Theo dõi tình hình sâu bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 35)

- Định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần, mỗi công thức theo dõi 5 cây, 3 lần nhắc lại. Áp dụng phương pháp chuẩn đoán bệnh bằng mắt thường.

a. Đối với sâu hại:

- Rệp: đánh giá theo mức độ

+ Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ 1 rệp đến 1 quần tụ rệp nhỏ trên lá). ++ Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá).

+++ Mức độ nhiều rệp (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ). - Sâu hại: Mật độ sâu hại = số con/m2.

b. Đối với bệnh hại:

Tỷ lệ bệnh hại = (số cây bị bệnh hại/ tổng số cây theo dõi) x 100.

Đánh giá theo mức độ : + Mức độ nhẹ: tỷ lệ bệnh < 10%. ++ Mức độ trung bình: tỷ lệ bệnh từ 10 - 25%. +++ Mức độ nặng: tỷ lệ bệnh từ 26 - 50%. ++++ Mức độ rất nặng: tỷ lệ bệnh >50%. 3.5.4. Hiu qu kinh tế

- Tổng chi trên đơn vị diện tích - Tổng thu trên đơn vị diện tích - Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi.

3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng

- Các yếu tố phi thí nghiệm như: đất đai, phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.

- Quy trình kỹ thuật trồng hoa lily ở các tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả ThS. Nguyễn Văn Tỉnh và cộng sự. [20]

- Lượng phân bón cho 100m2:

+ Phân chuồng hoại mục: 0,5m3/100m2,trộn đều phân với đất trước khi trồng.

+ Sau trồng 3 tuần(cây lily cao 15 - 20cm) tiến hành bón thúc. Loại phân bón thúc chính thường dùng là NPK Đầu trâu, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm phân đạm, lân, kali khác nhau, nên hòa phân với nước để tưới.

Lần 1: Sau trồng 3 tuần: dùng 2kg NPK Đầu trâu

Lần 2: Bón sau lần 1 từ 7 - 10 ngày. Lượng bón: 02,kg đạm Urê + 3kg NPK Đầu trâu.

Lần 3: Khi cây sắp xuất hiện nụ. Lượng bón: 0,3kg đạm Urê + 4kg NPK Đầu trâu + 0,5 kg lân Lâm thao + 1kg Canxi Nitrat.

Lần 4: Khi cây đang xuất hiện nụ hoa. Lượng bón: 0,2kg đạm Urê + 4kg NPK Đầu trâu + 0,5kg lân Lâm Thao + 0,3kg kali clorua + 1kg Canxi Nitrat.

Lần 5: Bón sau lần 4 từ 7 - 10 ngày. Lượng bón 4kg NPK Đầu trâu + 0,5kg lân Lâm Thao + 0,3kg kali clorua.

Lần 6: Bón sau lần 5 từ 7 - 10 ngày. Lượng bón 4kg NPK Đầu trâu + 0,4kg lân Lâm Thao + 0,4kg kali clorua.

3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được xử lý thống kê toán học excel 2007 và phần mềm IRRISTAT 5.0.

PHẦN 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Diễn biến thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên

Điều kiện ngoại cảnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây mà còn liên quan

đến quá trình phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại của cây trồng nói chung và đối với hoa lily nói riêng. Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát triển, vì vậy việc khảo sát tình hình thời tiết, khí hậu tại vùng trồng hoa xem cây trồng có thích ứng với điều kiện đó hay không là việc làm rất cần thiết.

Do đề tài tiến hành trong vụ Xuân - Hè năm 2014 từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014 nên chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên trong vụ Xuân - Hè năm 2014, kết quả được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân Hè 2014 tại thành phố Thái Nguyên Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) 2/2014 16,6 82 29,7 3/2014 19,4 91 85,9 4/2014 24,7 89 139,3 5/2014 28,4 79 152,2

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy: điều kiện thời tiết vụ Xuân - Hè 2014 qua các tháng có sự biến đổi khác nhau. Nhiệt độ trung bình các tháng dao

động từ 16,60C - 28,40C. Nhìn chung, tháng 2 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển, phân hóa hoa và ra hoa của cây hoa lily; tháng 5 nhiệt độ cao hơn các tháng còn lại nên thời gian ra hoa sẽ nhanh hơn và độ bền hoa giảm xuống.

Ẩm độ của các tháng biến động từ 79% - 91%, thuận lợi cho cây hoa lily sinh trưởng, phát triển. Lượng mưa của các tháng trồng hoa dao động từ

29,7mm đến 152,2mm. Trong đó, tháng 4, 5 có lượng mưa cao đạt 139,3mm và 152,2mm; các tháng 2 và 3 có lượng mưa thấp đạt 19,7mm và 85,9mm không đáp ứng nhu cầu của cây hoa lily nên chúng tôi đã tiến hành tưới nước bổ sung cho cây để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

4.2. Ảnh hưởng của GA3 đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily thí nghiệm hoa lily thí nghiệm

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hoa lily lần lượt trải qua các thời kỳ khác nhau như: từ trồng đến xòe lá, ra nụ, nụ thứ nhất chuyển màu, nở

hoa. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây chịu tác động của nhiều yếu tố như: đặc tính của giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện ngoại cảnh.

Vì vậy, nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm của từng giai

đoạn có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta có thể đưa ra các biện pháp kỹ

thuật phù hợp nhất để cây sinh trưởng, phát triển theo hướng có lợi nhất làm tăng năng suất, chất lượng hoa đồng thời xác định thời vụ hợp lý.

Kết quả theo dõi một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lily Yelloween

(Đơn vị: ngày)

Công thức

Thời gian từ trồng đến ngày… Xòe lá thứ

nhất Ra nụ

Nụ thứ nhất

chuyển màu Nở hoa

20% 80% 20% 80% 20% 80% 20% 80%

1. Không phun 8 11 28 35 53 56 60 61

2. GA3 50ppm 8 11 27 33 52 55 58 60

3. GA3 100ppm 8 11 26 31 51 55 57 59

4. GA3 150ppm 8 11 26 32 51 54 57 58

Qua bảng số liệu cho thấy: Thời gian từ khi trồng đến thời kỳ cây xòe lá đầu tiên của các công thức không có sự khác nhau, 20% số cây thí nghiệm

đều xòe lá ở ngày thứ 8 sau trồng và sau 11 ngày thì có 80% số cây thí nghiệm xòe lá đầu tiên. Kết quả này cho thấy sự đồng đều chất lượng củ

giống, giai đoạn này chưa chịu sự tác động của yếu tố thí nghiệm là GA3. Giữa các công thức có sự chênh lệch ở thời kỳ ra nụ. Thời gian từ trồng

đến ngày có 20% cây ra nụở các công thức dao động trong khoảng từ 26 - 28 ngày: CT3 (phun GA3 100ppm) và CT4(phun GA3 150ppm) ra nụ sớm nhất (26 ngày), 27 ngày đối với CT2 (phun GA3 50ppm), và muộn nhất là CT1 (Không phun) với 28 ngày. Thời gian từ trồng đến ngày có 80% số cây ra nụ

thì CT3 (phun GA3 100ppm) ra nụ sớm nhất (31 ngày), tiếp đến là CT4 (phun GA3 150ppm) là 32 ngày, CT2 (phun GA3 50ppm) là 33 ngày, chậm nhất là CT 1 (Không phun) với 35 ngày sau trồng.

Thời gian từ trồng đến 20% cây có nụ thứ nhất chuyển màu ở CT3 (phun GA3 100ppm) và CT4 (phun GA3 150ppm) là sớm nhất (51 ngày), tiếp

đến CT2 (phun GA3 50ppm) với 52 ngày, muộn nhất là CT1 (Không phun) với 53 ngày. Thời gian từ trồng đến 80% số cây có nụ thứ nhất chuyển màu thì sớm nhất là CT4 (phun GA3 150ppm) chuyển màu từ ngày thứ 54 sau trồng, CT2 (phun GA3 50ppm) và CT3 (phun GA3 100ppm) chuyển màu từ

ngày thứ 55 sau trồng, CT1 (Không phun) chuyển màu muộn hơn ở ngày thứ

56 sau trồng.

Giai đoạn nở hoa giữa các công thức cũng có sự khác biệt, các công thức phun GA3đều nở sớm hơn đối chứng. Thời gian từ trồng đến 20% số cây nở hoa ở CT3 (phun GA3 100ppm) và CT4 (phun GA3 150ppm) là sớm nhất (57 ngày), CT2 (phun GA3 50ppm) là 58 ngày, muộn nhất là CT1 (Không phun) với 60 ngày. Thời gian từ trồng đến 80% số cây thí nghiệm nở hoa của CT4 (phun GA3 150ppm) là 58 ngày sớm nhất so với các công thức còn lại, CT3 (phun GA3 100 ppm) nở hoa ở ngày thứ 59 sau trồng, CT2 (phun GA3 50ppm) nở hoa ở ngày thứ 60 sau trồng và nở muộn nhất là CT1 (Không phun) nở hoa ở ngày thứ 61 sau trồng.

Từ kết quả phân tích bảng 4.2 ta thấy: GA3 ảnh hưởng đến các giai

đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween; làm rút ngắn thời gian sinh trưởng so với không phun GA3.

4.3. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa lily thí nghiệm lily thí nghiệm

4.3.1. Động thái tăng trưởng chiu cao cây

a, Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa lily thí nghiệm

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của hoa lily ở các công thức thí nghiệm ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa lily Yelloween

Đơn vị: cm

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian từ trồng đến ngày…

7 14 21 28 35 42 49 56 1. Không phun 13,80 28,93 52,57 71,53 83,63 91,53 97,03 98,53 2. GA3 50ppm 13,63 29,43 56,60 77,30 90,73 98,13 104,53 106,23 3. GA3 100ppm 13,33 30,0 59,50 81,50 99,80 109,27 116,27 118,47 4. GA3 150ppm 13,16 28,50 58,37 81,0 98,70 107,07 113,27 114,80 P 0,041 CV (%) 6,6 LSD05 14,5

Qua bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức không đồng đều qua các giai đoạn phát triển của cây. Quá trình này diễn ra nhanh ở giai đoạn đầu, đặc biệt là sau trồng 14 - 35 ngày.

Sau trồng 7 ngày chiều cao của các công thức thí nghiệm không có sự

chênh lệch nhiều, chiều cao cây của các công thức dao động trong khoảng 13,16 - 13,8 cm. Chiều cao cây của các công thức tiếp tục tăng và bắt đầu có sự khác nhau ở ngày thứ 14 sau trồng. Trong đó: CT3(phun GA3 100ppm) có chiều cao lớn nhất đạt 30cm; tiếp đến là CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 29,43 cm và CT1 (Không phun) đạt 28,93 cm; thấp nhất là CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 28,50 cm. Sau trồng 21 ngày: Chiều cao cây của các công thức tiếp tục tăng nhanh, CT3 (phun GA3 100ppm) có chiều cao cây lớn nhất đạt 59,50cm; tiếp

đến là CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 58,37cm; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 56,60cm và thấp nhất là CT1 (Không phun) đạt 52,57cm.

Sau trồng 28 ngày: CT3 (phun GA3 100ppm) có chiều cao cây đạt 81,50cm; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 81,0cm; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 77,30cm và thấp nhất là CT1 (Không phun) đạt 71,53cm.

Sau trồng 35 ngày: CT3 (phun GA3 100ppm) có chiều cao cây cao nhất

đạt 99,80cm; tiếp đến CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 98,70cm; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 90,73cm và thấp nhất là CT1 (Không phun) đạt 83,63cm.

Sau trồng 42 ngày: Chiều cao cây của CT3 (phun GA3 100ppm) là lớn nhất đạt 109,27cm; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 107,07cm; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 98,13cm và thấp nhất là CT1(Không phun) đạt 91,53cm.

Sau trồng 49 ngày: CT3 (phun GA3 100ppm) có chiều cao cây lớn nhất

đạt 116,27cm; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 113,27cm; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 104,53cm và thấp nhất là CT1 (Không phun) đạt 97,03cm.

Sau trồng 56 ngày: Chiều cao cây lily thí nghiệm dao động từ 98,53cm

đến 118,47cm. Trong đó: Chiều cao cây của CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 118,47cm và CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 114,80cm cao hơn CT1 (Không phun) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 106,23cm có chiều cao cây tương đương với CT1 (Không phun).

Như vậy phun GA3 100ppm và 150ppm có ảnh hưởng rõ rệt đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, làm tăng chiều cao cây của hoa lily Yelloween

so với không phun GA3.

Sở dĩ giai đoạn đầu chiều cao của cây hoa lily tăng nhanh là do giai

đoạn này rễ bắt đầu phát triển mạnh, hút được nhiều dinh dưỡng và chất khoáng. Hơn nữa các công thức thí nghiệm đã được phun kích thích sinh trưởng nên đã tác động đến chiều cao của cây hoa. Ở giai đoạn sau trồng 35 ngày cây bắt đầu ra nụ nên khả năng tăng trưởng chiều cao cây giảm dần.

b. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống lily thí nghiệm

Theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily ở các công thức thí nghiệm ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hoa lily Yelloween

Đơn vị: cm/7 ngày Giai đoạn sau trồng Công thức 7-14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 1. Không phun 15,13 23,64 18,96 12,10 7,90 5,50 1,50 2. GA3 50ppm 15,80 27,17 20,70 13,43 7,40 6,40 1,70 3. GA3 100ppm 16,67 29,50 22,0 18,30 9,47 7,0 2,20 4. GA3 150ppm 15,34 29,87 22,63 17,70 8,37 6,20 1,53

Qua bảng 4.4 và hình 4.2 cho thấy sự tăng trưởng chiều cao của các công thức không đồng nhất qua các giai đoạn phát triển của cây. Quá trình này diễn ra nhanh ở giai đoạn đầu, đặc biệt là sau trồng 14 - 35 ngày. Ở giai

đoạn sau trồng từ 7 - 14 ngày, tốc độ tăng trưởng chiều cao của CT3 (phun GA3 100ppm) nhanh nhất đạt 16,67 cm/7 ngày; tiếp đến là CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 15,8cm/7 ngày; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 15,34cm/7 ngày và thấp nhất là CT1 (Không phun) đạt 15,13cm/7 ngày.

Giai đoạn 14 - 21 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức đều rất nhanh. CT4 (phun GA3 150ppm) có tốc độ tăng chiều cao nhanh nhất đạt 29,87cm/7 ngày; CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 29,50cm/7 ngày; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 27,17cm/7 ngày và cả 3 công thức phun GA3đều cao hơn CT1 (Không phun) (23,64cm/7 ngày).

Ở giai đoạn sau trồng 21 - 28 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao tiếp tục tăng nhanh nhưng so với giai đoạn 14 - 21 ngày thì chậm hơn. CT4 (phun GA3 150ppm) có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất đạt 22,63cm/7 ngày; CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 22,0cm/7 ngày; CT2 (phun GA3 50ppm)

đạt 20,70cm/7 ngày và CT1 (Không phun) đạt 18,96cm/7 ngày.

Giai đoạn sau trồng 28 - 35 ngày, CT3 (phun GA3 100ppm) có tốc độ

tăng trưởng cao nhất đạt 18,30cm/7 ngày; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 17,70cm/7 ngày; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 13,43cm/7 ngày; CT1 (Không phun) đạt 12,10cm/7 ngày.

Sau trồng 35 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm dần. Ở giai

đoạn 35 - 42 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao của CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 9,47cm/7 ngày; tiếp đến là CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 8,37cm/7 ngày; CT1 (Không phun) đạt 7,90cm/7 ngày và CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 7,40cm/7 ngày.

Ở giai đoạn sau trồng 42 - 49 ngày, CT3 (phun GA3 100ppm) có tốc độ

tăng trưởng chiều cao cao nhất đạt 7,0cm/7 ngày; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 6,40cm/7 ngày; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 6,20cm/7 ngày và CT1 (Không phun) đạt 5,50cm/7 ngày.

Giai đoạn 49 - 56 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hoa lily thí nghiệm rất chậm dao động trong khoảng từ 1,50cm đến 2,20cm/7

ngày. Trong đó CT3 (phun GA3 100ppm) có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 2,20cm/7 ngày; tiếp đến là CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 1,70cm/7 ngày; CT4 (phun GA3 150ppm) có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 1,53cm/7 ngày và CT1 (Không phun) là công thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm nhất

đạt 1,50cm/7 ngày.

Như vậy ở giai đoạn 14 - 21 và 21 - 28 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức diễn ra rất nhanh. Ở các giai đoạn sau tốc

độ tăng trưởng chiều cao của các công thức chậm dần. Nhìn chung, CT3 (phun GA3 100ppm) có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh và ổn định qua các giai đoạn sau trồng.

4.3.2. Động thái ra lá ca hoa lily

a. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái ra lá của hoa lily

Yelloween thí nghiệm

Số lá /cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Vì số lá không chỉ thể hiện khả năng sinh trưởng của cây, mà còn giúp ta đánh giá được khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ cho cây.

Kết quả theo dõi động thái ra lá của hoa lily thí nghiệm được trình bày

ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến động thái ra lá của hoa lily Yelloween

Đơn vị: lá/cây

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian từ trồng đến ngày…

14 21 28 35 42 1. Không phun 18,73 52,93 70,0 84,20 91,60 2. GA3 50ppm 17,33 52,27 72,13 85,13 95,87 3. GA3 100ppm 16,60 52,60 73,0 87,33 99,87 4. GA3 150ppm 18,93 53,27 72,13 86,27 98,40 P 0,038 CV (%) 2,8 LSD05 5,3

Hình 4.3: Biu đồđộng thái tăng s

Qua bảng 4.5 và hình 4.3 cho thấy từ khi trồng đến ngày thứ 14 số

lá/cây giữa các công thức đã có sự chênh lệch. CT4 (phun GA3 150ppm) có số lá cao nhất (18,93 lá); tiếp đến là CT1 (Không phun) đạt 18,73 lá; CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 17,33 lá và thấp nhất là CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 16,60 lá. Sau trồng 21 ngày: CT4 (phun GA3 150ppm) có số lá cao nhất đạt 53,27 lá; CT1 (Không phun) đạt 52,93 lá; CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 52,60 lá và thấp nhất là CT2 (phun GA3 50ppm) đạt 52,27 lá. Sau trồng 28 ngày:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)