1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở các huyện miền tây tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

109 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 788 KB

Nội dung

Miền Tây Nghệ An, cùng với việc thực hiệnQuyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Chính phủ và triển khai Nghịquyết số 15-NQ/TU ngày 31/12/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ THU ANH

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Ở CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC

Mã số: 60310201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH THẾ ĐỊNH

Nghệ An, tháng 10 năm 2014

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Ban giám hiệu,Phòng Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị trường Đại học Vinh đã tạomọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

và hoàn thành đề tài này

Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viêntôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Nghệ An, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Trần Thị Thu Anh

Trang 3

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN 2

A MỞ ĐẦU 6

B NỘI DUNG 15

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGNGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNHNHÀ NƯỚC 151.1 Mục đích, nội dung cải cách hành chính Nhà nước 151.2 Nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước 211.3 Tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hànhchính nhà nước 31Kết luận chương 1 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠONGUỒN NHÂN LỰC TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ỞMIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN 412.1 Giới thiệu chung về các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An 412.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính các huyện miềnTây Nghệ An 472.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính Nhà nước ởcác huyện miền Tây tỉnh Nghệ An 54Kết luận chương 2 67CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢICÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNHNGHỆ AN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 683.1 Quan điểm về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong cải cáchhành chính Nhà nước 68

Trang 4

3.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước ở các huyện miền Tây Nghệ An

hiện nay 71

Kết luận chương 3 89

C KẾT LUẬN 91

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

F PHỤ LỤC 98

Trang 6

Cải cách hành chính được xem là khâu đột phá để xây dựng nền hànhchính trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, nhằm tạo điều kiện tốtcho người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động kinh

tế, là nhiệm vụ mang tầm chiến lược chống nạn tham nhũng, những cản trởtrong quá trình thực thi công vụ Miền Tây Nghệ An, cùng với việc thực hiệnQuyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Chính phủ và triển khai Nghịquyết số 15-NQ/TU ngày 31/12/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ

An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V, BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước đã đạt được một số kết

quả đáng ghi nhận: Thủ tục hành chính từng bước được cải thiện, cắt giảmđược trên 20% thủ tục không cần thiết, các thủ tục trở nên gọn nhẹ, công khai,minh bạch rõ ràng hơn; Cơ chế "một cửa" triển khai và đi vào hoạt động cóhiệu quả; Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước cấp huyện xã được sắp xếp lạigọn nhẹ hơn; Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, đặc biệt làtrình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ nănghành chính, khả năng xử lý giải quyết công việc tốt hơn; Cải thiện được mốiquan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hànhchính vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong đó năng lực xử lý công việc của một

số cán bộ yếu, chưa khai thác hết các tính năng cơ bản của các thiết bị, máymóc được trang bị, trong thi hành công vụ có thái độ hách dịch, sách nhiễugây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp xúc và giải quyết côngviệc Thực hiện cơ chế "một cửa", “một cửa liên thông” ở một số cơ quan cấp

xã, huyện trên địa bàn còn mang tính hình thức, chưa hợp lý, làm hạn chếkhông nhỏ đến cải cách hành chính trên địa bàn

Đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn đông về số lượng nhưng thiếutính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo chính quy, bài bản, chuyên sâu việc

Trang 7

đánh giá cán bộ chưa đúng, chưa trúng dẫn đến đề bạt cân nhắc thiếu kịp thời,

ít có bước đột phá về công tác cán bộ…nhìn chung trên địa bàn miền Tâycũng chưa có một đội ngũ đủ tầm để nâng cao chất lượng trong cải cách hànhchính

Thực hiện các chủ trương chính sách của tỉnh Nghệ An về công tác cảicách hành chính trên địa bàn tỉnh nói chung, miền Tây nói riêng là việc xâydựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; trong đó chú trọng là công tácquy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, huyện.Điều đó một lần nữa khẳng định đội ngũ cán bộ, công chức xã, huyện có vaitrò quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở của vùng miền Tây Nghệ An

Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

cơ sở trong cải cách hành chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài củacác cấp ủy Đảng, chính quyền Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản đểnhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chấtlượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của vùng

Từ những lí do trên cần có một sự nghiên cứu toàn diện về chất lượngđội ngũ cán bộ các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An để có giải pháp nâng caotrình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền Từ những lý do nêu trên

tác giả lựa chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ, chuyên

ngành Chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính từ trước tớinay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu

có các công trình, đề tài:“Cải cách hành chính”, tác giả Nguyễn Ngọc Hiển

đã làm rõ những lý luận chung về hành chính công Chức năng hành chính

Trang 8

nhà nước Thể chế, tổ chức hành chính nhà nước Kỹ thuật và nghiệp vụ hànhchính….

Các tác giả Ngô Trương Hoàng Thy, John McKenzie, Trần Phương

Trình với cuốn “Tìm hiểu về đào tạo nguồn nhân lực, lợi ích và những hình thức thay thế cho đào tạo” đã đi sâu làm rõ nhu cầu đào tạo, những phương

pháp sử dụng trong đánh giá nhu cầu Lên kế hoạch chuẩn bị, xác định mụctiêu và hình thức đào tạo

Trong cuốn “ Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công”,

tác giả Trần Thị Thu đã giới thiệu tổng quan về quản lí nguồn nhân lực trong

tổ chức công Phân tích công việc, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển dụngnhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, thù lao lao động

và chính sách quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công

Cuốn“Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội”, tác giả Nguyễn

Trọng Chuẩn, đã tổng kết những thành tựu chủ yếu trong công tác nghiên cứu

và giảng dạy triết học ở nước ta 55 năm qua Vai trò phương pháp luận củatriết học, ảnh hưởng cuả triết học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở ViệtNam, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, phát triển con người và công cuộc đổimới đất

“Cán bộ, công chức với cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay”, tác

giả Nguyễn Thị Tâm Đã tập trung trình bày những yêu cầu và thực trạng việcxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với cải cách hành chính; quan điểm,mục tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcđáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay

Đề cập đến vai trò, hạn chế trong thủ tục hành chính“Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” tác giả Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn đi sâu làm rõ sự tác động của thủ tục hành chính đối với hoạt động của bộ máy quản

lý nhà nước Những hạn chế trong quản lý nhà nước do thiếu những thủ tục

Trang 9

hành chính hữu hiệu Quan điểm, nguyên tắc và giải pháp cải cách thủ tụchành chính.

“Xã hội học hành chính: Nghiên cứu giao tiếp và dư luận xã hội trong cải cách hành chính nhà nước”, tác giả Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng đi

sâu trình bày sự ra đời và phát triển xã hội học hành chính Xã hội học vềhành vi và tổ chức hành chính Giao tiếp trong quản lí hành chính nhà nước -tiếp cận từ góc độ lí luận và từ góc độ kết quả điều tra xã hội học, sự biến đổigiao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước và dư luận xã hội với công cuộccải cách hành chính hiện nay

“Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”, tác giả Bùi Tiến Quý, Dương Danh Mủ,

đã khái quát về hệ thống chính quyền địa phương Giải pháp thực tế về cảicách hành chính ở địa phương

Bàn về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính hiện một

số bài báo nghiên cứu đã đề cập đến“Đổi mới cơ chế, chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Nguyễn Đăng Thành, đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước,

2009 - Tháng 11 - Số 166 - tr 4-9; “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Trịnh Quang Từ đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục 2009 - Số 51 - tr 40-44; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển đất nước của tác giả Hồng Hà,

đăng trên tạp chí Tư tưởng văn hóa, 2005, Số 3 - tr.63-64; Đào tạo nguồnnhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của tác giả

Lương Đình Hải, đăng trên báo Triết học, 2009 - Số 6 (217) - tr 3-9; “Một

số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam” tác giả Vũ Thành Hưng đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển, 2004 Số 90, tr 20-2, 28; “Đào tạo nguồn nhân lực qua kinh nghiệm phát triển giáo dục ở một số nước” của

Trương Giang Long đăng trên Tạp chí Cộng sản, 2004, số 13, tr 70-74 Các

Trang 10

bài viết đã đề cập đến thực trạng, yêu cầu, định hướng, phương pháp, cáchthức nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển đất nướcnói chung và trong lĩnh vực cải hành chính hiện nay.

Trong những năm gần đây đã có nhiều luận án tiến sĩ quan tâm đi sâunghiên cứu các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính và đào tạo nguồn

nhân lực, điển hình: Luận án tiến sĩ Luật học “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" của nghiên cứu

sinh Phoxay Xaynhasone Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bảnnhằm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hoà dânchủ nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước Lào;

Luận án: “Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh thành phố” của nghiên

cứu sinh Nguyễn Thị Vân Hương Thực trạng nhận thức của công chức hànhchính về việc sắp xếp lại bộ máy cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấptỉnh, thành phố Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của côngchức, góp phần nâng cao hiệu quả của việc cải cách hành chính nhà nước ởcác địa phương

Tài liệu “Bồi dưỡng kỹ năng tiếp nhận hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn: Dùng cho cán bộ

tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn.Của tác giả Bùi Đức Thắng (chủ biên), Lê Gia Ánh Tài liệu đề cập đến thủtục hành chính, cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) theo quy chế "mộtcửa" và kỹ năng tiếp nhận hồ sơ hành chính Các kỹ năng tiếp nhận, giảiquyết, hướng dẫn thủ tục hành chính của cán bộ UBND quận, huyện

Trên địa bàn Nghệ An trong những năm qua đã có nhiều chương trình,nghiên cứu trực tiếp đề cập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hànhchính trên địa bàn tỉnh nói chung miền Tây Nghệ An nói riêng Công trình

“Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An”, Nguyễn Đình Lộc, đã cho chúng ta cái

Trang 11

nhìn khá tổng thể về các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, công trình đi sâu vàođặc điểm địa lý tự nhiên và dân cư của từng dân tộc, khảo tả một số đặc điểmchung và một số đặc trưng văn hóa trong sản xuất, phong tục tập quán Đề

tài “Một số vấn đề xã hội và nhân văn của đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào các tôn giáo ở Nghệ An”; PGS Hoàng Văn Lân và KS Hồ Phi Phục Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình vượt đói nghèo cho đồng bào Khơ Mú – Nghệ An”, TS Hoàng Xuân Lương.

Đề tài cấp bộ “Phát huy nguồn lực lao động ở tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Hà Tĩnh hiện nay” của TS

Đinh Thế Định, Đại học Vinh, đi sâu đánh giá thực trạng nguồn lao động ở

Hà Tĩnh hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp

cơ bản nhằm phát huy nguồn lực lao động phục vụ cho quá trình đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay Liên quan đến vấn

đề cải cách hành chính trên địa bàn miền Tây Nghệ An đề tài nghiên cứu khoa

học cấp trường “Cải cách hành chính nhà nước ở huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An” TS Đinh Thế Định, đã đi sâu đánh giá thực trạng và đề xuất giải

pháp đánh giá thực trạng nền hành chính Nhà nước ở huyện Quế Phong Đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhà nước phù hợp vớiđiều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Quế Phong

Báo cáo “Điều tra dư luận xã hội về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2011, do Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân

văn Nghệ An thực hiện Qua khảo sát điều tra xã hội học, trên cơ sở trưng cầu

ý kiến của nhân dân tại các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, báo cáo đãcung cấp những thông số quan trọng về thực trạng công tác cải cách hànhchính nhà nước trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhândân tỉnh Nghệ An về giải pháp và những yêu cầu cần làm để nâng cao chấtlượng cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo

Trang 12

Các nghiên cứu đi trước đã tập trung khai thác vào những khía cạnhliên quan đến phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính trong quátrình hội nhập và phát triển, trên các phương diện chuyên ngành Chính trịhọc, Nhân học, Văn hóa học khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề đàotạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính dưới góc độ chuyên ngànhChính trị học, đặc biệt ở một địa bàn như miền Tây Nghệ An đang là một vấn

đề còn nhiều khoảng trống cần được quan tâm đi sâu nghiên cứu Nghiên cứu

vấn đề “Đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính trên địa bàn miền Tây Nghệ An” góp phần bổ sung khoảng trống đó.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguồn nhân lực là một phạm trù có nội dung rất rộng, nó bao gồmnhiều khía cạnh, góc độ và lĩnh vực, nội dung khác nhau Vì vậy trong phạm

vi đề tài này tác giả xin tập trung nghiên cứu khoa học về vấn đề đào tạo

Trang 13

nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở cáchuyện miền Tây tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không qian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại cơ quan Đảng,

chính quyền cấp xã, thị trấn, huyện, thị xã thuộc miền Tây Nghệ An

Phạm vi nội dung: Nguồn nhân lực là một phạm trù có nội dung rất

rộng, nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau Vì vậy trong phạm vi đề tài nàytác giả chỉ tập trung nghiên cứu khoa học về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực

cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hànhchính nhà nước ở các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An

Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực

miền Tây Nghệ An từ 2005 - 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng cộng sảnViệt Nam về công tác cán bộ, về cải cách nền hành chính nhà nước và xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Đề tài sử dụng phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu,

cụ thể:

Với phương pháp định tính: Chúng tôi tiến hành thâm nhập địa bàn

phỏng vấn sâu cán bộ công chức tại xã, thị trấn, huyện, thị xã đóng trên địabàn miền Tây Nghệ An; tiến hành quan sát, tham dự vào các buổi làm việc tạiphòng giao dịch một cửa của đội ngũ cán bộ hành chính xã, các buổi tập huấn,các cuộc họp của xã, huyện với người dân; tiến hành trao đổi thảo luận vớimột số cán bộ thuộc ủy ban xã, huyện, một số người dân để có cơ sở đánh giásâu về vấn đề đào tạo nhân lực trong cải cách hành chính hiện nay tại địa bànnghiên cứu

Trang 14

Với phương pháp định lượng: Chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học

thông qua bảng hỏi để thu thập các thông tin số liệu từ 2 đối tượng là ngườidân cán bộ quản lí cấp xã, huyện

- Đề tài sử dụng các phương pháp liên ngành Nhân học, Văn hóa học,Chính trị học, trong nghiên cứu để làm rõ lý luận, thực trạng đào tạo nguồnnhân lực trong cải cách hành chính hiện nay, từ đó làm cơ sở đề xuất một sốgiải pháp khoa học nhằm định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctrong cải cách hành chính tại các địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An

6 Đóng góp đề tài

Về mặt khoa học: Đề tài cung cấp những luận cứ khoa học về đào tạo

nguồn nhân lực, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức trong cải cách hànhchính hiện nay

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những cơ sở

góp phần giúp các nhà quản lí đánh giá thực trạng về đào tạo nguồn nhân lựctrong cải cách hành chính trên địa bàn miền Tây Nghệ An hiện nay Từ đó cónhững định hướng, chính sách phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực phục vụ cải cách hành chính ở miền Tây nói riêng và toàntỉnh nói chung

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

đề tài gồm 3 chương

Trang 15

B NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Mục đích, nội dung cải cách hành chính Nhà nước

1.1.1 Mục đích, cải cách hành chính Nhà nước

Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu Cả cácnước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính nhưmột động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ vàcác mặt khác của đời sống xã hội Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diệnđất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã trải qua 25 năm Trongkhoảng thời gian đó, song song với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hànhchính được tiến hành Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bướcthận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ Cải cách hànhchính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sựphát triển đất nước Nền hành chính từng bước được hiện đại hóa, đem lạihiệu quả thiết thực cho công việc quản lý Nhà nước Các dịch vụ công phục

vụ đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, dòng chảy cải cáchhành chính vẫn chưa phát huy hết những lợi thế tích cực trước những yêu cầuthực tiễn hiện nay Vì vậy, tác động chưa nhiều đến sự phát triển kinh tế xãhội của đất nước, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảysinh cần phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả Bên cạnh đó, bối cảnhtoàn cầu hoá đang đặt ra cho chúng ta những thách thức và cơ hội mới đòi hỏiphải có những cố gắng cao độ Điều đó cũng có nghĩa là, quá trình cải cáchhành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giảiquyết

Trang 16

Trong những năm gần đây cải cách hành chính được Đảng ta xác định

là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và hoàn thiện hiệu lực của bộmáy Nhà nước, với mục tiêu “xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủnăng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý cóhiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lànhmạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống vàlàm việc theo pháp luật trong xã hội” [12; 126] Các chủ trương, giải pháp có

ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính như: điều chỉnh chức năng vàcải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc Bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách quản lý Nhà nước với hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sựnghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tiếp tục cảicách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có

đủ năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng Ngày17.9.2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phêduyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà Nước giai đoạn 2001 -

2010 Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI cũng xác định phải tiếp tục đẩy mạnhcải cách hành chính, coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiệnthắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ thường xuyên của tất cảcác tổ chức trong hệ thống chính trị

Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới mục tiêu xây dựng cho đượcmột nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển bảo đảm dân chủ,thống nhất, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả Đội ngũ cán bộ, côngchức có phẩm chất và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vì lợi íchcủa nhân dân theo đúng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân Phấn đấu, đến năm 2020 hệ thống hành chính đượccải cách cơ bản phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế phát triển theohướng hiện đại, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững

Trang 17

mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theonguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo củaĐảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứngyêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước

Mục đích của cải cách hành chính:

+ Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợpvới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế vềkinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính

+ Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạmpháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản;

đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; pháthuy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bảnquy phạm pháp luật

+ Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm

rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hànhchính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân

+ Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng

+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộquản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ môtoàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện

+ Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõchức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chínhsách, cung cấp dịch vụ công

+ Đến năm 2020, thực hiện các quy định mới về phân cấp quản lý hànhchính Nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyềnđịa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máychính quyền ở nông thôn

Trang 18

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện được tổ chứclại gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước theo nhiệm vụ vàthẩm quyền được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân (sửa đổi) Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc củachính quyền cấp xã.

+ Xây dựng nền hành chính Nhà nước trên địa bàn được hiện đại hóamột bước rõ rệt Các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đạiphục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước kịp thời và thông suốt Hệ thống thông tinđiện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động

- Cuộc cải cách hành chính đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủtrương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cảicách bộ máy nhà nước

Cải cách và hoàn thiện nền hành chính Nhà nước gắn liền với xâydựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảngđối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng, nhằm giữ vững vàphát huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựng Nhà nước pháp quyềncủa dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng

+ Nền hành chính phải được tổ chức thành một hệ thống thống nhất ổnđịnh, hoạt động thông suốt, trên cơ sở phân công, phân cấp và chế độ tráchnhiệm rành mạch, có kỷ cương nghiêm ngặt, cơ quan hành chính và cán bộ,công chức Nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân

+ Áp dụng các cơ chế, biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa những hành vimất dân chủ, tự do, tùy tiện, quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hàcho dân

+ Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải gắn liền chặt chẽvới bước đi của đổi mới kinh tế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành vàhoàn thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

Trang 19

giữ vững trật tự, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Cải cách hành chính là nhiệm vụ rộng lớn, phức tạp đòi hỏi có tầmnhìn bao quát với những giải pháp đồng bộ, kết hợp chặt chẽ cải cách hànhchính với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp

+ Cải cách hành chính phải được tiến hành từng bước vững chắc, cótrọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá trong từng giai đoạn cụ thể

Với nhận thức về tính cấp thiết đó, CCHC cần được chỉ đạo, điều hànhsát sao và dứt điểm đúng với mục đích của một nhiệm vụ đột phá, không thểcoi là một công việc bình thường làm sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gìđến sự nghiệp đổi mới và phát triển, có như vậy thực hiện cải cách hành chínhmới thực sự trở thành khâu đột phá để phá bỏ các rào cản manh mún, lạc hậu,bảo thủ, trì trệ và nguyên tắc máy móc Đó cũng chính là mục đích hướng tớixây dựng một bộ máy hành chính vừa phù hợp với lòng dân, phù hợp với thựctiễn của đất nước, phù hợp với những thay đổi, nhu cầu hiện nay

Như vậy, mục đích của cải cách hành chính là nâng cao hiệu suất hoạtđộng hành chính, thích ứng với những thay đổi, đẩy mạnh cải cách hành chínhnhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiệnđại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơquan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốtyêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước của vùng miền

1.1.2 Nội dung cải cách hành chính Nhà nước

Theo nguyên lý chung một nền hành chính được cấu thành từ 4 bộphận: Thể chế hành chính, tổ chức bộ máy hành chính, đội ngũ công chức vàtài chính Do vậy, để thực hiện một cuộc cải cách hành chính khoa học vàchuyên sâu cần giải quyết tốt 4 bộ phận cấu thành Tuy vậy, tuỳ thuộc vào đặc

Trang 20

điểm của từng nền hành chính cũng như những mục tiêu cải cách được xácđịnh trong một giai đoạn lịch sử mà cải cách hành chính có thể được xác địnhkhông hoàn toàn giống nhau.

Với nền hành chính ở Việt Nam, nội dung cải cách hành chính đượcxác định tiến hành đồng bộ trên tất cả các phương diện của nền hành chính cóbước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm trong từng lĩnh vực:

+ Cải cách thể chế

Xây dựng và hoàn thiện các thể chế về kinh tế, tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống hành chính nhà nước Đổi mới quy trình xây dựng và ban hànhcác văn bản pháp quy phạm luật; Bảo đảm việc thực thi pháp luật nghiêmminh của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức; Tiếp tục cải cách các thủtục hành chính

+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.

Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã,huyện, thị trấn, để khắc phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năngnhiệm vụ

Áp dụng các quy định mới về phân cấp quản lí của nhà nước tại địaphương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền và địa phương,tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền địa phương trướcnhân dân địa phương Định rõ những nhiệm vụ địa phương toàn quyền quyếtđịnh, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của cấp trên

và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương Cải cách bộmáy chính quyền địa phương Cải tiến phương thức quản lí lề lối làm việctrong các cơ quan hành chính tại các huyện, xã, thị trấn trên địa bàn Thựchiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính địa phương

+ Kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong cải cách hànhchính hiện nay trên địa bàn cần: Đổi mới công tác quản lí cán bộ, công chức

Trang 21

Đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức.Đổi mới nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.

+Cải cách tài chính công.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh phát huy tính chủ động, năngđộng sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điềuhành tài chính và ngân sách

Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhândân các cấp, tham mưu cấp trên tạo điều kiện cho địa phương chủ động xử lícác công việc tại địa phương; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngânsách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách

Đổi mới công tác kiểm toán đổi với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sáchnhà nước Thực hiện dân chủ, công khai minh bạch về hành chính công, tất cảcác chi tiêu tài chính đều được công bố công khai

1.2 Nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước

1.2.1 Nguồn nhân lực cán bộ công chức Nhà nước

Nguồn nhân lực cán bộ, công chức nhà nước, theo yêu cầu về tínhchuyên nghiệp phải là đội ngũ riêng, được đào tạo theo một hệ thống riêngmang tính ổn định Đội ngũ đó phải có những tiêu chuẩn sau:

Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong bộ máynhà nước, bao gồm cả những người chỉ huy, điều hành, làm công việc chuyênmôn về hành chính và những nhân viên phục vụ trong cơ quan hành chính nhànước

Những người được xếp vào ngạch bậc nhất định, phù hợp với khả năngtrình độ của từng người Hệ thống ngạch bậc được phân ra theo các chức danhcông chức do nhà nước quy định Các công chức hành chính phải là nhữngngười được ghi trong danh sách biên chế của cơ quan hành chính nhất định vàđược quản lí theo pháp luật của nhà nước

Trang 22

Những người được trả lương, phụ cấp bảo đảm về quyền lợi vật chất,tinh thần làm tròn bổn phận phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân Nguồn kinhphí trả lương cho cán bộ, công chức hành chính phải từ ngân sách nhà nước.Quá trình thuyên chuyển, chuyển ngạch, đề bạt, nghỉ việc, thôi việc, hưu tríđối với cán bộ, công chức đều do nhà nước quy định

Cán bộ, công chức là những người làm công việc có tính chất nghềnghiệp, vì thế cán bộ, công chức hành chính phải được bồi dưỡng, đào tạo vềchuyên môn và theo trình độ về chuyên môn đó mà sắp xếp, thi tuyển vào cácngạch bậc tương ứng

Trong pháp lệnh cán bộ, công chức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hộiban hành vào năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2003 chưa đưa

ra được định nghĩa riêng cho từng khái niệm "cán bộ", “công chức”, và “viênchức” và cả những người làm việc trong bộ máy chính quyền cấp xã

Từ sự bất cập đó “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội Nước cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008 có hiệu lực thihành ngày 1/10/2010 các khái niệm trên được xác định rõ hơn tại điều 4 Theođiều 4 cán bộ, công chức bao gồm:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản ViệtNam, Nhà nước tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan đơn vị thuộc công an

Trang 23

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức Chính trị xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệpcông lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với côngchức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lươngđược đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu

tổ chức, chính trị xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyểndụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp

xã, trong biên chế và hưởng lương ngân sách nhà nước

Như vậy, luật cán bộ, công chức ở Việt Nam phản ánh đặc thù của thếchế nhất nguyên chính trị ở nước ta hiện nay Phạm trù công chức hành chính

ở Việt Nam không giới hạn trong phạm vi nền hành chính nhà nước mà baohàm cả hệ thống chính trị

1.2.2 Phân loại cán bộ công chức

Công chức có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộcvào mục đích phân loại Ở Việt Nam có một số cách phân loại cơ bản sau:

*Phân loại theo ngạch công chức

Ngạch công chức là khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng chuyênmôn và ngành nghề của công chức Mỗi ngạch thể hiện một cấp độ về trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và có tiêu chuẩn riêng Bất cứ một người công chứcnào, sau khi được chính quyền tuyển dụng, đều được xếp vào một ngạch nhấtđịnh công chức theo các ngạch hoặc nâng lên ngạch cao hơn thì phải đượcđánh giá về chuyên môn theo tiêu chuẩn của ngạch đó và phải trải qua kĩ năngnâng ngạch

Trang 24

Căn cứ để xếp ngạch công chức chủ yếu dựa vào năng lực chuyên môn,được thể hiện qua các văn bằng phản ảnh qua trình độ đào tạo Ví dụ nhữngngười không được đào tạo chính quy, được tuyển vào để làm các công việcgiản đơn thì xếp nhân viên hành chính; Những người được đào tạo ở bậctrung học thì xếp vào ngạch cán sự; Ngạch chuyên môn đòi hỏi công chứcphải qua đào tạo ở trình độ đào tạo…

Mỗi ngạch được chia làm nhiều cấp bậc Bậc là các thứ hạng trongngạch chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ

số lương Nếu việc chuyển ngạch đòi hỏi phải được đào tạo bồi dưỡng và phảiqua thi nâng ngạch, thì việc nâng bậc trong phạm vi ngạch chỉ phụ thuộc vàothâm niên công tác, chất lượng công tác và kỉ luật công chức

Nếu công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm quychế công chức thì cứ đến thời gian ấn định họ sẽ được nâng lên bậc kế tiếp.Tuy nhiên, nếu có cống hiến xuất sắc thì cũng có thể được xét nâng bậc trướcthời hạn hoặc vượt bậc Công chức có thể không được chuyển ngạch, nhưngtheo thâm niên họ được nâng bậc theo quy định Bởi vậy, số bậc của mộtngạch phải tính đến yếu tố đảm bảo cho một ngạch công chức đến khi về hưu

Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành loại A, loại B, loại C và loại D, cụ thể như sau:

+ Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên caocấp hoặc tương đương;

+ Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viênchính hoặc tương đương;

+ Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viênhoặc tương đương;

+Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặctương đương và ngạch nhân viên

Trang 25

* Công chức phân loại theo vị trí công tác, tính chất lao động và thẩm quyền được giao

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Là những công chức giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công việc.Tuỳ theo tính chất công việc theo vị trí khác nhau mà phân ra công chức lãnhđạo ở các cấp độ cao, thấp khác nhau

Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền, trách nhiệm nhấtđịnh gần với chức vụ: được quyền ra các quyết định quản lý; tổ chức và điềuhành những người dưới quyền thực hiện công việc

+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được phân thành 3loại cơ bản: Công chức chuyên gia; Công chức thi hành công vụ; Công nhânviên hành chính

Công chức chuyên gia là những người có trình độ chuyên môn kĩ thuậtcao có khả năng nghiên cứu đề xuất những phương hướng, quan điểm và thựcthi công việc chuyên môn phức tạp Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo,đồng thời cũng là những nhà chuyên môn tác nghiệp những công việc đòi hỏiphải có trình độ chuyên môn nhất định

Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nước: Là nhữngngười thừa hành công việc, thực thi công vụ chứ không có thẩm quyền raquyết định như các công chức lãnh đạo Họ được trao những thẩm quyền nhấtđịnh trong phạm vi công tác của mình khi làm phận sự: các công chức làmnhiệm vụ hải quan, công an, thanh tra, cảnh sát thuế vụ…, khi thực hiện công

vụ họ có quyền bắt buộc người khác phải thực hiện pháp luật

Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ do côngchức lãnh đạo giao phó Họ là những người làm công tác phục vụ trong bộmáy nhà nước Bản thân họ có những trình độ chuyên môn kĩ thuật ở mứcthấp nên phải tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên

Trang 26

*Phân loại theo ngành chuyên môn, lĩnh vực

Ngành hành chính; Ngành lưu trữ; ngành thanh tra; Ngành kế toán;ngành kiểm toán; Ngành thuế; ngành tư pháp; Ngành ngân hàng; Ngành hảiquan; Ngành nông nghiệp; Ngành kiểm lâm; ngành thuỷ lợi; Ngành xây dựng;ngành khoa học kỹ thuật; Ngành khí tượng thuỷ văn; Ngành môi trường;ngành giáo dục đào tạo; Ngành y tế; ngành văn hoá; Ngành thông tin; Ngành

du lịch; Ngành thể dục thể thao; Ngành dự trữ quốc gia; Ngành quản lý thịtrường

*Cán bộ, công chức phân loại theo trình độ đào tạo (sau đại học, đại học, trung học, ) hoặc theo hệ thống cơ cấu tổ chức

+ Theo trình độ đào tạo

Việc phân loại công chức theo trình độ đào tạo phụ thuộc vào trình độphát triển khoa học – kĩ thuật và trình độ dân trí nói chung Chẳng hạn, vài bathập kỉ trước đây, người có văn bằng tốt nghiệp đại học được xếp vào côngchức hạng cao Nhưng ngày nay, nền giáo dục chung đã phát triển cao hơn,thêm vào đó những thành tựu khoa học, kĩ thuật đã vượt xa trước đây, thì đòihỏi người công chức hạng cao lại là những người có văn bằng trên đại học,đồng thời đòi hỏi có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước

Theo điều 4 của nghị định số 177/2003/NĐ – CP ngày 10/10/2003 củaChính phủ, công chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêucầu trình độ chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học; công chức loại B lànhững người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môngiáo dục nghề nghiệp; công chức loại C là những người được bổ nhiệm vàongạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp

Việc phân hạng công chức không chỉ căn cứ vào bằng cấp, mà phảixem xét khả năng thực tế, vị trí công tác hiện tại của công chức để sắp xếpquy hoạch đội ngũ

- Công chức trình độ trung cấp

Trang 27

- Công chức có trình độ cao đẳng

- Công chức có trình độ đại học

- Công chức vó trình độ sau đại học

+ Công chức phân loại theo hệ thống cơ cấu tổ chức

- Công chức làm việc ở cơ quan, tổ chức ở Trung ương; công chức làmviệc ở cơ quan, tổ chức cấp tỉnh;

- Công chức làm việc ở cơ quan, tổ chức cấp huyện;

- Công chức làm việc ở cơ quan, tổ chức cấp xã

Trong mỗi một ngành chuyên môn có một hoặc một số ngạch từ caođến thấp, thể hiện phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, những hiểubiết cần phải có của công chức; mỗi một ngạch có nhiều mức lương khácnhau, từ mức khởi điểm (bậc 1) trở lên Theo quy định của Luật Cán bộ, côngchức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, việc nâng từ mứclương thấp lên mức lương cao hơn trong ngạch được thực hiện gắn với thâmniên công tác, trừ trường hợp được nâng lương trước thời hạn do có thànhtích, cống hiến trong công tác Việc thực hiện nâng lương được tiến hành theoquy trình, thủ tục và phân cấp theo quy định của pháp luật Việc nâng từngạch thấp lên ngạch cao hơn liền kề phải qua kỳ thi nâng ngạch theo nguyêntắc cạnh tranh

1.2.3 Các tiêu chí, yếu tố cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước quyếtđịnh chất lượng cải cách hành chính hiện nay Trọng tâm của công tác xâydựng nguồn nhân lực trong cải cách hành chính hiện nay là hình thành mộtđội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, có năng lực quản lí, điều hành vàthực thi công vụ có tính chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thihành công vụ, tận tuỵ phục vụ nhân dân, quê hương đất nước

Trang 28

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ vàcông chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế;hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lươngđược bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật); giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở;được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấphuyện; cán bộ cấp xã; công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ,công chức cấp xã) Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõtheo tiêu chí riêng, gắn với cơ chế hình thành Vì vậy, đội ngũ cán bộ, côngchức cần có những tiêu chí:

+Tiêu chí về sức khoẻ

Mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước phải có đủ điềukiện về sức khoẻ để làm việc, thực hiện nhiệm vụ được giao Chất lượng sứckhoẻ phải được các cơ sở y tế có đủ thẩm quyền xác nhận

+Tiêu chí về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ

Mỗi cán bộ công chức phải có năng lực tham mưu, điều hành, tổ chứctriển khai thực hiện nhiệm vụ được giao Có khả năng và kinh nghiệm trongcông tác tổ chức, quản lí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ tốt chocông tác chuyên môn, chuyên ngành được giao

Nắm chắc kiến thức về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao,

về nghiệp vụ quản lý, tổ chức triển khai tại cơ sở - nơi cán bộ, công chứcđang tác nghiệp

+Tiêu chí về trình độ, ngoại ngữ

Mỗi cán bộ, công chức có khả năng sử dụng ít nhất 1 đến 5 ngoại ngữthông dụng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức (trình độ quy định cụ thể ởtừng chức danh)

+ Tiêu chí về trình độ lý luận và hiểu biết thực tiễn

Trang 29

Luôn nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước vàquan điểm của ngành, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyênmôn, chuyên ngành được giao để vận dụng trong quản lí.

Nắm chắc kiến thức về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao

về nghiệp vụ quản lí, tổ chức triển khai tại cơ sở, nơi cán bộ công chức tácnghiệp

Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế địa phương, đất nước có sự hiểubiết nhất định tình hình các nước trong và ngoài khu vực

+Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong lối sống và thái

độ, tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ

Mục tiêu hướng đến của đào tạo đội ngũ công chức không chỉ là đàotạo ra những con người làm việc trong bộ máy nhà nước có trình độ năng lực

mà còn có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thái độ tích cực phục vụnhân dân

Về phẩm chất chính trị

Quản lí nhà nước luôn phải hướng tới mục tiêu chính trị, vì thế cán bộ,công chức trong bộ máy nhà nước rất cần được rèn luyện và củng cố về phẩmchất chính trị Cán bộ, công chức phải thấm nhuần hơn những lí tưởng caođẹp mà Đảng, Nhà nước và xã hội đang theo đuổi từ đó xây dựng vững chắchơn niềm tin vào lý tưởng đó và trung thành với lợi ích mà mục tiêu chính trị

đã xác định Đồng thời xác lập quyết tâm thực hiện mục tiêu chính trị của mỗi

tổ chức và hoàn thiện hệ thống Mỗi cán bộ, công chức luôn trung thành vớiĐảng, với dân tộc, kiên định với đường lối của Đảng, Nhà nước, chấp hànhnghiêm pháp luật

Đạo đức, lối sống

Mỗi cán bộ, công chức phải ý thức được rằng mình là người lao độnglàm việc trong bộ máy nhà nước, người dân nhìn vào mình để đánh giáthương hiệu của từng cơ quan hay cả bộ máy nhà nước, do đó phải luôn có ý

Trang 30

thức giữ gìn hình ảnh đạo đức, tác phong chuẩn mực trong quần chúng nhândân Vì vậy, mỗi cán bộ, công chức luôn cố gắng nêu cao tinh thần tráchnhiệm, lối sống lành mạnh, xây dựng hình ảnh đẹp về người cán bộ, côngchức trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong cuộc sống.

Tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ

Mỗi cán bộ, công chức cần ý thức được mình là người lao động làmviệc trong bộ máy nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phục vụ lợiích công Vì vậy, mọi cán bộ, công chức cần có thái độ tôn trọng nhân dân, cónghĩa vụ phục vụ nhân dân, có tinh thần trách nhiệm với người dân làm chongười dân hài lòng hơn về thái độ và chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyếtcác mối quan hệ hay sử dụng có hiệu quả các nguồn lực công

Mỗi cán bộ, công chức phải làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả,

có ý thức tổ chức kỷ luật, đấu tranh tự phê bình và phê bình tốt Cần kiệmliêm chính chí công vô tư Đoàn kết, được tập thể, cán bộ đồng nghiệp tinyêu, tín nhiệm

+ Tiêu chí về kỹ năng hành chính

Mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước cần có kỹ năng hànhchính, phải có được những kiến thức cơ bản về nhà nước, xác định đúng chứcnăng của nhà nước nói chung, của mỗi hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước nóiriêng và xác định đúng chức trách của cán bộ, công chức trong thực thi công

vụ Có khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách khoa học vàhiệu quả cao nhất

+Tiêu chí về kỹ năng giao tiếp, kết hợp hành động công tác

Luật cán bộ, công chức quy định các chuẩn mực đạo đức công vụ nhưđạo đức công chức, văn hoá giao tiếp trong công sở văn hoá giao tiếp vớinhân dân

Về văn hoá giao tiếp ở công sở, điều 16 luật cán bộ công chức quyđịnh: Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn

Trang 31

trọng đồng nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng, mạch lạc Cán

bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư,khách quan khi nhận xét đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khithi hành công vụ, cán bộ công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức;

có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vàđồng nghiệp

Về văn hoá giao tiếp với nhân dân, điều 17 luật cán bộ công chức quyđịnh: Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong thái độ lịch

sự nghiêm túc, khiêm tốn, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng, mạchlạc Cán bộ công chức không được hách dịch, cửa quyền

Những tiêu chí về cán bộ, công chức là những điều quy định về đức, tài

mà cán bộ, công chức phải có, làm căn cứ để các cơ quan có thẩm quyềntrong hệ thống nhà nước xem xét, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, là căn cứ đểmỗi cá nhân nổ lực phấn đấu, là căn cứ để người dân tín nhiệm bầu vào cáccương vị lãnh đạo trong bộ máy nhà nước

1.3 Tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước

1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng trong cải cách hành chính nhà nước

Những mục tiêu cụ thể được xác định trong cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2011 - 2020 bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượngsản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đấtnước Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minhbạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí thuộc mọi thành phầnkinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính Xây dựng hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vữngmạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong

Trang 32

hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.Đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển củađất nước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính nhà nước.

Trong cấu trúc của nền hành chính nhà nước đội ngũ công chức vàhoạt động của họ, nguồn lực công bảo đảm cho nền hành chính hoạt độngđược xem là những bộ phận cấu thành không thể thiếu

Điều đó có thể mô tả bằng sơ đồ:

Như vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính đóngvai trò quan trọng cho hoạt động hành chính được hiệu quả, phát triển hệthống và đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng.Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán

bộ cho các cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo vàthế mạnh riêng của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêuchung của cả nền hành chính

Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệuquả cần phải hiểu rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước.Những đặc tính này vừa thể hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước cộng hòa

Thể chế của

nền hành chính

nhà nước

Đội ngũ công chức và hoạt động của họ

Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Đào tạo nguồn lực công bảo đảm cho nền hành chính phát triển

Trang 33

XHCN Việt Nam, vừa kết hợp được những đặc điểm chung của một nền hànhchính phát triển theo hướng hiện đại Trong đó tính chuyên môn hoá và nghềnghiệp cao được xem là một yếu tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi

Hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là mộthoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt Điều đó được thểhiện trên cả phương diện nghệ thuật và khoa học trong quản lý nhà nước.Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước, yêu cầu những ngườilàm việc trong các cơ quan hành chính cần phải có trình độ chuyên môn nghềnghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý Tính chuyên môn hoá

và nghề nghiệp cao là đòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý của các cơquan hành chính nhà nước và là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính pháttriển theo hướng hiện đại

Đối tượng tác động của nền hành chính có nội dung hoạt động phức tạp

và quan hệ đa dạng, phong phú đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức

xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng Công chức làm việc trong các cơquan hành chính nhà nước là những người trực tiếp thi hành công vụ, nêntrình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngcông việc thực hiện Vì lẽ đó trong hoạt động hành chính Nhà nước, năng lựcchuyên môn và trình độ quản lý của những người làm việc trong các cơ quanhành chính Nhà nước phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu

Xây dựng và tuyển chọn những người vào làm việc trong các cơ quan

hành chính nhà nước đảm bảo yêu cầu “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu

của công tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Độingũ này là những người được rèn luyện chính trị, tham gia hoạt động chính trị

và thực hiện nhiệm vụ chính trị – hành chính trong bộ máy hành pháp Có thểxem họ là chiếc cầu nối giữa quyền lực chính trị với nền hành chính Ở nước

ta, Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội Nhà nước là trung tâm củaquyền lực trong hệ thống chính trị, quản lí mọi mặt đời sống xã hội Các tổ

Trang 34

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước với nhữnghình thức và phương thức khác nhau Như vậy, bộ máy hành chính phải phục

vụ chính trị, phục vụ việc thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, phục vụ lợiích hợp pháp của nhân dân một cách hiệu lực và hiệu quả Cải cách hànhchính (CCHC) phải được tiến hành trong tổng thể đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng, đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, nhằmhoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động,sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội Để quản lí công cóhiệu quả, cần chú trọng làm rõ vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực cáccấp uỷ Đảng trong từng cơ quan Đây là lực lượng đảm đương các vị trí chủchốt, chuyển hoá các chủ trương, đường lối thành chương trình công tác, kếhoạch hành động cụ thể trong thực tiễn quản lí Cần ưu tiên đào tạo, bồidưỡng cho nhóm cán bộ, công chức cao cấp những nội dung về đạo đức và kỹnăng lãnh đạo, quản lí trong nền kinh tế thị trường

Nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước chính là đội ngũcán bộ, công chức Cả về lý luận lẫn thực tiễn đều cho thấy đội ngũ cán bộcông chức hành chính có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung

và hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay nói riêng Nếu như nói "nhà nước"

là trụ cột của hệ thống chính trị, thì đội ngũ cán bộ, công chức hành chính làlực lượng vận hành cỗ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địaphương

Nguồn nhân lực có chất lượng trong cải cách hành chính hiện nay đóngvai trò quan trọng trên các lĩnh vực: trong hoạch định chính sách; trong tổchức thực hiện chính sách; vai trò là cầu nối giữa cơ quan hành chính vớinhân dân

+ Trong hoạch định chính sách: Uỷ ban nhân dân cấp huyện xã, thị

trấn là các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ và quyềnhạn chủ yếu là xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát

Trang 35

triển địa phương trong phạm vi quản lí; Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàngnăm về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình hội đồng nhân dâncùng cấp thông qua để trình cấp trên phê duyệt; Tổ chức thực hiện và kiểm tra

tổ chức thực hiện kế hoạch đó, đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức và côngdân thực hiện theo quy định của pháp luật

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương trên tất cảlĩnh vực, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp vàcác chuyên môn phải xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế tại địaphương nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện Cácquyết định quản lí nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp được ban hành theotinh thần tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách theo quy định của luật tổ chứcHội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân và theo quy chế hoạt động của Uỷban Nhân dân

Do đó, đội ngũ công chức hành chính có chất lượng các cấp (công chứclãnh đạo, chuyên viên chính, chuyên viên) đóng vai trò rất quan trọng trongviệc xây dựng và ban hành các kế hoạch công tác, quyết định quản lí Bởi vì,đội ngũ công chức hành chính là những cộng sự tham mưu đắc lực cho lãnhđạo Bản thân họ là được phân công phụ trách theo dõi, phụ trách một lĩnhvực chuyên môn phù hợp theo trình độ đào tạo, do vậy họ rất am hiểu vềchuyên môn mà mình phụ trách Chính vì vậy, việc soạn thảo xây dựng kếhoạch quản lí và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đều do những côngchức có chuyên môn trực tiếp thực hiện trước khi trình lãnh đạo, quyết địnhban hành Do vậy đòi hỏi đội ngũ công chức hành chính tại địa phương phải

có phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính

+ Trong tổ chức thực hiện chính sách

Nguồn nhân lực hành chính trực tiếp là đội ngũ công chức là lực lượng

cơ bản nòng cốt đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của

Trang 36

Nhà nước đến với nhân dân; Đồng thời đảm bảo cho đường lối pháp luật đóthực hiện nghiêm túc trong cuộc sống

Cơ chế chính sách dù có đúng đắn đến đâu cũng chỉ là phương tiệnquản lí, nguồn nhân lực mới là chủ thể quyết định Vị trí của đội ngũ cán bộ,công chức luôn là trung tâm của mọi hoạt động hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu được giao cho các cơquan hành chính nhà nước thực hiện, với những đặc trưng của hoạt động nàyđòi hỏi cán bộ, công chức hành chính phải chủ động, sáng tạo trong tổ chứcthực hiện văn bản dưới luật, cũng như trong văn bản ban hành quy phạm hànhchính điều chỉnh hoạt động quản lí Hơn nữa mọi mặt đời sống luôn biến động

và phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu mới, vận dụng sángtạo pháp luật, tìm kiếm giải quyết mọi tình huống trong phạm vi cho phéphiệu quả nhất

Hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương như một chuỗi dâyliên kết, trong đó đội ngũ công chức là lực lượng vận hành chuyên nghiệp.Mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước muốn đến đượcvới nhân dân hầu hết đều phải qua khâu tổ chức thực hiện của hệ thống hànhchính, đặc biệt là cấp địa phương Trong đó vai trò của đội ngũ cán bộ, côngchức đóng vai trò quan trọng, chính sách, đường lối có đến nguyên vẹn, đầy

đủ với người dân hay không đòi hỏi vào năng lực của đội ngũ cán bộ, côngchức hành chính các cấp

Chính vì vậy, mỗi công chức phải hoạt động mang tính chuyên nghiệp,không những có kiến thức về lí luận quản lí nhà nước và có kinh nghiệm thựctiễn mà còn phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về ngành và lĩnh vựckhoa học – kỹ thuật mà mình đảm nhận

+ Vai trò là cầu nối giữa cơ quan hành chính với nhân dân

Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là mục tiêu

mà Đảng ta luôn quan tâm thực hiện Xây dựng chính quyền các cấp theo

Trang 37

hướng gần dân, cơ quan hành chính là đơn vị chịu trách nhiệm chính Độingũ, cán bộ, công chức là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc vớinhân dân là cầu nối cơ bản giữa cơ quan hành chính với nhân dân Bản chấtnhà nước được thể hiện thông qua đội ngũ này.

Xuất phát từ quan điểm đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị18/2000/Ct –TTg ngày 21- 9 - 2000, về tăng cường công tác dân vận trongcác cơ quan nhà nước, nhằm phát huy vai trò của đội ngũ công chức, thôngqua thực hiện chức trách quản lí và phục vụ dịch vụ công để tuyên truyền vậnđộng nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào hệ thống cơquan hành chính Nhà nước

1.3.2 Sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính nhà nước

Trong cải cách hành chính nguồn nhân lực là lực lượng cơ bản nòng cốtđưa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đếnvới nhân dân, đồng thời đảm bảo cho đường lối, pháp luật được thực hiệnnghiêm túc trong cuộc sống Cơ chế chính sách dù có đúng đắn đến mức độnào thì cũng chỉ là phương tiện quản lí, con người mới là chủ thể quyết định

Vị trí của công chức hành chính luôn là trung tâm trong mọi hoạt động hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước Hoạt động quản lí Nhà nước chủ yếuđược giao cho các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện, với những hoạtđộng này đòi hỏi công chức phải chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiệnnhững văn bản dưới luật, cũng như trong ban hành văn bản quy phạm hànhchính, điều chỉnh hoạt động quản lí Hơn nữa mọi mặt đời sống xã hội luônluôn biến đổi và phát triển vì đòi hỏi nguồn nhân lực trực tiếp là đội ngũ cán

bộ công chức phải ứng phó nhanh nhạy, kịp thời, vận dụng sang tạo pháp luật,tìm kiếm biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách hiệu quảnhất

Trang 38

Nguồn nhân lực trong cải cách hành chính đóng vai trò là cầu nối, giữa

cơ quan hành chính với nhân dân Đội ngũ nguồn nhân lực tốt góp phần xâydựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và

vì dân Trước hết là xây dựng chính quyền các cấp theo hướng ngày càng gầndân hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào cơ quan hành chính Bởi lẽ cơ quannày chiếm phần lớn trong quan hệ giao dịch với nhân dân so với các cơ quannhà nước khác Chính vì vậy cơ quan hành chính là những người thườngxuyên tiếp xúc với nhân dân, là cầu nối trực tiếp giữa cơ quan hành chính vớinhân dân Bản chất của nhà nước được thể hiện qua cách phục vụ của đội ngũnày

Đào tạo nguồn nhân đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính phải đáp ứng đủ 3yêu cầu cơ bản: Đào tạo cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, có hiểubiết thực tiễn, có năng lực điều hành quản lí trên địa bàn Trọng tâm của côngtác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay là hình thànhmột đội ngũ cán bộ công chức có kiến thức năng lực quản lí, điều hành vàthực thi công vụ có tính chuyên nghiệp, có tính chuyên nghiệp, phẩm chất tốt

và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ đất nước và phục vụ nhândân Đối với đội ngũ cán bộ công chức hành chính ngạch chuyên viên chínhtrở lên đòi hỏi có: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lí nguồn nhân lực;Xây dựng hoạch định chính sách; Tổ chức điều hành nền hành chính và hộinhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc, miền núi làtừng bước chuyển nền kinh tế tự túc, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hànghóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trước hết đáp ứngnhu cầu tối thiểu như ăn, ở, mặc, chữa bệnh, học tập, đi lại của các dân tộcthiểu số, tiến tới mục tiêu cao nhất là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh Để thực hiện được mục tiêu trên, công tác xây dựng

Trang 39

Đảng ở cơ sở và chính quyền các cấp đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồidưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ đã và đang đào tạo có hiệu quả nhằm đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng dân tộc hiện nay Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng,của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đemtình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặtchính sách cho đúng, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [28; 169]

Quán triệt sâu sắc những lời dạy của Người, gắn liền với nhiệm vụ lãnhđạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, coitrọng các khâu của công tác đào tạo cán bộ như: chăm lo tạo nguồn, lựa chọn,đào tạo bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và xây dựng chính sách đối với cán bộ…bảo đảm cho đội ngũ cán bộ của Đảng luôn có sự phát triển và nối tiếp vữngchắc

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính

là đi sâu đào tạo năng lực trình độ làm việc, khả năng chuyên nghiệp nhằmđáp ứng nhu cầu thực tiễn trong cải cách hành chính hiện nay Nếu như nóinhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, thì đội ngũ nguồn nhân lực trongcải cách hành chính là lực lượng quan trọng vận hành bộ máy nhà nước, giúp

bộ máy hành chính hoạt động thông suốt từ Trung ương đến địa phương.Trong đó, đào tạo đội ngũ công chức được xem là khâu quan trọng thúc đẩy

cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính phát triển

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của các địa phương trên các lĩnh vực, bảođảm hiệu lực, hiệu quả, yêu cầu Uỷ ban nhân dân phải xây dựng kế hoạch đàotạo nguồn nhân lực sát với tình hình thực tế địa phương Có như vậy mới pháthuy hết vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện, cácquyết định quản lí nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp được ban hành theotinh thần tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách theo tinh thần của Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và theo quy chế hoạt động của Uỷ

Trang 40

ban nhân dân Đội ngũ công chức hành chính (công chức lãnh đạo, chuyênviên, chuyên viên chính…), đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng

và ban hành các kế hoạch công tác, quyết định quản lí Bởi vì, đội ngũ côngchức hành chính các cấp là những cộng sự tham mưu đắc lực cho lãnh đạo.Bản thân họ là những công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức nhấtđịnh, được phân công theo dõi, phụ trách một lĩnh vực chuyên môn phù hợptheo trình độ đào tạo, do vậy họ rất am hiểu về chuyên môn mà họ phụ trách.Chính vì vậy cần đào tạo đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất chính trịnăng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính tốt

Kết luận chương 1

Đào tạo nguồn nhân lực trong thực hiện cải cách hành chính hiện nayđóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia Để nângcao hiệu quả vấn đề đào tạo nguồn nhân lực được xem như một tố quyết địnhcho sự thành công đó Vấn đề đào tạo nguôn nhân lực quyết định vai trò quantrọng không chỉ với cải cách hành chính mà còn đóng vai trò quan trọng trongphát triển kinh tế, xã hội, đưa các địa phương trên địa bàn thoát nghèo Cảicách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đang trở thành nhu cầubức thiết và là động lực phát triển theo chiều sâu Cải cách hành chính là hoạtđộng tổng thể các hoạt động cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cảicách công vụ và công chức; cải cách tài chính công nhằm thay đổi toàn bộ từ

cơ cấu tổ chức bộ máy đến con người trong tổ chức bộ máy hướng tới hiệuquả hoạt động ngày càng cao của bộ máy hành chính Trong giai đoạn hiệnnay vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính cần được coi lànhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên hàng đầu nhằm đạt kết quả tốt nhấttrong cải cách hành chính

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Nội vụ (2004), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏicủa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2004
3. Nguyễn Hoà Bình “Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá cải cách hành chính tại Việt Nam”, tạp chí tổ chức Nhà nước 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá cải cách hànhchính tại Việt Nam”
5. GS.Nguyễn Trong Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội”, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về triết học - con người -xã hội”
Tác giả: GS.Nguyễn Trong Chuẩn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
6. TS. Đỗ Minh Cương, về công tác quy hoạch cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 13/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về công tác quy hoạch cán bộ, công chức ở nước tahiện nay
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2002
8. Đảng Cộng sản Việt Nam(1999), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.4
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1999
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.40, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.40
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2004
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
14. Đinh Thế Định, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2010) “Phát huy nguồn lực lao động ở tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Hà Tĩnh hiện nay”, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huynguồn lực lao động ở tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hoá ở Hà Tĩnh hiện nay
15. Đinh Thế Định, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (2013) “Cải cách hành chính nhà nước ở huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An”, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải cáchhành chính nhà nước ở huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An”
16. Doãn Hùng (Chủ biên) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Lý luận chính trị, H. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức dân tộc thiểusố ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
18. Đinh Duy Hoà “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí Nhà nước”, Tạp chí tổ chức Nhà nước, 2/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lí Nhà nước
19. Tô Từ Hạ (1998),Cải cách hành chính địa phương: lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính địa phương: lí luận và thực tiễn
Tác giả: Tô Từ Hạ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1998
20. Trần Ngọc Hiên “Những biến đổi quan trọng trong giai đoạn 2011 -2020 và vấn đề xây dựng đội ngũ tri thức Việt Nam, Tạp chí Cộng sản 10/ 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những biến đổi quan trọng trong giai đoạn 2011 -2020 vàvấn đề xây dựng đội ngũ tri thức Việt Nam
22. Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Nghệ An, ( 5/ 2014), Báo cáo Điều tra dư luận xã hội về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong cải cách hành chính tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra dư luận xã hội về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong cảicách hành chính tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An
24. Hồng Hà “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển đất nước” tạp chí Tư tưởng văn hóa, 2005, Số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triểnđất nước”
25. Lê Thị Hằng “Vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học, 6/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong cải cách hànhchính ở nước ta hiện nay

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w