GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tiết 1 Vẽ trang trí TRANG TRÍ QUẠT GIÂY I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy 2. Kỹ năng: Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng mỗi loại quạt giấy. Trang trí được quạt bằng họa tiết đã học 3. Thái độ Học sinh có ý thức làm đẹp và giữ gìn các đồ dùng II. Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên:
GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tiết 1- Vẽ trang trí TRANG TRÍ QUẠT GIÂY I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy 2. Kỹ năng: - Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng mỗi loại quạt giấy. Trang trí được quạt bằng họa tiết đã học 3. Thái độ - Học sinh có ý thức làm đẹp và giữ gìn các đồ dùng II. Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau - Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy - Bài vẽ của học sinh năm trước b. Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh các loại quạt giấy - Giấy, bút chì, com pa, màu vẽ III. Tiến trình dạy học: * Khởi động: - Từ xa xưa các quạt hữu ích cho con người trong những ngày he nóng nực. Ngày nay mặc dù xã hội chúng ta đã phát triển nhưng cái quạt vẫn được sử dụng trong đời sống hàng ngày và ngày càng được trang trí đẹp hơn Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Em đã thấy những loại quạt nào? - Quạt được sử dụng làm gì? (Sử dụng trong đời sống hàng ngày, biểu diễn nghệ thuật, trang trí) - Cho học sinh quan sát một số loại quạt - Em có nhận xét gì về hình dáng các loại quạt? (Có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, nửa hình tròn, bầu dục…) - Các loại quạt trên được làm bằng chất liệu gì? I. Quan sát và nhận xét - Có hai lọai quạt: Nan và giấy. - Quạt giấy có dáng hình nửa tròn - Được trang trí bằng những họa tiết hoa văn phong phú - Màu sắc hài hòa đẹp mắt. 1 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 (nan tre, nhựa, gỗ, vải…) - Giáo viên lấy ví dụ: Tùy theo mục đích sử dụng màg lựa chọn chất liệu - Với nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách trang trí quạt giấy - Cho học sinh quan sát một số loại quạt giấy - Em thấy gì về hình dáng, chất liệu, màu sắc và cách trang trí của quạt giấy Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí quạt giấy - Muốn tạo dáng được quạt giấy ta phải làm như thế nào? - Tại sao phải vẽ hai đường tròn đồng tâm (Phần nan tre là nửa đường tròn nhỏ, phần có bồi giấy có trang trí là nửa đường tròn) Giáo viên vẽ minh họa các bước tiến hành - Theo em cần trang trí quạt như thế nào? Hướng dẫn học sinh cách tìm bố cục, chọn họa tiết trang trí và sử dụng màu sắc II. Tạo dáng và trang trí quạt giấy 1. Tạo dáng - Vẽ hai nửa đường tròn đồng tâm bán kính khác nhau 2. Trang trí - Tìm bố cục - Chọn họa tiết phù hợp - Màu sắc nhẹ nhàng hài hòa Hoạt động 3: Thực hành Giáo viên quan sát theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài - Gợi ý học sinh cách tìm hình mảng - Tìm họa tiết phù hợp III. Bài tập - Trang trí quạt giấy có bán kính 12 cm và 4 cm Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: - Chọn một số bài dán lên bảng - Cho học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc - Giáo viên nhận xét động viên xếp loại bài vẽ của học sinh Dặn dò: - Hướng dẫn học sinh trang trí quạt bằng cách xé dán giấy màu - Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh thuộc mĩ thuật Thời Lê 2 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 2 Ngày soạn: 27/08/2012 Tiết 2 - Thuờng thức mĩ thuật. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ (Từ thế kỉ XV đến thế kỷ XVIII) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê- thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam 2. Kỹ năng: - Biết thưởng thức cái đẹp của nền nghệ thuật dân tộc 3. Thái độ: - Biết yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương II. Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Nghiên cứu Sách giáo khoa, tham khảo tài liệu, soạn bài. - Một số hình ảnh mĩ thuật thời Lê (đồ dùng dạy học mĩ thuật 8) b. Học sinh: - Học bài cũ- Tìm hiểu bài mới - Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật thời Lê III. Tiến trình dạy học: Khởi động: - Ở chương trình mĩ thuật lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu sự phát triển mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. Để hiểu thêm về sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển tiếp theo, đó là mĩ thuật thời Lê - Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại- mĩ thuật thời kì nhà Lý- Thời Trần- Thời Lê, nối tiếp là thời Nguyễn. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bối cảnh thời Lê Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về triều đại thời Lê - Nhà Lê là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất có nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam isự phát triển của mĩ thuật trên cơ sở thừ kế tinh hoa của nền nghệ thuật dân tộc I- Vài nét về bối cảnh lịch sử - Sau mười năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Nhà Lê đã xây dựng một nhà nước phong kiến với nhiều chính sách tích cựa tiến bộ tạo nên xã hội thái bình thịnh trị Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Lê - Em hãy kể tên những cung điện được xây II- Sơ lược về mĩ thuật thời Lê 3 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 dựng ở thời Lê mà em biết (Điện Kính thiên, Cẩn chánh, Vạn thọ…) - Cho học sinh xem ảnh chụp các công trình kiến trúc cung đình Thời Lê - Em hãy kể tên những công trình kiến trúc tôn giáo thời Lê mà em biết? (Chù Keo, chùa Thái lạc, chùa Mía…) - Qua tìm hiểu bài ở nhà em hãy cho biết đặc điểm của những công trình kiến trúc tô giáo thời Lê? - Ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng nhiều đền miếu thờ cúng ngừơi có công đức với dân với nước như đền thờ Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai - Đặc điểm nổi bật của điêu khắc thời Lê là gì? Yêu cầu học sinh quan sát hình 3,4,5 Sách giáo khoa - Nghệ thuật chạm khắc thời Lê như thế nào? -Nội dung của các bức chạm là gì? - Yêu cầu học sinh quan sát hình 6,7 Sách giáo khoa Gốm thời Lý- Trần phát triển như thế nào? (Phát triển mạnh, gốm thời Trần đã đi vào đời sống gia dụng, hình dáng thanh thoát nhẹ nhàng có nhiều men quý) Giáo viên kết luận 1. Nghệ thuật kiến trúc a. Kiến trúc cung đình b. Kiến trúc Phật giáo 2. Nghệ thuật chạm khắc và điêu khắc trang trí a. Điêu khắc b. Chạm khắc và trang trí 3. Nghệ thuật gốm - Kế thừa truyền thống gốm thời Lý- Trần. Thời Lê tạo ra nhiều gốm quý, gốm men ngọc tinh tế, gốm hoa nâu giản dị phát triển gốm hoa lam Hoạt động 3: Đánh gía kết quả học tập Qua tìm hiểu bài em có nhận xét gì về sự phát triển của mĩ thuật thời Lê Giáo viên nhận xét bổ sung nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý trong bài Dặn dò: Yêu cầu học sinh học bài kết hợp Sách giáo khoa, vở ghi Sưu tầm thêm các tranh ảnh thuộc mĩ thuật thời Lê Chuẩn bị bài sau: Quan sát tranh phong cảnh thiên nhiên, chuẩn bị đồ dùng học tập 4 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 3 Ngày soạn: 28/08/2011 Tiết 3-Vẽ tranh Đề tài phong cảnh mùa hè I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu hiểu được cách vẽ tranh phong cảnh mùa hè 2. Kỹ năng: - Vẽ được một tranh mùa hè theo ý thích 3. Thái độ: - Học sinh yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước II. Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh của cac họa sĩ trong nước và nước ngòai về phong cảnh mùa hè - Tranh của họa sĩ năm trước - Bồ dùng mĩ thuật 8 b. Học sinh: - Giấy vẽ, màu ,chì, tẩy III. Tiến trình dạy học: * Khởi động: - Giới thiệu một số tranh phong cảnh - Nội dung các bức tranh vẽ những gì? (vẽ phong cảnh thiên nhiên). Tranh phong cảnh là đề tài rất gần gũi đối với chúng ta. Để thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh đẹp quê hương đất nước qua tranh vẽ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm được điều đó * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - ở chương trình mĩ thuật 7 chúng ta đã tìm hiểu về tranh phong cảnh. Em hãy cho biết thế nào là tranh phong cảnh? (Là thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm súc và khả năng của người vẽ) - Phong cảnh thiên nhiên có thay đổi theo thời gian năm tháng không? (Cảnh sắc thay đổi) Mùa xuân cây cối xanh tươi hoa đua sắc, mùa đông cây trơ trụi lá, mùa he nắng vàng rực rỡ, mùa thu lá vàng… I. Tìm và chọn nội dung đề - Phong cảnh mùa hè ở thành phố ồn ào náo nhiệt - Phong cảnh mùa hè ở nông thôn bình yên, thoáng đãng - Phong cảnh ở miền núi cây cối xanh tốt có nhiều hoa trái - Phong cảnh mùa hè ở biển sôi động. 5 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Giáo viên cho học sinh rõ phong cảnh các vùng miền cũng khác nhau (đã tìm hiểu ở lớp 7) - Kỳ nghỉ hè vừa qua chúng ta đã được đi du lịch tham quan, nghỉ mát hoặc về quê và nghỉ hè tại địa phương.với những ngày hè bổ ích. Vởy em hãy cho biết phong cảnh mỗi vùng miền có gì đặc biệt Cho học sinh xem tranh phong cảnh mùa hè của học sinh và họa sĩ - Nội dung tranh vẽ những gì? - Em có nhận xét gì về bố cục màu sắc hình vẽ trong tranh của các họa sĩ (Bố cục mảng tranh chặt chẽ, hình vẽ chắt lọc, màu sắc hài hòa phù hợp với nội dung) - Hãy so sánh giữa tranh của của họa sĩ và tranh của học sinh? (Tranh của thiếu nhi bố cục, hình vẽ, màu sắc hồn nhiên, ngây thơ ) * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ - Em hãy nhắc lại cách vẽ tranh (Bốn bước) - Với đề tài này em có thể chọn nội dung gì để vẽ tranh - Vẽ tranh cần tiến hành như thế nào? Giáo viên nhắc lại cách chọn và cắt cảnh khi vẽ Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp mảng chính, mảng phụ hợp lí, không nên vẽ rời rạc + Mảng chính thể hiện nội dung + Mảng phụ hỗ trợ mảng chính làm rõ nội dung tranh + Cần sắp xếp vật có xa gần Nên chọn những hình ảnh như thế nào trong tranh Giáo viên lấy ví dụ II. Cách vẽ tranh 1. Tìm và chọn nội dung tranh - Chọn cảnh gần gũi yêu thích 2. Tìm bố cục - Bố cục tranh cần phải hài hòa giữa mảng chính, mảng phụ 3. Hình ảnh - Chọn những hình ảnh tiêu biểu phù hợp với từng vùng miền 4. Vẽ màu - Cần có đậm nhạt hài hòa để thể hiện được đặc điểm của mùa hè * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài - Yêu cầu học sinh làm bài III. Thực hành 6 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 - Giáo viên theo dõi quá trình làm bài của học sinh, gợi ý học sinh chỉnh sửa bài vẽ - Lưu ý học sinh thực hiện làm bài theo đúng trình tự - Gợi ý học sinh cách tìm hình mảng - Tìm họa tiết phù hợp - Vẽ một bức tranh phong cảnh mùa hè * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Chọn một số bài đã hoàn thiện cho học sinh nhận xét - Em có nhận xét gì về bố cục hình vẽ, màu sắc của các bài vẽ trên - Bài nào thể hiện được không gian sắc thái của mùa hè? - Giáo viên nhận xét bổ xung, đánh giá xếp loại bài vẽ * Dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà vẽ thêm tranh đề tài phong cảnh mùa hè - Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh về chậu cảnh, chuẩn bị giấy vẽ, chì , tẩy, màu Tuần: 4 Ngày soạn: 05/09/2011 Tiết 4-Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh 2. Kỹ năng : - Biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh, - Tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích 3. Thái độ : - Học sinh có ý thức lựa chọn và chăm sóc chậu cảnh II. Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - ảnh một số chậu cảnh có nhiều hình dáng khác nhau - Hình minh họa cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh (một vài chậu có hình dáng khác nhau) b. Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh chụp chậu cảnh 3. Phương pháp dạy học: III. Tiến trình dạy học: * Khởi động: 7 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 - Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp nó luôn theo sát và đáp ứng nhu cầu sử dụng và sở thích của con người. Đời sống phát triển thì nhu cầu huớng tới cái đẹp của con người ngày càng cao. Vì thế đồ vật xung quanh chúng ta luôn thay đổi và phong phú về kiểu dáng màu sắc như áo quần, mũ. Trong đó có một đồ vật như chậu cảnh không chỉ để trồng cây cảnh mà còn được trang trí rất đẹp * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu một số chậu cảnh và nêu lên sự cần thiết của chậu cảnh trong trang trí nội ngoại thất - Yêu cầu học sinh quan sát chậu cảnh (ảnh chụp) - Em có nhận xét gì về hình dáng kích thước các chậu cảnh ? - Chậu cảnh gồm những bộ phận nào? - Cách sắp xếp họa tiết và màu sắc được trang trí như thế nào ? Chậu cảnh có nhiều hình dáng kích thước khác nhau được trang trí rất đẹp phù hợp với cây cảnh, vị trí đặt và ý thích của mỗi người I. Quan sát và nhận xét - Hình dáng: To, nhỏ, cao, thấp khác nhau; đường nét tạo dáng có thể cong hoặc thẳng - Cấu tạo: Miệng, thân, đáy (có loại có vai, cổ) - Trang trí: Toàn bộ hoặc một phần bằng họa tiết hoa lá, chim thú… màu sắc nhã nhặn * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tạo dáng và trang trí - Để có được một chậu cảnh theo ý thích ta phải làm gì ? Giáo viên vẽ bảng hướng dẫn học sinh cách vẽ II.Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh 1. Tạo dáng - Phác khung hình chung và đường trục 2. Tìm tỉ lệ các bộ phận - Vẽ nét thẳng tạo hình dáng * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài - Chia hai nhóm học sinh - Gợi ý hướng dẫn học sinh tìm hình dáng chậu cảnh sắp xếp bố cục trong trang giấy sao cho phù hợp. Tạo dáng chậu vẽ họa tiết, vẽ màu - Giáo viên theo dõi hướng dẫn cụ thể đối với học sinh yếu động viên khuyến khích những học sinh khá giỏi III. Thực hành - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên cho học sinh tự chọn bài của nhóm mình dán lên bảng - Cho học sinh nhận xét chéo 8 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 - Em thích nhất bài vẽ nào? Tại sao? - Giáo viên nhận xét kết quả của từng nhóm, động viên những học sinh có ý thức học tập tốt rút kinh nghiệm những tồn tại * Dặn dò: - Hoàn thành bài ở lớp nếu (nếu chưa xong) - Tìm hiểu bài 5, sưu tầm những tranh ảnh có liên quan có liên quan tới mĩ thuật thời Lê- Xem lại bài 2 9 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 5 Ngày soạn: 11/09/2011 Tiết 5 - Vẽ trang trí Trình bày khẩu hiệu I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách bố cục dòng chữ 2. Kỹ năng: - Trình bày được khẩu hiệu có bố cục và màu sắc hợp lí 3. Thái độ: - Học sinh nhận ra được vẻ đẹp của khẩu hiệu trang trí II. Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Phóng to khẩu hiệu ở Sách giáo khoa - Một vài khẩu hiệu b. Học sinh: - Giấy vẽ, chì tẩy, màu vẽ 3. Phương pháp dạy học: III. Tiến trình dạy học: * Khởi động: - ở trong mỗi lớp học có các khẩu hiệu như: “học tốt- dạy tốt” - Tại sao các khẩu hiệu đó lại được treo trong lớp học - Nhắc nhở chúng ta luôn cố gắng học tập lao động và tu dưỡng đạo đức theo các khẩu hiệu đã đề ra - Để các khẩu hiệu mang tính thuyết phục thì chúng ta phải được trình bày như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Em thường thấy khẩu hiệu được trưng bày ở đâu? (Trưng bày ở nơi công cộng đông người) - khẩu hiệu được trình bày trên chất liệu gì? - Cho học sinh quan sát hình 1 trang 97 SKG phóng to - Em hãy đọc nội dung các khẩu hiệu trên? “Ra sức thi đua học tập tốt” - Em có nhận xét gì về cách trình bày khẩu hiệu trên? (Bố cục sắp xếp hợp lí) I. Quan sát và nhận xét - Khẩu hiệu là một câu ngắn gọn mang nội dung tuyên truyền cổ động - Trình bày trên vải, tường, giấy - Sắp xếp dòng chữ tùy thuộc theo khuôn khổ cho phép - Màu sắc phải rõ ràng phù hợp với nội dung 10 [...]... 3: Đánh gía kết quả học tập - Sau năm 1954 mĩ thuật Việt Nam phát triển như thế nào? - Hãy nêu một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 Dặn dò: - -Sưu tầm tranh ảnh bài viết về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954/1975 23 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 11 Ngày soạn: 26/10/2011 Ngày dạy: 28/ 10/2011 Tiết 11 - Thuờng thức mĩ thuật Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật. .. nét, màu sắc chưa xong IV/ Dặn dò: - Luyện vẽ thêm ở nhà 19 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 20 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 10 Ngày soạn: 19/10/2011 Ngày dạy: 21/10/2011 Tiết 10 - Thuờng thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ 1954 -1975 I Mục tiêu 1 Kiến thức: - Học sinh hiểu thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung và giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở... đậm nhạt của mẫu có 2 đồ vật gần giống mẫu thật Loại Y - Chưa đạt loại TB 14 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Dặn dò: - Vẽ một tranh tĩnh vật theo ý thích- sưu tầm tranh tĩnh vật - Tìm hiểu bài 9 - vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 15 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 8 Ngày soạn: 04/10/201 Ngày dạy: 07/10/2011 Tiết 8- Vẽ tranh Đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam (tiết 1) I Mục tiêu 1 Kiến thức: - Củng cố kiến thức vẽ tranh... Bác phóng đất nước Hồ qua2 cuộc kháng chiến 21 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 + Để đền đáp công ơn của Bác các em cần phải làm gì? - Giáo viên giới thiệu tranh với học sinh + Nhớ một chiều Tây Bắc- Phan Kế An + Qua cầu khỉ – Nguyễn Hiêm + Con đọc bầm nghe- Trần Văn Cẩn Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Mĩ thuật Việt Nam giai đọan 1954-1975... Đông Hồ (khắc nét lên ván gỗ sau đó in 5 Tranh bột màu lên giấy…) - Đền voi phục- Văn Giáo Tranh khắc gỗ: họạ sĩ dùng ván gỗ hoặc - Ao làng- Phan thị Hà cao su, thach cao, kẽm… để khắc bản vẽ 6 Điêu Khắc 22 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 nét sau đó in ra giấy tranh khắc gỗ đã có sự - Các tác phẩm tiêu biểu: kết hợp giữa chất liệu truyền thống với + Nắm đất miền Nam- Ph Xuân Thi khoa học thẩm mĩ phương Tây + Võ thị... yêu quý một số tác phẩm phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng - Tích hợp: Phân tích công lao ,vai trò của Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ II Chuẩn bị 1) Tài liệu tham khảo: 2) Đồ dùng dạy học: a) Giáo viên: - Sưu tầm tài liệu, nghiên cứu Sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn bài - Sưu tầm tranh ảnh về các chất liệu khác nhau - Bộ đồ dùng mĩ thuật 8 b) Học sinh: - Sưu tầm tranh... - Sưu tầm tranh ảnh của ba tác giả giới thiệu trong bài - Bộ đồ dùng mĩ thuật 8 b Học sinh: - Sưu tầm tranh của ba họa sĩ trong bài 3 Phương pháp dạy học - Trực quan, Vấn đáp, Thảo luận III Tiến trình dạy học: - Ở bài thường thức mĩ thuật trước chúng ta đã được tìm hiểu về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 Đây là giai đoạn mĩ thuật Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Để hiểu... xuất sắc của họa sĩ Trần Văn Cẩn và cũng là một thành công của mĩ thuật Việt Nam về đề tài nông nghiệp Hoạt động 2: Giới thiệu về họa sĩ Nguyễn Sáng (19 28- 1 988 ) - Hãy trình bày những hiểu biết của mình 2/ Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh kết về họa sĩ Nguyễn Sáng nạp Đảng - Hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ mà em biết? - Sinh năm 1923 tại Mĩ Tho Tiền Giang - Giới thiệu về bức tranh kết nạp đảng ở -... sự nghiệp sáng tác của họa sĩ 25 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Với công lao đóng góp của mình ông được Bùi Xuân Phái và được đông đảo người nhà nứơc trao tặng giải thưởng Hồ Chí xem yêu mến Minh về văn hóa nghệ thuật - giới thiệu các bức tranh phố cổ Hà Nội trong Sách giáo khoa yêu cầu học sinh quan sát - Hãy nêu lên những suy nghĩ của mình khi xem tranh phố cổ Hà Nộ của Bùi Xuân Phái? Hoạt động 4: Đánh giá kết... trí mặt nạ 35 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần 16 Ngày soạn: 2/11/2011 Ngày dạy: 30/11/2011 Tiết 16: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ I Mục tiêu 1 Kiến thức: - Học sinh hiểu cách trang trí và tạo dáng mặt nạ 2 Kỹ năng: - Trang trí được mặt nạ theo ý thích 3 Giáo dục: - Học sinh yêu quý và biết làm đẹp những đồ vật trong cuộc sống II Chuẩn bị: 1 Tài liệu tham khảo: 2 Đồ dùng dạy học: 1 Giáo viên: - Sưu . bằng cách xé dán giấy màu - Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh thuộc mĩ thuật Thời Lê 2 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 2 Ngày soạn: 27/ 08/ 2012 Tiết 2 - Thuờng thức mĩ thuật. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI. TB 14 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Dặn dò: - Vẽ một tranh tĩnh vật theo ý thích- sưu tầm tranh tĩnh vật - Tìm hiểu bài 9 - vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 15 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Tuần: 8 Ngày. tương đối. 18 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 Loại Y - Chưa làm rõ nội dung đề tài - Bố cục chưa thật hợp lý . - Đường nét, màu sắc chưa xong. IV/ Dặn dò: - Luyện vẽ thêm ở nhà 19 GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8 20