ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---o0o--- VƯƠNG VĂN TÂN Chuyên đề: NGHIÊN CỨU CẤU TẠO MỘT SỐ LOẠI GỖ THÔNG DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -o0o -
VƯƠNG VĂN TÂN
Chuyên đề:
NGHIÊN CỨU CẤU TẠO MỘT SỐ LOẠI GỖ THÔNG DỤNG
TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -o0o -
VƯƠNG VĂN TÂN
Chuyên đề:
NGHIÊN CỨU CẤU TẠO MỘT SỐ LOẠI GỖ THÔNG DỤNG
TẠI HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực và khách quan
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2014
Xác nhận giảng viên hướng dẫn Người viết cam đoan
Th.S Nguyễn Việt Hưng Vương Văn Tân
Xác nhận của giảng viên chấm phản biện
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương trâm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học đồng thời giúp cho mỗi sinh viên tiếp cận với thực tế
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu cùng Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận: "Nghiên cứu cấu tạo một số loại
gỗ thông dụng tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn"
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa, đặc biệt
là thầy giáo Th.S Nguyễn Việt Hưng người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề
Do thời gian thực hiện có hạn, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Vậy tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở khoa học 3
2.1.1 Các đặc điểm cấu tạo của gỗ 3
2.1.1.1 Mạch gỗ 3
2.1.1.2 Tế bào mô mềm 6
2.1.1.3 Tia gỗ 7
2.1.1.4 Ống dẫn nhựa 7
2.1.1.5 Cấu tạo lớp 7
2.1.1.6 Tế bào chứa chất kết tinh (thể bít) 8
2.1.1.7 Gỗ giác - Gỗ lõi 8
2.1.1.8 Gỗ sớm - gỗ muộn 8
2.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
2.2.1 Trên thế giới 8
2.2.2 Ở Việt Nam 9
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Phạm vi nghiên cứu 11
3.3 Nội dung nghiên cứu 11
3.4 Phương pháp nghiên cứu 11
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập mẫu 11
3.4.2 Phương pháp xác định cấu tạo gỗ 12
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 12
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
4.1 Điều tra thu thập mẫu gỗ 13
Trang 64.2 Cấu tạo một số loại gỗ được thu thập 17
4.2.1 Gỗ Lát xanh (Chukrasia var quadrivalvis Pell) 18
4.2.2 Gỗ Lim Xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) 19
4.2.3 Gỗ Đinh dâu (Markhamia stipulata Seem) 20
4.2.4 Gỗ Nghiến (Parapentace tonkinensis Gagnep) 21
4.2.5 Gỗ Sến (Fassia pasquieri H.Lec) 22
4.2.6 Gỗ Trai lý (Garcimia fagraceides A Chev) 23
4.2.7 Căm xe (Xylia dolabriformis Benth) 24
4.2.8 Gỗ Giẻ đá (Xylia kerrii - Craib et Hutchin) 25
4.2.9 Gỗ Mít (Artocarpus integrifolia Linn) 26
4.2.10 Gỗ Kháo tía (Machilus odoratissima Nees) 27
4.2.11 Gỗ Thông ba lá (Pinus khasya Royle) 28
4.2.12 Gỗ Sau sau (Liquidambar formosana Hance) 29
4.2.13 Giẻ cau (Quercus platycaly.H.etA Camus) 30
4.2.14 Giẻ vàng (Lithocarpus ducampii H.et.A.Camus) 31
4.2.15 Gỗ Xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss) 32
4.2.16 Gỗ Kháo mật (Cinamomum sp) 33
4.2.17 Gỗ Vải (Litchi Chinensis) 34
4.2.18 Gỗ Hồi (Illicium verrum Hook) 35
4.2.19 Gỗ Sấu (Dracontomelum duperreanum Pierre) 36
4.2.20.Gỗ Xoan ta (Melia azedarach Linn) 37
4.2.21 Gỗ Xoan nhừ (Spondias mangifera Wied) 38
4.2.22 Gỗ Cáng lò (Betula alnodes Buch - Ham) 39
4.2.23 Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) 40
4.2.24 Gỗ Kháo chuông (Actinodaphne sp) 41
4.2.25 Kháo vàng (Machilus bonii H Lec) 42
4.2.26 Gỗ Trám trắng (Canarium albrun Racusch) 43
4.2.27 Gỗ Cơi (Pterocarya tonkinensis Dode) 44
4.2.28 Gỗ Bồ đề (Xtyrax tonkinensis Pierre) 45
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 7Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lâm sản và lâm sản ngoài gỗ, các giá trị phòng hộ môi trường của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Vai trò điều tiết nguồn nước của rừng được thể hiện ở sự giảm dòng chảy mặt và tăng lượng nước thấm vào đất, tăng dòng chảy ngầm Khi chúng ta nhận biết được tên gỗ và phân loại chúng để đưa ra biện pháp bảo vệ hợp lý Bảo vệ cây
gỗ chính là bảo vệ rừng
Bên cạnh đó, việc xác định loại gỗ là một nhu cầu cần thiết và có nhiều ý nghĩa với công việc chế biến, xử phạt trong trong lĩnh vực kiểm lâm, trong thương mại và xuất nhập khẩu gỗ Đặc biệt là đánh giá và xác định hưỡng dẫn
sử dụng gỗ trong thực tế hiện nay
Công việc xác định loại gỗ nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm qua cảm quan thì bao giờ cũng gặp phải những sự nhầm lẫn gây nên sai lầm về mặt kỹ thuật, dẫn đến thiệt hại về kinh tế Chỉ có dựa vào cấu tạo gỗ mới có thể đảm bảo được tính chính xác
Những tài liệu về định loại gỗ ở Việt Nam từ trước tới nay chưa có nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất và gây khó khăn cho kỹ thuật sử dụng, xuất nhập khẩu và gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế xã hội của nước ta
Xuất phát từ vấn những đề trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu cấu tạo một số loại gỗ thông dụng tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn"
Trang 81.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Sưu tập được một số loại gỗ thông dụng tại khu vực huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn
- Xác định được cấu tạo của các loại mẫu gỗ sưu tập được làm cơ sở cho việc nhận biết một số loại gỗ thông dụng ở huyện Bình Gia - Tỉnh Lạng Sơn
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
- Là cơ sở khoa học để nhận biết, phân biệt một số loại gỗ thông dụng
- Là tài liệu tham khảo mới nhất trong việc nhận biết, phân biệt một số loài gỗ thông dụng
1.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp cho các cơ sở chế biến sản xuất, doanh
nghiệp, cơ quan kiểm lâm nhận biết một số loại gỗ chính xác nhất
- Xác định được cấu tạo các loài gỗ đang được sử dụng phổ biến ở tỉnh Lạng sơn nói chung và huyện Bình Gia nói riêng
Trang 9PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hình 2.1 Mạch gỗ xếp vòng
Trang 10- Mạch phân tán: Lỗ mạch ở phần gỗ sớm và gỗ muộn to nhỏ gần như nhau nằm phân tán rải rác Đây là hình thức phổ biến ở nước ta
Hình 2.2 Mạch gỗ xếp phân tán
- Mạch vừa xếp vòng vừa phân tán (trung gian): Ở phần gỗ sớm lỗ mạch lớn hơn phần gỗ muộn và có xu hướng xếp thành vòng, càng ra đến phần gỗ muộn lỗ mạch bé dần và phân tán Các loại gỗ bồ hòn, thôi ba, xoan nhừ có loại hình thức phân bố này
Hình 2.3 Mạch gỗ xếp trung gian
* Các hình thức tụ tập lỗ mạch
- Mạch đơn: Từng lỗ mạch nằm đơn độc, rải rác, phân tán, không có liên
hệ gì với các lỗ mạch khác Các loại gỗ bạch đàn, hà nu, táu mật có thể xem là
gỗ có mạch đơn phân tán
- Mạch kép: Hai hay nhiều lỗ mạch nằm sát cạnh nhau, các lỗ mạch ở giữa thường bị ép dẹt, làm cho lỗ mạch kép giống như một lỗ mạch đơn chia
Trang 11thành nhiều ngăn Mạch kép đa số xếp theo hướng xuyên tâm: Gỗ gáo, ba soi
có mạch kép (2 - 4) lỗ, chưa khét có mạch kép (2 - 6) lỗ
- Mạch nhóm: Từ ba lỗ mạch trở lên, tụ hợp thành nhóm nhỏ Hình thức này rất ít thấy ở gỗ nước ta
- Mạch dây: Nhiều lỗ mạch nằm sát nhau, kéo dài thành dây, hoặc nằm gần nhau nhưng có xu hướng kéo dài thành dây theo hướng xuyên tâm hoặc tiếp tuyến
+ Mạch dây xuyên tâm, có thể kéo dài thành hàng song song với tia gỗ, hoặc lượn qua lại như ở gỗ sến mật, thành ngạnh, đỏ ngọn, các loại giẻ hoặc có
xu hướng đan thành màng lưới
+ Mạch dây tiếp tuyến, thường xếp thành vòng gián đoạn hoặc liên tục lượn vòng quanh tủy ở một số gỗ lớn loại gỗ thuộc họ đinh
a- Tụ hợp đơn, b- tụ hợp đơn kép, c- tụ hợp nhóm, d- tụ hợp dây xuyên tâm,
e- tụ hợp dây tiếp tuyến
Trang 122.1.1.2 Tế bào mô mềm
Là những tế bào vách mỏng, làm nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng trong cây Gỗ cây lá rộng nói chung tế bào nhu mô chiếm tỷ lệ khá lớn (2 - 15%) và hình thức phân bố phức tạp
Gỗ cây lá rộng ở nước ta, ngoài một số loại gỗ không có hoặc có ít tế bào
mô mềm, còn nói chung tổ chức tế bào mô mềm rất phát triển, dễ quan sát, cho nên dựa vào nó để phân biệt loại gỗ rất quan trọng
Quan sát trên mặt cắt ngang, tế bào nhu mô phân bố theo các hình thức chủ yếu sau đây:
* Sắp xếp phân tán: Từng dây tế bào nằm phân tán rải rác giữa các tế bào mạch gỗ, sợi gỗ: Chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi
* Vây quanh mạch:
- Vây quanh mạch không kín: Các dây tế bào tụ tập một phía vây quanh lỗ mạch
- Vây quanh mạch kín: Các dây tế bào tụ tập, bao kín xung quanh lỗ mạch tạo thành các hình:
+ Hình tròn
+ Hình cánh và cánh nối tiếp
* Liên kết mạch: Các dây tế bào xếp thành hàng, nối các lỗ mạch thành vây quanh tủy cây
- Liên kết mạch giải rộng: Bề rộng giải gần bằng đường kính lỗ mạch
- Liên kết mạch giải hẹp: Bề rộng giải bé hơn rất nhiều so với đường kính
lỗ mạch
* Làm thành giải: Các dây tế bào sắp xếp thành vòng vây quanh tủy
- Giải thưa, làm ranh giới vòng năm
- Giải mau đan với tia gỗ thành lưới: Trong một vòng năm có vô số giải, các giải này đan với tia gỗ thành lưới hay bậc thang
+ Loại thứ nhất: Các giải tế bào liên tục hay đứt đoạn chạy theo vòng năm đan với tia gỗ tạo ra các mắt lưới
+ Loại thứ hai: Các giải tế bào đứt đoạn giữa hai tia gỗ, các giải này chồng chất lên nhau như bậc thang giữa hai tia gỗ
Trang 132.1.1.3 Tia gỗ
Tia gỗ cây lá rộng hoàn toàn do tế bào mô mềm tạo thành, tia gỗ là do tế bào hình tròn hay hình đa giác của tầng phát sinh ra Bề rộng của tia gỗ ở đại bộ phận gỗ cây lá rộng có nhiều hàng tế bào Đây là đặc điểm khác biệt với tia gỗ của cây gỗ lá kim
Quan sát qua kính hiển vi tia gỗ cây gỗ lá rộng sắp xếp theo hai hình thức sau đây:
- Sắp xếp đồng nhất: Tất cả tế bào của tia gỗ đều xếp nằm hay đứng thành hàng xuyên tâm
- Sắp xếp không đồng nhất: Trong cùng một tia gỗ vừa có tế bào xếp nằm vừa có tế bào xếp đứng Những hàng tế bào xếp ở trên và dưới còn ở giữa là những tế bào xếp nằm
Việc xác định loại gỗ ta dựa vào mật độ phân bố tia gỗ, kích thước tia gỗ trên mặt cắt ngang
Hình 2.5 Đặc điểm cấu tạo lớp của gỗ
Trang 142.1.1.6 Tế bào chứa chất kết tinh (thể bít)
Tế bào nhu mô chứa chất kết tinh là đặc điểm của nhiều loại gỗ, bên trong ruột tế bào tồn tại các chất tích tụ có màu sắc khác nhau Đây cũng là một đặc điểm giúp ta định loại gỗ
Nếu mầu sắc và độ ẩm phần gố bên trong và phần gỗ bên ngoài khác biệt nhau gọi là gỗ giác và gỗ lõi phân biệt Loại cây gỗ giác lõi phân biệt
2.1.1.8 Gỗ sớm - gỗ muộn
Trong mỗi vòng năm phần gỗ phía trong sinh ra vào thời kỳ đầu mùa sinh trưởng gọi là gỗ sớm Phần gỗ phía ngoài sinh vào cuối mùa sinh trưởng gọi là gọi là gỗ muộn
Một số loại gỗ có gỗ sớm và gỗ muộn khác nhau về kích thước gọi là gỗ sớm, gỗ muộn phân biệt Một số loại gỗ khi quan sát thấy đường kính lỗ mạch
có kích thước tương tụ nhau trên một vòng năm gọi là gỗ sớm, gỗ muộn không phân biệt Đây cũng là đặc điểm giúp ta định loại gỗ
2.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo của một số loài
gỗ Năm 1926 Lecome đã nghiên cứu và giải phẫu mô tả đơn giản ba mặt cắt của 67 loài gỗ Đông Dương (Nguyễn Đình Hưng, 1990)
J.D Brazier và GL Franklin với "Identification of hardwoods'' đã nghiên cứu giải phẫu gỗ được 680 cây gỗ thương phẩm của cả châu Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc
và đã lập khoa tra (1938)
A.Mariaur, D.Normand, J.Paquis và P.Detiene với "Nanuel D.Identification des Bois Commerciaux'' đã nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo thô
Trang 15đại và hiển vi gỗ của trên 400 loài thuộc 70 họ thực vật khác nhau ở Ghi nê - Công Gô và Guane
Một số công trình chỉ tiến hành nghiên cứu những đặc điểm của hai loại
gỗ lá rộng và gỗ lá kim, từ đó phân tích đánh giá sự khác nhau về tính chất hai loại gỗ này
Trên một số tài liệu chỉ tiến hành nghiên cứu về đặc điểm một số loại gỗ phục vụ công việc sản xuất, định hướng sử dụng gỗ trên thế giới như gỗ Bạch dương, gỗ ASH, gỗ sồi
2.2.2 Ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của một số loại gỗ thông dụng ở Việt Nam, tuy nhiên, những kết quả đó
đã được nghiên cứu tương đối lâu và chưa thể đầy đủ các loại gỗ ở Việt Nam
Năm 1997 GS.TS Nguyễn Bá nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ của một số
họ thầu dầu Euphobiaceace Năm 1997, Nguyễn Bá đã có một số nghiên cứu dẫn liệu về cấu tạo giải phẫu gỗ của một số đại diện họ thầu dầu (Euphobiaceace) ở Việt Nam.[1]
Nguyễn Đình Hưng, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp
1991 - 1995, 1996 nghiên cứu phân loại gỗ Việt Nam theo hướng mục đích sử dụng.[5]
Mặt khác cũng đã có khá nhiều nhà nghiên cứu cấu tạo, tính chất của các loại gỗ khác nhau, từ đó đưa ra các định hướng sử dụng cho các loại gỗ đó, mỗi
đề tài đó chỉ dừng lại cho một loại gỗ nhất định
Năm 2004, Hứa Thị Huần nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lý của gỗ Bông gòn, năm 1996, Hoàng Thúc Đệ đã nghiên cứu về một số đặc điểm cấu tạo thô đại và tính chất cơ, vật lý của gỗ Hông
Nguyễn Việt Hưng (2012), đã tiến hành thu thập và nghiên cứu cấu tạo của 15 mẫu gỗ thông dụng ở Việt Nam.[8]
Nguyễn Tuấn, Linh Văn Ngan (2013), sinh viên lớp 41- Quản lý tài nguyên rừng, trường đại học nông lâm Thái Nguyên đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu cấu tạo một số loại gỗ thông dụng ở khu vực thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên Đề tài đã tiến hành điều tra được một số loại gỗ thông dụng tại khu vực thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên Đề tài xác định được cấu tạo của các loại gỗ sưu tập được làm cơ sở cho việc nhận biết, phân loại gỗ thông dụng ở Thái Nguyên, với mục đích nhằm nâng cao hiệu quản
Trang 16lý và sử dụng một số loại gỗ thông dụng ở khu vực thành phố Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu của đề tài trên là cơ sở quan trọng giúp cho các cơ sở chế biến nhận biết được tên gỗ để chế biến gỗ có hiệu quả, giúp cho lực lượng kiểm lâm trong việc nhận biết loại gỗ và đưa ra mức phạt đúng mức với những hành vi vi phạm liên quan tới gỗ.Nhận biết được gỗ để thuận tiện trong việc kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu gỗ…
Trang 17PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số loại gỗ thông dụng ở huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn
- Các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành sưu tập một số loại gỗ đang sử dụng tại khu vực huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn
- Đề tài chỉ tiến hành xác định cấu tạo của các loại mẫu gỗ đã thu thập
- Quá trình xác định cấu tạo các loại gỗ được tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Việc xác định cấu tạo sử dụng kính lúp x 10
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thu thập một số loại gỗ thông dụng tại huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn
- Xác định cấu tạo của các loại gỗ đã thu thập tại khu vực nghiên cứu
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu tôi chọn phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có kế thừa kết quả từ những nghiên cứu trước đó
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập mẫu
- Điều tra các mẫu gỗ thông dụng, tiến hành thu thập các loại gỗ thông dụng tại khu vực huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn theo phương pháp bộ câu hỏi
và thu thập mẫu gỗ (Bộ câu hỏi tại phụ biểu 01)
- Tiến hành tạo mẫu theo kích thước nhất định: Dài x rộng x dày = 12 x 7,5 x 2 cm
- Sau khi xác định cấu tạo gỗ, xác định tên gỗ và tiến hành dãn nhãn tên mẫu gỗ, nhóm gỗ
Trang 183.4.2 Phương pháp xác định cấu tạo gỗ
Quá trình khảo sát cấu tạo gỗ được khảo sát trên ba mặt cắt: Mặt cắt ngang, mặt cắt xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến
Dùng kính lúp ống (kính lúp kỹ thuật) có độ phóng đại 10 lần (X10) để quan sát, đo đếm và mô tả cấu tạo thô đại của gỗ theo 10 đặc điểm của gỗ sau:
- Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt hay không phân biệt?
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi
- Vòng năm rõ hay không rõ?
- Gỗ sớm - gỗ muộn phân biệt hay không phân biệt?
- Mạch gỗ:
+ Hình thức phân bố của mạch + Hình thức tụ tập của mạch + Đo đường kính của mạch theo chiều tiếp tuyến + Tính mật độ của mạch /1mm2
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây
- Khảo sát về tia:
+ Đo bề rộng của tia theo chiều tiếp tuyến + Tính mật độ của tia /1mm chiều tiếp tuyến
- Cấu tạo lớp có hay không có?
- Có hay không có ống dẫn nhựa dọc?
- Thớ gỗ thẳng hay nghiêng, thô hay mịn?
- Khối lượng thể tích: Nặng, nhẹ, trung bình?
Từ những căn cứ trên giúp ta định được loại gỗ một cách có khoa học và chính xác nhất
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, xử lý số liệu trên phần mềm Excel với các nội dung: Xuất xứ gỗ, tỉ lệ sử dụng gỗ, lĩnh vực sử dụng
Trang 19PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều tra thu thập mẫu gỗ
Việc điều tra thu thập mẫu là nội dung quan trọng trong đề tài Qua kết quả điều tra: giúp tôi thu thập về mẫu gỗ, tên gỗ, xuất xứ gỗ, lĩnh vực sử dụng gỗ, Qua kết quả điều tra tôi đã tiến hành thu thập được 28 mẫu gỗ đang được
sử dụng thông dụng tại khu vực huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn Kết quả thu thập thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1.Một số mẫu gỗ thông dụng được sưu tập
chú
1 Lát xanh Chukrasia var quadrivalvis Pell I
2 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv II
4 Nghiến Parapentace tonkinensis Gagnep II
6 Trai lý Garcimia fagraceides A Chev II
8 Giẻ đá Xylia kerrii - Craib et Hutchin II
10 Kháo tía Machilus odoratissima Nees IV
12 Sau Sau Liquidambar formosana Hance V
13 Giẻ cau Quercus platycaly.H.et Camus V
14 Giẻ vàng Lithocarpus ducampii H.et.A.Camus V
Trang 2018 Hồi Illicium verrum Hook V
19 Sấu Dracontomelum duperreanum Pierre VI
23 Vối thuốc
(Khảo cài)
Schima wallichii Choisy VI
26 Trám trắng Canarium albrun Racusch VII
27 Cơi Pterocarya tonkinensis Dode VIII
(Nguồn: Số liệu điều tra thu thập, năm 2014)
Qua bảng 4.1 cho thấy việc sử dụng các loại gỗ ở tỉnh Lạng Sơn nói chung và ở huyện Bình Gia nói riêng rất phổ biến
Với đa số các loại gỗ chủ yếu được dùng trong lĩnh vực làm khung cửa, cánh cửa, con tiện, nội thất (bàn ghế, giường, tủ, )
Bảng 4.2 Một số lĩnh vực sử dụng chủ yếu của các loại gỗ điều tra
Trang 216 Trai lý Làm giường, tủ, bàn
ghế, đồ nội thất
Nhập khẩu, Lạng Sơn
5%
7 Căm xe Làm giường, bàn ghế,
đồ nội thất
Nhập khẩu, Lạng Sơn
3%
8 Giẻ đá Làm bàn ghế, giường,
khung cửa
Nhập khẩu, Lạng Sơn
Lạng Sơn 3%
12 Sau Sau Làm bàn ghế, giường,
tủ, hoặc các đồ dùng thông dụng
Trang 2222 Cáng lò Làm giường, cửa, tủ Lạng Sơn 3%
23 Vối thuốc
(Khảo
cài)
Làm đóng đồ dùng trong gia đình
Lạng Sơn 4%
24 Kháo
chuông
Làm giường, bàn ghế, giường, tủ
Lạng Sơn 8%
25 Kháo
vàng
Làm bàn, ghế, tủ, khung cửa, đồ gỗ thông thường
Lạng Sơn 10%
26 Trám
trắng
Làm bàn ghế, đồ gỗ thông dụng
Lạng Sơn 6%
27 Cơi Làm giường, tủ, bàn
ghế
Lạng sơn 3%
28 Bồ đề Làm giường, cửa tủ Lạng Sơn 3%
(Nguồn: Số liệu điều tra thu thập, năm 2014)
Qua bảng 4.2 cho thấy các loại gỗ được sử dụng rất thông dụng và đa dạng, đặc biệt được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nội thất
Qua đây, ta cũng thấy được mức độ sử dụng của các loại gỗ cũng khác nhau
- Gỗ Xoan ta có tỷ lệ sử dụng cao nhất là do gỗ có ở ngay tại địa phương, chủ yếu sử dụng làm đồ dân dụng, giá thành phù hợp với mức sống của người dân địa phương
- Gỗ Sau sau có tỷ lệ sử dụng cao thứ hai vì gỗ có ngay tại địa phương với mức giá thành của gỗ cũng hợp lý
- Ngoài ra những loại gỗ có tỷ lệ sử dụng thấp dưới 10% là do các loại gỗ này
là gỗ quý hiếm hoặc do chất lượng gỗ không được tốt và ít có bán trên thị trường
Để nhận biết các loại gỗ các thợ mộc, cán bộ kiểm lâm và người bán gỗ chỉ nhận biết bằng kinh nghiệm quan sát mắt thường về màu sắc, vân thớ mà không dựa vào một cơ sở khoa học nào Do vậy cần phải có cơ sở khoa học cho việc nhận biết các loại gỗ, mẫu gỗ được chính xác nhất
Trang 23Hình 2.6 Một số mẫu gỗ được thu thập 4.2 Cấu tạo một số loại gỗ được thu thập
Để có được một cơ sở khoa học trong việc nhận biết một số loại gỗ thông dụng cho các nhà chế biến gỗ, các nhà quản lý bảo vệ rừng, nhà khoa học Tôi
Trang 24đã tiến hành xác định cấu tạo của 28 mẫu gỗ được điều tra ở huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn
4.2.1 Lát xanh (Chukrasia var quadrivalvis Pell)
- Gỗ giác, gỗ lõi phân biệt
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi: Lõi màu xám
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ: Màu vàng nhạt
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây: Làm thành giải thưa, màu trắng
Trang 254.2.2 Gỗ Lim Xanh (Erythrophloeum fordii Oliv)
- Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi: Giác trắng xám, lõi vàng nâu
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ: Không có
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây: Vây quanh mạch kín hình cánh, cánh nối tiếp màu trắng đục
Trang 264.2.3 Gỗ Đinh dâu (Markhamia stipulata Seem)
- Gỗ giác, gỗ lõi phân biệt
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi: Lõi màu vàng
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ: Chất tích tụ màu vàng
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây: Vây quanh mạch hình tròn
Trang 274.2.4 Gỗ Nghiến (Parapentace tonkinensis Gagnep)
- Gỗ giác, gỗ lõi phân biệt
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi: Giác trắng hồng, lõi nâu sẫm
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ: Không có
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây: Vây quanh mạch không kín, màu trắng
- Khảo sát về tia:
+ Đo bề rộng của tia theo chiều tiếp tuyến: Bé (<0,1mm)
+ Tính mật độ của tia /1mm chiều tiếp tuyến: Trung bình (5÷10 tia /mm)
- Cấu tạo lớp: Có
- Ống dẫn nhựa dọc: Không có
- Thớ gỗ: Nghiêng chéo, thớ mịn
- Khối lượng thể tích: Nặng
Trang 284.2.5 Gỗ Sến (Fassia pasquieri H.Lec)
- Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi: Lõi màu hồng
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ: Màu trắng
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây: Làm thành giải rộng, màu vàng nhạt
Trang 294.2.6 Gỗ Trai lý (Garcimia fagraceides A Chev)
- Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt
- Màu sắc gỗ giác và gỗ lõi: Lõi màu vàng
- Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ: Màu vàng
- Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây: Liên kết mạch thành giải rộng