, khoảng 90% cơ sở sản xuất chưa xử lý nước thải của mình mặc dù đã có luật môi trường Môi trường nông thôn đã bị suy thoái và đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cơ sở hạ tầng yếu kém, hoá chất đã theo hệ thống kênh mương thuỷ lợi tiêu thoát ra các sông và có thể theo dòng chảy tới vùng khác, gây nguy hại cho môi trường thuỷ sản
Sự bón phân mất cân đối, sử dụng chất thải, phân tươi mất vệ sinh gây
ô nhiễm môi trường nước và lây lan dịch bệnh cho người và vật nuôi, kể cả thuỷ sinh vật Hoạt động giao thông và du lịch cũng là những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ven biển trong đó chủ yếu nguồn phế thải sinh hoạt và dư lượng dầu, tập trung vào mùa hè trùng với mùa nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn [4]
Nước thải sinh hoạt, công nghiệp xả trực tiếp vào kênh mương, sông hồ
là nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thuỷ sản và nơi sinh sống của các thuỷ sinh vật Kết quả điều tra nghiên cứu những năm gần đây của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cho thấy hàm lượng BOD, COD, TN trong nước của những thuỷ vực đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với đời sống thuỷ sinh vật
Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm thuốc, hoá chất và CPSH được dùng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới Hoá chất được dùng trong NTTS trên thế giới thường ở các dạng sau: Thuốc diệt nấm
Trang 15(antifoulants), thuốc khử trùng (disinfectants), thuốc diệt tảo (algicides), thuốc trừ cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides), thuốc diệt ký sinh trùng (parasiticides), thuốc diệt khuẩn (antibacterials) và chất kháng sinh được sử dụng đáng kể trong NTTS hoặc để chữa các bệnh lây nhiễm hoặc phòng bệnh
đã nêu trên [13]
Những hoá chất trên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật thủy sản nếu như sử dụng đúng, nhưng khi lạm dụng dẫn đến những hậu quả khôn lường, gây rủi do cho người lao động, tồn dư các chất độc trong sản phẩm thuỷ sản gây hại cho người tiêu dùng, làm giảm giá trị thương phẩm và còn tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc làm giảm hiệu quả trong điều trị bệnh
Thành phần lớp bùn trong các đầm, ao NTTS chủ yếu là các chất hữu
cơ như protein, lipids, axit béo với công thức chung CH3(CH2)nCOOH, photpholipids, Sterol - vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng
và vitamin, vỏ tôm lột xác, Lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4), rất có hại cho thủy sinh, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm Khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH của nước và kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du [14]
Tóm lại, các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải NTTS bao gồm:
- Các bon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón, chế phẩm sinh học )
- Nitơ được phân hủy từ các protein
- Phốt pho phân hủy từ các protein
Nồng độ các chất ô nhiễm trên được biểu thị bởi một số chỉ tiêu chung như chỉ tiêu nhu cầu ôxy hoá sinh – BOD, Nitơ (TN) và tổng Phôtpho (TP)
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước
và trên thế giới
2.3.1 Trong nước
- Hiện nay trong khi tỷ trọng đóng góp của khối nông, lâm nghiệp và thủy sản vào tổng GDP cả nước liên tục gia tăng Sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nhờ vào những tiến bộ về kỹ thuật nuôi, sự công
Trang 16nghiệp hóa quá trình nuôi để cho năng suất nuôi cao hơn Tuy nhiên, đồng hành với sự tăng trưởng lại là những cảnh báo ngày càng gia tăng về tác động xấu đến môi trường do sự phát triển quá nóng, thiếu quy hoạch, thiếu bền vững của nuôi trồng thủy sản Có nhiều phương pháp xử lý cho các khu nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên những phương pháp này khá tốn kém và đòi hỏi khá cao về quy trình kĩ thuật và sử dụng an toàn, hơn nữa phương pháp này phù hợp với các bãi nuôi trồng lớn Với các khu nhỏ lẻ thì không mấy thiết thực
- Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy việc sử dụng các loài thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả xử lý cao, giá thành thấp và là biện pháp sinh học thân thiện với môi trường Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong việc sử dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải như:
- Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Sinh học đã sử dụng tảo
và phế liệu của một số ngành chế biến thủy sản để tách các kim loại nặng ra khỏi nước thải của phân xưởng mạ điện thuộc Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội
Viện Công nghệ Sinh học và Viện Hóa học (Trung tâm Khoa học tự nhiên
và Công nghệ quốc gia) đã phối hợp nghiên cứu thành công quy trình xử lý nước thải chứa kim loại nặng bằng phương pháp hóa học và sinh học Quy trình này
sử dụng các chất có nguồn gốc sinh học để làm chất hấp thụ và một số thực vật thủy sinh để xử lý ở công đoạn cuối cùng Từ đó không gây ảnh hưởng đến môi trường và ngược lại môi trường trong sạch hơn vì thực vật
- Những vật liệu rất dễ kiếm và rẻ tiền lại phù hợp với điều kiện kinh tế
ở nước ta như: Rong, rêu, bèo, tảo biển, rau muống, rau ngổ, phụ phế liệu nông thủy sản điều đặc biệt là quy trình này ở nước ngoài hầu như không có,
đa số các nước trên thế giới đều dùng phương pháp trao đổi Ion – một phương pháp hiện đại nhưng giá thành lại rất cao Một ưu điểm nữa là không gian dành cho quy trình xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh là không cần quá lớn Có thể kể đến một số thành tựu nghiên cứu về thực vật thủy sinh trong xử
lý nước thải như sau:
+ Nguyễn Thị Thu Trang “Sử dụng hệ thống sậy để cải tạo nguồn nước thải ở nông thôn” Bằng hệ thống lọc tầng đáy bằng hệ thống các cây sậy cho 2
Trang 17trường hợp với dòng chảy nằm ngang và dòng chảy dốc, một trong các phương pháp đã được nhiều nước sử dụng trong khoảng 20-30 năm trở lại đây
+ “Dùng hệ thống thực vật chủ yếu là cây ngổ dại làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở thôn La Dương” của Triệu Tiến Chuẩn
+ Nghiên cứu của trường đại học Khoa học ĐH Huế cho thấy bèo Nhật Bản, bèo Tấm và bèo Cái nuôi trồng trong các hồ chứa nước thải có tác dụng làm sạch môi trường
+ “Sử dụng sơ dừa tạo lớp xốp dùng để tăng mật độ vi sinh vật và làm lớp nền để trồng các loại thực vật thủy sinh làm sạch nguồn nước thải của thành phố đổ vào sông hồ” do Trung tâm Khoa học Công nghệ trẻ chủ trì và
CN Lê Thị Hồng Nhung là chủ nhiệm đề tài
- Một số báo cáo:
* Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng tháp UASB và tháp thực vật thủy sinh
Tác giả: Đặng Xuyến Như, nguồn: Tạp chí sinh học 2005
* Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải bằng các loại thực vật thủy sinh phổ biến và ngưỡng chịu đựng của chúng đối với thành phần ô nhiễm
Chủ nhiệm PGS.TS Bùi Xuân An Cơ quan chủ trì ĐH Nông Lâm TP
Trang 18nghiệp, nước rò rỉ bãi rác Không những thế, thực vật nước từ bãi lọc trồng cây còn có thể được chế biến, sử dụng để thức ăn cho gia súc, phân bón cho đất, làm bột giấy, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường
Tại các nước phát triển, xử lý chất thải sau khi nuôi thủy sản đã được quan tâm nghiên cứu và triển khai áp dụng trong thực tiễn Các biện pháp xử
lý được nghiên cứu áp dụng và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau bao gồm các biện pháp hóa lý, sinh học… Với đặc tính của từ nuôi thủy sản chất ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ nên biện pháp sinh học được xem như là hướng tiên phong trong xử lý nước thải nuôi tôm và có nhiều ứng dụng cho kết quả rất khả quan
Hệ thống lọc tuần hoàn RAS (Recirculating Aquaculture System) đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc… để phục vụ các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt,
lợ, mặn Ưu điểm của hệ thống là tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (trên 100kg/m3), chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường
Xử lý nước thải nuôi tôm và tuần hoàn tại Thái Lan: Darooncho (1991) khi trồng rong biển (seaweed) trong nước thải nuôi tôm tại 2 tỉnh Chanthaburi
và Songkhala –Thái Lan cho thấy lượng amoni và BOD bị hấp thu bởi rong biển là 100% và 39% sau 24 giờ Tại Thái Lan đã sử dụng biện pháp xử lý sau khi nuôi tôm bằng các đối tượng sinh học là sò (Crassostreasp.), rong câu (Gracillaria sp.) sau đó qua lọc cát và cấp lại cho ao nuôi
Xử lý nước thải nuôi thủy sản công nghiệp bằng nhuyễn thể tại Trung Quốc: Xiongfei, 2005 cùng các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp sử dụng nhuyễn thể hai vỏ để xử lý nước thải sau khi nuôi.Tỷ lệ
về diện tích tương ứng ao tôm: ao nhuyễn thể: khu vực chứa nước dự trữ là 1: 0,8: 0,4 Nước thải từ ao nuôi tôm được bơm ra kênh dẫn đến hệ thống các ao nuôi nhuyễn thể và nước cuối hệ thống ao nhuyễn thể sẽ được lấy để cấp cho các ao nuôi Hiệu quả của hệ thống này đạt được là 40 – 83,6% P-PO4; 45 – 89% TSS; 22 – 24% N-NO3; 19 – 64% TAN và tiền lãi từ thu nhuyễn thể
Trang 19cũng bằng tiền lãi từ thu hoạch tôm
Hệ thống thủy sản- thủy canh kết hợp Mô hình Aquaponics ở Thụy Sỹ,
Mỹ, Canada sử dụng chủ yếu một số thực vật như: Ngãi hoa, rau muống, xà lách, dưa leo…
2.4 Các phương pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường
Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải hữu cơ Tiêu biểu là việc sử dụng hệ sinh vật để phân hủy hoặc hấp thụ/hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ từ chất thải sản xuất và sinh hoạt Có thể nêu lên một số phương pháp sau:
- Sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải
- Sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ
2.4.1 Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một
số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ NTTS Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy ôxy hóa sinh hóa Có thể phân phương pháp này thành hai loại:
- Phương pháp hiếu khí: là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí
Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 - 400C
- Phương pháp yếm khí: là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi
Lấy ví dụ hiệu quả xử lý nước nuôi tôm của vi khuẩn lam Spirulina platensis
Chuntapa Benjamas và cộng tác viên đã tiến hành thả vi khuẩn lam Spirulina platensis trong bể nuôi tôm hùm để kiểm soát chất lượng nước Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng nitơ vô cơ (NH4, NO2, NO3) được xử lý
Trang 20khá hiệu quả Khi số lượng vi khuẩn này tăng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thì sẽ được vớt ra khỏi bể (kích thước vi khuẩn lam khá lớn) [15]
2.4.2 Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm
Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn [14] Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và phốt pho, cácbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù
du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác
Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 - động vật ăn thực vật Ðiển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hàu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy Các nghiên cứu của Jones và ctv (2001), (2002) cho thấy loài sò đá Sydney (Saccotrea commercialis) có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Photpho tổng số, vi khuẩn tổng
số trong nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh Hàm lượng chất rắn lơ lửng
có thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm được 8% Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải (Micheal J Phillips, 1995) [16]
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước rất phổ biến ở ven biển Việt Nam Có thể sử dụng RNM như một bể lọc sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản Theo tính toán lý thuyết, ở điều tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật Thực vật ngập mặn cùng với toàn bộ hệ sinh thái trong RNM là một bể lọc sinh học đối với các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển Ngoài ra, những nghiên cứu về việc sử dụng RNM như hệ thống lọc sinh học để xử lý nước thải các
ao nuôi tôm đã và đang thí nghiệm ở vùng biển Caribbean kiện Việt Nam, 1ha RNM mỗi năm tăng trưởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ được 219 kg nitơ, 20 kg phôt pho (Jesper Clausen, 2002) Ngoài ra, RNM với bộ rễ có cấu của Colombia cũng cho hiệu quả xử lý tốt Dominique Gautier và các cộng sự
Trang 21đã nghiên cứu việc sử dụng rừng ngập mặn diện tích 120 ha như một hệ thống lọc sinh học để cung cấp nước cho 282 ha ao nuôi tôm Sau 3 tháng nghiên cứu, ông nhận thấy nồng độ chất lơ lửng trong rừng ngập mặn giảm rõ rệt Tuy nhiên hàm lượng Nitơ vô cơ và photpho vô cơ không giảm mà có xu hướng tăng lên do sự có mặt của những loài chim biển Thêm vào đó, có sự giảm đáng kể lượng oxy hoà tan và pH trong hệ thống lọc sinh học [17]
Trong thực tế, để đảm bảo đạt hiệu suất xử lý cao các chất ô nhiễm với chi phí vận hành tối thiểu, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp nhiều hệ thống và các tác nhân khác nhau Tùy theo hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải và điều kiện cụ thể của từng khu vực
2.5 Tổng quan về thực vật thủy sinh
2.5.1 Các loài thực vật thủy sinh
Thủy sinh thực vật trong nước là các loài thực vật thủy sinh trong môi trường nuớc, sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nuớc hoặc trong bùn Chúng có thể gây bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng rãi Tuy nhiên lợi dụng chúng để xử lý nước thải, làm phân compost, thức ăn cho con người, gia súc có thể giảm thiểu bất lợi gây ra bởi chúng còn thu thêm được lợi nhuận
Một số loài thực vật thủy sinh
Thủy thực vật sống chìm: Loài thực vât này phát triển dưới mặt nước và
chỉ có thể phát triển ở nguồn nước có đủ ánh sáng Chúng gây nên tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước Do đó các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải
Thủy thực vật sống trôi nổi: Rễ của loài thực vật này không bám
vào đất mà lơ lửng trên mặt nước Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và theo dòng nước Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải
Thủy thực vật sống nổi: Loài thực vật này có rễ bám vào đất nhưng
thân và lá phát triển trên mặt nước Loài này thường sống ở những nơi có chế
độ thủy triều ổn định
Trang 22Bảng 2.2 Một số thực vật thủy sinh tiêu biểu
Thủy thực vật sống chìm
Hydrilla Hidrilla verticillata Water Milfoil Miriophyllum spicatum
Thủy thực vật sống trôi nổi
Lục Bình Eichhornia crassipes
Bèo Tai Tượng Pistia stratiotes Salvinia Salvinia spp
Thủy thực vật sống nổi
Bảng 2.3 Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý
Làm giảm tác động của gió lên bề mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước
và không khí
Chuyển ôxi từ lá xuống rễ
(Nguồn: Lê Văn Bình (2007)) [2] 2.5.1.1 Bèo tây
“ Bèo tây (danh pháp khoa học: Eichhornia crassipes) còn được gọi là bèo Lục Bình hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thủy sinh, nổi theo dòng
nước thuộc về chi Eichhornia của họ Cỏ cá chó (pontederiaceae)” (Lương Đức Phẩm, 2003)[11]
Trang 23Cây bèo mọc cao khoảng 30 cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt Lá cuốn vào nhau trông như những cánh hoa Cuống lá phình ra như bong bóng xốp giúp cây bèo nổi lên trên mặt nước Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông xuống nước, dài đến 1m
Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, nhụy hoa sắc vàng
Cây bèo sản sinh rất nhanh nên rất dễ làm tắc nghẽn ao hồ, kênh rạch.Thành phần hóa học: Bèo tây có thành phần hóa học theo tỉ lệ phần trăm: Nước 92,6 %; Protid 2,9 %; Glucid 0,9 %; xơ 22 %; tro 1,4 %; calxium 40,8 %; phosphor 0,8 %; caroten 0,66 % và vitamin C 20 %
Bèo tây được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm nấm rơm, làm phân chuồng, dùng bèo trong y học, trong thủ công nghiệp,…Đặc biệt bèo tây chống ô nhiễm nguồn nước như: bèo làm sạch nước nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường Chỉ cần 1/3 ha bèo mỗi ngày đủ để lọc 2.225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và hóa chất Bèo này còn loại được các kim loại nặng gây độc như thủy ngân, chì, bạc, vàng,…
Trang 242.5.1.2 Rau ngổ
Rau ngổ có tên gọi là rau mò om, có tên khoa học là Limnophila aromatica, thuộc loại hoa mõm sói Scrophulariaceae Là cây cỏ, mọc bò, thân rỗng giòn, dài 20 đến 30 cm, có nhiều lông mùi rất thơm, lá nhẵn, mọc bò không cuống, hơi ôm thân, phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa, hoa mọc đơn độc ở nách lá
Thành phần hóa học: Nước 93 % và Protid 2,1 %; glucid 1,2 %; cellulose 2,1 %; vitamin B 0,29 % và một ít vitamin C,…có ít tinh dầu
Rau ngổ được dùng như các loại rau gia vị ăn uống, chế biến được nhiều món Theo đông y rau có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu tiêu độc, chữa băng huyết trị bệnh ngoài da,…
Do thân có nhiều lông và thường mọc ở ao hồ bị nhiễm bẩn nên hấp thu nhiều vi khuẩn, trong đó 90% là vi khuẩn đường ruột (coliforms) Thí nghiệm cho thấy khi rửa sạch tổng số vi khuẩn chỉ giảm được 10 %, nồng độ coliforms giảm không dưới 5 % Ngay cả khi ngâm chloramine nồng độ 0,3mg/l, ngâm thuốc tím K2MnO4 với nồng độ 1mg/l trong 30 phút cũng chỉ
hạ được nồng độ vi khuẩn xuống không quá 10 % Do vậy rau ngổ có khả
Trang 25năng hạ bớt sự nhiễm bẩn của các chất trong nguồn nước thải hoặc nguồn nước đang bị ô nhiễm
Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới và Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông, thường dùng trong các món ăn
Phân loại:
- Rau muống ruộng
- Rau muống phao
Trang 26- Rau muống bè
- Rau muống thúng
Thành phần hóa học: Rau muống có 92 % nước; 3,2 % protid; 2,5 % glicid; 1 % xenluloza; 1,3 % tro; hàm lượng muối khoáng cao: canxi photpho, sắt Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2
2.5.2 Cơ chế loại bỏ chất thải của thực vật thủy sinh trong hệ thống xử lý
Hệ thống xử lý sử dụng các thực vật thủy sinh loại bỏ được nhiều chất
ô nhiễm bao gồm: các chất hữu cơ, TSS, N tổng số, P tổng số, COD,…Việc giảm các chất này được thực hiện bởi cơ chế xử lý đa dạng và được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.4 Cơ chế loại bỏ các chất ô nhiễm trong quá trình xử lý
Hấp thụ của
thực vật
* * Dưới các điều kiện thích hợp,
một khối lượng đáng kể các chất ô nhiễm sẽ được thực vật hấp thụ
Trang 27PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng
Đối tượng thực vật nghiên cứu là cây bèo tây, rau muống và rau ngổ Chỉ tiêu nghiên cứu là COD, BOD5, TSS, N tổng số, P tổng số
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Khu nuôi trồng thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/2/2014 đến ngày 30/4/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Vài nét về Đại học Thái Nguyên, ĐH Nông Lâm
- Tình hình chất lượng và biện pháp xử lý nước khu nuôi trồng
thủy sản
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Thực vật thủy sinh trong nước
khu nuôi trồng thủy sản
- Đánh giá khả năng xử lý nước nuôi trồng thủy sản của Thực vật thủy sinh
- Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện xử lý nước nuôi trồng thủy sản bằng Thực vật thủy sinh
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống
Thu thập tất cả các tài liệu hiện có liên quan Chọn lọc và phân tích, tổng hợp các thông tin cần thiết với đề tài
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Lấy mẫu phân tích và mẫu nước làm thí nghiệm tại khu nuôi trồng thủy sản:
- Bố trí thí nghiệm: 4 công thức và 3 lần nhắc lại
Công thức 1: Đối chứng: lấy mẫu nước ở khu nuôi trồng thủy sản Công thức 2: Xử lý nước khu thủy sản bằng cây Bèo tây
Trang 28Công thức 3: Xử lý nước khu thủy sản bằng cây rau muống
Công thức 4: Xử lý nước khu thủy sản bằng cây rau ngổ
* Thực vật thủy sinh thả trong thùng xốp có chứa nước thải khu nuôi trồng thủy sản Thùng xốp được đặt dưới mái nhà có mái che để tránh mưa đồng thời vẫn cho ánh sáng mặt trời chiếu qua Phân tích mẫu nước thải theo định kì đã định để qua đó thấy được khả năng xử lý, làm sạch nước thải khu nuôi trồng thuỷ sản của các loài thực vật thủy sinh
* Theo dõi sự sinh trưởng của Thực vật thủy sinh: đếm số cây và số lá sau các khoảng thời gian 2 tuần và 4 tuần
* Lấy mẫu nước đầu vào, sau 2 tuần và 4 tuần xử lý phân tích tại Khoa Môi trường
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Quan trắc, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS, N tổng
số, P tổng số
- Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 5995 – 1995
+ Tiến hành lấy mẫu:
“ Dùng chai nhựa sau khi được tráng sạch bằng nước cất, đặt chai cách
mặt nước 20 – 30 cm, miệng chai hướng về dòng nước tới” (Phan Thị Thanh
Huyền, 2006) [8] Lấy mẫu tránh không để rác và những vật dụng khác chui
vào chai Nước lấy đầy chai không để không khí chui vào chai
* Phương pháp bảo quản mẫu:
Bảng 3.1 Các phương pháp bảo quản mẫu trước khi phân tích Cách bảo quản
Các chỉ tiêu
Bảo quản lạnh
H 2 SO 4
đặc
Nhiệt
độ thường
Dụng cụ lấy mẫu