Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm và nhiệt độ cao, mưa nhiều. Các điều kiện này là môi trường thích hợp cho
sâu bệnh và dịch hại phát triển.
Cũng như các loại cây trồng khác hoa lily bị rất nhiều đối tượng côn trùng, dịch bệnh tấn công. Các loài côn trùng, dịch bệnh phát sinh, phát triển quanh năm, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng hoa.
Theo dõi khả năng chống chịu của giống, xác định thành phần sâu bệnh hại và mức độ gây hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm giữ vững năng suất, phẩm chất của hoa cũng như giảm chi phí bảo vệ thực vật trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.
Qua theo dõi chúng tôi thấy thành phần sâu bệnh hại hoa lily trong vụ
Xuân Hè năm 2014 tại thành phố Thái Nguyên chủ yếu là bệnh đốm nâu. Bệnh đốm nâu xuất hiện lúc cây vừa ra nụ, thời tiết lúc này có mưa nhỏ, nhiệt
độ từ 24 - 270C, ẩm độ không khí trung bình 92 - 94%, là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của GA3 đến tình hình bệnh đốm nâu hại hoa lily Yelloween
Chỉ tiêu Công thức Bệnh đốm nâu Tỷ lệ bệnh (%) Mức độ gây hại 1. Không phun 13,33 ++ 2. GA3 50ppm 6,67 + 3. GA3 100ppm 6,67 + 4. GA3 150ppm 6,67 + Ghi chú: + Bệnh xuất hiện ở mức độ nhẹ ++ Bệnh xuất hiện ở mức độ trung bình +++ Bệnh xuất hiện ở mức độ nặng ++++ Bệnh xuất hiện ở mức độ rất nặng
Qua bảng 4.11 cho thấy: tỷ lệ cây bị bệnh ở CT1 (Không phun) là cao nhất (13,33%) và ở mức độ gây hại trung bình; CT2 (phun GA3 50ppm), CT3 (phun GA3 100ppm) và CT4 (phun GA3 150ppm) có tỷ lệ bệnh thấp đạt 6,67% và ở mức độ gây hại nhẹ. Qua đây cho thấy, phun GA3 có tác dụng tăng khả năng chống chịu bệnh đốn nâu ở hoa lily Yelloween.
4.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các nồng độ GA3 khác nhau (tính cho 360m2/ vụ).