* Nguồn gốc
Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất. theo tài liệu cổ “Thần nông bản thảo” thì củ lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm, thanh
nhiệt. Vì vậy, từ lâu củ lily ngoài tác dụng làm giống còn được dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh… Những nghiên cứu cho rằng việc trồng lily để lấy củ ăn, bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc), nhưng trước đó cũng có những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của lily. Vì vậy, chẳng những người ta thích ăn củ mà còn thích thưởng thức vẻ đẹp của hoa lily. Các nhà thơ nổi tiếng đời Đường,
đời Tống đều có thơ ca ngợi hoa lily.
Đến giữa thế kỷ 13, ít nhất có 3 loại Lily được ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily hoa trắng, dùng làm thuốc chữa bệnh được gọi là loại hoang dược. Loại thứ
hai là Quyển Đan (L. Lancipilium). Loại thứ ba là Sơn Đan (L. Taralium).
Cuối thế kỷ XVI, các nhà thực vật học Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống lily. Đầu thế kỷ 17 Lily được di thực từ Châu Âu đến Châu Mỹ. Sang thế kỷ 18 các giống lily của Trung Quốc được di thực sang Châu Âu do vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn nên cây lily đã nhanh chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ (Đặng Văn Đông, Đinh Thế
Lộc, 2004) [5].
* Phân loại
Lily (Limo Spp) là tên gọi chung cho tất cả các cây thuộc loài Lilium,
họ Lilyaceae, bộ phụ của thực vật một lá mầm. Đặc trưng của loài này là thân ngầm dưới đất có rất nhiều vảy bao bọc lại nên người ta còn gọi đó là loại hoa bách hợp.
Trên thế giới có trên 300 giống khác nhau, chủ yếu phân bố ở vùng ôn
đới và hàn đới - Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại lily nhất và cũng là trung tâm, nguồn gốc lily trên thế
giới. Theo kết quả điều tra, ở Trung Quốc có khoảng 460 giống, 280 biến chủng (chiếm 1/2 tổng số giống hoa lily trên thế giới), trong đó có 136 giống, 52 biến chủng do Trung Quốc tạo ra. Nhật Bản có 145 giống, trong đó có 19 giống là đặc trưng của Nhật. Hàn Quốc có 110 giống, trong đó có 30 giống mang đặc trưng của nước này. Hà Lan có khoảng 320 giống, trong đó 80% là các giống do chính Hà Lan tạo ra…(Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004) [5]