VŨ PHẠM XUÂN ANHXÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ KHỐI LƯỢNG KHI PHỐI GIỐNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN MÓNG CÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014...
Trang 1VŨ PHẠM XUÂN ANH
XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ KHỐI LƯỢNG KHI PHỐI GIỐNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA LỢN MÓNG CÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2VŨ PHẠM XUÂN ANH
XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ KHỐI LƯỢNG KHI PHỐI GIỐNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA LỢN MÓNG CÁI
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học : 1 PGS.TS Trần Huê Viên
2 TS Phạm Sỹ Tiệp
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Vũ Phạm Xuân Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp,ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quýbáu của nhà trường, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp
1 PGS.TS Trần Huê Viên
2 TS Phạm Sỹ Tiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn HTX Giống chăn nuôi gia súc, gia cầm xã TăngTiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhtriển khai các thí nghiệm nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và cácthầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Một lần nữa tôi trân trọng gửi đến tất cả các thầy cô giáo, bạn bè đồngnghiệp lòng biết ơn sâu sắc những tình cảm cao quý đó
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên 11/2014
Tác giả
Vũ Phạm Xuân Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh dục của lợn Móng Cái 4
1.1.1 Nguồn gốc lợn Móng Cái 4
1.1.2 Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4
1.1.3 Một số đề tài nghiên cứu về giống lợn Móng Cái 7
1.2 Cơ sở khoa học của đề tài 9
1.2.1 Tính trạng số lượng và sự di truyền của tính trạng số lượng 9
1.2.2 Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn 18
1.2.3 Sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của lợn 22
1.2.4 Vai trò của năng lượng và protein ảnh hưởng đến sinh sản của lợn 28
1.3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước và thế giới 36
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 36
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 37
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 40
2.2 Nội dung nghiên cứu 40
2.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng, protein khác nhau đến sinh trưởng và sinh lý sinh sản của lợn Móng Cái hậu bị 40
2.2.2 Ảnh hưởng của khối lượng lợn khi phối giống lần đầu đến khả năng sinh sản của lợn Móng Cái 40
Trang 62.3 Phương pháp nghiên cứu 40
2.3.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng, protein khác nhau đến sinh trưởng và sinh lý sinh sản của lợn Móng Cái hậu bị 40
2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng khi phối giống lần đầu đến khả năng sinh sản của lợn Móng Cái 42
2.3.3 Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn và khẩu phần thức ăn thí nghiệm 44
2.3.4 Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm 45
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 45
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng và protein khác nhau đến sinh trưởng và sinh sản của lợn Móng Cái hậu bị 46
3.1.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng và protein đến sinh trưởng của lợn Móng Cái hậu bị 46
3.1.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng khác nhau đến 1 số đặc tính sinh lý sinh sản của lợn cái hậu bị Móng Cái 54
3.2 Ảnh hưởng của khối lượng lợn khi phối giống lần đầu đến khả năng sinh sản của lợn Móng Cái 63
3.2.1 Ảnh hưởng của khối lượng phối giống lần đầu đến số con sơ sinh sống và khối lượng sơ sinh/ổ 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn cái hậu bị về mức năng lượng và
protein 41Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn cái hậu bị về khối lượng phối giống
lần đầu 43Bảng 2.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu TĂ 44Bảng 2.4 Khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm 45Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng khác nhau đến
sinh trưởng của lợn cái MC hậu bị 46
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng khác nhau đến
sinh trưởng của lợn cái MC hậu bị 47
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng khác nhau đến
sinh trưởng của lợn cái MC hậu bị 48
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh
trưởng của lợn cái MC hậu bị 49
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh
trưởng của lợn cái MC hậu bị 50
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh
trưởng của lợn cái MC hậu bị 51
Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả về sinh trưởng của lợn hậu bị Móng Cái với các
mức năng lượng và protein khác nhau 52Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng khác nhau đến
sinh lý sinh sản của lợn cái MC hậu bị 54Bảng 3.9 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng khác nhau đến
sinh lý sinh sản của lợn cái MC hậu bị 55Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức năng lượng khác nhau đến
sinh lý sinh sản của lợn cái MC hậu bị 56Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh lý
sinh sản của lợn cái MC hậu bị 57
Trang 9Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh lý
sinh sản của lợn cái MC hậu bị 58Bảng 3.13 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh lý
sinh sản của lợn cái MC hậu bị 59Bảng 3.14 Kết quả tổng hợp khả năng sinh sản của lợn hậu bị Móng Cái 60Bảng 3.15 Ảnh hưởng của khối lượng phối giống lần đầu đến năng suất sinh
sản của lợn cái hậu bị 63Bảng 3.16 Ảnh hưởng của khối lượng phối giống lần đầu đến năng suất sinh
sản của lợn cái hậu bị 65Bảng 3.17 Ảnh hưởng của khối lượng phối giống lần đầu đến giá thành 1 kg
lợn con cai sữa 67
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống của nhân dân ta, trong những năm
gần đây, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ Bêncạnh những giống lợn ngoại có năng suất sinh sản cao trên thế giới như Yorkshire,Landrace Chúng ta đã có những tổ hợp lợn lai như: ngoại lai ngoại, ngoại lai nội
và những giống lợn nội có năng suất cao thích nghi tốt với điều kiện sinh thái và tập
quán chăn nuôi truyền thống của nhân dân ta Lợn Móng Cái là 1 giống lợn có từlâu đời được nuôi phổ biến ở Trung du Miền núi phía Bắc nước ta, có tính chịuđựng kham khổ cao, dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con Tuy vậy, năng suất chăn nuôi
lợn nái Móng Cái những năm vừa qua hiệu quả còn chưa cao, nguyên nhân là dochúng được nuôi chủ yếu trong các hộ nông dân, người chăn nuôi chỉ dựa vào kinhnghiệm với hình thức chăn nuôi tận dụng Quá trình chọn lọc, nhân giống và chăm
sóc nuôi dưỡng lợn từ hậu bị đến sinh sản chưa đúng quy trình kỹ thuật.Đặc biệt chế
độ dinh dưỡng không hợp lý nên trong quá trình nuôi ảnh hưởng rất lớn đến khốilượng khi phối giống lần đầu, làm chất lượng và khả năng sinh sản của lợn rất kém
và chất lượng đàn con của các thế hệ sau không đạt năng suất cao
Lợn cái hậu bị thay thế đàn đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi lợn nái.Chính vì thế, việc đưa đàn lợn hậu bị vào đàn giống là nhằm đảm bảo năng suất sinhsản đạt được tối đa Để đạt được mục đích này lợn hậu bị phải đáp ứng đủ những chỉ
tiêu như độ tuổi, khối lượng cơ thể và sinh lý thành thục trước khi chọn giống cũng nhưcân đối lượng thịt nạc và mỡ tích luỹ tối ưu tại thời điểm phối giống đầu tiên Lợn cái
hậu bị mà quá gầy tại thời điểm chọn lọc đưa vào đàn giống có thể giới hạn về năngsuất sinh sản trong vòng đời của chúng (hoặc khả năng sinh sản thấp hoặc loại thải sớm)
do chúng không đáp ứng đủ lượng mỡ dự trữ trong cơ thể Ngược lại, lợn cái hậu bịquá béo lại hạn chế về khả năng thụ thai, làm cho số con sơ sinh/ổ thấp, khối lượng sơsinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái bị ảnh hưởng Lượng mỡ dự trữ ở lợn cáihậu bị thường được biểu hiện bằng độ dày mỡ lưng Vì vậy, một điều quan trọng để
đảm bảo lợn cái hậu bị đưa vào đàn giống có tuổi thọ kéo dài và năng suất sinh sản cao
thì chúng cần đáp ứng đủ lượng nạc và mỡ dự trữ Điều này đặt ra một câu hỏi cho cácnhà nghiên cứu dinh dưỡng gia súc là làm thế nào để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng
Trang 11và protein cho lợn cái hậu bị nhằm cân đối và đáp ứng tối ưu lượng thịt nạc và mỡ dựtrữ trong cơ.
Thông thường tuổi thành thục về tính của gia súc sớm hơn tuổi thành thục về
thể vóc Khi lợn cái mới thành thục về tính, tuy các cơ quan sinh dục đã phát triểnhoàn chỉnh và có khả năng giao phối nhưng thể vóc chưa phát triển đầy đủ, chưa dựtrữ đủ dinh dưỡng để mang thai do vậy không nên cho phối giống
Nếu cho phối giống quá sớm lợn con đẻ ra không nhiều, con yếu ảnh hưởng
đến tầm vóc và sức khoẻ cũng như thời gian sử dụng của con giống sau này Nhưng
nếu phối giống cho lợn nái quá muộn hoặc nuôi lợn quá béo, khối lượng cơ thể lớnthì không những lãng phí thức ăn mà trong những kỳ động dục lợn ít ăn, không ănhoặc phá phách nên ảnh hưởng đến sinh trưởng
Vì vậy, một điều quan trọng để đảm bảo lợn cái hậu bị đưa vào đàn giống cótuổi thọ kéo dài và năng suất sinh sản cao thì cần xác định được chế độ dinh dưỡnghợp lý để cho lợn hậu bị phát triển tốt và đạt được khả năng sinh sản ở đúng độ tuổi,
đồng thời phải xác định được khối lượng thích hợp khi phối giống lần đầu cho lợn
cái hậu bị để chúng đạt được độ thành thục về thể vóc
Từ thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu (( Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và khối lượng khi phối giống đến khả năng sinh sản của lợn
Móng Cái ))
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein cho lợn MóngCái giai đoạn hậu bị và khối lượng khi phối giống lần đầu đến khả năng sinh sản
của lợn Móng Cái
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sự liên quan giữa chế độ
dinh dưỡng giai đoạn hậu bị đến khả năng sinh trưởng, sinh lý sinh dục và năng suất sinh
sản lần đầu của lợn Móng Cái thuần chủng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ
- Xác định được ảnh hưởng của khối lượng khi phối giống lần đầu đến khả
năng sinh sản của lợn Móng Cái, làm cơ sở cho công tác chọn giống và giúp cho
Trang 12người chăn nuôi có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn Móng Cái hậu bị hợp lý đảm
bảo lợn nái có năng suất sinh sản cao
- Xây dựng và đề xuất chế độ dinh dưỡng hợp lý và một số khẩu phần thức ăn dựatrên nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để nâng cao khả năng sinh sản của lợn MóngCái ở lứa tuổi phối giống lần đầu và làm cơ sở cho những lần tiếp theo
- Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiêncứu tiếp theo, đồng thời góp phần thêm những tư liệu để tham khảo, nghiên cứu vàgiảng dạy trong các nhà trường, cán bộ chăn nuôi cơ sở và người chăn nuôi
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh dục của lợn Móng Cái
Các giống vật nuôi địa phương đã được hình thành từ lâu đời trong hoàncảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canhtác khác nhau của các vùng sinh thái Nông nghiệp khác nhau Đặc điểm chung củacác giống địa phương thường là có hướng sản xuất kiêm dụng Vì vậy, tầm vóc nhỏ,năng suất thấp Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của các giống địa phương là phù hợpvới điều kiện sản xuất chăn nuôi, tận dụng điều kiện thiên nhiên cũng như sảnphẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi trường khí hậu nóng ẩm, khả năngchống chịu bệnh tật cao
Từ năm 1975 lợn Móng Cái được lan nhanh ra các tỉnh miền Bắc và miềnTrung nước ta
1.1.1 Ngu ồn gốc lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái là giống lợn phổ biến nhất của Việt Nam, có nguồn gốc từhuyện Hà Cối, nay thuộc huyện Đầm Hà và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh hiện nay
được nuôi nhiều ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh Trung du,
miền núi phía Đông Bắc nước ta (Nguyễn Văn Đức, 2007) [14]
1.1.2 Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú Maminalia, bộ guốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus, thuộc loài Sus domesticus (Nguyễn Văn Đức 2007) [14].
Lợn Móng Cái có ngoại hình đặc trưng: lông da có màu đen vá trắng Lưng và mông códải đen hình yên ngựa (đây là đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất), da mỏng mịn, lông thưa
và thô Đầu to, đen, có đốm trắng ở giữa trán hình tam giác hoặc hình thoi Tai đen, nhỏ
và nhọn Miệng nhỏ dài, trắng, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng
Giữa vai và cổ có một vành trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân
Cổ to, ngắn Ngực nở và sâu Lưng dài hơi võng, bụng xệ nhưng tương đối gọn,mông rộng và xuôi
Bốn chân trắng, tương đối cao, thẳng, móng xoè
Nhìn chung, lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt (đẻ 11 - 16 con/lứa), có từ
12 - 16 vú, tuổi phối lần đầu tiên có hiệu quả nhất từ 6 - 8 tháng, số con sơ sinh
Trang 14sống/ổ và số con cai sữa/ổ cao, trung bình từ 9 đến 11 con Khối lượng sơ sinhthấp: 0,5 - 0,6 kg và khối lượng cai sữa lúc 45 - 50 ngày, 5 - 6 kg/con Số lứa đẻkhá cao, trung bình từ 1,9 - 2,1 lứa/năm Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản kéodài, cho 10 - 15 lứa/nái Khả năng tăng khối lượng 327g/ngày, lợn thịt có tốc độ
tăng trọng 390 - 420g/ngày Khả năng tiêu tốn thức ăn 5,0 - 5,5 kg thức ăn/kg tăng
trọng, tỉ lệ thịt nạc thấp 35 - 39%, độ dày mỡ lưng cao
Hiện nay, lợn Móng Cái chủ yếu được sử dụng làm nái nền lai với lợn đực ngoạisản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng làm nái trong các công thức lai phức tạp
+ Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả
năng sinh sản Ở gia súc, tuổi thành thục về tính có các biểu hiện như sau: Bộ máy
sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng, con đực sinh tinh.Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ tinh Các đặc tính sinh dục thứ cấpbắt đầu các phản xạ sinh dục Con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, lợn nái trong điều kiện nuôi
dưỡng tốt, thì sẽ thành thục về tính ở độ tuổi trung bình là 188,5 ngày, với trọng
lượng 80 kg Nhưng nếu chúng ta cho lợn ăn hạn chế thì sẽ là 234,8 ngày, với trọnglượng 48,4 kg Dinh dưỡng tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian thành thục về tính
từ 4 - 16 ngày so với mức chỉ đáp ứng được 60 - 70% nhu cầu dinh dưỡng
Mùa vụ: lợn con đẻ vào mùa đông thì thành thục sớm hơn về mùa hè
Nói cách khác, thành thục về tính của gia súc cái được đánh giá bằng hiện tượng
động dục và rụng trứng Lợn cái sau khi thành thục về tính thì biểu hiện động dục, lần
thứ nhất thường không rõ ràng và tiếp sau đó ở các kỳ sau sẽ dần đi vào quy luật
Tùy thuộc vào loại gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về tính khácnhau Tuổi thành thục về tính của lợn cái khoảng 6 tháng, giao động từ 5 - 8 thángtuổi Lợn cái nội thành thục sớm hơn lợn cái ngoại
Mặt khác, tuổi thành thục về tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, cho
nên để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể mẹ, đảm bảo sựsinh trưởng và phẩm chất giống ở thế hệ sau, thì ta nên cho gia súc phối giống khichúng đã thành thục về thể vóc Với lợn cái hậu bị thường cho phối giống lần đầu
lúc 8 tháng tuổi Tuy nhiên, không cho lợn phối quá muộn vì sẽ ảnh hưởng tới hoạt
Trang 15động sinh sản của con cái và ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của một đời lợn nái.
Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái ngoại thường vào lúc 8 tháng tuổi và khối
lượng đạt 100 – 110 kg Trong thực tế sản xuất thường bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động
dục đầu và bắt đầu phối ở chu kỳ động dục thứ 3
+ Chu kỳ động dục
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái phát triển mạnh đặc biệt là
cơ quan sinh dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng Sự phát triển của trứng dưới
sự điều tiết của hooc môn tùy theo tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách
có chu kỳ Nó biểu hiện bằng những triệu trứng động dục theo chu kỳ, được gọi làchu kỳ động dục Thời gian một chu kỳ động dục được tính từ lần rụng trứng trướctới lần rụng trứng sau
Chu kỳ động dục của lợn thường kéo dài từ 20 - 33 ngày nhưng có thể giao
động trong phạm vi 18 - 25 ngày, trung bình là 21 ngày và được chia làm 4 giaiđoạn sau:
Giai đoạn trước động dục (1 - 2 ngày): quan sát thấy lợn nái có hiện tượngxưng huyết ở âm hộ và âm hộ bắt đầu sưng lên, hơi mở ra và có màu hồng tươi, có
tiết chất nhờn loãng chảy ra Lợn biếng ăn thích nhảy lên lưng con khác nhưngkhông thích con khác nhảy lên lưng mình
Giai đoạn động dục hay chịu đực (2 - 3 ngày): giai đoạn này gồm 3 thời kỳ:hưng phấn, chịu đực, không chịu đực
Ở giai đoạn này lợn nái có hoạt động sinh dục mãnh liệt, âm hộ mở to hơn,
chuyển sang màu mận chín, dịch nhờn keo đặc, lợn rất biếng ăn, nếu gặp lợn đựcnhảy lên lưng thì sẽ đứng yên (đây là hiện tượng chịu đực hay mê đực) Ở giai đoạnnày nếu trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh thì sẽ chuyển sang giai đoạn chửa,
ngược lại nếu trứng không được thụ tinh sẽ chuyển sang giai đoạn sau động dục
Giai đoạn sau động dục (3 - 4 ngày): giai đoạn này có dấu hiệu sinh dục giảmdần Lợn giảm hưng phấn thần kinh, sự tăng sinh và tiết dịch của tử cung ngưng lại,
âm hộ teo dần và tái nhợt Lợn cái không muốn gần con đực, không cho con khácnhảy lên lưng nó Con vật dần trở lại trạng thái bình thường, ăn uống bình thường
Giai đoạn nghỉ ngơi hay giai đoạn yên lặng sinh dục (12 - 14 ngày): đây làgiai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trứng rụng mà không thụ
Trang 16tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy Ở giai đoạn này hoàn toàn không có phản xạsinh dục Âm hộ teo nhỏ, màu trắng nhạt, lợn ăn uống bình thường Đây là giai đoạnnghỉ ngơi để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như khôi phục lại năng lượngcho chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ động dục, thời gian động dục cũng như các biểu hiện về hành vi sinhdục ở lợn cái thay đổi tùy theo giống, lứa tuổi, mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng, chăm
sóc Hơn nữa, lợn nái hậu bị thường có chu kỳ động dục dài hơn lợn nái cơ bản
hoặc nếu chăm sóc nuôi dưỡng kém thì chu kỳ động sẽ kéo dài
1.1.3 M ột số đề tài nghiên cứu về giống lợn Móng Cái
Giống lợn Móng Cái có tính di truyền tương đối ổn định, sự biến dị không lớnlắm, nhất là màu lông rất thống nhất Tất cả đầu lợn đen, giữa trán có một diểm trắng,tất cả đều có cổ khoang chia lợn ra 2 phần Có 2 loại hình: Loại Móng Cái xương to vàloại Móng Cái xương nhỏ Loại xương có tầm vóc nhỏ, đầu nhỏ, mõm hơi dài và thẳng,chân nhỏ đi bàn, lưng hơi võng Loại hình xương to thì ngược lại, đầu to, mõm dài vừaphải và bè, trán có nếp nhăn, tai to ngang, chân to, tầm vóc trung bình, có 12 vú trở lên,thể chất yếu (Nguyễn Khánh Quắc và cộng sự năm 1995) [22]
Theo Vũ Kính Trực (1995) [28]: Lợn Móng Cái nuôi ở Tràng Bạch qua 95lứa đẻ từ năm 1987 – 1991 cho thấy: Trung bình số con sơ sinh đẻ ra còn sống là11,64 con, lúc 30 tuổi là 8,65 con, lúc 60 ngày tuổi là 8,51 con Những số liệu trêncho thấy rõ tính đẻ sai con của lợn Móng Cái (chắc chắn nhờ cùng 1 cơ chế ditruyền có được từ giống lợn Trung Quốc) Sở dĩ số lượng con 1 tháng tuổi và 2tháng tuổi thấp là do chăm sóc nuôi dưỡng kém Như vậy, lợn Móng Cái Việt Namphải có giá trị như một nguồn dự trữ gen, về tính sinh sản cao bằng nhân thuầnchủng một cách có hệ thống, có thể pha thêm máu những lợn giống Thái Hồ củaTrung Quốc nhất là giống Mai Sơn để kế thừa và phát triển tính cao sản của nó Tácgiả cho biết có một lợn Móng Cái ở Quảng Uyên, Quảng Ninh, trong 5 năm lứa nàocũng đẻ trên dưới 20 con, kỷ lục là 27 con Một lợn Móng Cái khác cũng ở Quảng
Ninh qua 3 năm nuôi đẻ 2 lứa/năm và mỗi lứa 17 – 18 con, kỷ lục là 24 con So với
lợn Thái Hồ của Trung Quốc kỷ lục 32 con/lứa thì lợn Móng Cái của ta cũng chẳngkém lợn Thái Hồ là mấy
Trang 17Giống lợn Móng Cái là một giống lợn phổ biến và rất quan trọng ở miền BắcViệt Nam với những đặc tính ưu việt như: động dục sớm, đẻ nhiều con, chống chịutốt và dễ nuôi.
Giống lợn Móng Cái có ngoại hình đồng nhất, thành thục sớm, đẻ nhiều con,nuôi con khéo Có nhiều mặt cải tiến hơn lợn Ỉ, có tầm vóc to hơn và dài mình hơn
Có khả năng đẻ 10 con/ổ, khả năng tiết sữa đạt và vượt chỉ tiêu 30 kg, khả năng tiêuhóa và sử dụng thức ăn thô xanh tốt Lợn Móng Cái có nhược điểm như tầm vóccòn nhỏ, thể chất yếu, lưng võng, bụng sệ, chân đi bản, tăng trọng chậm, mình ngắn,ngực mỏng Do vậy, phương hướng là tăng cường công tác chọn lọc và nhân thuần
để nâng cao tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn mẹ, cho lai tạo với các giống
lợn ngoại để nâng cao tầm vóc
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu nâng cao năngsuất, cải tạo đàn lợn Móng Cái đã đạt được những kết quả tốt Thực tế cho thấy,trong những năm qua, tại các vùng sản xuất giống lợn Móng Cái hậu bị ở miền Bắcnói chung, ở Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang và Sơn La nói riêng, năng suấtsinh sản còn thấp hơn so với tiềm năng và kết quả nghiên cứu đã công bố: số concai sữa/ổ đạt bình quân 8,9 - 9,3 con, tỷ lệ ỉa chảy và tỷ lệ chết còn cao (14,7%);khối lượng cai sữa 35 ngày/ổ đạt 35,1 - 37,3kg Nguyên nhân chủ yếu do các quytrình kỹ thuật đồng bộ từ chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng đến thú y phòng bệnh
cho đàn lợn giống của chúng ta chưa được hoàn thiện và chưa phù hợp với điều
kiện sinh thái, nguồn thức ăn sẵn có của các địa phương
Để phát triển mở rộng chăn nuôi có hiệu quả giống lợn Móng Cái nói trên,
phát huy lợi thế so sánh của nguồn gen quý này trong bối cảnh hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải có các giải pháp công nghệ
đồng bộ về giống, an toàn sinh học, thú y phòng bệnh, dinh dưỡng, chăm sóc nuôidưỡng, mô hình chăn nuôi Đặc biệt là xác định chế độ dinh dưỡng hợp lý và khốilượng phối giống lần đầu cho lợn hậu bị là khâu rất quan trọng quyết định cho năng
suất sinh sản của lợn nái Móng Cái ở lứa thứ nhất và những lứa tiếp theo
Trang 181.2 Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1 Tính tr ạng số lượng và sự di truyền của tính trạng số lượng
1.2.1.1 Yếu tố di truyền
a/ Khái quát về tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự di truyền của tính trạng số lượng.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, tính trạng số lượng là tính trạng
được quy định bởi nhiều cặp gen mà mỗi cặp gen chỉ có hiệu ứng nhỏ (minorgene)
Tính trạng số lượng bị tác động rất lớn bởi môi trường và sự sai khác về mức độ
hơn là sự sai khác về chủng loại, đó là các tính trạng đa gen (polygene) Hầu hết,
những tính trạng năng suất của gia súc đều là những tính trạng số lượng mà các tínhtrạng số lượng thường có hệ số di truyền thấp và chịu nhiều tác động của ngoại cảnh
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Giá trị kiểu hình (P) của bất kì một tính trạng số lượng nào cũng có thể phânchia thành: giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E) Giá trị kiểu gen có thểphân chia thành giá trị cộng gộp của các gen (A), giá trị trội của các gen (D) và giátrị át gen (EG) và sai lệch môi trường riêng (ES) Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị
như sau:
P = G + E
P = A + D + I + EG + ES
* Giá trị kiểu gen
Giá trị kiểu gen (E) của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định
Phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di
truyền: phân ly, tái tổ hợp, liên kết Tác dụng của các gen khác nhau trên cùng mộttính trạng có thể là cộng gộp (A) nhưng cũng có thể là không cộng gộp Giá trị cộnggộp hay còn gọi là giá trị giống
Tác động của các gen gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen dị
hợp luôn luôn là trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gen đồng hợp Giá trị cộnggộp (giá trị giống) là cố định và có thể di truyền được Bố mẹ luôn truyền các giá trịcộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con Tiềm năng di truyền do tác
động cộng gộp của gen bố và gen mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay
giá trị giống Giá trị giống được dùng và chọn lọc có khả năng di truyền cho đời sau
Trang 19Giá trị không cộng gộp bao gồm: sai lệch trội (D) và sai lệch át gen hoặc
tương tác (I)
Sai lệch trội là sai lệch được sản sinh do sự tác động qua lại giữa các cặpalen ở trong cùng một locut (đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử) Sai lệch trội cũng làmột phần thuộc tính của quần thể Sai lệch trội có thể là: trội hoàn toàn (AA = Aa >aa), siêu trội (Aa > AA > aa), trội không hoàn toàn (AA > Aa > aa) Quan hệ trộicủa bố mẹ không di truyền được sang con cái
Sai lệch át gen hoặc sai lệch tương tác là sai lệch được sản sinh ra do sự tác
động qua lại giữa các gen không cùng một alen, thuộc các locut khác nhau Từ đó,
giá trị kiểu gen biểu thị chi tiết bằng công thức sau:
G = A + D +I
* Sai lệch môi trường
Sai lệch môi trường thể hiện thông qua hai thành phần: sai lệch môi trườngchung và sai lệch môi trường đặc biệt
Sai lệch môi trường chung (EG) là sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh thườngxuyên và không cục bộ gây ra
Sai lệch môi trường đặc biệt (ES) là sai lệch trong cá thể do hoàn cảnh tạmthời và cục bộ gây ra
Như vậy, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locut trở lên
thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị một cách chi tiết như sau:
P = A + D + I + EG+ ESQua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng chúng ta
có thể thấy muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc
Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giông
hoặc tạp giao
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi:thức ăn, nước uống, thú y, chuồng trại, quy trình chăn nuôi, chế độ quản lý vv
Trang 20b/ Ảnh hưởng của giống tới năng suất sinh sản của lợn:
Giống lợn là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái
Giống và đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất
Giống khác nhau, cho năng suất khác nhau
Ví dụ:
Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14 con/lứa
Lợn Ỉ đẻ 8 - 10 con/ lứaLợn Yorkshire đẻ 10 - 13 con/lứa
* Phương pháp nhân giống:
Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau
Cho nhân giống thuần chủng thì năng suất của chúng cũng chính là năngsuất của giống đó
c/ Tuổi và khối lượngcủa lợn nái khi phối giống lần đầu
Để tiến hành phối giống lứa đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục cả về sinh dục và
thể vóc Thành thục sinh dục là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động dục và rụng trứng.Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc quản lý cơ sở chăn nuôi Lợn nái nội như giống lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi thành
thục sinh dục (động dục lần đầu) vào 4 - 5 tháng tuổi 121 - 158 ngày tuổi Lợn ngoại nhưYorkshire, Landrace có tuổi thành thục sinh dục từ 7 - 8 tháng tuổi
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơnlợn nuôi chăn thả Vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất,tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động dục lần
đầu sớm hơn
Đối với lợn ngoại được 5 - 6 tháng tuổi nên cho tiếp xúc với lợn đực mỗi
ngày khoảng 15 phút để thúc đẩy sự dậy thì, lợn cái hậu bị sẽ động dục sớm
Trang 21Khi cho tiếp xúc với lợn đực chỉ nên cho tiếp xúc với lợn đực còn non(khoảng 1 năm tuổi) ở lứa tuổi này, lợn đực cũng có kinh nghiệm gây kích thích cholợn cái, đồng thời về tuổi tác và về thể vóc, tính cách cũng không chênh lệch quálàm cho lợn cái hậu bị rụt rè sợ sệt, tác dụng ức chế hơn là kích thích.
Lợn cái hậu bị động dục lần đầu không nên cho phối ngay mà cho phối giốngvào lần động dục thứ hai hoặc thứ ba, vì cho phối ở lần động dục đầu tiên sẽ cho tỷ
lệ thụ thai thấp và nếu có thụ thai thì số lợn con/lứa cũng sẽ thấp
Ngoài ra tình hình thăng trầm về thức ăn, triển vọng của việc tiêu thụ lợn con
có thể làm cho việc phối giống chậm lại một hoặc hai kỳ động dục
Ví dụ:
Người nuôi lợn thịt, nhằm vào thời điểm bán lợn thịt tết, nên có thể nuôi
chậm lại 1 - 1,5 tháng v.v .Người nuôi lợn nái cần bán lợn con để phục vụ nuôilợn thịt vào dịp tết có thể cho phối giống chậm lại
Sự thành thục về thể vóc là sự sinh trưởng phát triển đầy đủ của các cơ quan
Giữ vững năng suất bằng cách kéo dài thành tích sinh sản của các lứa đẻ từlứa thứ 6 cho đến lứa 10 sẽ có lợi nhiều là loại thải chúng đi để thay thế bằng đànnái hậu bị Nếu tăng số lợn nái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, vào đàn nái sinh sản sẽ làm
tăng giá thành 1kg lợn con cai sữa, làm giảm lợi nhuận của cơ sở chăn nuôi
Trang 22e/ Kỹ thuật phối giống
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng tới số lượng con/lứa Chọn thời điểm phốigiống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa Nên chú ý rằng, nếu lợn nái
động dục kéo dài 48h, thì trứng sẽ tác dụng vào 8 - 12h trước khi kết thúc chịu đực,
tức là 38 - 40h sau khi bắt đầu chịu đực
Cho phối giống quá sớm, hoặc quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ
sẽ giảm sút nhanh chóng
Đối với đàn lợn hạt nhân thì chỉ nên cho giao phối theo lối ghép đôi Một lợn
nái chỉ cho giao phối một lợn đực Nhưng để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao và số lượngcon/ổ cao thì nên phối lặp Đối với đàn lợn lai, sinh con thương phẩm thì có thểphối kép, tức là phối hai lần với hai đực giống khác nhau
Khoảng cách thời gian giữa hai lần phối lặp và phối kép: từ 12 đến 14 giờcho lợn nái cơ bản Đối với lợn cái hậu bị thời gian này khoảng 10 - 12h Trong các
kỹ thuật phối, ngoài các thao tác nghề nghiệp ra, điều cốt yếu là phải xác định thời
điểm phối giống thích hợp Thời điểm phối giống thích hợp có sự khác nhau giữa
lợn nội và lợn ngoại, giữa nái cơ bản và nái hậu bị
1.2.1.2 Yếu tố tác động do ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh cũng gây ảnh hưởng lớn đến cáctính trạng sinh sản
Ảnh hưởng của năm đẻ: Năm đẻ ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng năng
suất sinh sản Năm đẻ ảnh hưởng rõ rệt nhất đến các tính trạng như số con sơ sinhsống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ
Ảnh hưởng của lứa đẻ: Yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng số
con/ổ Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận số con/lứa tăng dần từ lứa đẻ thứ nhất
đến lứa đẻ thứ 4 – 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 8 – 9 Một số nghiên cứu cho rằng
khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con ở lứa đầu tiên cũng tăng Lợn nái đẻ lứa thứnhất có số con/lứa ít hơn nái đẻ từ lứa thứ hai trở đi, điều này có thể do tỷ lệ rụngtrứng tăng từ lứa thứ hai
Ảnh hưởng của mùa vụ: Ở Việt Nam do điều kiện thời tiết thay đổi theo mùa
nên ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con
Trang 23Ví dụ: Lợn con đẻ vào mùa đông có khối lượng sơ sinh và cai sữa cao hơn
các mùa khác trong năm
Ảnh hưởng của đực phối: Vị trí ô chuồng nuôi lợn đực, thời điểm phối giống
và phương thức phối giống thích hợp là nguyên nhân làm tăng sinh sản của lợn nái
Nếu vị trí ô chuồng lợn đực được bố trí xen kẽ với các ô lợn cái hậu bị thì sẽ kíchthích tuổi thành thục về tính sớm hơn và làm tăng tỷ lệ thụ thai Tuy nhiên việc lạmdụng lợn đực cũng làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái Vì vậy, vị trí ô chuồnglợn đực và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý là biện pháp để nâng cao số con sơsinh sống/ổ
Bên cạnh một số nhân tố cố định đó, năng suất sinh sản của lợn còn chịunhững yếu tố khác như: dinh dưỡng, chuồng trại, bệnh tật và ngoại cảnh xã hội…
Ảnh hưởng của nhân tố dinh dưỡng: Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng,
năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Lợn nái sau khi cai sữa cóthể động dục bình thường hay động dục chậm đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡngtrong thời kỳ nuôi con Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng với khẩu phần ăn hạn chếtrong thời kỳ mang thai và ăn tự do trong thời kỳ nuôi con thì lợn nái sẽ cho năngsuất tốt hơn Cần chú ý dinh dưỡng đối với lợn nái ở 3 tuần đầu và 3 tuần cuối, vì 3tuần cuối khối lượng thai tăng lên rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng Tuy nhiênnếu tăng hàm lượng năng lượng và protein trong khẩu phần ăn của lợn nái sẽ làmcho lợn nái nhanh béo, ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản
Ảnh hưởng của nhân tố chuồng trại và ngoại cảnh xã hội: Phương thức chăn
nuôi không phù hợp, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không sạch sẽ,
quy mô đàn quá lớn, trình độ chuyên môn không được nâng cao, phương thức chăn
nuôi yếu kém, tất cả đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Ảnh hưởng của yếu tố bệnh tật: Khi bị bệnh sẽ làm giảm khả năng sinh sản
của lợn nái, mất khả năng thụ thai, số con sơ sinh sống/ổ tỷ lệ thấp, số con sơ sinhchết tăng cao Ở vùng có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnhphát triển, nếu hệ thống chuồng trại không đảm bảo, công tác phòng bệnh và kiểm
tra chưa tốt thì dịch bệnh sẽ lây lan và làm mất khả năng sinh sản của lợn nái Điều
này ảnh hưởng rõ rệt nhất với quy mô lớn, trong chăn nuôi công nghiệp
Trang 24a/ Yếu tố tác động do thời tiết, khí hậu
Yếu tố ngoại cảnh có 2 loại:
Yếu tố tác động do tự nhiên thời tiết, khí hậu và yếu tố tác động do con
người: Chăm sóc, thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ sung các thức ăn cho lợn con…
Yếu tố tác động do tự nhiên khí hậu: Yếu tố thời tiết tác động rất lớn đến khả
năng sản xuất của lợn
Nếu thời tiết bất lợi, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ làm
ảnh hưởng đến sức khỏe (bệnh tật) của nái, do vậy tỉ lệ thụ thai không được tốt làmảnh hưởng đến số con/lứa, hoặc thai phát triển không tốt, lợn con sinh trưởng kém
Đặc biệt với những giống lợn ngoại, yếu tố ngoại cảnh tác động có ảnhhưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn
b/ Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lợn Đặc biệt, đối với lợnnái sinh sản, thức ăn còn quyết định đến năng suất sinh sản của lợn nái như: số con
đẻ ra còn sống, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ Lợn nái quá béo thì làm
giảm số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai giảm, lượng sữa tiết ra ít Nhưng nếu lợn quá gầythì cũng ảnh hưởng đến số trứng rụng, khả năng nuôi thai và nuôi con kém
Do vậy phải cho nái ăn, uống hợp lý trong từng thời kỳ
* Lợn nái hậu bị
Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn cái hậu bị rất quan trọng để đưa lợn cái vào phốigiống sớm đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con/lứa nhiều
Giai đoạn từ sau cai sữa cho đến 5 tháng tuổi cho ăn tự do để lợn phát triển hết
mức Từ tháng thứ 6 (đối với lợn ngoại và lợn lai) phải cho tiếp xúc lợn đực vài ngày 1lần để kích thích cho lợn cái động dục sớm Trước khi cho phối giống lứa đầu 1 tháng,cần phải cho lợn hậu bị ăn hạn chế để lợn không béo, ảnh hưởng đến sinh sản
Lợn hậu bị ngoại khi phối giống 7,5 - 8 tháng tuổi đạt trọng lượng 100 – 110
kg là vừa, lợn nội khoảng 60 kg và lợn lai khoảng 80 – 90 kg Cho ăn hỗn hợp thức
ăn có chứa 18% protein thô và 3000 Kcal ME/1kg thức ăn
Từ 60 – 70 kg, protein 15 - 16%, 2900 – 3000 Kcal ME/1kg thức ăn trở lên
cho đến khi phối giống lứa đầu, cho loại thức ăn hỗn hợp có chứa 14% protein thô
Trang 25và năng lượng trao đổi là 2900 Kcal ME/1kg thức ăn hỗn hợp (Nguyễn Thiện, Võ
Trọng Hốt; 1996) [25]
* Lợn chờ phối
Lợn cái chờ phối là lợn sau khi cai sữa lợn con Nếu lợn mẹ hao hụt nhiều
cân để phục hồi sức khỏe thì cho ăn theo tiêu chuẩn lợn hậu bị, trước khi phối nêncho ăn thức ăn xanh: các loại rau xanh, cho lợn ăn tự do để lợn phục hồi sức khỏe
nhanh và sớm động dục trở lại
* Lợn nái chửa
Lợn nái chửa trung bình là 114 ngày
Quá trình phát triển của bào thai được chia ra như sau:
+ Thời kỳ phôi thai: Từ 1 - 22 ngày Đây là thời kỳ phát dục mạnh
Khi lợn động dục sẽ có trứng rụng,quá trình giao phối tinh trùng đi vào được thụtinh ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng Sau khi thụ thai 1 - 3 ngày, hợp tử sẽ chuyển vào bám
ở 2 bên sừng tử cung Hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng
Mầm thai được hình thành sau 3 - 4 ngày Lúc đầu mầm thai lấy chất dinh
dưỡng từ noãn hoàn và tinh trùng Sau đó hình thành màng, mầm thai lấy chất dinhdưỡng qua màng bằng thẩm thấu
Túi phôi được hình thành sau 5 - 6 ngày, túi phôi chứa chất lỏng
Màng ối hình thành sau 7 - 8 ngày Màng ối chứa một lượng dung dịch lỏnglớn giúp cho phôi nằm thoải mái bên trong, dễ xê dịch, không va chạm với các cơquan xung quanh Thời kỳ này màng ối cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi: Protein,
đường, mỡ, muối, caroten là nguồn cung cấp nước quan trọng cho phôi Vào cuối
thời kỳ chửa màng ối giúp sinh đẻ dễ dàng
Màng đệm hình thành sau 10 ngày Mặt màng đệm có nhiều lông nhung để
lấy chất dinh dưỡng từ mẹ truyền cho phôi
Màng niệu: Hình thành sau 12 ngày chửa, chứa nhiều chất thải của phôi thai.Thời kỳ này trọng lượng của phôi thai đạt từ 1 - 2gam Thời kỳ này dễ bị tiêuthai, do thức ăn hôi mốc, các hóa chất cũng dễ làm hỏng thai Lợn mẹ cần yên tĩnh
không xua đuổi tác động mạnh
Trang 26Do vậy ở thời kỳ này cần phải đặc biệt chăm sóc cho lợn nái.
+ Thời kỳ tiền thai: từ 23 - 29 ngày
Thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai Sự kết hợp giữa mẹ và con chắcchắn hơn, đến ngày thứ 30 khối lượng đã đạt 3 gam Ngày thứ 39 đạt 6 – 7 gam chất
dinh dưỡng chủ yếu lấy từ cơ thể mẹ
+ Thời kỳ bào thai: 40 - 114 ngày
Thời kỳ này trao đổi chất mãnh liệt, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận
như lông, dạ dày, ruột, răng hình thành đầy đủ các đặc điểm giống Bào thai phát
triển rất nhanh nhất là 30 ngày trước khi sinh, đến cuối thời kỳ trọng lượng bào thai
tăng gấp 600 đến 1300 lần.Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái ở thời kỳ cuối rất quan trọng,
nó quyết định khối lượng sơ sinh
Trong thực tế sản xuất để thuận tiện người ta chia ra làm 2 thời kỳ:
Chửa kỳ I: từ khi thụ thai đến 84 ngày đầu
Chửa kỳ II: trước khi đẻ, 3/4 trọng lượng sơ sinh là phát triển ở chửa kỳ II
Nhu cầu dinh dưỡng
Protein chửa kỳ I: 90 - 100 protein/kg thức ăn
Protein chửa kỳ II: 100 - 110 protein/kg thức ăn
Hoặc hỗn hợp thức ăn có 13 - 14% protein thô, cân đối năng lượng cũng nhưaxit amin, các loại vitamin: A, B1, và các nguyên tố khoáng như Ca, P và muối ăn
c/ Chăm sóc
Trong chăn nuôi thì việc chăm sóc quản lý rất quan trọng, đặc biệt là thời gian chửa
Lợn nái chửa kỳ I: Phải cho vận động mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 giờ Lợn vừaphối giống tuần đầu không cho vận động (sau giai đoạn phôi thai 1 - 22 ngày mớicho vận động)
Lợn chửa kỳ II: Cho vận động nhưng thời gian vận động giảm đi 1 nửa, vận
động 3 - 4 ngày trước khi đẻ
Lợn nái sắp đến ngày đẻ không cho vận động Cần phải đặt việc trợ sản lên
hàng đầu
Trang 271.2 2 Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn
1.2.2.1 Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của cơ
thể theo từng giai đoạn khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau thì con vật có thể sinh
trưởng nhanh hay chậm khác nhau phù hợp với quy luật phát triển của mỗi giống
1.2.2.2 Những chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng
* Sinh trưởng tích lũy (V i )
Là khối lượng cơ thể kích thước và thể tích tăng lên được tích lũy lại sauthời gian sinh trưởng
Sinh trưởng tích lũy được tính theo công thức:
Vi= V1, V2, V3,…., VnĐơn vị tính: kg, gTrong đó: V1: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t1,
V2: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t2,
V3: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t3,
Vn: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian tn,
i = 1, 2, 3,…., n và
n: Số lần cân, đo tại một khoảng thời gian là t
* Sinh trưởng tuyệt đối (A i )
Là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể gia súc trongmột đơn vị thời gian
Đơn vị tính là: g/ngày, kg/tháng
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
1 1
i i t t
V V
Ai
Trong đó:
Ai: Sinh trưởng tuyệt đối
Vi-1: Sinh trưởng khối lượng kích thước ở thời kỳ đầu tương ứng với một
khoảng thời gian ti-1
Vi: Khối lượng kích thước ở thời kỳ tiếp theo tương ứng với một khoảng thờigian là ti
Trang 28*Sinh trưởng tương đổi (R i %)
Là tỉ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lêncủa lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước
Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức:
100)(
5.0
i i V V
V V
i
Trong đó I = 1,… n,
Ri: Sinh trưởng tương đối,
Vi-1: Khối lượng, kích thước ở thời kỳ đầu và
Vi: Khối lượng kích thước ở thời kỳ tiếp theo
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
* Giống
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề quyết định đến sự thành công “Giống có
giá trị kinh tế, giá trị gây giống tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính cho
đời sau” Trương Lăng (1993) [18]
Các giống khác nhau thì có sức sản xuất khác nhau, có khả năng thích nghivới môi trường sống khác nhau
Trong cùng một giống (lợn) cùng một đàn cùng nuôi tại một thời điểm
nhưng có những con mang kiểu gen tốt thì khả năng sinh trưởng vượt trội
Tóm lại: Giống là tiền đề, nếu không có giống tốt thì các yếu tố khác có tốt
đến mấy người chăn nuôi cũng không thể đạt được năng suất chất lượng cao
* Thức ăn và dinh dưỡng
Trong chăn nuôi lợn phụ thuộc phần lớn vào thức ăn chiếm 70% giá thành
của sản phẩm Thức ăn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và sự sốngcủa gia súc, sự tăng trọng về phát triển của gia súc
Vì vậy, chúng ta cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng ở lợn như sau:
+ Nước: Là dung môi cần thiết cho cơ thể duy trì sự sống Nó tham gia vàoquá trình tiêu hóa hấp thu đối với cơ thể Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng từ
cơ quan tiêu hóa theo con đường máu đến khắp cơ thể (trong máu nước chiếm 80%)
và vận chuyển các chất cặn bã qua đường mồ hôi, phân, tiểu ra ngoài
Trang 29Trong chuồng nuôi nên lắp đặt núm uống nước tự động là phương pháp khoahọc đảm bảo nhu cầu thường xuyên và đầy đủ nước cho lợn.
* Protein (Pr): Protein rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn Là thành phầnkhông thể thay thế được, cần thiết cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể
Con vật càng non trao đổi chất càng mạnh, khả năng tích lũy protein cànglớn Khi gia súc trưởng thành khả năng tích lũy protein giảm dần, đồng thời hàm
lượng protein trong cơ thể giảm đi
Như vậy gia súc còn non cho ăn đầy đủ protein thì chúng càng lớn và rút
ngắn được thời gian sinh trưởng Khi gia súc trưởng thành không nên cho ăn nhiềuprotein gây lãng phí
+ Lipit (L): Là nguồn dự trữ năng lượng, tích lũy ở dưới da của cơ thể
Là thành phần tạo lên các mô của cơ thể có vai trò bảo vệ giữ ấm cho cơ thể
Lượng Lipit thường được tích lũy nhiều nhất ở bụng, mông, vai Giai đoạn
tích lũy này tăng lên theo quá trình sinh trưởng phát triển của con vật Lipit có vaitrò hòa tan các chất vitamin A, D nếu thiếu lipit sẽ dẫn đến bị thiếu vitamin Nếuthừa Lipit thì con vật sẽ quá béo
+ Gluxit (G): Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
Nhu cầu năng lượng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của con vật, thay đổi
theo hướng sản xuất cũng như nhiệt độ chuồng nuôi
Ví dụ ở nhiệt độ 20oC thì lượng mô mỡ tăng lên là 0,224 kg Còn ở nhiệt độ
12oC thì lượng mô mỡ tăng lên là 0.192 kg (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000) [17]
+ Khoáng chất: Ngoài chức năng cấu tạo mô còn tham gia nhiều quá trìnhchuyển hóa của mô cơ Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao
đổi chất, sinh sản ngừng trệ, sức sản xuất kém
Chất khoáng quan tâm nhất vẫn là canxi (Ca) và photpho (P), ngoài ra còn cókali, natri, magiê…Các khoáng chất này giữ vai trò chính trong việc phát triển vàduy trì bộ xương và thực hiện chức năng sinh lý khác: Khả năng sinh trưởng, khả
năng thu nhận thức ăn…
Trong khẩu phần của lợn con cần đảm bảo Ca 0,9%, P 0,7%, và Ca/P là 1,2 - 1,8%.Lợn con rất hay thiếu sắt, hậu quả là bị bệnh thiếu máu, ỉa chảy, ỉa phântrắng, chậm lớn, ta thường dùng Dextran - Fe tiêm vào ngày thứ 3 sau khi lợn đẻ
Trang 30+ Vitamin (Vi): Là những hợp chất hữu cơ Vitamin tham gia vào hầu hếtquá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể như: Là chất xúc tác sinh học, xúctiến việc tổng hợp phân giải các chất dinh dưỡng Vitamin có trong các tế bào cơ thể
và giúp cho lợn sinh trưởng phát triển bình thường
Thiếu Vitamin A con vật bị mù, năng suất sinh sản thấp, tốc độ sinh trưởng giảm.Thiếu Vitamin D sẽ dễ dẫn đến sự rối loạn vôi hóa của các mô xương bình
thường, đặc biệt là bệnh còi xương ở lợn con và nhuyễn xương ở lợn trưởng thành
Nếu thừa :
Vitamin D sẽ vôi hóa tim, phổi, thận
Vitamin B1 tham gia quá trình trao đổi chất, kích thích tính thèm ăn
Nhu cầu vitamin cho lợn con:
Vitamin A: 2200 UI/kg thức ăn
Vitamin B1: 1-1,5mg/kg thức ăn
Vitamin D: 220UI/kg thức ăn
Nhìn chung sự tích lũy mỡ, năng lượng tăng lên theo tuổi Còn tích lũy protein,khoáng giảm dần theo tuổi
* Nhiệt độ và ẩm độ, chế độ nuôi dưỡng
+ Nhiệt độ: Khi nhiệt độ cao lợn có triệu chứng thở nhiều giảm ăn, đi phân bừabãi Khi đó, lợn sẽ mệt mỏi kén ăn, bỏ ăn, tăng khối lượng kém, dễ mắc bệnh, hiệu quảkinh tế giảm sút, biện pháp giảm nhiệt là tắm cho lợn hay có quạt thông gió…
Khi nhiệt độ thấp: Lợn dễ xảy ra dịch bệnh về tiêu hóa, hô hấp và các bệnhtruyền nhiễm nghiêm trọng hơn như: Bệnh Tai Xanh, bệnh Cúm A/H1N1… Cần có
hệ thống sưởi ấm khi trời rét
+ Ẩm độ: Ẩm độ cao lợn sẽ rất bẩn dễ mắc bệnh hô hấp, bệnh ngoài da như:ghẻ, đậu, …hậu quả lợn tăng chậm Ẩm độ thấp gây hậu quả xấu ở lợn con Ẩm độphù hợp cho lợn từ 50% - 70%
+ Chế độ nuôi dưỡng: Thành công trong chăn nuôi theo quan niệm: Giống làtiền đề, thức ăn là cơ sở chăm sóc thì nuôi dưỡng là yếu tố quyết định Chăm sóctạo những điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển bình thường, không xảy ra dịchbệnh chính vì thế cần:
Trang 31+ Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, khô ráo nhất là thời gian
đầu lợn chưa sinh Cần định kỳ tổng vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanhphương thuốc diệt ruồi muỗi, tẩy uế chuồng trại sạch sẽ sau khi lợn xuất chuồng
+ Vệ sinh thức ăn, nước uống: Máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ, phải cọ
máng ăn hàng ngày không cho lợn ăn thức ăn ôi thiu hay thức ăn nhiễm khuẩn
+ Vệ sinh cơ thể lợn: Mùa hè phải tắm trải thường xuyên trong các ô chuồnglợn nái (không tắm cho lợn mẹ trong thời gian nuôi con, hạn chế tối đa độ ẩm đểphòng trừ bệnh lợn ỉa chảy và lợn mẹ bị viêm nhiễm móng), 1 - 2 lần/ngày vào cácbuổi sáng và buổi chiều mát Mùa đông 1 - 2 ngày/lần vào các mùa nắng ấm, lúctrời lạnh và mưa thì có rèm để che phủ
+ Đặc biệt là công tác thú y: Cần thực hiện công tác “Phòng bệnh hơn chữa
bệnh” có kế hoạch tiêm phòng Vacxin triệt để, cần có hệ thống tường bao, bố trí các
hố vôi để sát trùng ở cửa ra vào, nhằm phòng ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập
Ở trại cần xây dựng nội quy thú y để phổ biến cho người chăn nuôi Những bệnhthường xảy ra ở lợn: Dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, phó thương hàn, bệnh
ghẻ…Nếu bệnh xảy ra cần chữa trị kịp thời, kiểm soát tốt nhằm ngăn chặn không đểbệnh thành dịch giúp con vật phục hồi nhanh phát triển bình thường
1.2.3 Sinh s ản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của lợn
1.2.3.1 Khái quát về khả năng sinh sản
Sinh sản là một thuộc tính trọng yếu của sinh vật nói chung và gia súc nóiriêng, là một đặc trưng quan trọng vào loại bậc nhất của sinh vật nhằm duy trì nòigiống và đảm bảo sự tiến hóa của con vật Ở gia súc nói chung và lợn nái nói riêngthì sinh sản là một chức năng quan trọng mang ý nghĩa tái sản xuất ra sản phẩmphục vụ cho lợi ích của con người Chính vì vậy mà sinh sản là một tính trạng mà
con người hết sức quan tâm và chú trọng nhằm mục đích làm sao trong một thời
gian ngắn nhất gia súc sinh sản được nhiều nhất, thế hệ sau có những đặc tính tốt
hơn thế hệ trước, trong đó năng suất sinh sản được nâng cao thì mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất trong chăn nuôi
Quá trình sinh sản chiụ sự điều khiển của thần kinh và thể dịch, có thể đượchoàn thiện dần trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo cho sự điều tiết trong quá
Trang 32trình sinh sản Trong từng giai đoạn khác nhau của cơ thể luôn có sự gắn kết giữathần kinh và thể dịch Mối quan hệ này luôn luôn tuân theo một quy luật hệ thống
kế tiếp và thống nhất trong một cơ thể với cơ chế hoạt động nhiều chiều của thầnkinh và thể dịch
Mối quan hệ này luôn luôn tuân theo một quy luật hệ thống kế tiếp và thốngnhất trong một cơ thể với cơ chế hoạt động nhiều chiều của thần kinh và thể dịch.Nếu trong một khâu nào đó của mối quan hệ nhiều chiều này bị rối loạn thì cơ thểgia súc sẽ thay đổi theo hướng có lợi hoặc có hại đến khả năng sinh sản Sự thay đổi
này được thể hiện dưới hình thức chậm động dục ở lợn cái hậu bị và chậm động dục
trở lại ở lợn nái sinh sản hay ở gia súc động dục mà không có trứng rụng dẫn đếnhiện tượng vô sinh ở gia súc cái
1.2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và những yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó
Trong thực tế có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái,
nhưng các nhà di truyền và chọn giống lợn chỉ quan tâm đến một số tính trạng cónăng suất nhất định, mà theo họ là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn nái
sinh sản
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái thực tế người ta thường dùng các
chỉ tiêu sinh sản sau:
- Tuổi phối giống lần đầu
- Tuổi đẻ lứa đầu
- Khối lượng sơ sinh/con
- Số con đẻ ra/ổ
- Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ sau khi đẻ
- Số con để nuôi/ổ
- Số con cai sữa/ổ
- Số con cai sữa/nái/năm
- Khoảng cách lứa đẻ
- Khối lượng cai sữa
Trang 33- Khối lượng lúc 90 ngày tuổi/con
- Số lứa đẻ/nái/năm
- Thời gian sử dụng lợn nái
* Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu: Đây là một chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu
bị, chỉ tiêu này giúp cho việc đề ra lịch khai thác đúng tiềm năng sinh sản của lợnnái trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao sức sản xuất của lợn nái trong một đờisinh sản
Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
chăn nuôi Theo kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) [29], Lê Viết Ly
(1999) [20], Jang-Hyunglee (1993) [35] cho thấy, lợn hậu bị Móng Cái và một sốgiống lợn nội khác có thể động dục sớm từ lúc 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phốigiống thích hợp vẫn là 7 - 8 tháng tuổi Đây là thời kì mà lợn nái đạt tới độ thànhthục về tính, đảm bảo thể trạng và các yếu tố cần thiết để nuôi con
Tuổi phối giống lần đầu là số ngày tính từ khi lợn cái được sinh ra cho đến
ngày được phối lần đầu tiên Đơn vị tính là ngày Thông thường ta chọn lợn nái
phối lần đầu vào chu kì động dục lần thứ hai hoặc lần thứ ba, tuổi phối lần đầu sớmhay muộn đều ảnh hưởng tới tuổi đẻ lứa đầu
* Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó được sinh ra cho đến ngàylợn cái đẻ lứa đầu tiên Đơn vị tính là ngày Đây cũng chính là tuổi phối giống cókết quả cộng với thời gian mang thai
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi phối giống lần đầu, kết quảphối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau Đối với lợn nái nội tuổi đẻlứa đầu thường sớm hơn so với lợn ngoại do tuổi thành thục về tính dục ngắn hơn
* Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng sơ sinh là khối lượng của một lợn con đẻ ra còn sống được cânlúc lợn con chưa bú sữa đầu Đơn vị tính là kg Chỉ tiêu này nói lên khả năng nuôidưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợnnái chửa tại cơ sở chăn nuôi
Trang 34Lợn Móng Cái đẻ 12 - 15 con/ lứa.
Số con đẻ ra trên ổ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số lượng trứng rụng, mà
số trứng rụng còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng Theo kết quả nghiên cứu của 1 số tácgiả, thời gian thích hợp tập trung thức ăn năng lượng cao để tăng số trứng rụng là 11
- 14 ngày trước khi động dục
Theo Hughes và Varley (1980) [33]: Mức ăn cao trong vòng một ngày trước
động dục thì số trứng tăng 0,9 trứng, ăn cao trong vòng 10 ngày thì số trứng tăng
1,6 trứng và trong vòng 21 ngày thì số trứng rụng tăng 3,1 trứng
Trong một số quy định chăn nuôi lợn nái của Philippin, của tập đoàn Cargill(Mỹ) [4] đã áp dụng chế độ nuôi dưỡng bồi thực (Flushing) với thức ăn hơn 3 kg cholợn cái hậu bị trong vòng 14 ngày trước phối và chế độ bồi thực cho lợn nái từ sau caisữa cho đến phối giống nhằm tăng số lượng trứng rụng để tăng số con đẻ ra/ ổ
Số con đẻ ra/ổ cũng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ chết phôi và chết thai trong giai
đoạn lợn nái chửa Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng: tỷ lệ chết phôi thai và
chết thai từ lúc thụ tinh đến khi đẻ chiếm từ 30 - 50% và gần 2/3 số đó rơi vào giai
đoạn đầu thời kỳ chửa Perry J S (1954) [37] cho biết 28% phôi chết vào ngày
chửa thứ 13 - 18 và 34,8%
* Số con sơ sinh sống/ổ
Được xác định bằng số con còn sống đến 24 giờ sau khi đẻ Đây là chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều con hay ít con củagiống, nói lên kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái có chửa và kỹ thuật thụ tinhcủa dẫn tinh viên Trong vòng 24h sau khi đẻ những lợn con được sinh ra nếu
không đạt trọng lượng sơ sinh trung bình của giống thì không phát dục hoàn toàn,đầu to, mông bé v.v thì sẽ bị chết Ngoài ra trong thời gian này, lợn con chưa
nhanh nhẹn, dễ bị mẹ đè chết Nếu lợn nái được đẻ trong cũi có song sắt chắn, thì sẽ
tránh được hiện tượng lợn con bị mẹ đè chết
Tỷ lệ sống (%) = số con sơ sinh sống đến 24h/số con đẻ ra * 100
Trang 35* Số con để nuôi/ổ
Số con để nuôi/ổ là số lợn con đủ tiêu chuẩn giống được giữ lại nuôi Số con
đẻ nuôi/ổ chịu ảnh hưởng từ số con đẻ ra còn sống trên ổ, độ đồng đều của lợn conlúc sơ sinh cũng như khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ và trình độ chăm sóc
của công nhân viên Với thực tế tại trại chăn nuôi lợn Móng Cái thuộc Công ty chănnuôi Hải Phòng, thì số lợn con để nuôi/ổ phần lớn là ưu tiên cho những con cái, vìmục đích cũng như nhu cầu của trại là cung cấp giống cho các tập thể chăn nuôi vàduy trì giống cho quốc gia, những con đực chỉ được giữ lại nuôi khi trại có nhu cầucần đực thay thế hay có sự đặt hàng từ trước của các cơ sở chăn nuôi khác hoặc
dùng ghép đàn khi số lợn cái vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng sữa của lợn nái, tránh
tình trạng lãng phí nguồn sữa sẵn có của lợn mẹ
* Số con cai sữa/ổ
Là số lợn con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ Thời gian cai sữa dàihay ngắn tùy thuộc vào cơ sở chăn nuôi, khả năng nuôi con của lợn mẹ và phụthuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con
Tại các nước tiên tiến, người ta cho lợn con tách mẹ ở 21, 28, 35 ngày tuổi.Tách lợn ra khỏi mẹ sớm sẽ làm cho số lứa đẻ của một nái/năm tăng lên, đồng thờihạn chế được một số bệnh hay lây lan từ mẹ chuyển sang con Tại nước ta các trại
chăn nuôi nhà nước có thể cho lợn con tách mẹ lúc 35 ngày tuổi Còn chăn nuôi
trong các hộ nông dân thì vẫn cai sữa ở 60 ngày tuổi
Số con cai sữa/ổ là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng, quyết định hiệuquả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn
mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnhtật cho lợn con
Tỷ lệ nuôi sống (%) = số lợn con sống đến cai sữa/số lợn con để lại nuôi *100
* Số con cai sữa/nái/năm
Chỉ tiêu này là đánh giá tổng quát nhất đối với việc đánh giá năng suất chănnuôi lợn nái Người nuôi lợn nái có thể thu được lãi hay không là nhờ ở số lượnglợn con cai sữa/nái/năm Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn cai sữatrong mỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/nái/năm sẽ cao
Trang 36* Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách giữa các lứa đẻ là khoảng thời gian hình thành một chu kì sinhsản Bao gồm: thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời gian chờ động dục lại sau caisữa và phối giống Nói cách khác, khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ lứanày đến ngày đẻ lứa tiếp theo Đơn vị tính là ngày
Nếu thời gian nuôi con và thời gian chờ động dục lại sau cai sữa ngắn thì rútngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ, từ đó tăng số lứa đẻ/nái/năm Như vậy hiệu quả
sử dụng lợn nái càng cao
Là thời gian hình thành một chu kỳ sinh sản
Bao gồm: Thời gian chửa
+ Thời gian nuôi con
+ Thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa
Trong ba yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi Còn thờigian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi để rút ngắn khoảng cách giữahai lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/ năm
* Khối lượng cai sữa
Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng lợn con củalợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái nuôi con
và lợn con của một số cơ sở chăn nuôi Do đó thành tích này là bao gồm cả phầncủa lợn nái và phần nuôi dưỡng của con người, nhưng trước hết là thành tích củalợn nái
Khối lượng cai sữa càng cao thì càng tốt Lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai
đoạn phát triển sau
* Khối lượng lúc 90 ngày tuổi /con
Với cơ sở chăn nuôi lợn thuần như trại chăn nuôi lợn Móng Cái thì việc xác
định khối lượng lúc 90 ngày tuổi cũng đồng nghĩa với việc xác định khối lượng bán
Do đây là cơ sở chăn nuôi còn mang nhiều hình thức thủ công, công nghệchăn nuôi còn hạn chế, cho nên chưa đủ điều kiện cai sữa sớm và do nhu cầu cũngnhư thị hiếu của người mua cho nên cơ sở chăn nuôi chỉ nuôi lợn sau cai sữa trêndưới 90 ngày tuổi thì sẽ xuất lợn đem bán
Trang 37* Số lứa đẻ/nái/năm
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nó nói lên khả năng nuôi con của lợn mẹ,
cũng như kỹ thuật và điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi
Số lứa đẻ/nái/năm càng cao thì càng tốt như vậy hiệu quả sử dụng của náicàng cao, nó cũng nói lên hiệu quả của việc chọn và gây nái của giống và của cơ sở.Ngoài ra số lứa đẻ/nái/năm còn phụ thuộc vào thời gian cai sữa của lợn trong quátrình nuôi con
* Thời gian sử dụng lợn nái
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc chọn nái làm giống, cũng như
chất lượng, hiệu quả của chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đã được chọn làm giống.Thời gian sử dụng của một nái càng nhiều thì càng nói lên chất lượng của nái đó tốt
Trong thực tế chăn nuôi có những nái được sử dụng rất lâu, do khả năng nuôicon khéo của nó Với những nái này thì thường cho chúng ta những con rất tốt vàthế hệ sau sẽ được kế thừa yếu tố di truyền này
Thời gian này được tính từ khi nái được chọn làm giống cho tới khi loại thải
* Những yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái.
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái có thể chia thànhhai loại:
- Yếu tố tác động do di truyền
- Yếu tố tác động do ngoại cảnh, gồm:
+ Yếu tố tác động do thời tiết, khí hậu
+ Yếu tố tác động do con người như thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ sungthức ăn cho lợn con v.v
1.2.4 Vai trò c ủa năng lượng và protein ảnh hưởng đến sinh sản của lợn
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái hậu bị phải đúng kỹ thuật, đảm bảo lợnkhông được quá béo hoặc quá gầy Vì quá béo sẽ gây nên hiện tượng tỷ lệ thụ thaithấp, còn quá gầy sẽ gây nên hiện tượng không động dục hay chậm động dục hoặc
động dục không đều đặn, giảm khả năng sinh sản, hay tốc độ sinh trưởng chậm
không đủ tiêu chuẩn phối giống Cho nên việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hậu bịrất quan trọng Nuôi dưỡng lợn nái hậu bị phải cung cấp đủ nhu cầu nănglượng, protein, khoáng và vitamin
Trang 38* Năng lượng
Nhu cầu năng lượng tính theo năng lượng trao đổi (ME)
ME = Năng lượng duy trì (MEm) + Năng lượng tăng trọng (MEp) MEm = 0,5
MJDE x W 0,75
MEp bao gồm:
Năng lượng cho sinh trưởng của lợn hậu bị chủ yếu tăng trọng MEg =Năng lương tích luỹ tổ chức nạc + Năng lượng tích luỹ tổ chức mỡ
Để tích luỹ được 1 kg tổ chức nạc, cần cung cấp 15 MJDE từ thức ăn
Để tích luỹ được 1 kg tổ chức mỡ cần cung cấp 50 MJDE từ thức ăn
Ví dụ: Tính lượng thức ăn cần thiết phải cung cấp hàng ngày cho 1 lợn náihậu bị có trọng l ượng 60 kg (W 0,75 = 21,60 kg), tăng trọng 600 g/ngày (trong
đó tăng trọng của tổ chức nạc là 400 g/ngày)
Biết rằng giá trị nhiệt năng chứa trong 1 kg thức ăn =13MJDE
Tính: Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W 0,75 = 0,5 MJDE x 21,6 kg =
10,8 MJDE
Năng lượng tích luỹ nạc = 15 MJDE x 0,4 kg = 6 MJDE, E tích mỡ = 50
MJDE x 0,2 kg =10 MJDE Vậy nhu cầu năng lượng cho lợn nái hậu bị trong
trường hợp này là: 10,8 MJDE + 6MJDE + 10 MJDE = 26,8 MJDE
Lượng thức ăn cần cung cấp hàng ngày cho lợn nái hậu bị ở trên là 26,8MJDE/ 13 MJDE = 2,06 kg/ngày Nguồn năng lượng được cung cấp cho lợn náihậu bị có thể lấy từ, bột ngô, bột sắn, bột các loại củ và các phụ phế phẩm kháctrong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm
Có nhiều dạng năng lượng khác nhau, nhưng hiện nay người ta thường sửdụng trị số năng lượng trao đổi (ME: Metabolisable energy) để đo lường nhu cầu
năng lượng của các loại gia súc gia cầm, đồng thời cũng dùng để đo giá trị nănglượng của các loại thực liệu là thức ăn gia súc
Bất kỳ một chất hữu cơ nào khi thú ăn vào cũng sinh ra năng lượng và việccân bằng nhu cầu năng lượng trao đổi của lợn bằng các thực liệu là một phép tínhquan trọng trong việc tổ hợp khẩu phần để lập công thức pha trộn thức ăn Ta có thểphân loại ra thành 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính, đó làLipid và Glucid
Trang 39người tiêu dùng thịt Ngoài ra loại mỡ này còn làm cho thịt được dự trữ được lâu Loại
chất béo này có trong tinh bột bắp, tấm Vì vậy, khi nuôi lợn thịt ở giai đoạn cuối người
ta thường cung cấp nhiều tinh bột để tạo mỡ hơn là cung cấp nhiều lipid
Tuy vậy, axit béo không no cũng là những loại axit béo thiết yếu cần thiết cho
sự phát triển của tất cả các loại tế bào trong cơ thể và nếu thiếu sẽ làm cho lợn chậmlớn như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic mà con người gọi là vitamin F,
cả 3 chất này rất cần để tạo ra axit doso sahexaenoic vốn là loại axit béo chuỗi dài cần
thiết cho nhu cầu phát triển và hoạt động của mô thần kinh não tủy Đối với lợn, nếucung cấp đủ sẽ tạo ra mỡ lợn có giá trị cao
Mặt khác, trong khẩu phần của lợn, cần có một lượng lipid để tạo ra sự ngonmiệng, chống bụi, giúp hòa tan các vitamin tan trong chất béo và để phát triển cơthể Nhưng nếu khẩu phần ăn có nhiều chất béo sẽ là nguyên nhân làm lợn chán ănhoặc tiêu chảy do không tiêu hóa được, gây kích ứng đường ruột và chất béo trongthức ăn nhanh chóng biến thành mỡ của các hệ mô, bọc quanh cơ quan nội tạng vàphát triển nhanh lớp mỡ bọc thân Lợn nái trong thời kỳ mang thai sẽ dự trữ lớp mỡ
Trang 40bọc thân rất dày để cung cấp cho lợn con qua con đường sữa Nái tốt thì lớp mỡ bọcthân của lợn con phát triển nhanh, lợn con trở nên bụ bẫm, nhưng bù lại lớp mỡ bọcthân của nái nhanh chóng giảm đi Như vậy, trong thời kỳ tiết sữa nuôi con lợn nái
có cân bằng lipid âm, nghĩa là lượng lipid ăn trong khẩu phần hằng ngày không đủcho nhu cầu bảo trì và tiết sữa, nái phải huy động đến chất béo dự trữ để tạo sữa,làm cho lớp mỡ dưới da giảm đi nhanh chóng
Choline là yếu tố huy động mỡ, nó giúp chuyển hóa lipid mà không để tích
đọng trong cơ thể lợn
Đối với lợn con tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng cho mỗi kg thức ăn
rất cao, do vậy cần bổ sung chất béo vào thức ăn nhất là các loại chất béo chế biếncông nghiệp (như chất béo bột)
* Glucid
Glucid là chất cung cấp năng lượng chủ lực cho cơ thể hoạt động, là nguồncung cấp chuỗi carbon cho các phản ứng tổng hợp những chất hữu cơ khác Mỡ lợntạo ra từ glucid thường là mỡ chắc, tạo chất béo no, vì vậy giai đoạn cuối khi nuôilợn thịt cần cung cấp glucid có trong tấm, bắp để tạo mỡ tốt cho tiêu dùng và xuấtkhẩu, nhưng nếu dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ dự trữ quanh thân và phủtạng, làm cho tỉ lệ nạc giảm đi
Hai dạng glucid mà lợn thường dùng đó là tinh bột và đường (đườngglucose, lactose), còn dạng cellulose (chất xơ) thì lợn tiêu hóa được rất ít qua trunggian của vi sinh vật cộng sinh ở manh tràng và ruột già để tạo ra một số vitaminnhóm B cần thiết cho lợn (vì lợn không có men cellulase) Tuy tiêu hóa ít nhưngtrong khẩu phần của lợn phải có tối thiểu 5% xơ để tạo nhu động ruột bình thườngchống táo bón cho lợn nhất là nhóm heo nái chửa, nái nuôi con thì sự táo bón làmxáo trộn sinh lý bình thường dẫn đến đẻ khó, kém sữa Nhưng nếu hàm lượng chất
xơ trong khẩu phần cao sẽ làm hạn chế độ tiêu hóa thức ăn, sự hấp thu dưỡng chất
cũng bị giảm và làm cho dưỡng chất bị đẩy nhanh qua ống tiêu hóa gây tiêu chảy,mất dưỡng chất, hệ số sử dụng thức ăn kém, lợn chậm lớn, tăng chi phí nuôi dưỡng
và điều trị tiêu chảy (trường hợp này thường dùng kháng sinh là không hiệu quả vì
tiêu chảy do cơ học, không do vi sinh vật gây bệnh) Chất xơ của vỏ hạt bắp ít thấm