1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên.

63 473 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 510,37 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ DUNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG GA3 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA LILY YELLOWEEN TRONG VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ DUNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG GA3 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA HOA LILY YELLOWEEN TRONG VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : 42 TT Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Tố Nga Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi sinh viên, để kết thúc quá trình học tập đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, sinh viên đã có một lượng kiến thức lý thuyết cơ bản, và thực tập tốt nghiệp là điều kiện để củng cố và hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đó. Bên cạnh đó, thực tập tốt nghiệp còn giúp cho sinh viên làm quen với điều kiện sản xuất thực tế, vững vàng hơn về chuyên môn và biết vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất cũng như cho quá trình làm việc khi ra trường. Từ những cơ sở trên và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA 3 đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên”. Đề tài được tiến hành tại Khu công nghệ cao - khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014. Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Đặng Thị Tố Nga cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Nông học, gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5, năm 2014 Sinh viên Trần Thị Dung DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT - ABA : Axit abxixic - cs : Cộng sự - CT : Công thức - CTV : Cộng tác viên - GA : Gibberellin - GA 3 : Axit gibereclic - KTST : Kích thích sinh trưởng - Nxb : Nhà xuất bản - TGST : Thời gian sinh trưởng - Tr.đ : Triệu đồng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Giá trị sản lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu của Thế giới năm 2007 8 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 10 Bảng 2.4. Kết quả xử lý GA 3 trên một số loại hoa 14 Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân Hè 2014 tại thành phố Thái Nguyên 29 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lily Yelloween 30 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa lily Yelloween 32 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hoa lily Yelloween 34 Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến động thái ra lá của hoa lily Yelloween 36 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các nồng độ GA 3 đến tốc độ ra lá của hoa lily Yelloween 38 Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến một số chỉ tiêu về hình thái của hoa lily Yelloween 40 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến yếu tố cấu thành năng suất 42 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các nồng độ GA 3 đến số hoa trên cây 43 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các nồng độ GA 3 đến độ bền hoa lily Yelloween thí nghiệm 44 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của GA 3 đến tình hình bệnh đốm nâu hại hoa lily Yelloween 46 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các nồng độ GA 3 khác nhau 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Công thức hóa học của GA 3 4 Hình 4.1 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Yelloween 32 Hình 4.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 34 Hình 4.3: Biểu đồ động thái tăng số lá 37 Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ ra lá của hoa lily Yelloween 38 MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Sự cân bằng hocmon trong cây 3 2.1.2. Chất điều tiết sinh trưởng Gibberellin (GA) 4 2.1.3. Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng 6 2.1.4. Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa 6 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam 7 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 7 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 9 2.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới và ở Việt Nam 12 2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới 12 2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa ở Việt Nam 13 2.4. Những nghiên cứu chung về hoa lily 16 2.4.1. Nguồn gốc - phân loại 16 2.3.2. Đặc điểm thực vật học 17 2.4.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục 19 2.3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng thân 19 2.4.3.2. Đặc điểm phát dục 20 2.4.4. Điều kiện sinh thái của hoa lily 21 2.4.4.1. Nhiệt độ 21 2.4.4.2. Ánh sáng 22 2.4.4.3. Nước 22 2.4.4.4. Không khí 22 2.4.4.5. Đất 22 2.4.4.6. Dinh dưỡng 23 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 24 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.2 .Phương pháp nghiên cứu 24 3.4. Cách tiến hành thí nghiệm 25 3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25 3.5.1. Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển 25 3.5.2. Theo dõi năng suất, chất lượng của giống hoa lily Yelloween 26 3.5.3. Theo dõi tình hình sâu bệnh 26 3.5.4. Hiệu quả kinh tế 27 3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 27 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 28 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Diễn biến thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên 29 4.2. Ảnh hưởng của GA 3 đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily thí nghiệm 30 4.3. Ảnh hưởng của GA 3 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa lily thí nghiệm 32 4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 32 4.3.2. Động thái ra lá của hoa lily 36 4.3.3. Ảnh hưởng của GA 3 đến một số chỉ tiêu về hình thái của hoa lily Yelloween thí nghiệm 39 4.4. Ảnh hưởng của GA 3 đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa lily Yelloween thí nghiệm 41 4.4.1. Ảnh hưởng của các nồng độ GA 3 đến yếu tố cấu thành năng suất hoa lily Yelloween thí nghiệm 41 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến yếu tố cấu thành 42 năng suất 42 4.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến sự phân loại hoa 43 4.4.2. Ảnh hưởng của GA3 đến độ bền hoa lily thí nghiệm 44 4.5. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily thí nghiệm ở các nồng độ GA 3 khác nhau 45 4.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các nồng độ GA 3 khác nhau (tính cho 360m 2 / vụ). 47 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 I. Tài liệu tiếng Việt 49 II. Tài liệu nước ngoài 51 III. Tài liệu trên Website 51 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hoa là sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Trong cuộc sống của con người, hoa tượng trưng cho cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống. Chúng là một sản phẩm thiết yếu trong các dịp lễ tết, hội nghị,… Vì vậy, hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái, thư giãn khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho người trồng hoa giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác. Ở Việt Nam, nghề trồng hoa đã có từ lâu đời và có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, do đó hình thành nhiều vùng trồng hoa quy mô lớn, nhiều kinh nghiệm như: Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng), Sapa (Lào Cai)… Rất nhiều hộ gia đình trồng hoa có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/ 1 sào Bắc Bộ/ năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004) [5]. Khí hậu nước ta thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của nhiều loài hoa khác nhau và hoa lily cũng vậy. Hoa lily cắt cành là một loại hoa đẹp, hiện đang là một trong 6 loại hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc, Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily). Tuy lily là loại hoa mới phát triển gần đây ở nước ta nhưng do có dáng đẹp, mùi thơm quý phái, màu sắc hấp dẫn, quanh năm có hoa nên lily là loại hoa được rất nhiều người ưa chuộng. Mà hiện nay ở nước ta hoa lily mới được trồng ở một số tỉnh, thành phố có nghề trồng hoa phát triển như Đà Lạt, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,… với tỷ lệ nhỏ cả về diện tích và số lượng. Thái Nguyên có khí hậu mát mẻ, phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa lily. Hơn nữa, trên địa bàn thành phố tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học và có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, đời sống không ngừng nâng cao. Do đó mà nhu cầu về hoa cũng ngày càng lớn. Nhưng, trong thực tế sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên vẫn gặp phải những khó khăn như: Về màu sắc, chủng loại hoa còn đơn điệu, sản xuất hoa [...]... nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên” 1.2 Mục đích của đề tài Xác định được nồng độ GA3 thích hợp nhất đối với hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên 1.3 Yêu cầu của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè tại. .. nghiệm - Đại điểm: Khu công nghệ cao khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên - Thời gian tiến hành: vụ Xuân Hè ( 2 /2014 - 5 /2014) 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm... 200ppm Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm GA3 , phân bón lá, Kích phát tố hoa trái đến năng suất phẩm chất hoa cúc CN97 trồng trong vụ Đông Xuân ở các vùng trồng hoa Hà Nội, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006) [9] đã kết luận: GA3 , phân bón lá, Kích phát tố hoa trái đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cúc CN97 vào vụ Đông - Xuân Trong đó GA3 có tác dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh... 2.4.4 Điều kiện sinh thái của hoa lily 2.4.4.1 Nhiệt độ Nói chung lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 250C, ban đêm là 120C Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa lily, quan trọng nhất ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá.Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết sự phân hóa hoa. .. Tình hình nghiên cứu cây hoa ở Việt Nam Trong những năm gần đây, chất điều tiết sinh trưởng và phân bón lá ngày càng được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu để tăng năng suất, chất lượng cây hoa cúc Năm 2000, Đặng Văn Đông khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N-Grow 1%; Atonik 0,5%; GA3 50ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng, phát triển của cúc... trình điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây Nói cách khác, hầu như tất cả các quá trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hòa sinh trưởng (Lê Văn Tri, 2001) [22] Các chất điều hòa sinh trưởng có khả năng điều hòa sinh trưởng phát triển cây và dẫn tới tăng năng suất cây trồng Tùy theo mục đích thu hoạch lá, hoa, quả, thân hay rễ mà người ta phải sử dụng tùy chất điều hòa sinh trưởng. .. chất điều tiết sinh trưởng Việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong nghề trồng hoa cũng tuân theo các nguyên tắc chung như khi sử dụng chúng đối với các cây trồng khác trong nông nghiệp, những nguyên tắc đó là: - Nồng độ của các chất điều tiết sinh trưởng: Thông thường ở nồng độ thấp chúng có tác dụng kích thích sự xúc tiến nảy mầm, tăng chiều cao, tăng khối lượng… ở nồng độ cao chúng ức chế sinh. .. triển của cúc Vàng Đài Loan Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao và rút ngắn thời gian nở hoa, Spray N-Grow và Atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh thực, nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền hoa cắt Còn 2 loại thuốc Spray -GA3 100ppm cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông làm tăng tỷ lệ nở hoa, đặc biệt là chiều cao cây... dưỡng, còn Kích phát tố hoa trái cho 14 hiệu quả ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực Sử dụng kết hợp cả 3 chế phẩm GA3 , phân bón lá,Kích phát tố hoa trái đã làm tăng chiều cao cây, hoa đạt chất lượng tốt trong điều kiện ra hoa trái vụ Khi nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và phân bón lá Yogen No.2 cho giống cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông Xuân TS Đặng Thị Tố Nga, 2011 [11] đã kết luận phun GA3 100ppm + phân... ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất đai, nước, sức khỏe con người không phải là không có, nhất là khi sử dụng nhiều và thường xuyên Do đó phải sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng đúng nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp (Nguyễn Xuân Linh, 2002) [8] 2.1.4 Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa Các chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong . vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên. . hậu vụ Xuân Hè 2014 tại thành phố Thái Nguyên 29 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lily Yelloween 30 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 . nồng độ GA 3 đến động thái ra lá của hoa lily Yelloween 36 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các nồng độ GA 3 đến tốc độ ra lá của hoa lily Yelloween 38 Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ GA 3 đến một

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w