1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

97 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN QUANG ĐẠO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TRỒNG TRONG VỤ HÈ THU 2014 TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Lân NGHỆ AN, 2014 2 LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Ngọc Lân đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Nông – Lâm – Ngư, quý thầy cô giáo Phòng sau đại học trường Đại học Vinh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Lê Anh Đức, người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình theo dõi các chỉ tiêu. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể Cao học khóa XX chuyên ngành Khoa học cây trồng đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tuy nhiên quá trình theo dõi sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./. Hà Tĩnh, tháng 10 năm 2014 Học viên thực hiện Trần Quang Đạo 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nước trên thế giới 14 Bảng 1.2 :Tình hình xuất khẩu gạo của các nước trên thế giới năm 2013 15 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ 2006 - 2012 20 Bảng1.4. Diện tích trồng lúa tại Hà Tĩnh 2000 – 2006 25 Bảng 1.5. Năng suất lúa của Hà Tĩnh 2009 – 2013 26 Bảng 1.5. Sản lượng lúa của Hà Tĩnh 2009 - 2013 26 Biểu 1.6. Diện tích đất trồng lúa huyện Can Lộc từ năm 2009 – 2013. 27 Biểu 1.7 . Năng suất lúa của huyện Can Lộc từ 2009 – 2013 28 Biểu 1.9. Sản lượng lúa huyện Can Lộc giai đoạn 2009 – 2013 28 Bảng 2.1. Nguồn gốc giống lúa 30 Bảng 2.2. Các công thức trong thí nghiệm vụ Hè thu 2014 31 Bảng 2.3. Diễn biến thời tiết trong những tháng tiến hành thí nghiệm 32 Bảng 3.1.Thời gian thông qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm 41 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về mạ của các giống trước khi cấy 44 Bảng 3.3. Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng 46 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao 47 Bảng 3.5. Động thái đẻ nhánh của các giống thí nghiệm 49 Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm 50 Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng nhánh của các giống thí nghiệm. 52 Bảng 3.8. Động thái ra lá của các giống thí nghiệm 54 Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng về lá của các giống thí nghiệm 55 Bảng 3.10. Một số đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm 56 Bảng 3.11. Khả năng chống đổ ngả. 58 Bảng 3.12. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính của giống thí nghiệm 59 Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất. 62 Bảng 3.14. Chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm. 64 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống thí nghiệm 48 Hình 4.2. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu/nhánh tối đa 51 Hình 4.3. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm 54 5 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh BĐT: Bắt đầu trổ CBVTV: Cục bảo vệ thực vật CLT: Cây lương thực CTP: Cây thực phẩm CHT: Chín hoàn toàn CPVTKT: Cổ phần vật tư kỹ thuật CPGCT: Cổ phần giống cây trồng CMS: Cytoplamic Male Sterility – Bất dục đực tế bào chất CS: Công sự CT: Công thức CV: Coeffient of Variation – Hệ số biến động D: Dài DTLĐ: Diện tích lá đòng Dòng A: Dòng bất dục đực tế bào chất Dòng B: Dòng duy trì bất dục đực tế bào chất ĐBB: Độ bạc bụng Đ/C: Đối chứng Dòng R: Dòng phục hồi hữu dục ĐNTĐ: Đẻ nhánh tối đa ĐTCB: Độ thoát cổ bông ĐTCL: Độ tàn của lá ĐTCB: Độ thoát cổ bông EGMS: Enviromentsesnitive Genic Male Sterility – Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với điều kiện môi trường HX: Hồi xanh HT: Hè Thu IRRI: International Rice Research Isstitute – Viện nghiên cứu lúa Quốc tế KN: Khả năng KNCL: Khả năng chịu lạnh KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh KTG: Khoảng thời gian KTT: Kết thúc trổ LSD 0,05 Least Significant Difference – Sự sai khác nhỏ nhất ở mức 5% NCPT: Nghiên cứu phát triển NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu NS: Not Significant – Không có sự sai khác NTD: Ngày theo dõi FAO: Food Agriculture Organition – Tổ chức nông nghệp và lương thực Liên Hợp Quốc SNN & PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn P: Khối lượng TB: Trung bình TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TTGST: Tổng thời gian sinh trưởng R: Rộng 6 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa tại tỉnh Hà Tĩnh Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời. Theo các tài liệu Khảo cổ học của Việt Nam, nghề trồng lúa có từ 4000 - 3000 năm trước Công Nguyên. Cây lúa có nguồn gốc chủ yếu từ vùng đầm lầy Đông Nam Á, nhưng ngày nay cây lúa đã được trồng nhiều nơi trên thế giới, như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương; trong đó Châu Á vừa là quê hương của cây lúa cũng là nơi có diện tích, sản lượng lúa lớn nhất. Lúa là cây lương thực có một vị thế hết sức quan trọng. Trên thế giới có khoảng 40% dân số coi gạo là nguồn lương thực chính (tập trung chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Á) với mức tiêu thụ lúa gạo hàng năm là 180 –200 kg/người/năm. Có hơn 25% dân số sử dụng trên một nửa khẩu phần lương thực hàng ngày (tập trung chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Âu và Châu Mỹ). Như vậy, lúa gạo đã ảnh hưởng tới ít nhất 65% trong khẩu phần ăn của dân số thế giới. Đồng thời, trong lúa gạo còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác. Trong gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, 12% là nước, còn lại là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin PP, vitamin E,…[5]. Chính vì vậy, Tổ chức Dinh dưỡng Quốc tế đã coi “hạt gạo là hạt của sự sống” và “là lương thực, dược phẩm có giá trị lớn”. Gạo không chỉ có chức năng chính là làm lương thực hàng ngày, gạo còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác, như sử dụng trong công nghiệp sản xuất bia rượu, mạch nha, bánh kẹo, thức ăn gia súc,… đã nâng giá trị của lúa gạo. Tầm quan trọng của lúa gạo đã được khẳng định từ lâu, tuy nhiên, việc sản xuất lúa gạo không phải lúc nào cũng thuận lợi mà luôn đứng trước những thách thức to lớn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đó là sự bùng nổ dân số, quá trình công nghiệp hóa đã làm đất nông nghiệp ngày một thu hẹp với mức giảm về diện tích hàng năm khoảng 2%, diễn biến thời tiết khí hậu phức tạp và khó lường, dịch hại gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất lúa gạo. Nhằm tăng năng suất lúa trên cùng một đơn vị diện tích trồng lúa, hiện đã có nhiều biện pháp đưa ra, như tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, và chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng sản xuất, nhiều biện 7 pháp kỹ thuật mới cũng đã được áp dụng như phương thức gieo cấy, chế độ bón phân, chế độ chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu,… Việt Nam với khoảng 70% dân số nông nghiệp hiện nay là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan) (xuất khẩu 3,81 triệu tấn năm 2003 và 5,1 triệu tấn năm 2005) [5]. Để việc sản xuất lúa gạo đạt hiệu quả, về kỹ thuật cần phải quan tâm đến giống lúa năng suất cao, phẩm chất gạo chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với vùng sinh thái nông nghiệp. Vì vậy cần chú trọng hoạt động khảo nghiệm giống lúa. Khảo nghiệm giống lúa nhằm đạt được các mục tiêu, như xác định giống lúa thích nghi với tiểu khí hậu từng vùng sinh thái nông nghiệp địa phương; giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh; giống lúa có thời gian sinh trưởng phù hợp với thời vụ, để từ đó có thể bố trí cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất. Hà Tĩnh là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, thuần nông, trong đó lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lúa còn rất thấp so với nhiều tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi,…thì một phần nguyên nhân lớn là do còn chậm đổi mới trong công tác giống. Việc tìm ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ điểm nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trồng trong vụ Hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh” 2. Phạm vi nghiên cứu và yêu cầu của đề tài  Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về đặc điểm nông học của giống lúa, như sinh trưởng, phát triển, tính chống chịu, năng suất, chất lượng hạt gạo và tiềm năng kinh tế của các giống lúa thí nghiệm. Về thời gian: vụ lúa Hè thu năm 2014. Về không gian: vùng trồng lúa nước huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.  Yêu cầu của đề tài Đề tài nghiên cứu cần phải đạt được các yêu cầu sau đây: 8 (1) Đánh giá được các đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 7 giống lúa tham gia thí nghiệm. (2) Đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. (3) Đánh giá được một số chỉ tiêu về phẩm chất, chất lượng gạo của một số giống lúa có khả năng được lựa chọn để sản xuất đại trà. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá các đặc tính nông học của 7 giống lúa nhằm xác định được 1-2 giống lúa có khả năng sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao, phẩm chất tốt, sức chống chịu sâu bệnh, để có thể sản xuất đại trà trên vùng đất lúa của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu khảo nghiệm 7 giống lúa tại huyện Can lộc sẽ góp phần cung cấp dẫn liệu về một số đặc điểm nông học của các giống lúa trong điều kiện vùng sinh thái nông nghiệp huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.  Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu khảo nghiệm 7 giống lúa tại huyện Can lộc, đề tài sẽ xác định được 1-2 giống lúa có khả năng sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao, phẩm chất tốt, sức chống chịu sâu bệnh, để có thể sản xuất đại trà trên vùng đất lúa của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Nước ta có điều kiện thuận lợi, thích hợp cho việc trồng và thâm canh lúa: Thuộc vùng nhiệt đới gió mùa; lượng mưa trung bình cao (1900 – 2000 mm/năm) và phân bố theo vùng, theo tháng trong năm, trong đó tập trung 85% vào các tháng mùa mưa; có lượng nhiệt dồi dào,…Và một điều nhận thấy là trong những năm gần đây năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng lên, được như vậy là do chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất mà quan trọng nhất là công tác giống, ngày càng tuyển chọn ra nhiều bộ giống thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu riêng của từng vùng, thông qua khảo nghiệm lúa. Cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng đều có những yêu cầu nhất định về sinh thái. Do vậy không phải một giống trồng tốt và cho năng suất tại vùng này sẽ tốt và cho năng suất cao tại vùng khác, mà mọi tính trạng và đặc tính của giống phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ. Việc xác định những bộ giống có năng năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cụ thể của từng địa phương là vấn đề có tính chất then chốt và cần được quan tâm đúng mức hiện nay, và vấn đề đó chỉ được giải quyết thông qua công tác khảo nghiệm. Những năm gần đây, nhiều tiến bộ khoa học trong nông nghiệp như thuốc trừ cỏ đặc hiệu, phân bón qua lá, phương thức làm mạ sân,…đã làm cho các giống lúa mới phát huy và thể hiện những ưu điểm vượt trội của nó, đặc biệt là tiềm năng năng suất. Nhiều bộ giống lúa có lá thẳng, có khả năng quang hợp mạnh, bộ rễ phát triển, chỉ số diện tích lá đòng lớn, cây đứng, đẻ nhánh vừa phải dễ đạt được số bông cần thiết trên đơn vị diện tích nên đã đưa năng suất lên cao và ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hiện nay của nhiều địa phương năng suất lúa đạt chưa cao, chưa xứng với tiềm năng sẵn có vì nhiều nguyên nhân: Mật độ chưa thích hợp, thiếu phân bón, thiếu nước,…và một nguyên nhân quan trọng khác là còn thiếu những bộ giống lúa thích nghi với tình hình thực tế của sản xuất và yêu cầu ngày càng cao của con người đặc biệt là về năng suất, chống chịu và chất lượng gạo. Bên cạnh đó, nhiều bộ giống đã đưa vào sản xuất những năm trước đó có hiệu quả cao nhưng hiện tại có nhiều biểu hiện xấu do thoái hóa: Năng suất phẩm chất giảm, khả 10 năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh kém. Chính vì thế, việc bổ sung các giống lúa thay thế là việc làm cấp bách và cần kịp thời hơn nữa. Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, một điều dễ dàng nhận thấy ở Hà Tĩnh là khí hậu khắc nghiệt và đất đai cằn cỗi nên việc trồng lúa, thâm canh lúa gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sản xuất lúa ở Hà Tĩnh chủ yếu là tự cung tự cấp nên còn có truyền thống sử dụng nhiều bộ giống địa phương có năng suất và tính ổn định chưa cao. Đồng thời việc sản xuất lúa còn manh mún, chưa có nhưng vùng chuyên canh rộng lớn mang tính chất hàng hóa như các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long hay đồng bằng Sông Hồng,…nên việc đầu tư tiền của vào nghiên cứu nhằm tìm ra các bộ giống có năng suất cao, chống chịu tốt còn rất hạn chế. Công tác giống tại Hà Tĩnh chủ yếu thu thập những bộ giống có triển vọng bên ngoài vào, qua công tác khảo nghiệm nhằm chọn lọc ra những giống phù hợp nhất với điều kiện thực tế ở địa phương để đưa vào sản xuất. Trong những năm qua, ý thức được nhiều biến đổi của thời tiết khí hậu bất thường, biến động của nền kinh tế thị trường thế giới tác động vào Việt Nam mà trước hết là tác động trực tiếp đến cái ăn của từng người. Đồng thời tình hình sản xuất lúa gạo đang còn đứng trước nhiều khó khăn hơn nữa: Nhiều giống lúa đang có xu hướng thoái hóa, sâu bệnh nhiễm và phá hoại ngày một nặng do kháng thuốc,…Theo số liệu từ Sở NN & PTNN tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: Kết quả vụ Đông Xuân 2009 -2010 toàn tỉnh gieo cấy 53.824 ha lúa, năng suất trung bình đạt 50,23 tấn/ha (ban đầu ước tính 51,7 tấn/ha) đạt 97,1 % so với kế hoạch và giảm 14,6% so với vụ Đông Xuân 2008 – 2009, sản lượng đạt 270.354 tấn, đạt 83,54% so với kế hoạch (giảm 41.354 tấn). Nguyên nhân do trong vụ sản xuất Đông Xuân 2009 - 2010 nhiều diện tích lúa trong toàn tỉnh bị nhiễm sâu bệnh nặng, đặc biệt là rầy nâu, và có một số diện tích tương đối lớn bị gặp rét lúc trổ,… Do vậy việc ổn định lương thực trong toàn tỉnh là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mang tính chiến lược, chính vì thế thời gian gần đây tỉnh nhà đã có nhiều đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa vì đây là cây trồng chủ đạo về cung cấp lương thực cho toàn tỉnh. Hàng năm tỉnh đã cố gắng đầu tư nhiều cho Sở NN & PTNT Hà Tĩnh mà đơn vị gián tiếp là Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hà Tĩnh nhiều cơ sở vật chất, tiền bạc, con người nhằm hoàn thiện công tác khảo nghiệm lúa. Và thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua đơn vị này đã chọn lọc và đưa vào sản xuất đại trà [...]... chất gạo của một số giống lúa thu n trồng trong vụ Hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh nhằm chọn ra một số giống đạt tiêu chuẩn đưa vào phục vụ sản xuất 1.2 Nguồn gốc và phân bố của cây lúa 1.2.1 Nguồn gốc Cây lúa là cây ngủ cốc có lịch sử phát triển lâu đời nhất Việc thu n hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng ngày nay là một trong những sự kiện quan trọng của loài người Từ rất lâu và cho đến ngày... trồng một số loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như đậu lạc, khoai lang, rau,… 1.8.3.2 Năng suất lúa ở Hà Tĩnh từ 2009 đến 2013 Năng suất lúa của Hà Tĩnh từ 2009 đến 2013 tăng lên tương đối lớn, so với năm 2009, năng suất năm 2013 tăng 2,3 tạ/ha, đặc biệt là năng suất lúa Hè thu tăng 4,6 tạ/ha Bảng 1.5 Năng suất lúa của Hà Tĩnh 2009 – 2013 Đơn vị tính: Tạ/ha Chỉ tiêu Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa...nhiều giống lúa mới tốt như: TBR45, Xi 23, Nhị Ưu 838, …Nhưng so với thực tế thì chưa đáp ứng được nhu cầu về giống lúa cho toàn tỉnh, nên cần đầu tư nhiều hơn nữa trong thời gian tới để Hà Tĩnh có thể chủ động được giống lúa phục vụ cho sản xuất Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tế như trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: : “ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một. .. phương nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa sau này Từ năm 1918 các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và thực phẩm đã thu thập được tới 3.691 giống lúa Trong đó có 3.186 mẫu thu thập từ hơn 30 nước trên thế giới và 505 giống lúa địa phương [8] Trường Đại học Nông nghiệp I đã tiến hành thu thập, đánh giá và bảo quản được 750 mẫu giống lúa có tiềm năng năng suất, phẩm chất tốt, phản... tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu và đã có hơn 50 giống lúa được Bộ công nhận và đưa vào sản xuất đại trà Trong đó có 21 giống (mang tên OM) được lai tạo tại Viện và đã đưa vào sản xuất đại trà 18 giống trong số đó Đồng thời Viện đã gửi hơn 100 giống lúa các loại về các trung tâm khảo nghiệm của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Bắc, và đã có hàng chục giống thích ứng với những nơi khảo... đang phát triển Vì thế mà nhu cầu về lúa gạo chất lượng đang trở thành vấn đề được chú ý của nhiều nước Đã có nhiều thành tựu về lúa chất lượng trên thế giới: + Nhật Bản cùng một số nước khác đang thực hiện một chương trình nghiên cứu nối tiếp các genome của giống lúa Japonica Nipponbere nhằm làm sáng tỏ nhiệm vụ của gen và áp dụng vào lai tạo giống chất lượng + Một thành tựu lớn trong việc tạo ra giống. .. giảm bớt tùy theo chất lượng nước, tùy theo khả năng chịu hạn của giống lúa, tùy theo nhiệt độ, ánh sáng của thời vụ, và tùy theo nước đó là nước lưu thông hay nước tù đọng Nhưng nhìn chung các giống lúa phát tiển nhanh cần nhiều nước hơn các giống lúa phát triển chậm trên cùng một thời gian Những giống có năng suất cao cần nhiều nước 19 hơn những giống có năng suất thấp trong cùng một hoàn cảnh về... nhà khoa học chọn tạo giống Năng suất của cây lúa do đa gen quy định, các giống lúa thấp cây thường chống đổ tốt và cho năng suất cao hơn những giống lúa cao cây Những giống có bộ lá đứng thì quần thể ruộng lúa sẽ tiếp nhận ánh sáng một cách tốt hơn nên khả năng quang hợp tốt hơn, làm cho năng suất lúa tăng cao hơn những bộ giống có bộ lá xòe Thời gian sinh trưởng ngắn hoặc dài quá đều không cho năng. .. cạnh bảo tồn nguồn gen của các giống lúa, trong những thập niên vừa qua Việt Nam đã tích cực nghiên cứu tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, đưa vào phục vụ cho sản xuất - Thành tựu nổi bật nhất góp phần lớn vào nâng cao năng suất lúa là trong những năm qua Việt Nam đã đưa lúa lai vào sản xuất: Hiện nay, giống lúa lai chủ yếu 32 còn phải nhập từ bên ngoài vào (chủ yếu từ Trung... tiến hành khảo nghiệm 31 giống lúa mới Năm 1998 – 1999 trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm 235 giống lúa và đã có nhiều giống mới đã được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà như: OM1490, MTL141, Xi23, Nếp BM9603, Xuân số 11, Nếp K12, KC90, NT90,…[16] 34 Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những Viện chủ chốt trong khảo nghiệm tìm ra những giống lúa mới của các tỉnh miền Nam, từ khi thành . sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thu n trồng trong vụ Hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh nhằm chọn ra một số giống đạt tiêu chuẩn đưa vào phục vụ. Xuất phát từ điểm nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thu n trồng trong vụ Hè thu 2014 tại. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN QUANG ĐẠO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THU N TRỒNG TRONG VỤ

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w