Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng hoa nói riêng thì mục
đích cuối cùng của người sản xuất chính là hiệu quả kinh tế. Tính toán hiệu quả kinh tế giúp người sản xuất lựa chọn và áp dụng được biện pháp kỹ thuật thích hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành sơ bộ tính toán thu chi của việc phun GA3 ở các nồng độ khác nhau trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên (tính cho 360m2) và thu
được kết quả sau:
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các nồng độ GA3 khác nhau Chỉ tiêu Công thức Số cành hoa thực thu (cành) Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi thuần (đồng) Lãi do phun KTST GA3 (đồng) 1. Không phun 8560 94.565.000 136.846.000 42.281.000 - 2. GA3 50ppm 8720 94.589.000 141.032.000 46.443.000 4.162.000 3. GA3 100ppm 8960 94.613.000 147.064.000 52.451.000 10.170.000 4. GA3 150ppm 8920 94.637.000 146.644.000 52.007.000 9. 726.000
Qua bảng trên cho thấy: CT2 (phun GA3 50ppm) có mức lãi đạt
46.443.000 đồng, cao hơn so với CT1 (Không phun) 4.162.000 đồng/sào. CT3
(phun GA3 100ppm) có mức lãi đạt 52.451.000 đồng, cao hơn CT1 (Không phun) 10.170.000 đồng/sào. CT4 (phun GA3 150ppm) có mức lãi đạt 52.007.000 đồng, cao hơn CT1 (Không phun) 9. 726.000 đồng/sào.
Như vậy, việc xử lý kích thích sinh trưởng GA3 ở các nồng độ 100ppm và 150ppm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao tương đương nhau. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nhiệp nói chung và sản xuất hoa nói riêng thì con người luôn hướng tới tiêu chí đầu tư thấp nhưng thu được lợi nhuận cao. Cho nên CT3 (phun GA3 100ppm) là công thức thể hiện rõ được lợi nhuận nhất so với các công thức thí nghiệm còn lại.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ GA3 đến hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại khu công nghệ cao - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên chúng tôi rút ra kết luận như sau:
- Thời gian sinh trưởng: CT3 (phun GA3 100ppm) là 59 ngày, CT4 (phun GA3 150ppm) là 58 ngày. Như vậy phun GA3ở 2 nồng độ này đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của hoa lily Yelooween so với không phun từ 2 - 3 ngày.
- Phun GA3 nồng độ 100ppm làm tăng chiều cao cây (118,47cm) và số
lá trên cây (99,87 lá) của hoa lily Yelloween.
- Sử dụng GA3 ở các nồng độ 100ppm và 150ppm tăng chất lượng (số
nụ trên cây, số hoa loại 1, số cành hoa thực thu trên ô thí nghiệm) của hoa lily Yelloween. Số nụ trên cây của CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 6,33 nụ/cây; CT4 (phun GA3 150ppm) đạt 6,53 nụ/cây. Hoa loại 1 của CT3 đạt 59 cành/3m2, CT4 đạt 60 cành/3m2. Số cành hoa thực thu của CT3 (phun GA3 100ppm) đạt 74,67 cành/3m2; CT4 (phun GA3 150pp) đạt 74,33 cành/3m2.
- CT3 (phun GA3 100ppm) có hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 52.451.000 đồng/sào.
5.2. Đề nghị
- Có thể sử dụng GA3 với nồng độ 100ppm để nâng cao năng suất, chất lượng hoa từđó tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất hoa lily.
- Cần tiếp tục nghiên cứu các nồng độ GA3 khác nhau trên các giống lily khác nhau để có kết luận chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Lý Anh (2005), “Sự tạo củ lily in vitro và sự sinh trưởng của cây lily trồng từ củ invitro”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 3(5): 27 - 30. 2. Đặng Ngọc Chi (2006), “Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật tăng
năng suất, chất lượng của một số giống cúc chi nhập nội”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Phạm Thị Mai Chinh (2007), “Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và áp dụng biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Lạng Sơn”,
Luận văn Thạc sỹ ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông lâm Thái Ngyên.
4. Đặng Văn Đông, Đỗ Thị Lưu (1997), “Ảnh hưởng của một số các loại thuốc kích thích đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc CN93”, Kết quả
nghiên cứu khoa học về rau quả 1995 - 1997, Nxb Nông nghiệp.
5. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004). Công nghệ trồng hoa mới cho thu nhập cao - Cây hoa lily, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.
6. Nguyễn Thái Hà và cs (2003), “Nghiên cứu sự phát sinh của Invitro các giống hoa lilium spp”, Bác cáo hội nghị sinh học toàn quốc, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
7. Đỗ Tuấn Khiêm (2007), “Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khả năng thích ứng và xây dựng mô hình sản xuất một số loại hoa giá trị cao tại Bắc Kạn”, Sở công nghiệp - Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn.
8. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội.
9. Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế
phẩm đến năng suất, phẩm chất hoa cúc CN97”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), tháng 4/2006.
10. Lê Quang Luận (1999), “Khảo sát hiệu ứng tăng trưởng thực vật chế
phẩm OLIGOALGINAT chế tạo bằng kỹ thuật bức xạ trên hoa cúc”,
11.Đặng Thị Tố Nga, (2010), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại Thành phố Thái Nguyên”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.
12. Trịnh Khắc Quang và cs (2008), “Nghiên cứu, khảo nghiệm một số giống hoa lily mới nhập nội trồng tại Gia Lâm - Hà Nội và Mộc Châu - Sơn La”.
13. Trịnh Khắc Quang (2013), “Thực trạng nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh ở Việt Nam”, Báo cáo chuyên đề.
14. Trần Duy Quý và cs (2004), “Giới thiệu một số giống hoa lily mới nhập nội vào Việt Nam và khả năng phát triển của chúng”, Bản tin Nông nghiệp giống công nghệ cao số 6, Hà Nội,
15. Vũ Quang Sáng (2010), Giáo trình Sinh lý thực vật ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006), Giáo
trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Hà Thị Thúy, Đỗ Năng Vịnh, Dương Minh Nga, Trần Duy Quý (2005),
“Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh invitro các giống hoa lilium spp”, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia.
19. Nguyễn Văn Tỉnh, Đặng Văn Đông, Trịnh Khắc Quang, (2003 - 2008),
“Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa lily áp dụng cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam”.
20. Nguyễn Văn Tỉnh và cs, Quy trình trồng hoa lily ở các tỉnh phía Bắc,
Trang thông tin Viện nghiên cứu rau quả.
21. Nguyễn Văn Tỉnh và cs (2013), “Kết quả nghiên cứu sản xuất củ hoa lily bằng phương pháp tách vảy củ tại miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 8: 1109 - 1117.
22. Lê Văn Tri (2001), Hỏi - đáp về các chế phẩm điều hòa sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
23.Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2007), Giáo trình cây hoa, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
II. Tài liệu nước ngoài
24.Lunegent and Wardly (1990), “ Efcienct, direct plant regeation from stem
segment of chrysanthemum”, Plant ceel report 8.
25.Matthew G. Blanchard, Erik S. Runkle (2009), “ Use of a cyclic high- pressure sodium lamp to inhibit flowering ò chrysanthemum and velvet sage”, Scientia Horticulturae, 122 (3).
26.Murashige.T and Skoog, 1962. A revised medium for rapid growth and bioassay with tobacco tissue culture. Physiol. Plant.15.p.473-497.
III. Tài liệu trên Website
27.http://lamdongdost.gov.vn/sokhcn/Default.aspx?tabid=113&Add=yes&Ite mID=120&categories=0 28. http://www.phanbonviettranhde.com/chuyen-giao-qui-trinh-trong-hoa- lily-cong-nghe-cao-cho-nong-dan/ 29.http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=47&LangID =1&NewsID=6167 30.http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=1&ID=24&LangID =1&NewsID=347 31.http://unstats.un.org/unsd/default.htm 32.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_khoahoak h/item/139702.html
PHỤ LỤC 1 A. Phần chi
1. Chi phí chung
Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
Công lao động Công 20 50.000 1.000.000
Giống Củ 9000 10.000 90.000.000 Phân chuồng kg 1800 500 900.000 NPK Đầu trâu kg 75 14.000 1.050.000 Đạm Urê kg 3 10.000 30.000 Lân supe kg 7 4.000 28.000 Kali clorua kg 3,5 12.000 42.000 Foocmalin 40% lít 0,5 30.000 15.000 Thuốc trừ bệnh gói 2 50.000 100.000
Phân bón lá Đầu trâu gói 50 3.000 150.000
Lưới đen (khấu hao 3 năm) m2 360 2.000 240.000 Nilon (khấu hao 3 năm) m2 360 1.500 180.000 Chi phí khác (dụng cụ lao động, cày bừa, cọc giàn,…) 830.000 Tổng chi phí 94.565.000 2. Chi phí riêng Công thức Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) CT2: GA3 50ppm GA3 Gói 8 3.000 24.000 CT3: GA3 100ppm Gói 16 3.000 48.000 CT4: GA3 150ppm gói 24 3.000 72.000
Vậy: Tổng chi phí cho công thức phun GA3 50ppm: 94.589.000 đồng Tổng chi phí cho công thức phun GA3 100ppm: 94.613.000 đồng Tổng chi phí cho công thức phun GA3 150ppm: 94.637.000 đồng
B. Phần thu
Công thức Số cành hoa thực thu (cành) Thành tiền (đồng) Loại 1 Loại 2 Loại 3
CT1: Không phun 5250 2283 1027 136.846.000 CT2: GA3 50ppm 6046 1744 930 141.032.000 CT3: GA3 100ppm 7049 1194 717 147.064.000 CT4: GA3 150ppm 7136 1070 714 146.644.000 Loại 1: 17.000 đồng/cành Loại 2: 15.000 đồng/cành Loại 3: 13.000 đồng/cành
PHỤ LỤC 2
SỐ LIỆU TRẠM KHÍ TƯỢNG THÁI NGUYÊN Năm 2014 Yếu tố Đặc trưng Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Nhiệt độ Trung bình 16.6 16.6 19.4 24.7 28.4 Cao nhất 25.8 27.6 30.6 32.5 32.9 Thấp nhất 6.3 8.4 13.0 19.4 25.7 Mưa 3.7 29.7 85.9 139.3 152.2 Độ ẩm Trung bình 73 82 91 89 79 Ghi chú: Nhiệt độ (oC) Mưa (mm) Độẩm (%)