Giải pháp hiện đại hóa hải quan

8 237 3
Giải pháp hiện đại hóa hải quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải pháp đầu tư nâng cấp hệ thống Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu để kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS. Giải pháp đầu tư hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT Xây dựng mô hình thủ tục HQĐT Giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật, tiêu chuẩn hóa luật Hải quan. Đầu tư tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và các hỗ trợ khác cho công cuộc hiện đại hóa ngành Hải quan. Phân bổ nguồn lực tài chính vào các dự án đầu tư một cách hợp lý Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

4.2.1. Giải pháp đầu tư nâng cấp hệ thống Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu để kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS. Hệ thống VNACCS/VCIS –hệ thống thông quan tự động và một của là một bước đi trong lộ trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa được đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với mục tiêu gắn với cơ chế một cửa quốc gia đơn giản hóa quy trình thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan và tăng cường năng lực quản lý của cơ quan hải quan theo chuẩn mực của một cơ quan hải quan hiện đại. VNACCS/VCIS được thiết kế và xây dựng trên nền tảng áp dụng công nghệ của Hệ thống NACCS/CIS đã và đang được triển khai thành công tại Nhật Bản trong nhiều năm qua, đồng thời được điều chỉnh ở mức độ hợp lý cho phù hợp với các điều kiện và đặc thù của Việt Nam trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thủ tục hải quan điện tử. Tuy nhiên, cần phải sửa lỗi bổ sung hoàn thiện hơn nữa hệ thống VNACCS/VCIS để đáp ứng nhu cầu: - Sửa chữa các lỗi phát sinh: như sửa chữa tờ khai: thể hiện các nội dung sửa chữa tại hệ thống khi DN sửa chữa TK; chức năng lịch sử và ghi nhận: thể hiện đầy đủ và thống nhất các nội dung công việc đã thực hiện tại các bước; cập nhật thông tin kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa: lỗi trùng lắp nội dung do hệ thống tự động thêm vào; lỗi hệ thống; chức năng xử lý vi phạm và giám định: cho phép theo dõi được trường hợp xử lý vi phạm tại khâu giám sát và nhập máy các nội dung theo dõi vi phạm; lỗi kỹ thuật lập trình (tự động làm tròn số lẻ của đơn giá, thuế suất). - Sửa chữa hệ thống sao cho tiện dụng cho người dùng: như duyệt phân luồng; thống nhất nội dung tờ khai sửa chữa và tờ khai ban đầu; chuẩn hóa các thông tin cảnh báo của hệ thống hỗ trợ cho việc phân luồng; cảnh báo trạng thái các tờ khai đặc biệt (hủy, chờ duyệt yêu cầu kiểm hóa, kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa, đang xác định giá, chờ kết quả giám định, xử lý vi phạm). - Bổ sung thêm các chức năng: như chức năng xử lý phân luồng tự động của hệ thống; chức năng xử lý cập nhật, trừ lùi giấy phép; chức năng báo cáo số liệu; chức năng trao đổi thông tin giữa cơ quan HQ và DN trên hệ thống; chức năng thông báo lý do, nội dung sửa chữa tờ khai của DN; chức năng kiểm tra tính thuế tự động; chức năng đồng bộ tự động giữa các hệ thống khi thay đổi nội dung hệ thống; chức năng kiểm tra, xác định giá và phúc tập hồ sơ; danh sách đơn vị tính, danh mục các nước xuất xứ, danh mục đơn vị; thông tin cảnh báo của khâu trước cho khâu sau. Do sự thay đổi của hệ thống VNACCS/VCIS của tổng cục hải quan, đến nay hệ thống Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn chưa thể kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS do vậy cần có những biện pháp để hoàn thiện, nâng cấp hệ thống xuất nhập khẩu để có thể kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS. 4.2.2.Giải pháp đầu tư hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT Để hoàn thiện và phát triển thủ tục HQĐT trong thời gian tới, cần phải nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại bao gồm hệ thống mạng và hệ thống thiết bị. Cụ thể:  Về hệ thống mạng: Hệ thống VNACCS/VCIS được triển khai tập trung tại Tổng cục Hải quan. Các hệ thống kế thừa của hải quan như: Kế toán thuế (KTT559), giá tính thuế (GTT01)… kết nối với VNACCS/VCIS để thực hiện việc trao đổi và xử lý thông tin. Cán bộ hải quan thông qua các máy trạm kết nối với hệ thống VNACCS/VCIS để xử lý và phản hồi thông tin cho người khai hải quan. - Nâng cấp mạng WAN: Trục backbone gồm 2 đường truyền 1 Gbps. Đường truyền từ trung tâm miền về các cục hải quan và từ cục hải quan tới các chi cục, các chi cục tới Kho bạc Nhà nước: đối với các cục hải quan có trung tâm dữ liệu cần 2 đường (10 Mbps và 4 Mbps); đối với các cục hải quan khác cần 2 đường (4 Mbps và 2 Mbps). Kiến trúc mạng cũng được triển khai đáp ứng mô hình xử lý tập trung. - Chữ ký số sẽ được áp dụng trong các giao dịch điện tử giữa người khai với hệ thống VNACCS/VCIS của hải quan. Việc triển khai chữ ký số đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định 27/2005/NĐ-CP của Chính phủ về các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (Điều 14 về sử dụng chữ ký số) và là sự phát triển tiếp theo của triển khai thủ tục hải quan điện tử (theo Nghị định 87/20102/NĐ-CP của Chính phủ) mang lại những lợi ích cơ bản sau: Nâng cao tính an ninh, an toàn trong quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan và các doanh nghiệp. Đảm bảo tính chính xác, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ của thông tin khai báo, góp phần nâng cao tính tự động của hệ thống.  Về hệ thống thiết bị: - Dựa trên hệ thống thiết bị hiện tại, thay thế và bổ sung các máy tính trạm củ, không đồng bộ tại các Chi cục HQCK. Thay thế máy tính chủ có cấu hình thấp cho các Chi cục. Nếu có điều kiện về tài chính nên thay thế các máy tính chủ có cấu hình thấp bằng máy có cấu hình cao để đáp ứng nhu cầu quản lý. - Lắp đặt và nâng cấp hệ thống thiết bị tại các bộ phận giám sát, đảm bảo thực hiện tốt khâu nghiệp vụ cuối của quy trình thủ tục HQĐT (xác nhận hàng hóa đã được thông quan). Xây dựng mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức: Tồn tại 2: Xuất phát từ những hạn chế của mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức trong việc thực hiện và phát triển thủ tục HQĐT trong thời gian qua. 4.2.3. Xây dựng mô hình thủ tục HQĐT * Định hướng mô hình xử lý hệ thống: Xây dựng mô hình theo dự án tự động hóa của dự án Worldbank. * Mô hình đề xuất: Qua phân tích các phương án, kết quả khảo sát của DN và kinh nghiệm của các nước đã triển khai thành công thủ tục HQĐT, người viết xin đưa ra mô hình thủ tục HQĐT như sau: - Thiết lập hai (02) TTDL tập trung do TCHQ quản lý (một ở phía Bắc và một ở phía Nam) và 7 TTDL vùng theo vị trí địa lý và số lượng các Chi cục HQCK hiện tại. - Toàn bộ thông tin từ DN gửi tới các TTDL vùng của HQ thông qua hệ thống mạng internet và tổ chức VAN. - Những thông tin này sẽ được các Chi cục HQCK xử lý. Toàn bộ quy trình thủ tục HQĐT sẽ được thực hiện tại các Chi cục (thay vì Chi cục HQĐT và Chi cục HQCK xử lý như hiện nay). Điều này có nghĩa là tất cả các Chi cục HQCK đều có thể thực hiện được thủ tục HQĐT và thực hiện song hành 2 hình thức thủ tục. Trong thời gian từ nay đến hết năm 2015, để cho các Chi cục HQCK, các doanh nghiệp làm quen với hình thức thủ tục mới và có một mô hình đối chứng, cần tiếp tục duy trì hoạt động Chi cục HQĐT như một Chi cục HQCK theo mô hình hiện nay. - Ngành HQ phải có định hướng phát triển thủ tục HQĐT. Khi thủ tục HQĐT phát triển đến một giai đoạn phù hợp thì thủ tục HQ truyền thống sẽ dần thu hẹp và tự triệt tiêu. 4.2.4. Giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tổng cục Hải quan cần tiếp tục đề ra các giải pháp trọng tâm để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp để cải cách thủ tục hành chính theo kế hoạch đã ban hành, trong đó các nhóm giải pháp trọng tâm là: Xây dựng thể chế chính sách và cải cách TTHC. Trong đó, tập trung vào việc rà soát, công khai, minh bạch các TTHC để giảm số lượng chứng từ trong hồ sơ; đơn giản hóa thủ tục; Triển khai cơ chế một cửa Asean và cơ chế một cửa quốc gia; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện; Thí điểm xây dựng các địa điểm kiểm tra liên ngành tại một số cửa khẩu lớn; Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả của kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK” nhằm giảm thủ tục kiểm tra, giảm thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp; Đo thời gian thông quan hàng hóa XNK và công khai kết quả chỉ số thông quan. Qua đó, kiến nghị với các Bộ, cơ quan liên quan về những giải pháp giảm thời gian làm thủ tục đối với hàng hóa XNK. 4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật, tiêu chuẩn hóa luật Hải quan. Xây dựng Luật Hải quan, đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Luật Hải quan đã chuẩn hóa lại các chế độ quản lý hải quan đối với từng nhóm loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó quy định về thủ tục hải quan phù hợp. Quy định đầy đủ nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro; quy định các cơ chế khuyến khích người khai hải quan tự giác tuân thủ pháp luật hải quan; tạo cơ sở pháp lý giúp DN chủ động xác định hiệu quả kinh doanh thông qua cơ chế xác định trước về mã số, trị giá, xuất xứ hàng hóa. Luật cũng quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua các quy định về khai hải quan, hồ sơ hải quan, thời hạn cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan. Tiếp tục chuẩn hóa Luật Hải quan để góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chức để tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, minh bạch thủ tục hải quan, giảm bớt giấy tờ người khai hải quan phải nộp, giảm thời gian thông quan; giúp doanh nghiệp tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, phải xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí tạo nền móng và hoàn thiện mô hình quản lí hải quan hiện đại, trong đó văn bản pháp lí quan trọng nhất là Luật Hải quan sửa đổi. 4.2.6. Đầu tư tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và các hỗ trợ khác cho công cuộc hiện đại hóa ngành Hải quan. Trên thực tế, các nguồn hỗ trợ này đóng vai trò quyết định tới mức độ thành công của các dự án hiện đại hóa và cải cách hải quan. Nhiều nội dung trong chương trình cải cách hải quan cũng đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn để thực hiện, như: nâng cấp để triển khai hệ thống tự động, hay cung cấp hạ tầng truyền thông. Để đảm bảo được nguồn tài chính đáp ứng kịp thời được nhu cầu chi tiêu của chương trình cải cách, một trong những phương án tối ưu là xây dựng quan hệ với các tổ chức quốc tế có khả năng hỗ trợ tài chính cho các khoản chi phí lớn và khẩn cấp song song với việc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cấp ngân sách cho các hoạt động trong khuôn khổ chương trình cải cách. Riêng trong vận hành hệ thống VNACCS/VCIS, cần chú ý: Rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ sở pháp lý và quy trình nghiệp vụ của Hệ thống. Thời gian qua, do triển khai gấp rút trong thời gian ngắn, chưa lường hết tất cả các vấn đề pháp lý và quy trình nghiệp vụ cần thiết, nên phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, quy trình gây ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan của cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Vì thế, trong thời gian tới, về mặt kỹ thuật, Hệ thống thông tin cần bổ sung các chức năng phục vụ quản lý, tăng cường mức độ tích hợp và mức độ tự động để phục vụ công tác quản lý hải quan. Cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Do vấn đề phối hợp trao đổi thông tin kịp thời giữa các cơ quan nhà nước (các bộ, ngành cấp giấy phép, ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước ) còn hạn chế, nên ảnh hưởng phần nào đến thủ tục thông quan của doanh nghiệp (thí dụ độ trễ trong luân chuyển thông tin từ ngân hàng thương mại đến Kho bạc Nhà nước ảnh hưởng đến xác nhận tình trạng ân hạn thuế cho doanh nghiệp ) 4.2.7. Phân bổ nguồn lực tài chính vào các dự án đầu tư một cách hợp lý Để thực hiện đầu tư xây dựng, Tổng cục Hải quan cần tiếp tục đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng các trụ sở làm việc, kho ấn chỉ, xây dựng địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa XNK trong giai đoạn 2016 – 2020 tạo điều kiện làm việc ổn định cho cán bộ, công chức, ứng dụng CNTT hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, góp phần quan trọng thực hiện tốt công tác giải quyết TTHC thuế, hải quan; tạo sự gần gũi, tránh phiền hà cho các cá nhân, DN trong quá trình làm thủ tục thuế, hải quan, phục vụ đối tượng làm thủ tục thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa đã được đặt ra đối với ngành Hải quan. Trên cơ sở nguồn lực tài chính được phân bổ theo cơ chế, Tổng cục Hải quan tiếp tục tổ chức quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được giao đúng đối tượng, mục tiêu, yêu cầu đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính quy định. Nguồn lực tài chính được sử dụng chủ yếu để đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục Hải quan, quy trình nghiệp vụ theo hướng hiện đại, hiệu quả, hiệu lực, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa CNTT, trang thiết bị phục vụ hiện đại hóa, tạo tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển, hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020, cũng như Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020. Bên cạnh đó, kinh phí đảm bảo hoạt động theo cơ chế tài chính cũng được Tổng cục sử dụng để sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn của cán bộ, công chức. Quá trình quản lý và sử dụng kinh phí để trao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức. Quản lý và sử dụng kinh phí đã gắn với công khai, minh bạch và có thanh tra kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo quy định. Do nhu cầu tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng trong giai đoạn tới là rất lớn, việc tiếp tục đảm bảo tính ổn định của cơ chế sẽ tạo chủ động cho đơn vị trong quá trình tổ chức, điều hành dự toán kinh phí được giao, đảm bảo thực hiện toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách, hiện đại hóa đã đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020. 4.2.8. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tổng cục hải quan thường xuyên thực hiện trong những năm vừa qua. Hàng năm, tổng cục HQ đều có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong đơn vị. Việc làm này đã mang lại kết quả tốt cho nên cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới nhất là khi mà tổng cục hải quan đang trong quá trình đưa hệ thống VNACCS/VCIS vào các cục hải quan. Đào tạo nhân lực phù hợp với tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh, đồng thời tiến hành đào tạo nghiệp vụ khi đưa các hệ thống, các chương trình mới vào hoạt động. - Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác: Do hệ thống tập trung cấp Tổng cục nên việc quản trị và vận hành hệ thống cũng cơ bản thay đổi so với khi triển khai các hệ thống phân tán. Điều này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và sẵn sàng cao của đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt, hạn chế tối đa các vướng mắc phát sinh. + Đào tạo bộ phận triển khai hỗ trợ hệ thống mới ể kịp thời xử lý các vướng mắc về kỹ thuật cũng như cung cấp các thông tin về chính sách, quy định pháp luật, quy trình thủ tục hải quan và các câu hỏi cần giải đáp liên quan tới nghiệp vụ. + Đào tạo về nghiệp vụ HQ tổng hợp đối với cán bộ công chức chưa qua đào tạo nghiệp vụ HQ. + Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn như giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm soát chống buôn lậu, KTSTQ, QLRR, phòng chống ma túy, thương phẩm học v.v cho cán bộ công chức. + Khuyến khích cán bộ công chức đã có trình độ đại học, học bằng 2 các chuyên ngành mà ngành HQ cần như kế toán, tài chính, ngoại ngữ, CNTT và đào tạo sau đại học. + Khuyến khích cán bộ công chức học tập ngoại ngữ, tin học ngoài giờ. + Đào tạo chuyên gia các lĩnh vực như giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm soát chống buôn lậu, KTSTQ, QLRR, ma túy, tình báo v.v nhằm phục vụ cho nhu cầu hội nhập và hiện đại hóa ngành HQ. Ngoài nội dung kế hoạch đào tạo tổng thể trên đây, để việc thực hiện thủ tục HQĐT đạt kết quả tốt cần chú ý đào tạo cho cán bộ công chức tham gia quy trình thủ tục HQĐT. . hóa thủ tục hành chính thông qua các quy định về khai hải quan, hồ sơ hải quan, thời hạn cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan. Tiếp tục chuẩn hóa Luật Hải quan để góp phần tạo cơ sở pháp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật, tiêu chuẩn hóa luật Hải quan. Xây dựng Luật Hải quan, đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với. nghiệp. Theo đó, phải xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí tạo nền móng và hoàn thiện mô hình quản lí hải quan hiện đại, trong đó văn bản pháp lí quan trọng nhất là Luật Hải quan sửa đổi. 4.2.6.

Ngày đăng: 20/07/2015, 16:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan